Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Thiết kế khuôn dập chân ghế xoay

TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ VÀ CHỌN THIẾT BỊ CHO TỪNG NGUYÊN CÔNG
1. Xác định các bước công nghệ:
Từ phương án công nghệ đã lựa chọn ta có các nguyên công cần thiết như sau:
Bước 1: Cắt từ phôi băng
Bước 2: Uốn sơ bộ.
Bước 3: Uốn chi tiết.
2. Nguyên công dập cắt và dập vuốt phối hợp
a) Dập cắt
- Lực dập cắt:
Pc = LSKσc (tấn)
Trong đó:
σc – Trở lực cắt, σc = ( 0,6 ÷ 0,8) σb = (0,6 ÷0,8). 50 = ( 30 ÷ 40 )
L – Chu vi của phôi sau khi cắt
L = 320x2 + 26.π + 110 ≈ 832 mm
S – Chiều dày phôi, S = 2 mm
K – Hệ số ảnh hưởng đến quá trình cắt K = 1,1 ÷ 1,3
=> Pc = 832 x 2 x 40 = 66,56 tấn
- Lực gỡ chày ra khỏi phế liệu:
Pgỡ = Kgỡ . Pc = 0,08 x 66,56 = 5,32 tấn
Với Kgỡ = 0,08 – Hệ số tính tới dập liên tục
- Lực công nghệ: Pcn = Pc + Pgỡ = 66,56+ 5,32 = 71,88 lấy Pcn = 72 tấn
- Khe hở giữa chày và cối: Nhận thấy ở nguyên công này không cần độ tinh sạch ở bề mặt cắt
nhưng do vật liệu có chiều dày rất nhỏ do đó ta có thể chọn mép cắt phẳng và khe hở giữa chày và
cối là: (Tra sổ tay thiết kế khuôn dập tấm) ta có
Với chiều dày vật liệu S = 2 ta có Z = 0,1 mm
- Vật liệu chày và cối cắt: Thép hợp kim X12M
b) Dập vuốt
Lực dập vuốt: Pd =kd. .L1.S.σb
Trong đó:
kd : hệ số phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của chi tiết, chiều dày tương đối của phôi, vật
liệu phôi và mức độ biến dạng; kd = 0,54
L1: chu vi L1 = 832 mm
σb : giới hạn bền của vật liệu; σb = 50 kG/mm2
→ Pdv = 0,54. 832.2.50 = 44,928 tấn
Lực công nghệ: Pcnd = 45 tấn.
Khe hở chày cối: Z = 1,1.S = 1,1.2 = 2,2 mm
c) Chọn thiết bị
- Do có 2 quá trình cắt xảy ra cùng một lúc nên các lực cắt, lực vuốt phải được nhân đôi, và lực
công nghệ cắt lớn hơn lực dập vuốt nên ta sẽ lấy lực danh nghĩa của máy lớn hơn 2 lần lực cắt. Ta
có chọn thiết bị như sau:
Lực máy ép: 200 (tấn)
Hành trình đầu trượt: 250 mm
Tốc độ đầu trượt: 25-45 nhát/phút
Chiều cao kín của máy: 500 mm
Khoảng cách điều chỉnh được giữa bàn máy và đầu trượt: 120mm
Kích thước bàn máy: 2400x1000 (mm)
Công suất động cơ: 18,5 kW

TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ KHUÔN
1. Xác định trung tâm áp lực của khuôn.
Để tránh sự cong vênh sai lệch của đế khuôn do sự lệch tâm của tải trọng dẫn đến sử phá hủy độ
đồng đều khe hở giữa chày và cối theo đường bao của chi tiết dập, làm cùn mép làm việc của dụng
cụ; mài mòn không đồng đều trụ và bạc dẫn hướng của khuôn; mài mòn không đều dẫn hướng của
đầu trượt máy ép thì trung tâm áp lực của khuôn phải trùng với trục đối xứng của đầu trượt máy
ép.
Do khuôn được thiết kế đối xứng qua tâm, Nên ta có thể lấy luôn luôn tâm khuôn là trung tâm áp
lực
2. Bước cắt:
a) Cối

b) Chày
- Các Phương án gá lắp chày

3. Bước vuốt
a) Các dạng vuốt
Kết cấu khuôn :

Công nghệ nong rộng đầu ống
Hiện nay ở Việt Nam,vấn đề dãn rộng đầu ống nối phục vụ cho các ngành
công nghiệp như đóng tàu,dầu khí,các ngành dân dụng…rất cấp thiết vì đa
số các sản phẩm cỡ lớn đều phải nhập từ nước ngoài với chi phí rất
cao.Giải quyết được vấn đề này,ta có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Trong bài viết này, chúng tôi tập trung tính toán, thiết kế quy trình công
nghệ và khuôn để tạo hình đầu chi tiết ống dày (dãn rộng và chồn đầu
ống). Với yêu cầu là sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối, ngoài ra là chi
tiết làm việc với cường độ cao, chịu tải trọng thay đổi, đòi hỏi cơ tính phải
cao nên chỉ có thể gia công bằng phương pháp tạo hình biến dạng.
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Việc lựa chọn phương án công nghệ là khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất chi tiết,
nó quyết định khả năng thành công của sản xuất và tính kinh tế của sản phẩm, đồng thời quyết
định đến phương án tính toán và thiết kế của người kĩ sư.
1. Xây dựng bản vẽ sản phẩm:
Một số hình ảnh sản phẩm nong (giãn rộng) đầu ống:


TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ

1.Lực biến dạng khi giãn ống .

Lực biến dạng khi nong ống được xác định bằng tích của ứng suất lớn nhất tại ổ biến dạng
dẻo tác dụng theo hướng trục với diện tích tiết diện ngang và hệ số K=1,1-1,2.
Ta có :
-Lực giãn ống khi thực hiện nguyên công ở trạng thái nguội
-Do lực giãn ống ở trạng thái nguội rất lớn,không đảm bảo độ bền và rách thành ống nên ta lựa
chọn phương án giãn ống khi thực hiện ở trạng thái nóng.
Ở nhiệt độ 1000-1200
0
C, lực giãn rộng là:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét