Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

táng tục mộ chum ở Đông Nam Á

TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 09 - 2007

Trang 65
TÁNG TỤC MỘ CHUM Ở ĐÔNG NAM Á
Nguyễn Thị Hậu
Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Tp.HCM

TÓM TẮT: Bài viết điểm lại những phát hiện về loại hình mộ táng bằng chum/vò ở các
nước trong khu vực Đông Nam Á. Qua đó nêu lên những mối quan hệ, liên hệ trong không
gian và thời gian của các văn hóa khảo cổ thời đại kim khí (khoảng từ 3000 đến 2000 năm
cách ngày nay), bước đầu tìm hiểu ý nghĩa truyền thống của táng thức mộ
chum ở Đông Nam
Á. Táng thức này là một trong những đặc trưng cơ bản của văn hóa ĐNA thời tiền sử.

Táng tục mộ chum là hiện tượng phổ
biến của cư dân cổ nhiều nơi trên thế giới.
Nguồn gốc xuất hiện của táng tục này ở
các khu vực văn hóa và trong các cộng
đồng cư dân không cùng một thời điểm
lịch s
ử, nhưng sự phát triển của nó lại có
quan hệ mật thiết với nhiều vấn đề về tín
ngưỡng tôn giáo, về thế giới quan và về
những đặc trưng văn hóa của từng khu vực
nói riêng và toàn vùng nói chung.
Từ thời kỳ tiền sử cho đến nay, Đông
Nam Á là khu vực có những vấn đề địa lý
– lịch sử – văn hóa liên quan chặt chẽ với
nhau và có nhiều đóng góp quan trọ
ng cho
lịch sử loài người. Đặc biệt trong thời kim
khí (gồm thời đại Đồng thau và thời đại đồ
Sắt từ khoảng 4000 đến 2000 năm cách
ngày nay) người ta dễ dàng nhận ra nhiều
yếu tố văn hóa chung thể hiện sự thống
nhất và cả những yếu tố văn hóa riêng –
thể hiện tính đa dạng – trong mọi mặt đời
sống vật chất và tinh thần c
ủa cư dân nơi
đây. Một trong vô vàn yếu tố văn hóa
chung đồng thời lại chứa đựng hàng loạt
các đặc điểm riêng biệt đặc trưng cho từng
văn hóa khảo cổ hay từng khu vực cụ thể ở
Đông Nam Á là táng thức mộ chum. Táng
thức mộ chum/vò là hình thức dùng những
chum/vò bằng gốm đất nung để chôn
nguyên thi thể người chết (hung táng),
than tro hỏa táng hay cải táng di cốt. Cũ
ng
có thể trong chum/vò chỉ có đồ tùy táng mà
không có di cốt hay than tro (mộ tượng
trưng).
Điểm qua các khu vực mộ chum ở
Đông Nam Á trong thời kim khí.
*Việt Nam: Táng thức mộ chum phân
bố khá rộng rãi từ Bắc Trung bộ vào đến
Nam bộ, trong các khu vực phân bố của
văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, văn hóa
Đồng Nai ở miền Đông Nam bộ, văn hóa
Lung Leng ở Tây Nguyên. Trên địa bàn
Science & Technology Development, Vol 10, No.09 - 2007

Trang 66
văn hóa Đông Sơn mộ vò có mặt từ Nghệ
Tĩnh đến Quảng Bình – khu vực tiếp giáp
văn hóa Sa Huỳnh.
Khu mộ chum được biết đến sớm nhất
ở Việt Nam là di tích Sa Huỳnh thuộc tỉnh
Quảng Ngãi, được người Pháp phát hiện và
khai quật từ năm 1909. Văn hóa Sa Huỳnh
phân bố trên các cồn cát ven biển từ Thừa
Thiên – Huế vào đến Bình Thuận, phần lớn
là những khu mộ táng chum/vò r
ộng lớn
nhưng cũng có một số khu mộ nằm trong
di chỉ cư trú ở vào giai đoạn sớm thuộc
thời đại Đồng thau. Hầu hết mộ chum chôn
đứng trên cùng một bình diện thành từng
cụm sát nhau hay đơn lẻ từng mộ, không
có hiện tượng mộ chôn chồng chất lên
nhau. Chum gốm hình trụ hay hình trứng
đều có nắp đậy cũng bằng gốm hình bán
cầu hay hình nón cụt. Trong chum chứa
đầy cát trắng và đồ tùy táng được xếp đặt
có ý thức nhưng hầu như không có dấu vết
di cốt hay than tro hỏa táng. Mặc dù có ý
kiến cho rằng đây là những mộ hỏa táng
nhưng theo đa số các nhà nghiên cứu, trừ
một số ít mộ trẻ em chôn lần đầu, các di
tích mộ chum trong văn hóa Sa Huỳnh có
lẽ là loại hình mộ “tượng trưng” theo
phong tục của dân cư ven biển.
Các di tích mộ chum trong văn hóa
Lung Leng cũng có đặc điểm tương tự
nhưng các chum gốm thường chôn đứng
với 2 chum úp miệng vào nhau, kích thước
cũng nhỏ hơn chum/vò trong văn hóa Sa
Huỳnh.
Ở các di tích khu vực Cần Giờ (TP. Hồ
Chí Minh) mộ chum phân bố trong di chỉ
cư trú và cũng là nơi sản xuất đồ gốm. Mật
độ mộ chum dày đặc và chôn chồng chất
lên nhau nên có hiện tượng các ngôi mộ
cắt phá nhau trên nhiều bình diện. Một s

mộ chôn trong huyệt đất đất nằm cùng địa
tầng với mộ chum. Mộ chum hình cầu
không có nắp đậy, trong chum di cốt còn
khá nguyên vẹn cho thấy sự phổ biến của
tục hung táng, đồng thời cũng có mộ cải
táng. Tại vùng đất đỏ bazan Xuân Lộc
(Đồng Nai) có một cụm di tích mộ chum
mà đặc điểm vừa giống văn hóa Sa Huỳnh,
vừa giống khu vực Cần Gi
ờ. Đồ tùy táng
để cả trong và ngoài chum.
Trong văn hóa Đông Sơn, mộ vò tồn
tại cùng nhiều loại hình mộ táng khác như
mộ huyệt đất, mộ thuyền, mộ lát đá…
thường là các vò táng úp miệng vào nhau
và chôn nằm ngang, trong mộ không phát
hiện được nhiều di cốt mà thường chỉ có
một vài răng trẻ em.
*Philippines: Tại quần đảo
Philippines, truyền thống mộ chum phát
triển liên tục và là táng tục cơ bản c
ủa thời
tiền sử. Di tích mộ chum được tìm thấy
trên nhiều đảo như Maridaque, Samar,
Batanes, Palawan… đặc biệt là phức hệ mộ
chum hang Tabon. Các chum gốm được
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 09 - 2007

Trang 67
chôn đứng trong những hang động trên núi
cao sát bờ biển, trong chum có xương
người và nhiều đồ tùy táng, nắp đậy
thường bằng gốm và đá. Đặc biệt, đồ tùy
táng là tượng gốm hình chim, hình nhà hay
nắp đậy có tượng người chèo thuyền rất
độc đáo.
*Indonesia: Hệ thống mộ chum là một
trong những yếu tố quan trọng của văn hóa
tiền – sơ sử Indonesia. Tại đây, mộ chum
được phát hi
ện cùng với mộ đất chôn nằm
thẳng, nằm co, mộ cải táng… ngoài ra còn
có cả mộ chum bằng đá. Mộ chum ở
Indonesia có đặc điểm gồm hai vò úp vào
nhau chôn đứng, bên trong đặt tử thi. Các
di tích điển hình là Gilimunuk, Plawagan,
Melolo và Anyer.
*Thái Lan: Trong các di tích
Nonnoktha, Ban Chiang, Ban NaDi, Ban
Dontaphet… (Đông Bắc Thái Lan) đã xuất
hiện mộ táng vò trẻ em. Đặc biệt, ở di tích
Kam Luang và Non Yang, mộ chum phân
bố với mật độ khá cao. Chum có nắp là
một chum khác nhỏ hơn, trong chum còn
ch
ứa di cốt người. Đây là những chum
hung táng và cải táng.
Ngoài ra, khu vực Đông Á đã tìm thấy
mộ vò ở lưu vực sông Hoàng Hà trong văn
hóa Ngưỡng Thiều (Trung Quốc) và trong
giai đoạn Jomon trung kỳ ở Nhật Bản (Bắc
Kuyshu – văn hóa Di Sinh)…. Cả hai khu
vực này táng thức mộ chum không phổ
biến và chỉ thấy trường hợp mộ trẻ em. Ở
bán đảo Triều Tiên mộ chum có mặt ở bờ
biể
n phía Nam và khá khu biệt so với
những vùng văn hóa khác ở bán đảo Triền
Tiên. Ngoài các khu vực trên mộ chum còn
có ở Đài Loan.
Một số đặc trưng cơ bản.
Ở Đông Nam Á, mộ chum phân bố
thành một vòng cung rộng lớn ven biển.
Bắt đầu từ Triều Tiên, Nhật Bản qua Đài
Loan, mộ chum tập trung ở Philippines,
Việt Nam rồi vòng xuống Indonexia. Táng
tục này còn lan vào lục địa chủ yếu ở Đông
B
ắc Thái Lan. Nếu ở giai đoạn hậu kỳ đá
mới, mộ chum có mặt ở những miền núi
cao thì bước sang thời kim khí, nhất là
trong thời đại đồ sắt khoảng 2500 năm
cách ngày nay thì vị trí địa lý của các cư
dân có táng tục này là ở ven biển hay ven
sông lớn. Tuy nhiên, địa hình các di tích
mỗi nơi mỗi khác: ở Philippines, mộ chum
tập trung chủ yếu trên các hang động cao
hàng chục mét so với mực nước biển;

Indonesia, các di tích mộ chum thường
nằm trên các dải cát ven biển; ở Việt Nam,
mộ chum phân bố ở các cồn cát ven biển,
các đồi gò bazan hoặc các giồng đất ở các
vùng ngập mặn; ở Thái Lan, các di tích có
mộ chum nằm ven sông Mêkong và các chi
lưu của nó. Ngoại trừ các di tích mộ chum
Cần Giờ phân bố trên vùng rừng ngập mặn
địa hình thành tạo chưa ổn định, còn lại
Science & Technology Development, Vol 10, No.09 - 2007

Trang 68
các khu vực khác đều là những nơi có điều
kiện sinh thái khá thuận lợi cho cuộc sống
con người.
Có ba dạng kết cấu mộ chum:
- Các di tích thuần là mộ táng như hầu
hết các di tích trong văn hóa Sa Huỳnh hay
ở Philippines.
- Các di tích cư trú dần biến thành
mộ táng như các di tích mộ chum Cần Giờ
(văn hóa Đồng Nai ), ở Indonesia.
- Các di tích cư trú có sự hiện diện
của mộ chum, vò: chủ yếu trong khu vực
lụ
c địa như một số di tích thuộc văn hóa
Đông Sơn hay ở Đông Bắc Thái Lan.
Phương thức mai táng mộ chum phân
bố rộng và không hoàn toàn giống nhau. Ở
Nhật Bản, Triều Tiên và trong văn hóa
Đông Sơn, mộ vò thường có hình thức
lồng miệng vào nhau (hai hay nhiều vò)
chôn nằm ngang. Các khu vực khác đều là
dạng chum chôn đứng có hoặc không có
nắp đậy. Chum thường có kích thước vừa
đến lớn, hình dáng chủ yếu là hình trụ và
hình c
ầu. Ngoài ra, ở nhiều di tích ngoài
mộ chum còn có một số táng thức khác
như mộ đất, điển hình là ở Cần Giờ và
Indonesia.
Tài liệu khảo cổ cho biết hầu hết các di
tích mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh
không thấy có di cốt người, trong khi đó ở
các khu vực còn lại đều tìm thấy dấu tích
di cốt trong chum. Như vậy, táng tục mộ
chum có thể có 3 hình thức:
- Mộ chum hỏa táng (?) hay mộ tượ
ng
trưng: Văn hóa Sa Huỳnh.
- Mộ chum cải táng: rất phổ biến ở hải
đảo và lục địa, phần lớn chum chứa di cốt
cải táng của một cá thể, song cũng có
trường hợp chứa di cốt của nhiều cá thể.
Các di cốt này thường được bôi hay nhúng
trong thổ hoàng. Trường hợp này gặp
nhiều ở quần đảo Philippine hay
Indonexia, gần đây phát hiện được ở khu
mộ
chum Cần Giờ và di tích Hòa Diêm
(Cam Ranh, Khánh Hòa).
- Mộ chum hung táng: điển hình là ở
Cần Giờ và một số di tích ở Indonesia: di
cốt được chôn với tư thế ngồi bó gối đặt
trong chum. Dạng mộ vò hung táng trẻ em
phổ biến ở nhiều nơi.
Đáng lưu ý là ở Đông Nam Á lục địa,
mộ chum thường được chôn dưới đất, còn
nhiều di tích ở Đông Nam Á hải đảo, mộ
chum lại đượ
c đặt lộ thiên trên nền đất
trong hang núi sát bờ biển. Một táng thức
khác cũng có hiện tượng này, đó là táng
thức mộ thuyền (quan tài khoét rỗng từ
một thân cây): ở Việt Nam, mộ quan tài gỗ
hình thuyền được chôn ở vùng trũng; còn ở
nơi khác ở Đông Nam Á và Nam Trung
Quốc mộ thuyền để lộ thiên trong hang
hoặc treo trên vách đá.
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 09 - 2007

Trang 69
Mối quan hệ giữa các khu vực có cùng
táng tục mộ chum ở Đông Nam Á thể hiện
rõ nét trên đồ tùy táng. Dựa vào các loại
hình đồ tùy táng cơ bản như đồ gốm, đồ
trang sức, công cụ chúng ta có thể tìm ra
mối liên hệ nguồn gốc cũng như sự giao
lưu văn hóa – kỹ thuật ở Đông Nam Á
trong thời đại kim khí.
Đồ gốm được các nhà khảo cổ học coi
là “chữ cái của di tích kh
ảo cổ”. Nghiên
cứu sưu tập gốm ở hang Kalanay miền
Trung Philippines, từ những năm 1950
Solheim II đã đưa ra khái niệm “phức hệ
(truyền thống) gốm Sa Huỳnh – Kalanay”,
nhấn mạnh nhiều điểm tương đồng về gốm
giữa hai khu vực này cùng với những đặc
điểm về hoa văn, loại hình, kỹ thuật khác
với nhiều nơi khác ở Đông Nam Á.
Đặc
trưng cơ bản nhất của phức hệ gốm này là
sự bảo tồn và phát triển mạnh mẽ các đồ án
hoa văn khắc vạch, kết hợp in ấn – tô màu
cho đến tận giai đoạn cuối của sơ kỳ đồ
sắt. Cho đến nay, hầu như trong các di tích
mộ chum, đồ gốm đều mang đặc điểm trên
tuy về loại hình vẫn có sự khác biệt nh
ất
định. Ví dụ ở Kalanay có loại hình cổ hẹp,
bình nối vai gãy cắt vát hình hạt đậu, bình
ba chân thấp… những loại hình này vắng
bóng trong văn hóa Sa Huỳnh. Ngược lại,
dạng đèn hay bình hoa, bình gãy góc ở
thân miệng loe phổ biến trong văn hóa Sa
Huỳnh lại không gặp ở Kalanay. Ở khu mộ
hang Tabon có nhiều tượng hình đầu chim,
mái nhà, tượng người… khá gần gũi với
tượng gốm hình 3, 4 đầu chim, các loại nắp
gố
m ở Cần Giờ nhưng chưa tìm thấy trong
văn hóa Sa Huỳnh hay những di tích khác.
Ngoài ra có thể kể đến các dạng chum táng
khác nhau ở mỗi nơi.
Bên cạnh đồ gốm vừa giống vừa khác
nhau, đồ trang sức tìm được trong các di
tích mộ chum ở cả Đông Nam Á hải đảo
và lục địa lại khá đồng nhất về loại hình và
chất liệu. Đó là sự phong phú các kiểu hạt
chuỗi, vòng đ
eo, khuyên tai bằng đá quý
nephrite, jade hay mã não, thủy tinh. Đặc
biệt, loại hình khuyên tai có mấu và
khuyên tai hai đầu thú (hai đầu trâu?) mà
nhiều bằng chứng cho thấy được chế tạo
tại Đại Lãnh (Quảng Nam) và tại Cần Giờ
(Tp. Hồ Chí Minh). Một số loại hình trang
sức như những hạt chuỗi vàng hình đốt
trúc, hình quả bí, mảnh vàng chạm hoa văn
chắc hẳn được trao đổi từ những vùng xa
hơn như Ấn
Độ… Đồ trang sức chôn theo
mộ táng đã góp phần vào việc nhận biết sự
phát triển và phân hóa xã hội ở giai đoạn
này.
Nếu như đồ trang sức là loại tài sản
khá phổ biến trong hầu hết các di tích mộ
chum, thì công cụ – vũ khí bằng kim loại
nhìn chung không nhiều. Chắc chắn đến
giai đoạn này, công vụ vũ khí bằng kim
loại giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động
Science & Technology Development, Vol 10, No.09 - 2007

Trang 70
kinh tế – xã hội của cư dân cổ, vì vậy đã
hạn chế phần nào việc sử dụng nó như các
loại đồ tùy táng khác. Tuy nhiên, sự có mặt
của số ít riù đồng, giáo, kiếm sắt trong mộ
chum đã biểu trưng cho địa vị, quyền lực
của chủ nhân ngôi mộ đó. Loại hình công
cụ đồng, sắt và các chất liệu khác như
xương, vỏ nhuyễn thể… cho thấ
y sự giao
lưu giữa các trung tâm của kỹ nghệ luyện
kim như Đông Bắc Thái Lan – Đông Nam
Bộ – Sa Huỳnh – Đông Sơn với nhau và
với cả Đông Nam Á hải đảo.
Ý nghĩa của táng tục mộ chum ở
Đông Nam Á.
Đặc trưng cơ bản của hoạt động lao
động của con người là chế tạo công cụ lao
động sản xuất, vũ khí và các vật dụng sinh
hoạ
t, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
đời sống. Khảo cổ học khi nghiên cứu về
thời tiền sử, người ta (tạm) chia các di vật
thành hai lĩnh vực:
- Di vật phản ánh đời sống vật chất
(ăn, mặc, ở, đi lại, lao động sản xuất…).
- Di vật phản ánh đời sống tinh thần
(tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật…).
Thế nhưng, càng ngày ta càng nhận
thấy rằng, không th
ể có sự phân chia rạch
ròi đâu là di vật thuộc về đời sống vật chất
và đâu là di vật thuộc về đời sống tinh
thần, bởi không có sự tách rời giữa hai lĩnh
vực này trong cuộc sống con người. Mọi
vật con người làm ra đều nhằm đáp ứng
cho nhu cầu vật chất cụ thể, đồng thời luôn
hàm chứa một ý nghĩa nào đó đối với
người làm ra và người sử dụng chúng.
Ngược lại, bất cứ một hoạt động tinh thần
nào của con người cũng được biểu hiện
bằng hoặc thông qua một hình thức vật
chất nhất định. Đơn cử ví dụ sau:
Một trong những dấu tích khảo cổ học
quan trọng là di tích than tro – bếp lửa. Khi
bắt gặp các di tích này, ta thường chú ý
đến các di vật như mảnh gốm ám khói, tàn
tích th
ức ăn (xương động vật, vỏ nhuyễn
thể, phân tích bào tử phấn hoa thực vật…),
các công cụ như rìu đá, chày và bàn
nghiền… để qua đó tìm hiểu và rút ra nhận
xét về cách thức ăn uống (thức ăn được
nướng chín/ nấu chín hay ăn sống?), nguồn
thức ăn ở đâu, gồm những gì, kiếm ăn
bằng cách nào, xem độ dày, độ lớn của bếp
lử
a để đoán định thời gian cư trú và lượng
dân cư ở đó… Tức là bước đầu nhận biết
về phương thức kinh tế – lối sống của chủ
nhân di tích. Tuy nhiên, ý nghĩa của dấu
tích bếp lửa không chỉ có như vậy. Việc
con người làm ra và sử dụng lửa được
đánh giá là thành tựu văn minh quan trọng
của thời nguyên thủy. Ngọn lửa vừa là vũ
khí bảo vệ con người trước thú dữ, trước
giá lạnh, trước sự sợ hãi của bản thân trong
đêm tối, đồng thời, ngọn lửa còn là dấu
hiệu của sinh hoạt cộng đồng, của sức
mạnh đoàn kết cùng nhau chống lại mọi
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 09 - 2007

Trang 71
hiểm nguy, bất trắc. Quây quần quanh
ngọn lửa không chỉ để sưởi ấm, ăn uống
mà còn để giao tiếp, trao đổi, bày tỏ… qua
đó tăng cường mối quan hệ, liên hệ giữa
những con người. Bếp lửa chính là “không
gian cộng cảm” của loài người, từ cộng
đồng nhỏ là gia đình đến cộng đồng lớn
hơn như buôn, làng, bản sau này. Vì vậy,
ngọn lửa
đã trở thành biểu tượng thiêng
liêng: trong gia đình bếp lửa gắn liền với
vai trò của người phụ nữ/ người mẹ vì nó
biểu hiện cho việc bảo vệ và duy trì sinh
hoạt gia đình thông qua bữa ăn, tăng cường
sự gắn bó tình cảm trong gia đình; sinh
hoạt hàng ngày hay lễ hội của nhiều dân
tộc và những lễ hội lớn của nhiều quốc gia
cho đến nay không thể thiế
u những hình
thức của ngọn lửa hay những hoạt động
quanh đống lửa… Ngọn lửa trở thành biểu
tượng của mối liên hệ gắn bó giữa các thế
hệ, là ánh sáng cho loài người thoát khỏi
tối tăm, u mê để đi tới văn minh.
Với cách tiếp cận văn hóa phi vật thể
từ các dấu tích vật chất như vậy, đặt các di
tích mộ chum Đông Nam Á thời kim khí
trong mối liên hệ với hệ thống các biểu
tượng liên quan đến mọi mặt của đời sống
cư dân cổ ở đây ta có thể nhận biết được ý
nghĩa gì của táng thức mộ chum?
Phương thức mai táng (táng thức) và đi
liền với nó là nghi lễ tang ma (táng tục) là
một trong một vài đặc trưng quan trọng
nhất của văn hóa khảo cổ và văn hóa tộc
người (t
ất nhiên, không thể xem là đặc
trưng duy nhất). Tài liệu Khảo cổ học và
Dân tộc học đã cho biết trong một văn hóa
khảo cổ hay trong một tộc người, có thể có
nhiều táng thức khác nhau ở cùng một thời
gian hay thay thế nhau qua những giai
đoạn lịch sử. Tuy nhiên, táng thức và táng
tục là hiện tượng văn hóa phản ánh khá rõ
những quan niệm tín ngưỡng và sau này là
ý niệm tôn giáo của con người. Thực chất,
táng th
ức nào cũng hàm chứa tín ngưỡng
về cái chết và sự sống, đó là thân xác con
người cuối cùng trở thành tro bụi nhưng
linh hồn thì bất tử, sau khi lìa khỏi thân xác
sẽ tiếp tục cuộc sống ở một thế giới khác.
Táng thức mộ chum ở Đông Nam Á đã thể
hiện khá đậm nét quan niệm này: những
nắp chum trong hang Manuggui ở
Philippines có trang trí tượng người chèo
thuyền, đây là hình ảnh chiếc thuyền
đưa
người chết về thế giới bên kia. Nhiều
tượng hình mái nhà, người nắm tay nhau ở
nắp chum cũng thể hiện sự che chở, gắn bó
của con người đối với linh hồn, được thể
hiện trên nhiều loại hình đồ tùy táng như
con chim – tượng hình chim 3,4 đầu, và
con trâu – vật đeo hình đầu trâu mà ta quen
gọi là khuyên tai hai đầu thú. Tại một số
vùng dân tộc Đông Nam Á có quan tài có
nắp hình đầu trâu, một số
chi tiết kiến trúc
trang trí trên các ngôi nhà hay ở nhà mồ
Science & Technology Development, Vol 10, No.09 - 2007

Trang 72
liên quan đến hình tượng con chim, con
trâu… Đây là những con vật đưa đường
cho người chết về thế giới tổ tiên, là biểu
hiện cho sự hòa hợp giữa thế giới âm –
dương, giữa người sống và người chết…
Hiện tượng xương cải táng được bôi
hay nhúng nước thổ hoàng là quan niệm về
sự trường sinh của linh hồn, liên quan đến
nó là thế đặt người chết trong chum gốm,
cách bố
trí đồ tùy táng dưới chân, ở hai bên
đầu. Phương thức cải táng, theo các tài liệu
dân tộc học, đã được hình thành từ giai
đoạn phát triển cực thịnh của xã hội
nguyên thủy vào hậu kỳ thời đại đồ Đá và
trở thành truyền thống bền vững của cư
dân nông nghiệp Đông Nam Á. Ở táng tục
này, tử thi thường để rữa hết thịt, sau đó
nhặt xương
đem chôn hay cất giấu ở một
nơi, người cùng tộc để chung một chỗ để
linh hồn khỏi bơ vơ, lạc lõng. Hiện tượng
hỏa táng chôn than tro xuất hiện muộn ở
Đông Nam Á và không phổ biến rộng rãi.
Đặc biệt, phương thức hung táng trong
chum gốm tròn hình cầu với tư thế ngồi bó
gối cho thấy hình ảnh một đứa trẻ trong
bụng mẹ. Đây là quan niệ
m về một vòng
luân hồi mới, nhất là khi trong chum có
khoét những lỗ tròn như cửa để linh hồn
tiếp xúc với thế giới linh hồn và trở về mộ
chum là ngôi nhà – nơi cư ngụ của linh
hồn. Một đặc điểm chung khác là tục hung
táng trẻ em trong chum, vò, không chỉ ở cư
dân có táng tục mộ chum và còn thấy ở
nhiều nhóm cư dân có táng tục khác, càng
làm cho quan niệm “khi chết được trở về
lòng (
đất) mẹ” rõ ràng hơn.
Lòng đất – bụng mẹ là một trong
những biểu tượng rất phổ biến ở Đông
Nam Á, được biểu hiện qua các vật thể
quen thuộc như:
- Hang núi
: là nơi cư trú của loài người
thời nguyên thủy. Hình dáng hơi cong tròn,
lòng hang to lớn, rỗng, khả năng chứa
đựng của hang đã trở thành nguyên mẫu
cho dạ con – lòng mẹ, trở thành biểu tượng
của cội nguồn: con người chui ra khỏi hang
núi như ra khỏi lòng mẹ. Ban ngày đi kiếm
ăn, tối trở về hang nghỉ ngơi, sáng mai lại
bắt đầu một chu kỳ mới. Cứ thế, hang đá
trở thành biểu tượng cho cội nguồn, tái
sinh, giống như một đời người, ra đời từ
trong lòng mẹ rồi khi chết đi lại trở về
bụng mẹ để được sinh ra trong một kiếp
khác. Ngoài ra, hang núi ở trên cao còn là
biểu tượng của vũ trụ, là nơi đất trời giao
nhau, con người có thể giao tiếp với thần
linh, với thế giới tổ tiên qua lỗ thông từ
mái vòm hang trên đỉnh núi, n
ơi ánh sáng
rọi vào hang tối.
- Quả bầu
: truyền thuyết về quả bầu là
cội nguồn của vạn vật cũng bắt đầu từ hình
dáng tròn, rỗng lòng (khi để khô), đặc tính
dễ trồng, mau lớn, sai trái của loài bầu bí.
Khi khô trong lòng chứa hạt, từ hạt lại nảy
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 09 - 2007

Trang 73
mầm… Quả bầu khô còn dùng để đựng
nước, vì vậy, phải chăng việc làm đồ gốm
là khởi nguồn từ việc bắt chước hình dáng
và công dụng của quả bầu? Nếu cho rằng
những nồi, vò đất nung nguyên thủy là vật
thay thế, tương ứng với quả bầu thì việc
chôn người chết (hoặc chứa than tro hỏa
táng) trong các mộ vò, mộ chum chắc hẳn
là biểu hi
ện cho sự khởi nguồn, sự tái sinh.
Các lỗ nhỏ khoét trên thân và đáy chum
chính là lỗ thoát hồn cho thể xác trong
chum/ trong hang tối để đi đến miền ánh
sáng.
Như vậy, mộ chum với tục hung táng là
biểu hiện của tín ngưỡng Mẹ/ khởi nguồn:
chum gôm tượng trưng cho bụng mẹ – lòng
mẹ, di cốt bó ngồi trong chum tượng trưng
cho sự tái sinh.
Những di tích mộ chum ở Đông Nam
Á thường phân bố trên các địa hình cao
ven biển hoặc ven các con sông lớn: cồn
cát ven biển, giồng đất, đồi gò ven sông,
hang núi cao sát bờ biển… Sông, biển ở
đây tượng trưng cho sự ngăn cách thế giới
người sống và thế giới người chết. Liên
quan đến sông nước là một vật dụng rất
phổ biến ở Đông Nam Á: chiếc thuyền.
Sống trong môi trường sông nước, cư dân
Đông Nam Á thời cổ đã biết dùng một s

loài thực vật làm phương tiện di chuyển
trên sông biển: tre, nứa (loại cây thân rỗng)
kết làm bè, mảng, thuyền độc mộc (thân
cây khoét rỗng) rồi tiến tới đóng những
chiếc thuyền sâu lòng (rỗng lòng) lớn hơn,
có thể vượt đại dương đi tới những vùng
đất mới. Hình tượng chiếc thuyền trên
trống đồng Đông Sơn, mối quan hệ văn
hóa – tộc ngườ
i của người Toraja ở đảo
Sulavesi – Indonêsia với Văn hóa Đông
Sơn đã minh chứng cho điều đó. Chiếc
thuyền trong văn hóa Đông Nam Á trở
thành biểu tượng cho sự di chuyển, chuyên
chở, sự an toàn trên sông nước, cũng là
biểu tượng cho sự ra đi/ trở lại. Do vậy, mộ
chum chôn ven sông, biển còn có ý nghĩa:
chum gốm (rỗng lòng) là chiếc thuyền tiễn
đưa người chết về thế gi
ới tổ tiên. Trong
các mộ chum ở Cần Giờ có chôn theo Cà
ràng – loại bếp gốm độc đáo dùng trên ghe,
thuyền; nắp đậy mộ vò ở hang Manungui
đảo Palanwan ở Philippine có núm cầm
hình thuyền với 2 người đang chèo, mộ
quan tài hình thuyền trong Văn hóa Đông
Sơn… đều thể hiện ý nghĩa đó. Như vậy,
mộ chum ở Đông Nam Á là biểu tượng của
chiếc thuyền thiêng, phương tiện đưa linh
hồn người chết về với tổ tiên, là cầu nối
thế giới người sống với thế giới người chết,
biểu hiện một cách mãnh liệt sự cầu mong
tái sinh hay chính là niềm tin về sự bất tử
của con người.
Như vậy, từ những đặc trưng táng tục
mộ chum ở Đông Nam Á chúng ta có thể
nhận thấy những biểu hiện chung về
quan
Science & Technology Development, Vol 10, No.09 - 2007

Trang 74
niệm tín ngưỡng của cư dân cổ nơi đây. Đó
là sự sùng bái linh hồn người chết, là sự
biểu hiện mối quan hệ gắn bó giữa con
người – linh hồn và biển cả, qua việc lựa
chọn những loại hình cao ráo ven biển, ven
sông để đặt khu mộ táng. Từ sự nhận biết
một số đặc tính vật chất chung của các vật
thể: hang núi – quả bầu – chum gố
m –
thuyền, qua tư duy cư dân cổ Đông Nam Á
đã liên kết thành một chuỗi biểu tượng về
lòng mẹ – sự sinh thành – sự sống – cái
chết – sự tái sinh, thể hiện tín ngưỡng Đất
Mẹ và sự bất tử của linh hồn. Đấy cũng
chính là mối bận tâm muôn thuở của loài
người.
Giải thích về nguồn gốc và sự phát
triển của táng tục mộ chum ở Đông Nam Á
không thể không lưu ý đến điều kiện địa lý
– sinh thái đặc thù của các di tích mộ
chum, cùng với vai trò của quá trình tiếp
xúc và giao lưu văn hóa ở khu vực này.
Trước đây đã có quan niệm cho rằng, ở
Đông Nam Á trong thời đại kim khí có một
“văn hóa mộ táng vò” do cư dân có nguồn
gốc từ Nam Trung Quốc di cư xuống phía
Nam. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà
nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á đã không
đồng tình với quan niệm trên mà ng
ược lại,
cho rằng sự phân tán của táng thức mộ
chum gắn chặt với sự di chuyển của các
nhóm cư dân thuộc ngữ hệ Nam đảo, dựa
vào sự so sánh về táng thức, táng tục và
nhất là di vật tùy táng. Tuy nhiên, dù có
chung táng tục mộ chum nhưng trên thực
tế, mỗi khu vực khác nhau đều có những
khác biệt về phương thức mai táng cụ thể,
về dạng chum và nắp đậy, về cách xử lý di
cốt, cách bố trí đồ tùy táng… vì vậy đã làm
nên đặc trưng văn hóa riêng, biểu hiện cho
sự phát triển nội tại của từng văn hóa khảo
cổ – tộc người. Điều cần lưu ý hơn là niên
đại các di tích mộ chum trong văn hóa Sa
Huỳnh, văn hóa Đồng Nai ở Việt Nam
không muộn hơn các di tích cùng loại hình
ở Đông Nam Á hải đảo, thậm chí có những
di tích còn có niên đại sớm hơn. Những
mối quan hệ giao lưu văn hóa – kỹ thuật
giữa những khu vực trong vùng Đông Nam
Á chủ yếu qua con đường thương mại bằng
đường biển, đường sông đã đóng vai trò to
lớn trong sự phát triển và thay đổi văn hóa
trong toàn vùng, tất nhiên trên cơ sở giữa
các nền văn hóa khác nhau đã có sự tương
ứng, đồng quy của nhiều yếu tố văn hóa.
Thành ngữ của người Indonesia “Thống
nh
ất trong đa dạng” đã thể hiện một đặc
trưng nổi bật của văn hóa Đông Nam Á mà
táng tục mộ chum vừa được khảo sát trên
đây là một trong những điển hình của đặc
trưng này trong thời kỳ tiền sử ở Đông
Nam Á.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét