Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG MỘT VÀI TIỂU THUYẾT ĐOẠT GIẢI NĂM 1991 CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM


2
khao khát. Hay Phương cô sinh viên trường Bưởi với tình yêu Kiên rực cháy một
thời cuối cùng phải sống cuộc đời buông thả, thác loạn.
Mark đã từng nói một ý khá sâu sắc rằng sự giải phóng phụ nữ chính là
thước đo sự văn minh, tiến bộ của nhân loại. Vâng, số phận con người; mà cụ
thể là người phụ nữ với những buồn vui trăn trở trên con đường kiếm tìm hạnh
phúc trong tiểu thuyết thập niên này đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn
tượng. Vì thế khi nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ trên bình diện
thi pháp học hiện đại trong tiểu thuyết đã tạo ra bước đột phá mang ý nghóa triết
– mỹ học, khoa học văn hoá về sự nhìn nhận mới mẻ đối với người phụ nữ trong
nghệ thuật và trong cuộc sống. Đó là cái nhìn nhiều chiều, phát hiện ra bình
diện mới về người phụ nữ. Sự tự ý thức, tự thức nhận, soát xét lại cuộc sống của
mình và môi trường xung quanh để không ngừng vươn tới bản ngã đích thực của
mình và bản chất phức điệu vốn có của cuộc sống.
Có lẽ chưa bao giờ số phận đời tư cá nhân, nhất là người phụ nữ lại được đề
cập một cách sâu sắc và thấm thía như trong ba tiểu thuyết (Mảnh đất lắm người
nhiều ma, Bến Không Chồng, Thân phận của tình yêu) này. Người phụ nữ với nhu
cầu làm vợ, làm mẹ, thậm chí mong muốn được hiến dâng và coi đó như niềm
hạnh phúc lớn lao. Xuất phát từ cách nhìn như vậy về người phụ nữ, ba nhà tiểu
thuyết đoạt giải năm 1991 (Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Bảo Ninh …)
đã thể hiện quan điểm nhân văn trong thái độ ủng hộ đối với những mối tình
ngang trái, trong những suy tư và hành động của nhân vật. Đặc biệt, khi cuộc
sống của họ được đặt vào một bối cảnh cụ thể (Làng Đông, xóm Giếng Chùa,
hay cuộc chiến tranh vệ quốc ….) chòu sự tác động đa chiều của xã hội thì số
phận của họ lại được miêu tả đầy biến động và phức tạp.
Các tiểu thuyết đoạt giải của Hội nhà văn Việt Nam đã trở thành sự kiện
quan trọng, tạo nên những làn sóng tranh luận trong giới phê bình nghiên cứu. Ý

3
kiến khen nhiều mà chê cũng không ít. Song, sự đánh giá ấy càng làm cho đời
sống văn học thêm phong phú cũng như vấn đề được khai phá đến cùng, chứng
tỏ nét độc đáo của ba nhà tiểu thuyết trên hành trình nghệ thuật. Với cái nhìn
bao dung, cảm thông, chia sẻ, các nhà tiểu thuyết đã tạo được sự đồng cảm đối
với những người phụ nữ, họ không chỉ biết xót thương mà thực sự cùng tham gia
vào cuộc sống, giải quyết những vấn đề hết sức đời thường nên có sức cảm hoá
lớn. Hơn nữa, trên văn đàn thế giới những năm gần đây, các nhà văn nữ liên tiếp
nhận giải Nobel về văn học. Trong tiểu thuyết “Thầy giáo dạy dương cầm”, nữ
văn só người Áo, bà Ilfriede Jelinek – người đoạt giải Nobel văn chương 2004 đã
nói rằng: “Phụ nữ không thể nở mặt với đời trong một thế giới mà hình ảnh của
họ bò đúc thành những khuôn mẫu”.
Với ý nghóa trên, người viết luận văn này sẽ đi vào nghiên cứu cái nhìn
nghệ thuật về người phụ nữ của ba tiểu thuyết gia đã đoạt giải thưởng của Hội
nhà văn Việt Nam 1991 một cách toàn diện bao quát hơn để bù lắp vào những
khoảng trống chưa được khai thác. Trên cơ sở đó, chỉ ra những bước đột phá
trong tư duy cũng như cách biểu hiện cái nhìn đa chiều của các nhà văn về hệ
thống nhân vật nữ. Đồng thời nêu được những đóng góp và hạn chế của họ trên
tiến trình hiện đại hoá văn học nói chung và tiểu thuyết Việt Nam thập niên 90
nói riêng.
2. Lòch sử vấn đề:
Ắt hẳn chúng ta đã biết, các cây bút tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 đều
trưởng thành trong quân đội, và họ có cùng trang lứa với nhau: Nguyễn khắc
Trường (1946), Dương Hướng (1949), Bảo Ninh (1950).Với nguồn tư liệu là
vốn sống phong phú và sự từng trải, các nhà tiểu thuyết đoạt giải đã chứng tỏ sự
già dặn trong cách cảm, cách nghó của mình trước cuộc sống. Nếu “Mảnh đất
lắm người nhiều ma” và “Bến Không Chồng” có đề tài gần gũi nhau – cả hai tiểu

4
thuyết đều lấy bối cảnh là cuộc sống nông thôn ở làng Giếng Chùa và làng
Đông thì “Thân phận của tình yêu” của Bảo Ninh là đời sống của những trí thức
sau chiến tranh thông qua hai nhân vật Kiên – Phương trong nỗi ám ảnh, day dứt
khôn nguôi.
Như một quy luật tất yếu của đời sống văn học, bất kỳ một hiện tượng văn
học nào cũng dễ gây tranh luận mà các tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 chính là
một hiện tượng có sức cuốn hút mãnh liệt không chỉ những cây bút phê bình tên
tuổi như Trần Đình Sử, Hoàng Ngọc Hiến, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Đăng
Mạnh, Đỗ Văn Khang, Hà Minh Đức, Ngô Vónh Bình, Trung Trung Đỉnh,
Nguyễn Văn Long, Nguyễn Hữu Sơn, Võ Gia Trò, Đỗ Minh Tuấn, Trần Quốc
Huấn, mà các nhà văn, nhà thơ như Nguyên Ngọc, Hồ Phương, Đào Hiếu,
Phạm Hoa, Từ Quốc Hoài, Hoàng Hưng, Vũ Quần Phương … cũng tốn không
biết bao nhiêu giấy mực. Trong số những ý kiến đánh giá ấy thì phần lớn là khen
và chỉ ra những thành công về nhiều phương diện cũng như một số tồn tại về
mặt đề tài, kết cấu, cách sử dụng từ ngữ, xây dựng nhân vật, không gian, thời
gian … mà nếu các nhà tiểu thuyết lưu tâm hơn chút nữa thì tác phẩm sẽ tròn tròa
biết bao ?!
Mặc dù hiện tượng 3 tiểu thuyết đoạt giải 1991 được xem là một hiện tượng
văn học lớn nhưng chỉ thực sự gây tranh luận sôi nổi trong hai năm 1991, 1992,
rồi rải rác trong các năm 1995,1997 có thêm vài bài báo khác cũng là tìm thêm
những điểm độc đáo, mới mẻ của các tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 này. Vì
vậy, khi viết phần lòch sử vấn đề, chúng tôi không đi theo trình tự thời gian mà
chia ra thành một số vấn đề chẳng hạn như : đề tài, bố cục kết cấu, hình tượng
nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ, giọng điệu…. Rất mong được sự đồng
tình và chấp nhận về cách trình bày này.

5
Trong số những ý kiến đánh giá thì đa số gặp gỡ nhau ở những điểm chung
rằng: đây là những tiểu thuyết xuất sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Hai cuốn
“Mảnh đất lắm người nhiều ma” và “Bến Không Chồng” hầu như không có ý
kiến trái ngược nào, riêng “Thân phận của tình yêu” nhiều ý kiến cũng gặp gỡ
nhau ở điểm đây thực sự là cuốn sách hay, nghệ thuật được trau chuốt hơn cả.
Nhưng Đỗ Văn Khang và Đỗ Minh Tuấn lại có ý kiến ngược lại.
Song, đề tài của người viết là “cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ …” vì
thế chúng tôi không đi sâu vào tranh luận vấn đề này. Có lẽ kỳ quan nào của tạo
hoá cũng có những thiếu xót nên những mặt hạn chế ấy chỉ làm cho cái nhìn của
chúng ta về cuộc sống thêm phong phú và đúng với quy luật vốn có của nó mà thôi.
2.1 Về đề tài, cuộc hội thảo trên báo Văn nghệ về hai tiểu thuyết “Mảnh
đất lắm người nhiều ma” và” Bến Không Chồng” các nhà nghiên cứu đều đưa
ra ý kiến khá thống nhất. Chẳng hạn Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Đã lâu lắm
rồi mới xuất hiện một tác phẩm viết về nông thôn Việt Nam theo đúng cái mạch
của “Tắt đèn”, “Chí phèo”. Có thể nói cái làng Giếng Chùa trong “Mảnh đất lắm
người nhiều ma”, là sự cộng lại của hai cái làng Đông Xá của Ngô Tất Tố và Vũ
Đại của Nam cao “ [77;392]. Hay “Mảnh đất lắm người nhiều ma tạm coi là một
cái mốc trong đề tài nông thôn “ (Nguyễn Phan Hách) [77;396]. Đặc biệt, Thiếu
Mai đã có một ý kiến khá sâu sắc: “Trong năm 1990, sách viết về nông thôn
không ít trong đó có hai cuốn được dư luận chú ý và đánh giá cao nhất là “Bến
Không Chồng” của Dương Hướng”, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của nguyễn
Khắc Trường. Ý kiến khá thống nhất chứ không mâu thuẫn trái chiều như với một
số tác phẩm khác (… )vấn đề dòng họ nông thôn đã được hai tác giả quan tâm,
khai thác và khai thác khá thành công “. [77;397]. Trong khi đó, “Thân phận của
tình yêu” của Bảo Ninh lại viết về đề tài tình yêu và nghệ thuật trước, trong và
sau chiến tranh thông qua những hồi ức đầy bất trắc của Kiên. Vâng, nếu chỉ

6
dừng lại ở đề tài chiến tranh thì có lẽ người đọc sẽ thấy toàn bom đạn dữ dội và
ác liệt, nhưng Bảo Ninh đã khéo léo lồng vào đó một đề tài khá thú vò là mối
tình đôi lứa “Kiên – Phương”. Nhờ mối tình ấy mà cuốn tiểu thuyết của anh đẹp
đẽ, lãng mạn, đầy chất thơ và cũng đầy bi kòch. Lấy bối cảnh nền là cuộc chiến
giải phóng miền Nam, Bảo Ninh đã chỉ ra Thân phận của tình yêu như thế nào ?
“Tình yêu giữa Kiên và Phương là một mối tình rực rỡ, tàn nhẫn và xót xa” (Đào
Hiếu), hay “Về những nghòch lý của tình yêu, một đề tài dễ sáo mòn – Bảo Ninh
khó mà đưa ra được điều gì thực sự mới mẻ và sâu sắc. Đóng góp của tác giả là
sáng tạo được một cặp trai gái thực sự là tình nhân: Kiên và Phương bất chấp
chiến tranh kinh khủøng (và đời thường trong hoà bình còn khinh khủng hơn), bất
chấp bạo tàn và ô nhục (…) Kiên và Phương là một cặp tình nhân lãng mạn (có
tình yêu nào mà không lãng mạn) [16].
2.2. Bố cục – kết cấu- cốt truyện:
Ở một khía cạnh khác, các nhà phê bình nghiên cứu quan tâm nữa là
phương diện bố cục, kết cấu và cốt truyện của các tiểu thuyết này. Bởi vì
thông thường trong tiểu thuyết: “Các nhân vật đều bò phân đònh bằng cốt truyện,
các quan hệ do chúng tạo ra bởi cốt truyện và do cốt truyện hoàn tất (…) cốt
truyện không chỉ là trang phục mà còn là thân xác, linh hồn của chúng. Và ngược
lại, xác và hồn của chúng chỉ có thể được bộc lộ và hoàn tất trong cốt truyện”.
(M.Bakhtin). Như vậy, tầm quan trọng của bố cục, kế cấu, cốt truyện đã quyết
đònh sự thành công của tác phẩm nói chung và tiểu thuyết nói riêng, về phương
kiện này, các cây bút tiểu thuyết đoạt giải 1991 đã có những đóng góp xuất sắc.
“Tuy nội dung vẫn chỉ là một luỹ tre làng, nhưng các cuốn sách vẫn đọc chạy
trang nhờ có một cốt truyện được dàn dựng cẩn thận” (Nguyễn Phan Hách). Còn
Từ Quốc Hoài, sau khi nêu ra những nhận xét khá tỉ mỉ về không gian, thời gian
hệ thống nhân vật, ông nhận xét rằng: “Về mặt kết cấu, tiểu thuyết (Mảnh đất

7
lắm người nhiều ma) có hơi bò “phình” ra ở phần sau, song do có được vốn sống
sâu sắc, cộng với thứ ngôn ngữ tươi rói chất dân gian, tác giả đã cột chặt người
đọc từ trang đầu đến trang cuối cùng “ [77;423]. Đến với “Thân phận của tình
yêu”, Đào Hiếu lại có những nhận xét khá lí thú: “ Bảo Ninh tạo một cấu trúc
truyện “không cần cấu trúc”. Với một nhà văn ít vốn sống thì việc phá bỏ cấu
trúc như thế đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Nhưng với Bảo Ninh, kẻ thừa mứa vốn
sống chiến tranh thì chỉ cần cảm xúc. Chính cảm xúc đã thay anh dẫn dắt câu
chuyện, dẫn dắt kết cấu, bố cục và tạo được cho nó cái vẻ phi cấu trúc một cách
tương đối có nghề “ [19]. Còn nhà thơ Vũ Quần Phương khi trả lời phỏng vấn của
phóng viên báo Người Hà Nội đã đưa ra ý kiến mà người viết rất tâm đắc:
“Nghệ thuật viết ở cuối này (Thân phận của tình yêu) được chăm sóc hơn cả “. Và
ở “Bến Không Chồng”, chúng ta lại bắt gặp những đánh giá thật khách quan
“Bến Không Chồng” không có những tìm tòi mới lạ về nghệ thuật. Cách trần
thuật và miêu tả của Dương Hướng mộc mạc, tự nhiên có những chỗ còn đơn giản
và vụng nữa, sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết là ở bố cục chặt chẽ và cách viết
chân thực, vốn hiểu biết đời sống nông thôn và cách nhìn nhân đạo với số phận
con người” (Nguyễn Văn Long). Trong khi đó, Trung Trug Đỉnh thì nhìn nhận ở
khía cạnh khác cởi mở hơn:”Cuốn sách được kết cấu hồn nhiên, thuận chiều theo
thời gian theo sự kiện chung của đất nước trong khoảng thời gian đó “[7].
Như vậy, trong ba tiểu thuyết đoạt giải, kết cấu của “Bến Không Chồng” có
lẽ là đơn giản hơn cả theo trật tự thời gian cũng như theo chiều dài của số phận
nhân vật từ thû ấu thơ, đến trưởng thành … với những thay đổi chóng mặt.
2.3. Vấn đề con người
Đặc biệt, văn học Việt Nam nhiều thập niên gần đây với sự chối bỏ mạnh
mẽ kiểu tư duy nghệ thuật khuôn sáo, hướng văn học đi vào con người cụ thể đã
mở đường cho sự giải phóng cá tính sáng tạo và góp phần quyết đònh trong việc

8
đem lại sinh khí cho văn học. Và đi từ nguyên lý “văn học là nhân học”, chúng
ta có thể công nhận rằng: giá trò của văn học là ở chỗ nó đã hiểu, cảm nhận và
chiếm lónh con người sâu sắc đến mức độ nào. Con người vừa là chủ thể, vừa là
đối tượng của sáng tác văn học. Vì thế muốn xác đònh giá trò của bất kỳ hiện
tượng văn học nào trong lòch sử ta không thể bỏ qua vấn đề con người được
quan tâm và đề cập ở đó như thế nào ?.
Bàn về vấn đề này, các nhà phê bình, nghiên cứu về các tiểu thuyết đoạt
giải năm 1991 đã có khá nhiều ý kiến tranh luận. Đặc biệt là hệ thống nhân
vật. Song, hình ảnh người phụ nữ vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm
đánh giá, thường chỉ điểm qua bằng một vài câu hoặc nói chung chung về nỗi
băn khoăn, sự trăn trở trên con đường kiếm tìm hạnh phúc của người phụ nữ. Họ
chính là những ẩn số làm đẹp cho đời, cho cuộc sống:”Chất thơ và hương thơm
trong tiểu thuyết “Thân phận của tình yêu” chủ yếu toả lên từ mối tình của
Phương, từ thân thể, tâm hồn Phương (…) . Người con gái 17 tuổi ấy, người con
gái lạc thời và lạc loài ấy yêu cha của Kiên hơn yêu Kiên” [18;302], hoặc Lê
Ngọc Trà, khi khai thác sự biến dạng trong tâm hồn Phương đã nói : “Cô nữ sinh
Chu Văn An hồn nhiên ngày ấy bây giờ đã trở thành người phụ nữ thả mình trong
hoan lạc. Một con người ham sống, sống quyết liệt như Phương, bây giờ chán tất
cả, không còn dám coi cái gì là thiêng liêng nữa” [59;45]. Đâu chỉ Phương,
những cô gái bên suối đêm đêm chờ đợi thấp thỏm mong được gặp lại các anh
lính trong những cuộc tình vụng trộm cũng thật đáng thương. Đó là nỗi đau của
những người phụ nữ trong chiến tranh. Còn Hạnh, Dâu, Thắm trong ”Bến Không
Chồng” lại là những cô gái nông thôn dân dã, mộc mạc, đằm thắm là thế mà
cuộc sống lại trớ trêu cay đắng: “Lời nguyền của dòng họ tưởng đã bò lãng quên
thì vẫn như một kí ức thấm sâu trong tâm thức con người, nay lại bừng dậy đến
nỗi Hạnh phải tuyệt vọng, cô gục ngã trước một sức mạnh vô hình mà nghiệt

9
ngã” (Nguyễn Văn Long) . Cùng mạch suy nghó đó, Trung Trung Đỉnh đã băn
khoăn: “ Đọc “Bến Không Chồng” không thể không nhắc đến thân phận người
phụ nữ, từ bà Nhân mẹ Hạnh đến bà Khiêm mẹ Nghóa. Từ mụ Hơn đến cô Thắm,
cô Thuỷ, cô Hạnh, cô Tí Hin.Mỗi người một hoàn cảnh, một tính cách, một khuôn
mặt nhưng lại cũng rất là người làng Đông. Tác giả đặc biệt cảm thông và ưu ái,
đặc biệt bao dung khi mô tả hoàn cảnh và tính cách của họ. Một cô Dâu đáo để
mà lại đa cảm đa tình. Một cô Thắm ngưỡng mộ chàng pháo thủ đến bỏ chồng.
Một cô Cúc không dám yêu anh Thành thương binh dò dạng. Một Thuỷ văn công,
đặc biệt là Hạnh: đằm thắm, nhu mì, trong sáng, chòu thương, chòu khó, chín chắn
và quyết liệt, trung thực và dũng cảm. Dũng cảm hi sinh và dũng cảm tự nhận mọi
hậu quả của số phận mình. Người phụ nữ hiện lên qua tác phẩm gần gũi với ta,
tựa hồ như đó là mẹ ta, chò ta, em ta, bạn ta, không phải mất công tìm hiểu lâu
mới có được “ . Cùng gặp gỡ với những suy nghó trên, Lê Ngọc Trà, Tôn
Phương Lan, Bùi Việt Thắng, Đỗ Mai Hà cũng có cách đánh giá tương tự về
thân phận người phụ nữ…
Nếu ở tiểu thuyết “Thân phận của tình yêu” là hình ảnh người phụ nữ trí
thức, cô giao liên… trước giông bão chiến tranh, ở “Bến Không Chồng” là hậu
quả của lời thề nguyền cay đắng của hai họ tộc thì đến “Mảnh đất lắm người
nhiều ma”, người phụ nữ bò trở thành con bài cho những kẻ có quyền thế lợi
dụng. Quả thật, trừ ông Hàm khi đứng độc lập vẫn hoàn chỉnh một chân dung
đầy tính cách thì bà Son “nổi bật ở thân bận bi ai của người vô tội biến thành nạn
nhân chiến tranh của cả hai phe“ (Thanh Phước) [49]. Ngay cả một người ngoại
quốc, bà Lady Borton nữ nhà văn kiêm dòch giả Mỹ, người hiệu đính bản tiếng
Anh tiểu thuyết này nhận xét ở báo Thể thao – Văn hoá rằng: “Tính cách nhân
vật Son để lại ấn tượng khá sâu trong lòng người đọc, Son âm thầm như một cái
bóng, đó là tính cách của nhân vật không có được niềm tin vào cuộc đời. . Trong

10
tiểu thuyết, ngoài bà Son còn có chò Bé, cô Lạc, cô Đào … mỗi nhân vật đều
được các nhà nghiên cứu nói đến, tiếc rằng, họ chỉ có ý đònh xem những nhân
vật nữ này trong mối quan hệ là phương tiện cho hai thế lực tranh giành quyền
lợi dòng họ mà chưa đi vào khai thác chiều sâu trong tâm hồn họ.
2.4. Về không gian, thời gian nghệ thuật
Điều dễ nhận thấy trong các tiểu thuyết đoạt giải là họ đã tạo được những
khoảng không gian rất đặc biệt. Đó là không gian của những mảng hồi ức,
những huyền thoại triền miên không dứt “Tiểu thuyết Bảo Ninh là một giấc mơ
dài, một huyền thoại của thời đại “ [18;298] hoặc “Mưa và đêm chiến tranh và
sáng tác, khùûng khiếp và hồn hoang . Len lỏi, bao trùm và dẫn dắt tất cả các biến
động của tiểu thuyết”.[18;298]. Còn đối với “Mảnh đất lắm người nhiều ma” thì
Hà Minh Đức cho rằng “không cuộn lên trong các phong trào đấu tranh yêu
nước, cải cách, hợp tác mà sôi lên những nguyên nhân bên trong, những chuyện
làng xóm” [77;387]. Như vậy, ở đây có thể Nguyễn Khắc Trường thiên về tìm
kiếm những vùng không gian của chuyện làng xóm , chuyện cư xử của lãnh đạo
… Còn Nguyễn Đăng Mạnh lại thấy ở đây kiểu “không khí âm dương lẫn lộn, quỷ
ở với người” [77;392] hoặc “Âm khí còn nặng nề nhưng dương khí đã bắt đầu
phát triển” [77;393]. Ở một phương diện khác, các nhà phê bình còn chú tâm
đến bầu không khí nghệ thuật của các tác phẩm “không khí oi nồng vô cùng xưa
cũ mà hết sức hôm nay ở những làng quê bao lần ta thờ ơ đi qua chẳng biết và
bỗng hiểu ra rằng, trong cái “không khí” ấy thì ắt mọi chuyện nhất thiết phải diễn
ra như vậy” [77;401]. Hầu như chưa thấy các nhà phê bình nghiên cứu tỉ mỉ vấn
đề không gian nghệ thuật cũng như kiến trúc về thời gian, việc tạo ra những thời
điểm khủng hoảng, điểm ngưng thời gian đầy tính nghệ thuật cũng chưa được
nhắc đến. Người viết ở chương này sẽ cố gắng đi vào khám phá một số đặc sắc
nghệ thuật trong việc sử dụng không gian và thời gian.

11

2.5. Ngôn từ và giọng điệu
Có thể nói, ngôn từ và giọng điệu là yếu tố quan trọng của văn học nói
chung và tiểu thuyết nói riêng. Khi đánh giá về ngôn từ, “Thân phận của tình
yêu” của Bảo Ninh được xem trọng hơn cả do tác giả đã “dẫn dụ được người
đọc”, “bút pháp Bảo Ninh đã truyền được sức mạnh cho ngôn ngữ. Bút pháp của
anh khi lạnh lùng, khi cháy bỏng, lúc uể oải, lúc dồn dập, câu ngắn xen lẫn câu
dài, lối dẫn chuyện lấp lửng, hé một chút rồi đóng lại, lửng lơ “ [19;73], hoặc
“Trong ba cuốn tiểu thuyết đoạt giải thì nghệ thuật cuốn Nỗi buồn chiến tranh
được chăm sóc hơn cả” (Vũ Quần Phương) . Còn ở “Bến Không Chồng” các nhà
bình luận thấy Dương Hướng hầu như chỉ dùng một lối trần thuật tự nhiên, giản
dò, gần gũi với ngôn ngữ đời thường “Cách trần thuật và miêu tả của Dương
Hướng mộc mạc, tự nhiên có những chỗ còn đơn giản và vụng nữa. Sức hấp dẫn
của cuốn tiểu thuyết là ở sự chân thực, ở vốn hiểu biết đời sống nông thôn và một
cách nhìn cảm thông, nhân đạo “ (Nguyễn Văn Long). Trong khi đó, Mảnh đất
lắm người nhiều ma lại có khá nhiều ý kiến: “ngôn từ rất phong phú, sinh động,
các thành ngữ, tục ngữ, các ngôn ngữ “bộ đội” được sử dụng linh hoạt làm cho
lời trần thuật tươi tắn và có duyên” [77;391]; “Tác giả Mảnh đất lắm người nhiều
ma hoà vào các nhân vật, hoà vào từng nhân vật và thế giới riêng của nó, bằng
tiết tấu của chính nó”ù ( Hoàng Ngọc Hiến) [77; 395]; “Nguyễn Khắc Trường rất
chú tâm đến việc miêu tả chi tiết, trau chuốt ngôn ngữ … đó là điều đáng khen”
(Nguyễn Phan Hách)… Ở vấn đề giọng điệu, hầu hết các nhà phê bình nghiên
cứu đều cho rằng giọng điệu chủ đạo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma là
giọng hài hước “Từ sử dụng độc đáo và đích đáng các khẩu ngữ, thành ngữ đến
việc ẩn giấu, lẩn quẩn một giọng điệu bi hài để soi xét và nghiền ngẫm tận tâm
can của con người “ (Lê Thành Nghò) [77;415]. “Thực chất tình huống bi lòch lại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét