Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Bài Phân tích về Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình

Email: horuco@horuco.com.vn
Website: www.horuco.com.vn
Giấy CNĐKKD: Số 4903000095 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu cấp ngày 22/4/2004. Đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày
07/5/2008. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 96.000.000.000
đồng. Hiện tại là 172.609.760.000 đồng.
Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 02/5/2004.Ngành nghề
kinh doanh của Công ty:
o Trồng cây cao su, cà phê, điều.
o Khai thác, thu mua và chế biến mủ cao su (SVR CV60, SVR
CV50, SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR 20).
o Mua bán nông sản thô chưa chế biến (lông động vật, da chưa
thuộc, sữa tươi, các lọai rau củ hạt, tơ, len thô, mủ cao su,
…);
o Mua bán nông sản sơ chế;
Thời hạn hoạt động của Công ty: 50 năm.
Cơ cấu sở hữu vốn công ty:
Tên cổ đông Số cổ phần Tỷ lệ
Nhà nước 9.804.000 55,00%
Khác 7.756.976 45,00%
CỘNG 17.260.976 100,00%
• Cơ cấu tổ chức
Công ty CP Cao su Hoà Bình được tổ chức và hoạt động tuân thủ
theo Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ
Công ty. Điều lệ Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thành lập
thông qua ngày 20/04/2004 và được sửa đổi, bổ sung tại Đại hội
đồng cổ đông ngày 26/02/2008 là cơ sở chi phối mọi hoạt động của
Công ty.
Công ty Cổ phần Cao su Hoà Bình được thành lập theo Quyết định
số 5360/QĐ-TCCB ngày 05/12/2003 của Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn về việc chuyển Nông trường Cao su Hoà Bình và
Nhà máy chế biến cao su Hoà Bình - Bộ phận doanh nghiệp Nhà
nước Công ty Cao su Bà Rịa thành Công ty Cổ phần.
Văn phòng Công ty đặt tại Ấp 7, xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh 120 km
đường bộ, rất thuận tiện đường giao thông đi lại, thương mại, phát
triển công nghiệp, dịch vụ…
Công ty Cổ phần Cao su Hoà Bình là đơn vị đầu tiên trong Tổng
Công ty Cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam) thực hiện việc cổ phần hoá vườn cây kết hợp với Nhà
máy. Công ty quản lý hơn 5.000 ha cao su và 01 nhà máy chế biến
với công suất hơn 6.000 tấn/năm. Hàng năm, Công ty Cổ phần Cao
su Hoà Bình khai thác bình quân trên 5.000 tấn mủ cao su; thu mua
trên 1.000 tấn.
Chất lượng sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của Công ty
Cổ phần Cao su Hoà Bình. Vì vậy, quy trình kỹ thuật và sản phẩm
của Công ty luôn được kiểm soát bởi hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001:2000. Công ty Cổ phần Cao su Hoà Bình cam kết với
khách hàng luôn thực hiện đúng hợp đồng, đảm bảo đúng tiêu
chuẩn chất lượng và đúng thời gian quy định, luôn tạo sự hài lòng
cho quý khách khi sử dụng sản phẩm của Công ty. Với một bộ máy
quản lý gọn nhẹ, có trình độ và chuyên môn cao, Công ty Cổ phần
Cao su Hoà Bình sẵn sàng hợp tác đầu tư thương mại với tất cả các
nhà đầu tư trong và ngoài nước.
II.Phân tích ngành kinh doanh:
1 .Ngành cao su:
a) Đánh giá chung:
Ngành cao su VN trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng
cả về sản lượng và doanh thu xuất khẩu. Tuy vậy, quy mô còn hạn
hẹp với mức tiêu thụ nguyên liệu chỉ khoảng 80.000 tấn cao su thiên
nhiên và 100.000 tấn cao su tổng hợp. Ngành công nghiệp chế biến
các sản phẩm cao su vẫn còn yếu nên dù là nước xuất khẩu cao su lớn
thứ tư trên thế giới, nhưng giá trị gia tăng thu được từ sản phẩm cao
su của nước ta còn rất thấp.
Với khối lượng cao su nguyên liệu tiêu thụ nội địa chỉ đạt 90.000 tấn
trên tổng sản lượng 640.000 tấn/năm (2008), công nghiệp chế biến cao su
của VN còn kém hẳn một số nước trong khu vực. Cụ thể, Malaysia và
Thái Lan sử dụng 600.000 tấn/năm, Indonesia trên 550.000 tấn. So với
những nước dẫn đầu về chế biến cao su như Trung Quốc (6 triệu
tấn/năm), Mỹ (3 triệu tấn/năm) và Nhật Bản (2 triệu tấn/năm) thì khoảng
cách giữa VN với những nước này càng xa.
Tính đến năm 2008, VN có khoảng 75 doanh nghiệp cao su công
nghiệp với nhu cầu tiêu thụ từ 500 đến 20.000 tấn mỗi năm được quản lý
bởi TCT Hóa chất VN (Vinachem) và Tập đoàn CNCS VN (VRG). Mặc
dù còn giới hạn trong sản xuất nhưng các dòng sản phẩm chế biến từ cao
su của VN cũng tương đối đa dạng với săm, lốp xe ôtô và xe gắn máy,
găng tay cao su phục vụ trong ngành y tế và tiêu dùng, đệm cao su và vỏ
bọc dây điện dùng trong sản xuất, xây dựng và tiêu dùng, dòng sản phẩm
phục vụ cho thể thao, giải trí và các lĩnh vực y tế v.v…
Hiện nay, cơ cấu sản phẩm cao su thành phẩm và định hướng đầu tư
đang tập trung chủ yếu ở dòng sản phẩm săm, lốp xe ôtô, xe máy và xe
đạp. Sản phẩm chế biến từ cao su của VN được sản xuất với thiết bị hiện
đại và công nghệ tiên tiến từ châu Âu. Các sản phẩm có chất lượng cao,
mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, được đảm bảo về chất lượng
và có khả năng cạnh tranh với chính sách giá linh hoạt và chăm sóc khách
hàng cẩn thận.
Hiện nay, VN đang đầu tư dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn
quốc tế (ISO 900:2000) để sản xuất các sản phẩm cao su đạt giá trị kinh
tế cao. Sản phẩm có chất lượng cao dùng để phục vụ cho nhu cầu trong
nước và xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng săm lốp và găng tay cao su.
*Tăng đầu tư chiều sâu để tăng tốc
Việc VN là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào
tháng 11/2006 đã mang lại những ảnh hưởng tích cực và tạo ra điều kiện
thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm cao su của nước ta.
Bên cạnh những thuận lợi trong xuất khẩu cao su sang các nước khác
thì việc là thành viên WTO còn tạo cơ hội cho VN tăng thu hút đầu tư,
chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cao từ các nước có nền công nghiệp cao
su tiên tiến. Số lượng các doanh nghiệp chế biến sản phẩm cao su công
nghiệp tại VN còn ít, khả năng cạnh tranh chưa cao, trong khi VN lại có
nguồn nguyên liệu dồi dào nên cao su là một ngành thu hút được nhiều
nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Bằng chứng là năm qua, Tập đoàn
Kumho (Hàn Quốc) đã đầu tư nhà máy chế biến săm lốp tại Khu công
nghiệp Mỹ Phước (Bình Dương) với tổng vốn đầu tư lên đến trên 300
triệu USD, công suất giai đoạn đầu đạt 3 triệu bộ lốp xe/năm. Trong năm,
các tập đoàn của Ấn Độ, Đức, Trung Quốc cũng có nhiều cuộc tiếp xúc
với Tập đoàn CNCS VN và TCT Hoá chất VN để bàn bạc hợp tác đầu tư
lập các nhà máy chế biến sản phẩm cao su công nghiệp tại VN bằng công
nghệ hiện đại.
- Giá trị sản phẩm cao su công nghiệp năm 2008 của nước ta đạt 900
triệu USD, bằng 0,5% của mức 200 tỉ USD của thế giới, trong đó giá trị
các mặt hàng săm lốp là 650 triệu USD (nhập khẩu 100 triệu USD, xuất
khẩu 50 triệu USD), giá trị các sản phẩm còn lại là 250 triệu USD (nhập
khẩu 30 triệu USD, xuất khẩu 100 triệu USD).
- Hiện nay VN có 20 triệu xe gắn máy, 700.000 xe ô tô các loại.
- Mỗi năm VN nhập khẩu 100 triệu USD để mua săm lốp ô tô các loại,
trong đó chủ yếu là nhập các loại lốp cao cấp. Riêng lốp xe đạp và xe
máy, hầu hết được sản xuất trong nước, chỉ nhập 100.000 chiếc, chủ
yếu dùng cho những dòng xe chuyên dụng cao cấp.
- Mỗi năm thị trường VN tiêu thụ 1,2 triệu lốp Radial (100% thép), trong
đó trong nước sản xuất chỉ 50.000 chiếc. Tiêu thụ 2,1 triệu lốp Bias (lốp
mành chéo), trong nước sản xuất 1,7 triệu chiếc.
- Ở Mỹ và Châu Âu, bình quân một đời lốp xe tải được đắp tới 3 lần và
có đến 80% số lốp được đắp, trong khi ở VN chỉ 10% (nguyên nhân
chính là chở quá tải, đường xấu).

Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp VN liên doanh, liên kết xây
dựng các nhà máy chế biến mủ cao su để tạo ra sản phẩm cao su có hàm
lượng cao, tăng khai thác giá trị gia tăng của ngành cao su, từ đó chuyển
dịch cơ cấu từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu tinh. Bên cạnh đó, việc các
nhà đầu tư tham gia vào thị trường VN còn có hiệu ứng dẫn đến việc
nhập khẩu các máy móc, công nghệ, kỹ thuật phục vụ chế biến cao su. Từ
đó các doanh nghiệp VN có thể chế biến, sản xuất ra các loại cao su có
chất lượng cao, nâng cao giá thành, cạnh tranh với các đối thủ truyền
thống như Thái Lan, Malaysia, Indonesia v.v…
Định hướng cho sự phát triển của ngành cao su VN tới năm 2010 bao
gồm chuyển đổi sản xuất cao su nguyên liệu và định hướng phát triển sản
xuất cao su công nghiệp, xuất khẩu cao su thành phẩm kết hợp cùng với
cao su nguyên liệu.
Theo các chuyên gia, do cao su thành phẩm cho giá trị kinh tế cao hơn
nhiều so với cao su nguyên liệu thô xuất khẩu nên ngành cao su VN nên
tập trung vào các sản phẩm cao su phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng
việc áp dụng công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại vào sản xuất thông
qua các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, ngành
chế biến cao su sẽ ưu tiên cho sản phẩm cao su công nghiệp được dùng
làm nguyên liệu phụ trợ cho ngành da giày của VN.
Mặt khác, ngành cao su VN cần phải thay đổi cấu trúc sản xuất theo tiến
trình phát triển của ngành để khai thác triệt để những thế mạnh của cây
cao su; tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cùng với kế hoạch
chung cho toàn ngành đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020. Các
doanh nghiệp cần phải ưu tiên cho đầu tư và phát triển các sản phẩm cao
su có giá trị cao.
Nhằm nâng cao giá trị cây cao su của VN, việc nghiên cứu thị trường, lựa
chọn công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho sản phẩm cao su
công nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất săm lốp xe để phục vụ cho
ngành ôtô là những việc làm cấp thiết. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần
phải triển khai các hoạt động marketing, phát triển công nghệ, và tiến
hành đa dạng hóa phương thức sản xuất nhằm thúc đẩy mở rộng sản xuất
cao su công nghiệp.
b).Diễn biến ngành cao su thiên nhiên đầu năm 2010
Giá cao su tiếp tục ở mức cao giúp kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh
trong quý 3/2010. Trong 9T/2010, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
cao su đạt 516 ngàn tấn và 1,422 triệu USD, tương ứng tăng 6.8% và
95.6% so với cùng kỳ năm 2009. Như vậy, sản lượng tăng không đáng
kể, nhưng do giá xuất khẩu tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước
nên kim ngạch xuất khẩu tăng tới 95.6%.
Sản lượng và Kim ngạch xuất khẩu cao su
trong 9T/2010



Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trung Quốc vẫn là thị trường chính nhập khẩu cao su của Việt Nam,
nhưng đang trong xu hướng giảm dần. Trong 9T/2010, sản lượng cao
su xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 300 ngàn tấn, giảm 10.4% so với
cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, do giá cao su trong 9T/2010 tăng mạnh
nên kim ngạch xuất khẩu tăng 64%, tương ứng đạt 824.3 triệu USD.

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc năm
2009 và 2010

Nguồn: Bộ Công thương
Có thể thấy sản lượng cao su xuất sang Trung Quốc giảm mạnh trong
tháng 5, 6 và tháng 7. Nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc áp dụng
nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu tiểu ngạch. Những biện pháp này đã
được tháo gỡ và các doanh nghiệp Việt Nam chuyển dần sang xuất khẩu
chính ngạch nên sản lượng xuất khẩu bắt đầu tăng trở lại từ tháng 8/2010.
Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của cao su Việt
Nam, nhưng tỷ trọng đang trong xu hướng giảm. Trong 9T/2010, tỷ trọng
xuất sang Trung Quốc chiếm 57.9% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của
Việt Nam, trong khi đó, tỷ trọng này của năm 2009 là gần 70%.
Việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu khác thay thế dần thị trường Trung
Quốc là định hướng hợp lý của các doanh nghiệp trong ngành. Điều này
sẽ giúp hạn chế được nhiều rủi ro nếu Trung Quốc giảm nhập khẩu cao su
từ Việt Nam. Cụ thể, tỷ trọng xuất sang thị trường Malaysia tăng từ 3.9%
lên 6%, Hàn Quốc tăng từ 3.9% lên 4.8%, Đài Loan từ 3.5% lên 4.7%,…
Hiện tại nhu cầu cao su của Trung Quốc đang gia tăng. Chúng tôi cho
rằng khả năng Trung Quốc hoàn toàn giảm mạnh nhập khẩu cao su từ
Việt Nam là rất khó xảy ra, và không được xem là rủi ro quá lớn.
c) . Triển vọng ngành trong quý 4/2010
Giá cao su được dự báo duy trì ở mức cao trong thời gian tới. Theo
Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về cao su, thị trường cao su thế giới sẽ
phải đối mặt với áp lực nguồn cung giảm mạnh trong 2 năm tới (2011 và
2012) và giá cả tăng do sản lượng suy giảm, trong khi nhiều đồn điền cao
su đang trong giai đoạn trồng mới. Đây là yếu tố thuận lợi có thể giúp
ngành cao su thiên nhiên Việt Nam tiếp tục đạt được kết quả ấn tượng
trong quý 4/2010.
Nhu cầu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cao. Trung Quốc là một
trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới
hiện nay. Với ngành công nghiệp ô tô phát triển mạnh, nhu cầu tiêu thụ
cao su của Trung Quốc vẫn đang gia tăng và được dự báo sẽ đạt mức kỷ
lục trong năm 2010. Dự báo giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
nhiều khả năng sẽ tăng mạnh trở lại trong quý 4/2010.
Được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ. Khoảng 80% sản
lượng cao su Việt Nam được xuất khẩu nên các doanh nghiệp trong
ngành hầu hết được hưởng lợi do chính sách nới rộng tỷ giá của Ngân
hàng Nhà nước.
Biến động thời tiết là rủi ro lớn nhất trong giai đoạn hiện nay. Thời
tiết trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2010 diễn ra bất
thường cũng ảnh hưởng nhiều đến lượng mủ thu hoạch của các doanh
nghiệp trong ngành. Phần lớn diện tích trồng cao su của Việt Nam tập
trung ở khu vực Đông Nam Bộ, đây là khu vực có khí hậu tương đối
thuận lợi vì ít bị ảnh hưởng của thời tiết mưa bão. Tuy nhiên, không loại
trừ yếu tố bất thường như cơn bão trong năm 2007 tại Vũng Tàu.
Duy trì quan điểm trong các báo cáo phát hành trước đây, chúng tôi cho
rằng, ngành cao su thiên nhiên tiếp tục khả quan khi nhu cầu và giá cả
tiếp tục xu hướng tăng. Đây là yếu tố chính giúp kết quả kinh doanh quý
4/2010 của các doanh nghiệp trong ngành tăng cao.
Ngành cao su thiên nhiên là một trong những ngành có kết quả kinh
doanh quý 3 khá tốt so với các ngành khác. Trong 9T/2010, đã có 2
doanh nghiệp là CTCP Cao su Tây Ninh (HoSE: TRC) và CTCP Cao su
Tây Ninh (HoSE: DPR) gần đạt được kế hoạch lợi nhuận năm. CTCP
Cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) và CTCP Cao su Hòa Bình (HoSE:
HRC) hiện đã vượt trên 50% kế hoạch.
Hầu hết các doanh nghiệp trong Tập đoàn Cao su Việt Nam đều xây dựng
kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trên mức giá bán khoảng 40 triệu
đồng/tấn mủ. Tuy vậy, trong quý 3, mức giá bán đã đạt trung bình khoảng
60 triệu đồng/tấn.
2. Vị thế Công ty
Công ty có 5.031,45 ha cao su đang đi vào khai thác toàn bộ và trong
thời kỳ cho năng suất cao. Nhà máy sơ chế ổn định về công suất và chất
lượng sản phẩm, công nghệ xử lý nước thải tiên tiến đạt yêu cầu về môi
trường. Công ty đang được hưởng chế độ ưu đãi về miễn giảm thuế đối
với công ty cổ phần trong thời điểm giá bán cao, sản phẩm tiêu thụ ổn
định nên thuận lợi cho việc tích lũy vốn đầu tư trong thời gian đầu.

Chiến lược Phát triển và Đầu tư
•Tiến hành các biện pháp kỹ thuật để ổn định sản xuất và nâng cao năng
suất khai thác mủ cao su.
•Mở rộng diện tích trồng cao su trong nước và nước ngoài (Lào và
Campuchia).
•Đầu tư các ngành và công ty có liên quan đến ngành nghề kinh doanh
của công ty như: Nhà máy chế biến gỗ và các ngành nghề khác có lợi thế
như khu công nghiệp hình thành trên đất cao su.
•Tìm kiếm cơ hội đầu tư tài chính ngắn và trung hạn để tối đa hóa lợi ích
sử dụng vốn.
•Có chính sách chi trả cổ tức hợp lý đảm bảo lợi ích của cổ đông, đồng
thời có lợi nhuận tích lũy để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

Các dự án lớn
•Công ty CP Khu công nghiệp Long Khánh : Điều chỉnh tăng vốn điều lệ
từ 60 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng để đảm bảo vốn hoạt động. Hiện nay đã
giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. HRC tham gia với tỷ lệ góp vốn 19% -
22,8 tỷ đồng.
•Công ty CP cao su Việt Lào với vốn điều lệ được nâng từ 400 tỷ đồng
lên 600 tỷ đồng, gồm 7 đơn vị thành viên tham gia, trong đó HRC tham
gia góp 15% tương đương 90 tỷ đồng. Dự án trồng cao su tại Lào được
Công ty CP cao su Việt Lào thực hiện khá thuận lợi, đúng tiến độ như
mục tiêu đề ra và được Chính phủ 2 nước đánh giá cao.
•Công ty CP cao su Lai Châu: Đã thực hiện khai hoang trồng mới được
gần 900 ha,HRC góp vốn 15% bằng 30 tỷ đồng.
•Công ty CP cao su Bình Long – Tà Thiết : Vốn điều lệ là 30 tỷ đồng,
HRC tham gia góp 10% vốn điều lệ tương đương 3 tỷ đồng.
•Dự án Công ty CP chế biến gỗ Đồng Nai đã được Tập đoàn phê duyệt,
khi được triển khai Công ty tiếp tục tham gia với vốn góp điều lệ 4,5 tỷ
đồng.

Triển vọng Công ty
•Cao su Hòa Bình đang quản lý hơn 5.000 ha cao su.
•Thị trường trong và ngoài nước của các công ty trên đều được mở rộng,
tốc độ phát triển về doanh thu tăng từ 15 - 20%/năm.
•Công ty đang từng bước mở rộng sản xuất sang nhiều lĩnh vực khác như
đầu tư xây dựng, hợp tác liên kết trong chế biến gỗ, kinh doanh máy móc
nông ngư cơ.

Rủi ro Kinh doanh chính
•Năng suất khai thác mủ của cây cao su phụ thuộc nhiều vào thời tiết
trong khi những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường.
•Thị trường xuất khẩu lại tập trung quá nhiều vào Trung Quốc với hơn
60% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.
•Công ty còn phải chịu sức ép cạnh tranh từ một số nước có ngành cao su
lâu đời và đang phục hồi trở lại như Trung Quốc, Brazil.
•Quỹ đất nông nghiệp của nước ta đang bị thu hẹp dần nên việc mở rộng
diện tích trồng cao su trong nước là vấn đề nan giải.
•Công nghệ chế biến mủ cao su của các công ty hiện đang dừng lại ở mức
sơ chế, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là bán thành phẩm.
3. Những nét nổi bật của kết quả hoạt động năm 2009 , dự đoán 2010.
- Diện tích cao su khai thác 3.380 ha;
- Năng suất khai thác 1.514 kg/ha ;
- Sản lượng cao su khai thác 5.118 tấn, vượt kế hoạch 2,36 %,
nhưng giảm 545 tấn so với năm 2008, tương ứng giảm 9,62% ;
- Sản lượng cao su thu mua 688 tấn;
- Thành phẩm cao su tiêu thụ 6.301 tấn, đạt 100% kế hoạch ;
- Giá thành tiêu thụ cao su bình quân 27,04 triệu đồng/tấn ;
Trong đó: Giá thành tiêu thụ cao su khai thác 25,75 triệu đồng/tấn ;
- Giá bán bình quân 32,15 triệu đồng/tấn, tăng 10,15 triệu đồng/tấn
so với giá bán kế hoạch, nhưng thấp hơn năm trước 9,4 triệu đồng/tấn ;
- Tổng doanh thu 232.026 triệu đồng, vượt kế hoạch 43,58%
( trong đó : doanh thu cao su 202.598 triệu đồng, vượt kế hoạch 46,18%).
Tuy nhiên tổng doanh thu năm 2009 thấp hơn năm 2008 là 94.734 triệu
đồng, tương ứng thấp hơn 28,99%;
- Lợi nhuận trước thuế 71.523 triệu đồng, vượt kế hoạch 76%,
nhưng giảm so năm 2008 là 16.502 triệu đồng, tương ứng giảm 18,75%;
- Lợi nhuận sau thuế 65.456 triệu đồng, vượt kế hoạch 75,81%,
nhưng giảm so năm 2008 là 22.569 triệu đồng, tương ứng giảm 25,64%.
- Dự án triển khai năm 2010:
Tiếp tục xem xét và chọn lọc đầu tư, năm 2010 Công ty tiếp tục
đầu tư vào các dự án đang triển khai – chủ yếu ở các lĩnh vực chuyên
ngành như trồng cao su, khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Dự kiến góp vốn đầu tư 74.160.000.000 đồng, gồm các dự án như sau:
- Công ty CP cao su Lai Châu: Đã thực hiện khai hoang trồng mới
được gần 2.000 ha, công ty CP cao su Hòa Bình góp vốn 15% bằng
30.000.000.000 đồng, đã góp 27.698.000.000 đồng, năm 2010 dự kiến
góp 34.500.000.000 đồng.
- Công ty CP cao su Bình Long – Tà Thiết : Vốn điều lệ là
30.000.000.000 đồng, Công ty CP cao su Hòa Bình tham gia 10% vốn
điều lệ, tương đương 3.000.000.000 đồng, đã góp 1.700.000.000 đồng,
năm 2010 dự kiến góp 1.300.000.000 đồng
- Công ty cổ phần cao su Bà Rịa-Kampong Thom : Công ty tham gia
góp vốn 30% vốn điều lệ, tương ứng …đồng, đã góp 30.750.000.000
đồng, năm 2010 dự kiến góp 30.000.000.000 đồng.
- Công ty CP Khu công nghiệp Long Khánh : Công ty tham gia góp
vốn 19%, bằng 22.800.000.000 đồng, đã góp 14.440.000.000 đồng, năm
2010 dự kiến góp vốn 8.360.000.000 đồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét