Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Một số công tác để thực hiện tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2. Nghiện ma túy và đôi nét về lịch sử nghiện ma túy ở Việt Nam.
Trước hết, ta cần phân biệt giữa việc sử dụng ma túy, lạm dụng ma túy
và vấn đề nghiện ma túy:
- Sử dụng ma túy là việc dùng ma túy với mục đích chữa bệnh,
đúng liều lượng, đúng lúc theo hướng dẫn chỉ định của bác sỹ.
Việc sử dụng ma túy như vậy mang lại một số lợi ích cho sức
khỏe của người dùng.
- Lạm dụng ma túy là sử dụng ma túy một cách quá liều hoặc không
theo sự hướng dẫn của chuyên gia, bác sỹ để nhằm mục đích tiêu
khiển, có hại đối với cơ thể.
- Khái niệm về nghiện ma túy cũng được nhìn nhận ở nhiều góc độ
khác nhau:
Nghiện ma túy từ góc độ y học được tổ chức Y tế thế giới định nghĩa là “
Trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần, một chất
độ tự nhiên hay tổng hợp nào đó. Sự nhiễm độc này thể hiện ở sự tăng dần liều
dùng và sự lệ thuộc tâm sinh lý của người dùng vào tác dụng của chất đó ”.( 1)
Theo quan điểm xã hội thì “ Nghiện ma túy là tệ nạn xã hội làm tổn hại
đến sức khỏe, nhân cách, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và trật tự an
toàn xã hội ”.(15)
Tóm lại, nghiện ma túy là hiện tượng phụ thuộc cả về thể xác và tinh
thần vào ma túy do sử dụng thường xuyên với liều lượng ngày càng tăng dẫn
đến mất khả năng kiểm soát bản thân ở người nghiện ma túy, có hại cho cá
nhân và cho xã hội. Quá trình nghiện ma túy diễn ra với các mức độ ngày
càng tăng, đầu tiên là những khoái cảm hoàn toàn mang tính cá nhân, rồi đến
những khổ sở, đau đớn vật vã, của chính cá nhân người nghiện và cuối cùng
SV: Đào Bạch Vân Lớp: KTQL Công 46
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
là những hành vi gây nguy hiểm cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy, nghiện
ma túy đã bị coi là tệ nạn xã hội cần phải lên án và loại bỏ.
Quá trình hình thành nghiện ma túy ở Việt Nam:
Lịch sử nghiện hút các chất ma túy ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Tác
hại của việc dùng ma túy cũng được phát hiện từ năm 1665, đã có đạo luật
cấm trồng cây anh túc.(15)
Năm 1802, trước tình trạng lộn xộn do việc hút thuốc phiện gây ra, luật
phòng, chống ma túy đầu tiên ra đời. Sau đó, Thực dân Pháp khi xâm lược
nước ta nhận thấy món lợi kếch xù do ma túy đem lại, chúng đã khuyến khích
dân ta nhổ lúa trồng thuốc phiện. Từ Cách Mạng tháng Tám trở đi, với những
nỗ lực của Chính phủ, diện tích trồng cây thuốc phiện đã bị thu hẹp nhiều.
Trước kia, người nghiện ma tuý chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, nơi
đồng bào có tập tục trồng cây thuốc phiện và hút thuốc phiện với tổng số khoảng
30.000 người. Miền Nam dưới chế độ cũ, tệ nạn ma tuý phát triển tràn lan; theo
thống kê, vào trước năm 1975, có khoảng 170.000 người nghiện và tập trung ở
các thành phố, thị xã. Sau ngày hoà bình lập lại ở Miền Bắc năm 1954, và giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, dưới chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước, nền kinh tế phát triển theo hướng kế hoạch hoá
tập trung, xã hội được quản lý nghiêm ngặt, do đó tệ nạn ma tuý được đẩy lùi rõ
rệt. Năm 1980, cả nước chỉ còn 30.000 – 40.000 người nghiện.
Từ cuối nhưng năm 1980 đến nay, nước ta chuyển từ kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã
mang lại nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên những năm
gần đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, trong xã hội đã có nhiều
biến đổi nhất định, phát sinh một số vấn đề xã hội đáng quan tâm, đặc biệt là
tệ nạn nghiện ma tuý. Tình hình nghiện ma túy không ngừng gia tăng và ngày
SV: Đào Bạch Vân Lớp: KTQL Công 46
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
càng phức tạp đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và hiểu sâu hơn về vấn đề
này. Nghiện ma túy ở Việt Nam hiện nay mang một số đặc điểm sau:
- Số lượng người nghiện ma túy ngày càng tăng qua các năm. Qua số
liệu thống kê của các tỉnh, thành phố trong cả nước từ năm 1994 đến
nay, số lượng người nghiện liên tục gia tăng. Năm 1994, cả nước mới
chỉ có 55.445 người nghiện, đến nay có trên 130.000 người, bình
quân mỗi năm tăng hơn 7.000 người nghiện, chiếm 13,5%. Đặc biệt
là năm 2000 cho đến nay, mỗi năm số người nghiện tăng trên 10.000
người. Theo số liệu báo cáo tình hình nghện ma túy từng năm của
Cục phòng, chống tệ nạn xã hội thì số người nghiện có hồ sơ quản lý
đã tăng nhanh từ năm 2000 đến nay. Cụ thể ở bảng sau:
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Số đối tượng 92.682 101.408 116.112 127.776 130.387 129.054 130043
Bảng số liệu trên cho thấy, số đối tượng nghiện ma túy đã tăng 37.376
đối tượng từ năm 2000 đến năm 2006, tức là tăng 40,31%. Tính đến tháng
11/2007, con số này là 198.000 đối tượng. Đây có thể coi là con số đáng báo
động về tệ nạn nghiện ma túy ở nước ta.
- Tỷ lệ tái nghiện cao. Theo số liệu của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội
thì có hơn 90% số người đã cai nghiện rồi mắc nghiện lại.
- Vào những năm đầu thập kỷ 90 người nghiện chủ yếu tập trung ở các
tỉnh miền núi phía Bắc và một số thành phố lớn: Theo số liệu năm
1994, cả nước có 49/53 tỉnh, thành phố có người nghiện.
- Số người nghiện chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Năm 1994, số
người nghiện ở độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 42% trong số người
nghiện thì đến nay tính trong cả nước những người nghiện ở độ tuổi
từ 18-30 chiếm tới khoảng trên 75% tổng số người nghiện. Một số
SV: Đào Bạch Vân Lớp: KTQL Công 46
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương …
tỷ lệ người nghiện dưới 30 tuổi chiếm từ 80 – 90%. Con số này cho
thấy mối quan hệ giữa người nghiện lứa tuổi thanh thiếu niên với lực
lượng lao động của xã hội. Ta dễ dàng thấy, với tỷ lệ mắc nghiện ở
đối tượng thanh thiếu niên như trên thì xã hội sẽ mất đi một lực lượng
lao động đông đảo phục vụ cho sản xuất và phát triển kinh tế đất
nước.
- Đa dạng về chủng lọai ma túy được sử dụng. Nếu như trước kia,
thuốc phiện là dạng ma túy phổ biến thì ngày nay ma túy tồn tại ở
nhiều dạng khác nhau: từ Heroin, cocain, hồng phiến, bạch phiến,
thuốc an thần, thuốc ngủ, ma tuý tổng hợp ATS… với những tác
dụng kích thích rất khác nhau. Năm 1994, có 85% số người nghiện sử
dụng thuốc phiện, đến nay có 70% đã chuyển sang dùng Hêroin, 2%
sử dụng ma tuý kích thích thần kinh như Amphêtamin, Estasy… Một
số địa phương có số người sử dụng Hêroin rất cao như: Hải Phòng,
Quảng Ninh, Hải Dương…trên 90% sử dụng Hêroin.
- Người nghiện ma tuý dùng bằng đường tiêm chích ngày càng phổ
biến, đó là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh lây truyền qua đường
máu như bệnh viêm gan B, HIV/AIDS. Qua điều tra khảo sát, năm
1994, tỷ lệ người nghiện tiêm chích ma tuý là 28%, đến nay, tỷ lệ đó
là 28%.
- Đa dạng về thành phần xã hội của các đối tượng nghiện. Hiểm họa
ma túy không loại trừ bất kỳ ai, bất kỳ gia đình nào, từ thành thị đến
nông thôn, từ tội phạm, gái mại dâm đến công nhân, viên chức hay
ngay cả học sinh, sinh viên.
- Nghiện ma túy gắn với tội phạm ngày càng tăng.
SV: Đào Bạch Vân Lớp: KTQL Công 46
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Với những đặc điểm như trên, ma túy đã và đang gây những tác hại to
lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội:
- Về mặt kinh tế: Nghiện ma tuý làm tăng nhiều khoản chi phí xã
hội. Theo khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội,
bình quân một người nghiện tiêu tốn cho việc mua ma tuý là
120.000đ/ ngày, một năm nước ta có gần 130.000 người nghiện
thì tiêu tốn hết trên 1.000 tỷ đồng cho việc dùng ma tuý. Bên cạnh
đó, hàng năm nhà nước tiêu tốn một khoản lớn cho việc khắc
phục hậu quả do ma tuý để lại. Nghiện ma tuý hàng năm làm
giảm lực lượng lao động, giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu
tư, môi trường du lịch dẫn đến giảm thu ngân sách.
Tệ nạn ma túy khiến hàng năm nhà nước phải dành một khoản ngân
sách khá lớn cho công tác phòng chống ma túy:
+ Chi phí cho công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy
+ Chi phí cho công tác vận động tuyên truyền xóa bỏ cây thuốc phiện
+ Chi phí cho công tác tổ chức cai nghiện cộng đồng, xây dựng và quản
lý các trung tâm cai nghiện.
+ Chi phí cho hoạt động kiểm soát ma túy ở biên giới, điều tra truy tố,
xét xử tội phạm về ma túy.
+ Chi phí cho hoạt động hợp tác quốc tế về phòng chống ma túy
+ Chí phí về giam giữ cải tạo số người phạm tội về ma túy.
- Tệ nạn ma túy ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Qua số liệu báo cáo cho thấy, trên 70% số vụ phạm tội hàng năm là do người
nghiện ma túy gây nên.
- Về mặt xã hội, tệ nạn ma túy làm tăng số người bị nhiễm HIV/AIDS,
gần 70% số người nhiễm HIV là do nghiện ma túy.
SV: Đào Bạch Vân Lớp: KTQL Công 46
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tệ nạn ma túy làm tăng tệ nạn mại dâm, làm tăng tai nạn giao thông,
trong đó nhiều người nghiện ma túy không làm chủ được tốc độ gây ra. Tệ
nạn ma túy lan rộng trong thế hệ trẻ làm sói mòn về đạo đức, thuần phong mỹ
tục của dân tộc, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây tác động xấu đến lối sống,
sức khỏe, tri thức của hàng vạn thanh niên………
1.2.3 Người nghiện ma túy.
Người nghiện ma túy là người sử dụng các chất ma túy, thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần dưới các hình thức khác nhau như hút, hít, tiêm
chích, và bị lệ thuộc vào các chất này.
Người nghiện ma túy có một số đặc điểm:
- Có sự ham muốn không kìm chế được và phải sử ma túy với bất kỳ
giá nào. Luôn có những bức xúc về mặt tâm lý muốn sử dụng lại ma túy.
- Có khuynh hướng tăng dần liều dùng.
- Tâm sinh lý bị lệ thuộc và chịu tác động của ma túy. Khi ngừng sử
dụng ma túy sẽ gây ra hội chứng cai, khiến người nghiện đau đớn, vật vã và
một số phản ứng sinh lý khác, bị lệ thuộc thể xác và tinh thần nên dễ bị mất
khả năng kiểm soát, có thể làm bất cứ điều gì để có ma túy dùng.
- Người nghiện ma túy gây nguy hiểm cho gia đình và đe dọa đến xã hội.
2. Công tác phòng chống ma túy ở nước ta.
Trước tác hại to lớn của tệ nạn ma túy đến mọi mặt của đời sống xã hội,
Đảng và Nhà nước nhận thức sâu sắc vấn đề này, coi buôn bán ma túy là tội
phạm, còn nghiện ma túy là tệ nạn xã hội, chính vì vậy mà nhiều sách lược
trong việc phòng chống và ngăn chặn tệ nạn này. Việc phòng chống ma túy
được coi là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đảng và nhà nước đã nhận định rằng
đấu tranh giải quyết tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy là cuộc đấu tranh lâu
SV: Đào Bạch Vân Lớp: KTQL Công 46
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
dài, gian khổ là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của
toàn thể xã hội, tham gia phòng chống tội phạm ma túy và sử dụng đồng bộ
các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghiệp vụ, tuyên truyền, vận
động nhân dân, cán bộ, công chức và chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân
dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy, kết hợp với phòng, chống các lọai
tội phạm HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội khác.
Để phòng, chống tệ nạn ma túy, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành đồng
thời ba công tác chính: công tác giảm cung ma túy, công tác giảm cầu ma túy
và công tác giảm hại ma túy. Cho đến nay, chúng ta mới tổ chức thực hiện hai
công tác đầu, công tác thư ba đang trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm.
2.1.Về công tác giảm cung ma túy.
Đến nay, nhà nước ta đã ban hành nhều văn bản pháp luật cũng như
nhiều biện pháp để ngăn chặn việc sản xuất, tàng trữ, buôn bán và vận chuyển
trái phép các chất ma túy:
- Năm 1991, cuộc vận động, tuyên truyền nhân dân phá bỏ không
trồng cây thuốc phiện. Bằng nhiều hình thức khác nhau giúp
người dân hiểu tác hại to lớn của ma túy cũng như hậu quả
nghiêm trọng của nghiện ma túy đến mọi mặt đời sống.
- Năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 06/CP về tăng
cường công tác chỉ đạo phòng chống và kiểm soát ma túy.
- Năm 1994, Cục phòng chống tệ nạn xã hội có quyết định thành
lập hình thành các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tệ nạn
xã hội, trong đó có ma túy.
- Luật phòng chống ma túy ban hành 12 năm 2000 đã được Quốc hội
Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua.
Ngay trong phần mở đầu của Luật phòng chống ma túy được thông qua
tại Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh đã
SV: Đào Bạch Vân Lớp: KTQL Công 46
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phát biểu:
“ Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn của toàn xã hội, gây tác hại cho sức
khỏe, làm suy thái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia
đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc
gia”. Tại điều 36, chương V quy định quản lý nhà nước về phòng chống ma
túy đã nêu:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, chủ trương, chính
sách, kế hoạch về phòng, chống ma túy;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
phòng, chống ma túy;
- Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về phòng, chống ma
túy;
- Ban hành, sửa đổi, bổ sung, công bố danh mục chất ma túy, tiền
chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy;
- Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc;
cấp thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện
ma túy; tổ chức và quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập
cộng đồng cho người đã cai nghiện ma túy;
- Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy;
- Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy;
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về
phòng, chống ma túy;
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục về phòng, chống ma túy;
- Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy;
- Kiểm tra thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
SV: Đào Bạch Vân Lớp: KTQL Công 46
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
pháp luật phòng, chống ma túy;
2.2. Công tác giảm cầu ma túy.
Để thực hiện công tác giảm cầu về ma túy, Đảng và nhà nước ta đã ban
hành đồng bộ các biện pháp nhằm phòng, chống các đối tượng nghiện ma túy
cũng như các đối tượng tái nghiện. Cho đến nay, đã thực hiện các chương
trình sau:
Tại điều 25, chương IV của Luật phòng chống ma túy đã nêu rõ “Nhà
nước có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma túy; áp dụng
chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy, tổ chức các cơ sở cai nghiện
ma túy bắt buộc và khuyến khích cá nhân gia đình và các cơ quan, tổ chức thực
hiện các hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; khuyến khích
các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma
túy”. Qua đó đã thể hiện nhận thức sâu sắc và đúng đắn của Đảng và nhà nước
đối với tệ nạn ma túy nói chung và với người nghiện ma túy nói riêng. Công
tác cai nghiện cũng là một công việc khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải có sự
phối hợp hoạt động của các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng.
Bên cạnh việc thi hành Luật phòng chống ma túy, Chính phủ đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật khác nhằm tạo hành lang pháp lý để thực hiện
cai nghiện cho các đối tượng nghiện ma túy.
- Nghị định số 135/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/6/2004
quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ
chức hoạt động của sơ sở chữa bệnh.
Trong đó quy định cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật phòng, chống ma
túy và cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được gọi
chung là Trung tâm – Chữa bệnh - Giáo dục- Lao động xã hội (gọi tắt là các
trung tâm) là nơi chữa trị, học tập và lao động phục hồi đối với người nghiện
SV: Đào Bạch Vân Lớp: KTQL Công 46
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ma túy, người bán dâm bị xử lý bằng cách đưa vào các cơ sở chữa bệnh,
người nghiện ma túy và người bán dâm chưa thành niên nhưng tự nguyện vào
cơ sở chữa bệnh để cai nghiện, chữa trị.
Nghị định cũng đã quy định tổ chức hoạt động của trung tâm.
Chức năng, nhiệm vụ:
- Tiếp nhận phân loại, tổ chức chữa trị, phục hồi sức khỏe cho người vào
trung tâm; tổ chức lao động trị liệu, lao động sản xuất; tổ chức học tập, giáo
dục, dạy nghề, bảo đảm các điều kiện vật chất, sinh hoạt tinh thần cho những
người đưa vào trung tâm.
- Nghiên cứu thực hiện mô hình, quy trình chữa trị cai nghiện phục
hồi; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức,
nhân viên của trung tâm.
- Quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định, giữ gìn an ninh
trật tự an toàn xã hội tại các trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động
xã hội.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức, quản lý,
chữa bệnh, giáo dục, lao động, dạy nghề và hướng nghiệp cho các đối
tượng vào trung tâm.
Điều 32 tại Nghị định này còn quy định về chế độ lao động đối với các
đối tượng ở trung tâm như sau:
- Người bị áp dụng các biện pháp đưa vào trung tâm phải tuân thủ chế
độ làm việc, thời gian làm việc theo quy định của pháp luật lao động và được
trang bị bảo hộ lao động, bảo đảm vệ sinh an toàn lao động theo quy định.
- Các đối tượng này cũng được hưởng tiền công lao động theo định mức
lao động và kết quả công việc hoàn thành.
Tổ chức cai nghiện ma túy tại các trung tâm cũng là một hoạt động quan
SV: Đào Bạch Vân Lớp: KTQL Công 46
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét