Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Phân tích xuất khẩu lao động và tình hình xuất khẩu lao động tại việt nam

II – Tình hình xuất khẩu lao động tại Việt Nam
1, Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu lao động tại Việt Nam
Cùng với việc giải quyết việc làm trong nước, hoạt động xuất khẩu lao
động có vị trí quan trọng. Nó là hoạt động đặc thù nhằm đạt kết quả tổng
hợp về kinh tế xã hội. Nhà nước ta đã xác định : "Đưa lao động đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho
người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách và góp phần tăng
cường quan hệ hợp tác kinh tế - văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam
với các nước sử dụng lao động Việt Nam.
a, Xuất phát từ vấn đề kinh tế.
Các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu thị trường lao động khu vực
và quốc tế đều nhận thấy một điều nổi bật, rõ ràng là: Một số nước công
nghiệp phát triển cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia lẫn một số nước mới
phát triển như Thailand, Malaisia, Philipine ngay từ đầu, khi nền kinh tế
còn chưa phát triển đều biết sử dụng một phương tiện đầy hiệu quả, đó là
xuất khẩu lao động. Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO),
khoản thu nhập của người lao đông của nước ngoài mỗi năm đạt tới 65,5
USD, trong khi đó hàng năm tổng các khoản viện trợ chính thức (ODA) chỉ
đạt mức 51 tỷ USD. Người đi làm việc ở nước ngoài thường có mức thu
nhập bình quân cao hơn trong nước từ 6 đến 10 lần. Chênh lệch về thu nhập
là nguyên nhân khiến nhiều nước tận dụng mọi thời cơ đưa lao động đi làm
việc ở nước ngoài. Tại Việt Nam cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị
trường, trong hơn 10 năm (1991 - hết tháng 6/2003) theo cơ chế mới đã đưa
được gần 250.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đem lại
thu nhập hàng năm 1 -1,5 tỷ USD. Tuy còn khiêm tốn trên thị trường lao
động thế giới nhưng về mặt kinh tế đã góp phần đáng kể làm tăng trưởng
ngân sách quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần giải
quyết việc làm trong nước giữa hoàn cảnh nước ta còn đang chắt chiu từng
đồng ngoại tệ mạnh. Có thể sử dụng một so sánh : Để có được 800 triệu
USD do xuất khẩu hàng dệt may chúng ta phải đầu tư rất nhiều cơ sở vật
chất, xây dựng nhà máy, trang bị máy móc thiết bị, đảm bảo cơ sở hạ tầng
Nhưng với gần 20.000 lao động xuất khẩu hàng năm, chúng ta thu được
lượng ngoại tệ gần gấp đôi mà số vốn đầu tư lại ít hơn nhiều lần.
7
Về lâu dài xuất khẩu lao động nước ta có khả năng đóng góp cao cho
thu nhập quốc dân khi phạm vi xuất khẩu lao động được mở rộng, số lượng
người đưa đi lớn, ngành nghề hình thức đa dạng, chính sách và thủ tục đưa
lao động đi thông thoáng.
b, Xuất phát từ vấn đề dân số và giải quyết việc làm
Sự gia tăng dân số, lao động ở Việt Nam là yêu cầu bức xúc phải phát
triển xuất khẩu lao động.
Sự phát triển dân số, lao động đối với Việt Nam hiện nay là một trong
những vấn đề kinh tế, xã hội phức tạp và gay gắt chẳng những trong giai
đoạn hiện nay mà còn trong những năm tới. Trong dân số có lực lượng lao
động - yếu tố quyết định của sản xuất, đồng thời dân số lại là lực lượng tiêu
dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Mối quan hệ này được cụ thể
hoá thành quan hệ giữa dân số và phát triển là nội dung quan trọng của chiến
lược kinh tế xã hội.
Với tốc độ tăng dân số ở mức trên dưới 2% như hiện nay tạo nên áp
lực đối với đời sống và việc làm. Hàng năm, Việt Nam phải tạo ra hơn 1
triệu việc làm mới, khoảng gần 8 triệu lao động thiếu việc làm, hàng chục
vạn bộ đội phục viên, lao động dôi dư ở khu vực Nhà nước Trong những
năm qua, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước
ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó có việc giải quyết việc làm
trong nước; tuy nhiên so với số lượng lao động cần giải quyết việc làm hàng
năm cũng chỉ đạt 35% nhu cầu. Chính vì vậy, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
lao động là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng, không chỉ trước
mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Nhu cầu việc làm càng ngày càng lớn mà khả năng giải quyết còn rất
hạn chế trong khi tiềm năng phát triển kinh tế, tạo việc làm lớn song lại chưa
được khai thác và phát huy, chưa gắn được lao động với tiềm năng đất đai và
tài nguyên.
Mâu thuẫn giữa lao động và việc làm càng gay gắt khi đổi mới cơ cấu
kinh tế, tổ chức lại lao động cho phù hợp với cơ cấu mới của nền kinh tế tất
yếu dẫn đến việc đẩy lao động tách khỏi việc làm cho một bộ phận lớn lao
động trở nên dư thừa, trước hết ở khu vực Nhà nước, các hợp tác xã tiểu thủ
công nghiệp Trong các năm qua, lao động khu vực Nhà nước dư thừa
khoảng 30%-50%, tương đương 1 triệu người. Mâu thuẫn trong bản thân vấn
đề việc làm vừa là vấn đề kinh tế xã hội cơ bản lâu dài có tính chiến lược, lại
8
vừa là vấn đề cấp bách trước mắt như đối tượng thanh niên mới lớn, lao
động thôi việc từ khu vực Nhà nước, bộ đội xuất ngũ, gia đình chính sách xã
hội Không giải quyết được vấn đề việc làm thì sẽ nảy sinh các vấn đề xã
hội trầm trọng dẫn đến mất an toàn xã hội, thậm chí mất ổn định chính trị.
Chính từ những mâu thuẫn trên chúng ta thấy việc phát triển xuất
khẩu lao động như là một trong các hướng giải quyết việc làm, có tầm quan
trọng to lớn và cần thiết đối với đất nước ta hiện nay.
c, Xuất phát từ vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xuất khẩu lao động mang lại một nguồn ngoại tệ mạnh cho đất nước
góp phần tăng nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại
hoá.
Người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc sẽ học tập được tác
phong làm việc công nghiệp sản xuất lớn, thái độ đúng đắn trong công việc
cùng với một tay nghề vững chắc khi về nước họ sẽ là nguồn nhân lực đáng
quý tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Người Việt Nam ra nước ngoài lao động tốt sẽ góp phần tăng thêm uy
tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tăng cường sự hiểu biết và góp
phần thúc đẩy quan hệ hơp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Đó
là điều quan trọng không thể thiếu được nếu muốn tiến hành thành công sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
d, Lợi thế của lao động xuất khẩu Việt Nam.
Thứ nhất, xuất khẩu lao động đã trở thành chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước. Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định :
"Phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động", hoạt động xuất khẩu lao động trong
những năm gần đây đã được sự quan tâm chú ý của các ngành, các cấp và
các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Thứ hai, nguồn lao động nước ta dồi dào, theo thống kê số lượng
người trong độ tuổi lao động tính đến tháng 7/2002 là 40.694.360 người,
mỗi năm bình quân có thêm hơn 1 triệu người bổ sung vào lực lượng lao
động đó.
Thứ ba, cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ, đại bộ phận (53%) ở độ
tuổi dưới 30, dưới 40 là 78%, chỉ có 22% dân số ở độ tuổi trên 40.
9
Thứ tư, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn nhiều so với nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới, có sức cạnh tranh trên thị trường lao động
quốc tế.
Thứ năm, Việt Nam đang không ngừng tiến xa hơn trên con đường
hội nhập với thế giới, trong khi thị trường lao động quốc tế cũng không
ngừng tăng trưởng và đa dạng. Đây là cơ hội quan trọng để Việt Nam tham
gia và phát huy lợi thế của mình trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
2. Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam
Việt Nam bắt đầu đưa chuyên gia và lao động đi làm việc có thời hạn
ở nước ngoài từ năm 1980. Từ đó đến nay, cùng với sự đổi mới về cơ chế
quản lý kinh tế chung của đất nước, cơ chế xuất khẩu lao động của ta cũng
đã qua nhiều lần thay đổi, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và
quan hệ quốc tế của ta trong từng thời kỳ. Đánh giá chung, có thể nói công
tác xuất khẩu lao động của ta đã đạt được những yêu cầu cơ bản trong mục
tiêu đặt ra và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam có thể chia thành hai thời
kỳ.
a, Thời kỳ hợp tác lao động quốc tế theo cơ chế bao cấp (1980-1990).
Thời kỳ này, lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang các nước xã
hội chủ nghĩa Đông Âu, gồm : Liên Xô (cũ), Cộng hoà dân chủ Đức (cũ),
Tiệp Khắc (cũ) và Bungari. Một bộ phận công nhân xây dựng với số lượng
đáng kể được đưa đi làm việc ở Irăc, Liby, Angiêri cùng với một số chuyên
gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và nông nghiệp sang làm việc tại nhưng
nước Châu Phi khác (Ăng - gô - la, Mô - zăm – bich, Công – gô, Y- ê –men,
Madagasca ).
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, khi đó nước ta là thành viên của
Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) nên hoạt động xuất khẩu lao động mang
tính chất hợp tác lao động, giúp đỡ lẫn nhau : bạn cần lao động để bù đắp sự
thiếu hụt lao động trong phát triển kinh tế đất nước; ta cần bạn giúp đào tạo
và nâng cao tay nghề cho người lao động và giải quyết việc làm cho bộ phận
lao động này. Nền kinh tế nước ta, đặc biệt là kinh tế đối ngoại, liên kết chặt
chẽ với các nước thành viên khác của SEV, cơ chế quản lý kinh tế của ta
cũng tương tự như cơ chế quản lý của các nước đó mang tính quản lý tập
trung, bao cấp.
10
Các nước như Irăc, Liby và các nước Châu Phi đón nhận lao động và
chuyên gia của Việt Nam cũng đều có cơ chế quản lý tương tự.
Vì vậy, cũng như các quan hệ kinh tế khác, quan hệ hợp tác sử dụng
lao động giữa ta và các nước nay đều thông qua các Hiệp định chính phủ,
thpả thuận giữa ngành với ngành. Trong bối cảnh đó, cơ chế hợp tác sử dụng
lao động và chuyên gia theo mô hình nhà nước trực tiếp ký kết và tổ chức
thực hiện đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài.
Số lượng lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
trong thời kỳ này là gần 300.000 người, trong đó đi lao động ở 4 nước xã hội
chủ nghĩa (Liên Xô cũ, Cộng hoà dân chủ Đức cũ, Tiệp Khắc cũ và Bungari)
là 261.605 người; đi làm chuyên gia ở các nước Châu Phi là 7.200 người, đi
làm công nhân xây dựng ở Trung Đông khoảng 18.000 người, ngoài ra còn
có 23.713 thực tập sinh và học sinh học nghề tại các nước Đông Âu đã
chuyển sang lao động trong những năm 80.
Bảng 1. Số lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
(1980-1990)
LAO ĐỘNG PHÂN CHIA THEO KHU VỰC VÀ
NGÀNH NGHỀ
SỐ LƯỢNG
(người)
Tổng số 288.106
Bao gồm :
* Chuyên gia
* Lao động
Chia theo khu vực :
* Đi các nước XHCN
* Đi các nước ngoài XHCN
Chia theo ngành nghề :
* Cơ khí
* Công nghiệp nhẹ
* Hoá chất
* Công nghiệp thực phẩm
* Xây dựng và sản xuất vật liệu XD
* Nông, lâm nghiệp
* Các ngành khác
7.200
280.906
261.605
19.301
71.077
117.432
8.329
3.542
64.247
6.160
10.119
( Nguồn : Bản tin Việc làm ngoài nước - Số 6/1999)
11
Như vậy, hơn 10 năm hợp tác lao động với nước ngoài (1980 -1990)
ta đã thu được những kết quả đáng kể, song cũng còn một số tồn tại do hoàn
cảnh lịch sử lúc bấy giờ, do sự thiếu kinh nghiệm cũng như chưa có nghiệp
vụ chuyên môn và đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này. Nhưng
chính từ đây chúng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm vô cùng
quý báu để phát triển hoạt động xuất khẩu lao động cho giai đoạn sau.
b, Thời kỳ xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường (1991 – 6/2003)
Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu tiếp nhận lao động của ta đều xảy ra những biến động chính
trị lớn, dẫn đến sự thay đổi về thể chế chính trị và cơ chế kinh tế; ở nhiều
nước Châu Phi có chuyên gia ta làm việc cũng có khủng hoảng kinh tế,
chính trị; ở Irăc xảy ra chiến tranh. Vì vậy, phần lớn các nước này không còn
nhu cầu nhận tiếp lao động và chuyên gia Việt Nam, hoặc nếu có nhu cầu thì
cũng không nhận lao động và chuyên gia theo cơ chế như trước đây nữa.
Đồng thời, cơ chế quản lý kinh tế cua nước ta thời kỳ này đang từng bước
đổi mới chuyển dần sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước. Trước tình hình đó, nếu chúng ta không đổi mới cơ chế xuất khẩu thì
sẽ không đưa được lao động sang làm việc tại các khu vực mới, trong lúc ở
khu vực truyền thống ta có nguy cơ phải đưa về nước hàng loạt lao động và
chuyên gia khi vẫn chưa chuẩn bị được các điều kiện tiếp nhận và bố trí việc
làm, gây khó khăn và mất ổn định cho tình hình trong nước. Thực tiến khách
quan và chủ quan đặt ra yêu cầu bức bách là phải đổi mới cơ chế xuất khẩu
lao động và chuyên gia cho phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.
Một cơ chế mới về hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia được
hình thành, trong đó phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng
kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động. Nhà nước thống nhất quản lý xuất
khẩu lao động bằng các chính sách và quy định pháp lý. Các tổ chức kinh tế
thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thông qua các
hợp đồng cung ứng lao động ký với bên nước ngoài.
Trong thời gian đầu chuyển đổi sang cơ chế mới, do các doanh nghiệp
mới thoát ra khỏi sự bao cấp của Nhà nước nên gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ
trong việc tìm kiếm thị trường lao động ngoài nước; đôi khi thậm chí trông
chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước, chưa có sự chủ động
trong việc khai thác hợp đồng. Các thị trường chủ yếu tiếp nhận lao động
của ta lâu nay do những bíên động về chính trị, kinh tế, xã hội đã không còn
khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam như trước đây. Đối với thị trường
mới, ta còn chưa quen, thiếu nhiều thông tin, kinh nghiệm và kiến thức. Hơn
12
nữa, quan hệ đối ngoại trong môi trường quốc tế những năm đầu thập niên
90 (1991 -1993) chưa thuận lợi đối với ta. Trong tình hình đó, chỉ có một số
ít doanh nghiệp là ký hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài với số
lượng nhỏ, khoảng hơn 5000 lao động cho cả 3 năm này.
Những năm sau đó, các doanh nghiệp đã bước đầu có sự chủ động
trong nghiên cứu, tiếp thị và học tập kinh nghiệm từ các nước có truyền
thống xuất khẩu lao động và từng bước hoà nhập thị trường lao động quốc
tế. Cho đến nay, chúng ta đã tiếp cận và thâm nhập được vào thị trường lao
động thuộc trên 40 nước và khu vực trên thế giới như khu vực Đông và
Đông Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi; ngoài ra ta đang từng bước mở rộng thị
trường lao động đến một số đảo Nam Thái Bình Dương và khu vực Bắc Mỹ.
Số lượng lao động Việt Nam được đưa đi làm việc ở nước ngoài tăng
nhanh qua các năm kể từ năm 1994, có giảm đáng kể vào năm 1998 do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á nhưng lại đặc biệt
tăng mạnh từ thời điểm năm 1999 trở lại đây. Trong vòng hơn 12 năm qua,
Việt Nam có xấp xỉ 1/4 triệu người đi xuất khẩu lao động. Đặc biệt trong 6
tháng đầu năm 2003 ta đã đưa được 43.000 người đi xuất khẩu lao động, gần
bằng con số 46.122 người của cả năm 2002. Dự kiến trong năm nay ta sẽ
đưa được 5 vạn lao động và chuyên gia ra nước ngoài làm việc.
Bảng 2. Số liệu lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
(1991 - 06/2003)
Năm Số lượng (người)
1991 1.022
1992 816
1993 3.960
1994 9.230
1995 10.050
1996 12.660
1997 18.470
1998 12.240
1999 21.810
2000 31.500
2001 37.000
2002 46.122
06/2003 43.000
Tổng số 247.880
13
( Nguồn : Số liệu lưu trữ của Cục quản lý lao động với nước ngoài )
Thời kỳ này, số lượng người đi xuất khẩu lao động tăng mạnh qua
từng năm cho thấy sự đi lên về chất lượng cũng như nhận thức của người lao
động, sự cố gắng của Nhà nước cùng với sự vươn lên của các doanh nghiệp
xuất khẩu lao động. Hiện có gần 200 doanh nghiệp đã được Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động và đa
phần các doanh nghiệp này hoạt động khá hiệu quả. Các doanh nghiệp lớn
như : VINACONEX, LOD, VIETRACIMEX, SIMCO, SOVILACO bình
quân hàng năm đưa được 1000 – 2000 lao động ra nước ngoài làm việc.
Ngành nghề xuất khẩu lao động cũng rất đa dạng, có đến trên 30 ngành nghề
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như : xây dựng, cơ khí, giúp việc gia đình và
khán hộ công, điện tử, dệt may, chế biến thuỷ sản, dịch vụ, vận tải biển,
đánh bắt chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, tin học
v.v Số lao động nữ hiện nay chiếm khoảng hơn 25%, tập trung chiếm ưu
thế ở các lĩnh vực : dệt, may (69%), điện tử (80%), chăm sóc người bệnh và
giúp việc gia đình (94%). Xuất khẩu lao động của Việt Nam đang không
ngừng vươn lên ngang tầm các nước có truyền thống xuất khẩu lao động ở
Châu Á như Philippines, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh Tuy
nhiên, cần nhận thấy đây vẫn chỉ là những bước đi khởi đầu để tạo đà cho
các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam tiếp tục phấn đấu, mở rộng
thêm thị trường lao động và tăng số lượng cũng như chất lượng lao động
xuất khẩu trong thời gian tới.
Trong giai đoạn qua, bên cạnh việc góp phần giải quyết vấn đề việc
làm trong nước, xuất khẩu lao động còn mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể
cho đất nước. Lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập bằng ngoại tệ
có khả năng chuyển đổi thành ngoại tệ mạnh. Nguồn ngoại tệ này rất cần
thiết để xây dựng đất nước. Mức thu nhập của người lao động làm việc ở
nước ngoài thường cao hơn từ 6 – 10 lần thu nhập của người làm việc trong
nước. Mức thu nhập ròng hàng tháng (kể cả làm thêm giờ, sau khi đã trừ đi
chi phí sinh hoạt ngoài nước) bình quân đầu người khoảng 350USD/người.
Như vậy, với gần 250.000 lao động đã đưa đi, trung bình mỗi hợp đồng làm
việc là là 2 năm thì tổng số tiền được chuyển về cho đất nước ước tính
khoảng 2,8 tỷ USD. Chỉ tính riêng trong năm 2001, tổng số tiền lao động
Việt Nam làm việc ở nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau gửi về
nước đã đạt 1,3 tỷ USD. Đó là khoản thu lớn góp phần tăng nguồn thu ngoại
tệ cho đất nước, phục vụ thiết thực cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại
hoá nước nhà.
14
Tuy nhiên cần nhận thấy hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta
cũng còn nhiều bất cập, nhiều tồn tại cần khắc phục. Đầu tiên phải kể đến
công tác quản lý xuất khẩu lao động chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu
thực tế. Chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp xuất
khẩu lao động với các cơ quan chức năng trong việc quản lý và chỉ đạo triển
khai thực hiện các hợp đồng lao động. Việc tuyển chọn và làm thủ tục cho
lao động dù đã có sự cải thiện nhiều trong những năm qua nhưng hiện vẫn
còn qua rất nhiều khâu trung gian nên người lao động phải mất nhiều thời
gian và chi phí bất hợp lý. Cá biệt vẫn có tình trạng lừa đảo, thu tiền bất
chính từ người lao động. Thêm vào đó, công tác đào tạo chuẩn bị nguồn lao
động trước khi đi cũng như quản lý lao động tại nước đến chưa được sự
quan tâm đúng mức từ phía doanh nghiệp, lao động trình độ tay nghề, trình
độ ngoại ngữ còn yếu, ý thức chấp hành nội quy và pháp luật nước sở tại rất
kém, dẫn đến tình trạng tỷ lệ lao động phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm
việc hay bị trả về nước do không đạt yêu cầu còn cao. Đây là những vấn đề
bức thiết mà chúng ta cần phải khắc phục và phải khắc phục nhanh để hoạt
động xuất khẩu lao động của nước ta thực sự đạt đến hiệu quả kinh tế - xã
hội tương xứng với tiềm năng và cơ hội của mình.
III – Vị trí, vai trò của khu vực thị trường các nước Đông và Đông Nam Á
đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước ta.
1, Các thị trường xuất khẩu lao động hiện nay của nước ta.
Bước sang thời kỳ xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường, chúng ta
đã mất hầu hết các thị trường hợp tác lao động truyền thống trước đây, song
bằng nỗ lực của chính mình, ta đã tiếp cận mở thêm và phát triển được nhiều
thị trường xuất khẩu lao động mới. Trong vòng hơn 10 năm qua, ngành xuất
khẩu lao động nước ta đã đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại trên 30 thị
trường thuộc nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Các thị trường tiếp nhận lao động chủ yếu của nước ta hiện nay có thể
phân thành bốn khu vực thị trường bao gồm : khu vực thị trường Trung
Đông, khu vực thị trường Châu Phi, khu vực thị trường trên biển và khu vực
thị trường Đông và Đông Nam Á.
a, Khu vực thị trường Trung Đông :
15
Trung Đông là một trong những khu vực thu hút số lượng lao động
lớn nhất trên thế giới thường xuyên có khoảng 9 -10 triệu lao động ngoại
quốc làm việc tại các thị trường này) với các ngành nghề đa dạng : xây
dựng,
dầu khí, cơ khí, dệt may, giúp việc gia đình và chuyên gia các ngành. Khu
vực này có điều kiện làm việc rất khó khăn, khí hậu và môi trường sinh hoạt
rất khắc nghiệt, công việc chủ yếu làm ngoài trời nắng nóng, tiền lương thấp
(100 – 150 USD/tháng đối với lao động tay nghề thấp và 200 – 300
USD/tháng đối với công nhân kỹ thuật, kỹ sư, cán bộ quản lý) nhưng phải
chịu nhiều loại thuế, phong tục tập quán đạo Hồi nghiêm ngặt.
Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đã đưa lao động
xây dựng, dệt may sang Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) với
số lượng không nhiều (tổng cộng khoảng gần 2000 người). Ngoài ra, một vài
doanh nghiệp khác đã nhận thầu công trình xây dựng ở Kuwait cũng đã đưa
lao động sang đây nhưng do chưa có kinh nghiệm tổ chức thi công và quản
lý lao động ở nước ngoài nên hoạt động chưa có mấy hiệu quả.
Tổng số lao động ta đã đưa sang thị trường Trung Đông từ năm 1991
– 2001 là 2.927 người, nhưng từ đầu năm 2002 đến nay ta không có thêm
lao động nào tại thị trường này.
b, Khu vực thị trường Châu Phi :
Ở Châu Phi có một số quốc gia có nhu cầu nhận lao động nước ngoài.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ta chủ yếu chỉ đưa lao động sang
Libya. Đây là thị trường tiếp nhận lao động tương đối ổn định của ta. Cho
đến nay, bằng hình thức cung ứng trực tiếp và cung ứng qua nước thứ ba, ta
đã đưa được trên 10.000 lượt lao động sang Libya làm việc trong lĩnh vực
xây dựng. Song do mức lương ở đây không cao (150 -200 USD/tháng), điều
kiện làm việc và sinh hoạt lại hết sức khắc nghiệt nên thị trường gần đây
không tỏ ra hấp dẫn người lao động.
Ngoài ra, tại một số nước Châu Phi khác tuy có tỷ lệ lao động cao
nhưng vẫn có nhu cầu nhận nhiều lao động nước ngoài cho các công trình
xây dựng. Các doanh nghiệp ta có khả năng đưa được số lượng lớn lao động
thông qua các công ty quốc tế thắng thầu ở khu vực này.
16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét