Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Quy trình công nghệ sản xuất của Cty

nước một thành viên Rượu Hà Nội và công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội,
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tiến bộ và không ngừng phát triển
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
- Tên giao dịch: HALICO ( Ha noi Liquor Company)
- Địa chỉ: 94 Lò Đúc-Hai Bà Trưng-Hà Nội
Công ty rượu Hà Nội có hệ thống đại lý phân phối và tiêu thụ tại các
tỉnh, thành phố trong cả nước. Công ty đã tham gia rộng rãi vào các hoạt
động xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế tổ chức
tại Việt Nam và đạt nhiều giải thưởng cao như:
+ Huy chương vàng Rượu Lúa Mới
Hội chợ Quốc tế Leipzig, Đức, năm 1969
+ Huy chương vàng Rượu Lúa Mới
Hội chợ Quốc tê Plovdiv, Bungari, năm 1973
+ Huy chương vàng Vang Hà Nội
Tại Hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt
Nam năm 1998
+ Huy chương đồng Rượu Vang chát Hà Nội
Tại cuộc thi rượu Vang Quốc tế năm 2002
Qua gần 30 năm phát triển trên thị trường quốc tế, sản phẩm của Công ty
Rượu Hà Nội đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, nhất là thị
trường truyền thống như các nước khu vực Đông Âu. Những năm gần đây
sản phẩm của Công ty đã được các nước Châu Á đón nhận và đánh giá cao
như các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan Hiện nay công ty đang phát
huy những lợi thế cạnh tranh, đầu tư chiều sâu, tích cực xúc tiến thương mại
để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài một cách bền vững. Những
sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý kết hợp với kiểu dáng và bao bì
hấp dẫn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng sẽ là những bí quyết của công ty để
từng bước khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế.

Chương II: Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
2.1.Ban lãnh đạo
2.1.1. Chủ tịch Hội đồng quản trị:
2.1.2. Giám đốc:
Là người chịu trách nhiệm phụ trách chung, chỉ đạo toàn bộ hoạt động
sản xuất khinh doanh và là người đại diện hợp pháp của công ty.
2.1.3. Phó giám đốc:
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, phó giám đốc phụ trách kinh doanh
là người tham mưu cho Giám đốc trong mọi lĩnh vực sản xuất và hoạt động
kinh doanh của công ty.
2.2. Các phòng chức năng:
Các phòng ban chức năng thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, tham mưu
cho Giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh về từng mặt, được sự chỉ
đạo điều hành trực tiếp của Giám đốc cụ thể như sau:
2.2.1. Phòng tổ chức lao động tiền lương:
Tham mưu cho Giám đốc về tình hình tổ chức dân sự, điều hoà, tuyển
chọn và đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu và điều kiện lao động sản xuất
kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân
viên.
2.2.2. Phòng hành chính:
Quản lý những khâu liên quan đến công tác hành chính. Quản lý con
dấu của công ty, phụ trách công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật bảo vệ tài
sản của công ty.
2.2.3. Phòng kế toán tài chính:
Tổ chức hoạch toán toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh, lập các báo
cáo tài chính, theo dõi sự biến động của toàn bộ tài sản và nguồn hình thành
tài sản, thực hiện chức năng giám sát bằng tìên mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Đây là công cụ quan trọng quản lý kinh tế, quản lý công
ty. Đồng thời tham mưu cho lãnh đạo trong công ty trong công tác kế toán
tài chính. Thông qua quản lý mua sắm, nhập xúât vật tư, tập hợp chi phí, tình
hình tiêu thụ để lập báo cáo kế toàn kịp thời, chính xác. Chỉ đạo công tác
thống kê cho các xí nghịêp thành viên và toàn công ty.
2.2.4. Phòng kế hoạch tiêu thụ:
Có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới Marketing,
đồng thời phụ trách các hoạt động kinh doanh, tổ chức các hợp đồng mua và
bán, vận chuyển, tìm thị trường tiêu thụ, tổ chức các cửa hàng đại lý, các
điểm giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Với chức năng tham mưu cho lãnh đạo
công ty về mặt thị trường, nhu cầu thị trường, tiếp thị bán hàng để từ đó có
những quyết định sáng suốt trong việc sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu
thị trường.
2.2.5. Phòng kỹ thuật công nghệ – Phòng KCS:
Chuyên kiểm tra công nghệ sản xuất rượu, kiểm tra chất lượng sản
phẩm, kiểm tra cấp bậc công nhân, cải tiến bao bì mẫu mã.Phát minh nghiên
cứu mới những công nghệ sản xuất đem lại hiệu quả cao, chỉ đạo kỹ thuật
sản xuất rượu.
2.2.6. Phòng kỹ thuật cơ điện:
Quản lý kỹ thuật cơ điện lên các định mức kinh tế kỹ thuật cơ khí, lập
kế hoạch sửa chữa, chế thử thiết bị mới, lập các phương án cải tạo.
2.2.7. Phòng vật tư:
Có nhịêm vụ nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất theo nhu
cầu thị trường, lập kế hoạch mua sắm, dự trữ vật tư, điều động sản xuất, đảm
bảo cung ứng đầu tư vật tư phục vụ cho sản xuất, thay mặt cho Giám đốc
theo dõi, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch toàn công ty và các đơn vị
trực thuộc; tham mưu cho lãnh đạo về công tác kế hoạch, phát hiện lệch lạc,
sai sót, phát sinh nhằm uốn nắn, điều chỉnh.
2.2.8. Các xí nghiệp thành viên:
• Xí nghiệp rượu trắng: là xí nghiệp sản xuất chính có nhiệm vụ sản
xuất cồn 96º vừa tham gia sản xuất các loại sản phẩm khác vừa đem
tiêu thụ trên thị trường. Bộ máy quản lý của xí nghiệp cồn gồm 6
người trong đó có một Giám đốc,một Thống kê kế toán và bốn đốc
công.
• Xí nghiệp rượu mùi: là một xí nghiệp sản xuất chính có nhiệm vụ sản
xuất các loại rượu mùi như: Rượu cam, Rượu chanh, Rượu Nếp cẩm,
Rượu Lúa mới Bộ máy quản lý của xí nghiệp gồm ba người, trong
đó có một Giám đốc, một Thống kê kế toán và một đốc công.
• Xí nghiệp phục vụ: là một xí nghiệp phụ trợ có nhiệm vụ phục vụ cho
các xí nghiệp sản xuất chính sửa chữa máy móc, thiết bị, đảm bảo hệ
thống điện toàn Công ty được duy trì và quá trình sản xuất của công ty
được liên tục

2.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Phó giám đốc kỹ thuật
Giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh

nghiệp
rượu
cồn

nghiệp
rượu
mùi

nghiệp
bao


nghiệp

điện
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
tổ
chức
Phòng
kế
hoạch
vật

Phòng
Thị
trường
Phòng
kỹ
thuật
công
nghệ
Phòng
kỹ
thuật

điện
PHẦN II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA
CÔNG TY
Chương I: Nguyên liệu, phụ liệu, năng lượng sử dụng trong công ty
1.1. Nguyên liệu:
Để sản xuất cồn etylic các nhà máy sản xuất rượu ở nước ta có thể dùng
bất kỳ nguyên liệu nào chứa đường hoặc polysaccarit nhưng sau thuỷ phân
sẽ biến thành đường lên men được. Nguyên liệu phải thoả mãn yêu cầu:
- Hàm lượng đường hoặc tinh bột cao, có khả năng đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
- Vùng nguyên liệu phải tập chung và đủ thoả mãn nhu cầu sản xuất.
Nguyên liệu chủ yếu mà Công ty Rượu Hà Nội sử dụng là gạo tấm.Yêu
cầu nguyên liệu gạo sử dụng không bị mốc mọt, không chứa các loại tạp
chất lạ như: sạn, sỏi, rác vì như vậy sẽ làm giảm hiệu suất thu hồi và giảm
chất lượng cồn.
Thành phần các chất trong gạo tấm:
- Tinh bột: 75%
- Protein: 8%
- Chất béo: 1÷1.5%
- Xenluloza: 0.5÷0.8%
- Và một số chất khác.
1.2. Phụ liệu:
Nấm men sử dụng trong sản xuất cồn phải có năng lực lên men mạnh,
biến đường thành rượu nhanh và hoàn toàn đồng thời phải ổn định và chịu
được những biến đổi của canh trường. Nấm men mà công ty sử dụng là men
khô của Úc.
1.3. Năng lượng:
Thay thế lò hơi đốt than bằng lò hơi đốt dầu FO ít ô nhiễm hơn.
Người đặt nền móng là ông Callmett cùng các nhà bác học người
Pháp.Họ đã nghiên cứu thành công quá trình phân lập, tuyển chọn, thuần
chủng nấm men trong một thời gian dài tại viện Peteu Thành phố Hồ Chí
Minh cho phép áp dụng dễ dàng trong sản xuất công nghiệp từ nguyên liệu
gạo của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã tách riêng ra được họ nấm mốc,
nấm men ra khỏi môi trường chung là bánh men, men là của dân gian rồi
tiếp tục nuôi cấy riêng biệt trong môi trường thích hợp để tiến hành phân
lập, nhờ đó đã nuôi cấy được giống nấm mốc thuần chủng có hoạt lực đường
hoá tinh bột đã nấu chín tốt nhất đồng thời cũng chọn ra được chủng nấm
mốc Rizhopus và nấm men Saccharomycé. Bước tiếp theo là tiến hành thuần
chủng, nuôi cấy và phát triển nấm mốc trong môi trường lỏng đã được
đường hoá bằng nấm mốc Rizhopus. Từ nền tảng đó, các chuyên viên kỹ
thuật của Công ty Rượu Hà Nội đã không ngừng tìm tòi, thử nghiệm và cải
tiến các phương pháp công nghệ theo hướng ngày càng tiến bộ, năng suất và
thích hợp hơn, tạo ra chủng nấm men thích hợp với điều kiện và môi trường
của Việt Nam để tạo ra các loại rượu có chất lượng cao. Có thể nói, sự phát
triển của Công ty được như ngày nay là có sự đóng góp một phần không nhỏ
các phương pháp công nghệ sản xuất và lên men trên.
Để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao thì quy trình công nghệ
đóng một vai trò quan trọng. Một quy trình công nghệ hợp lý không những
tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng mà còn tiết kiệm được chi phí, điều này
đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận. Quy trình công nghệ sản xuất rượu ở
Công ty Rượu Hà Nội là quy trình chế biến theo kiểu liên tục, bao gồm
nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau, với nhiều loại sản phẩm.
Trong điều kiện như hiện nay, Công ty Rượu Hà Nội có hai loại sản
phẩm chính là cồn tinh chế và rượu mùi các loại. Đây là hai sản phẩm mang
tính truyền thống và đang ngày càng có uy tín trên thị trường trong và ngoài
nước. Chính vì vậy Công ty đặc biệt chú ý đến công nghệ của hai loại sản
phẩm này.
3.1. Quy trình công nghệ sản xuất cồn.
Quy trình công nghệ sản xuất cồn sử dụng nguyên liệu giàu tinh bột
(chủ yếu là các loại ngũ cốc) sau khi nghiền mịn cho vào nấu thành
cháo.Quy trình đường hoá để thời gian cho lên men từ đó chưng cất và tinh
chế thành cồn 96º, ngoài ra còn thu được CO
2
.
3.1.1. Dây chuyền công nghệ.

Ngũ cốc xay mịn
Hòa bột
Chưng cất
Nấu
Đường hóa
Lên men
Nước
Cồn tinh chế
Hơi nóng
Hơi nóng
Nước dội nguội
Nước dội nguội
Enzim
Enzim
Men giống
3.1.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ
3.1.2.1. Nghiền nguyên liệu
 Mục đích:
Nguyên liệu được nghiền nhỏ nhằm phá vỡ cấu trúc màng tế bào, tạo điều
kiện giải phóng các loại hạt tinh bột khỏi các mô.
 Yêu cầu:
Do nấu ở nhiệt độ và áp suất thường nên đòi hỏi bột phải được nghiền mịn
nếu không sẽ ảnh hưởng tới quy trình sản xuất làm giảm hiệu suất thu hồi và
hàm lượng tinh bột cao. Độ mịn của bột nghiền lớn hơn 85% lọt qua rây có
kích thước lỗ 1001ô/cm².
3.1.2.2. Hoà bột
 Mục đích:
Hoà bột nhằm hoà tan bột trong nước giúp cho quá trình nấu được nhanh,
bột không bị vón cục, vón hòn. Chuyển dịch khi nấu xuống đường hoá sẽ
không bị tắc vì các phế liệu được lắng xuống đáy khi bột đã tan hoàn toàn.
 Thao tác vận hành:
Trước khi hoà bột phải kiểm tra toàn bộ thiết bị, động cơ, lưới chắn rác,
bơm, khi an toàn và sạch mới được vận hành.
Lấy nước vào nồi với tỷ lệ: 1 bột/4 nước. Khi lấy đủ nước mới đổ bột vào
nồi đồng thời chạy cánh khuấy và vận hành máy hút bụi. Trước khi vận hành
cánh khuấy ta cho CaCl
2
vào nồi. Sau khi bột được khuấy trộn đều trong
nước không còn vón cục nữa thì ta bơm lên nồi nấu. Bột sẽ lưu lại trong thiết
bị hoà bột 15÷25 phút sau đó sẽ được chuyển lên nồi nấu bằng máy bơm.
Chú ý:
- Không được đổ bột vào trước vì sẽ gây hiện tượng vón cục.
- Nước cho vào nồi phải cách mặt dưới của nắp nồi tối thiểu là 65cm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét