Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014
Hoàn thiện lưu chuyển hàng xuất khẩu và xác đinh kết quả tại Công ty xuất nhập khẩu nông lâm sản và vật tư nông nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
triển của ngành. Chính vì thế việc nhập khẩu các trang thiết bị nông nghiệp là
một cách làm giúp nền nông nghiệp Việt Nam bắt kịp với sự phát triển của
thế giới.
Do chúng ta là nước xuất khẩu nông sản đúng thứ hai trên thế giới nên
nhiều thị trường đã biết đến và ưa chuộng sản phẩm nông nghiệp. Đây là cơ
hội lớn cho việc tìm kiếm thị trường của công ty. Với đội ngũ cán bộ có trình
độ đại học và có nhiều hiểu biết về lĩnh vực xuất nhập khẩu chúng ta có
quyền hy vọng ở một sự phát triển mạnh mẽ của công ty cũng như của ngành
nông nghiệp.
1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
1.2.1. Đặc điểm ngành nghề, thị trường, sản phẩm của công ty
XNKNLS&VTNN
1.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ
Công ty là một đơn vị trực thuộc của tổng công ty xây dựng nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty có chức năng xuất nhập khẩu. Công
ty thực hiện ngành nghề kinh doanh được tổng công ty giao như sau:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực, nông lâm sản (mủ cao su, cà phê,
tiêu, hạt điều, tinh bột sắn, đậu các loại, gỗ tinh chế, gỗ xây dựng…)
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho xây dựng, thiết bị
máy móc phục vụ nông nghiệp và thủy lợi.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng gốm sứ và thủy hải sản.
Như vậy công ty cần thực hiện nhiệm vụ sau:
- Tham mưu tư vấn cho hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty
về định hướng chiến lược phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu.
Lê Thị Thủy –Kế toán 46D
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tiếp thị, tìm kiếm thị trường và sản phẩm kinh doanh xuất nhập khẩu cho
Tổng công ty và công ty;
- Được tổng công ty ủy nhiệm ký các hợp đồng kinh tế do công ty chủ động
tìm kiếm.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh một số ngành nghề có trong nhiệm vụ và
giấy phép kinh doanh của Tổng công ty như đã nêu ở trên.
Những chức năng nhiệm vụ của công ty có ảnh hưởng gì tới đặc điểm
sản phẩm và thị trường, Chúng ta sẽ xem xét vấn đề này ở phần dưới đây.
1.2.1.2.Đặc điểm về ngành nghề, sản phẩm và thị trường của công ty
Công ty XNK NLS & VTNN thực hiện việc thu mua nông lâm sản,
chế biến một số loại vật liệu và thực hiện xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
Chính vì thế công ty vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất vừa là trung gian trao
đổi hàng hóa như một doanh nghiệp thương mại.
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Công ty là nông sản thô như
mủ cao su, cà phê, tiêu, hạt điều , và chỉ sản xuất một sản phẩm đó là tinh
bột sắn.
Thị trường đầu vào của doanh nghiệp khá rộng lớn vì sản phẩm kinh
doanh là khá đa dạng. Tuy nhiên những sản phẩm nông nghiệp chỉ tập trung ở
phía Bắc, Phía Nam và vùng Tây Nguyên. Công ty chỉ đặt trụ sở giao dịch tại
Hà Nội còn hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu diễn ra tại các chi nhánh
trải dài từ Bắc vào Nam của công ty. Hiện nay, tuy đặt các cơ sở tại các vùng
nguyên liệu nhưng công ty không trực tiếp đi thu mua mà chỉ thông qua đại
lý.
Thị trường đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp gồm thị trường nước
ngoài khi công ty xuất nông sản và thị trường trong nước khi công ty nhập
thiếp bị nông nghiệp về. Thị trường nước ngoài, chủ yếu là các nước phát
triển như Trung Quốc, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc… Ngoài ra vẫn có một thị
Lê Thị Thủy –Kế toán 46D
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trường khá tiềm năng mà doanh nghiệp đang khai thác là Châu Phi. Công ty
nhập khẩu các thiết bị dùng cho trồng trọt, chăn nuôi như máy cày, máy bừa,
máy bơm nước, máy gặt… Thị trường trong nước của doanh nghiệp chủ yếu
là các tỉnh phía nam và vùng Tây Nguyên. Tại các vùng đó người nông dân
thực hiện trồng cây công nghiệp với diện tích khác lớn nên sẽ có điều kiện để
áp dụng những thiết bị tiên tiến. Và một tương lai không xa mà chúng ta có
thể nhận thấy được rằng ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ cơ giới hóa toàn bộ,
đây là cơ hội lớn cho việc nhập khẩu thiết bị nông nghiệp.
Vậy có những thách thức và cơ hội gì tác động đến quá trình kinh
doanh của công ty? Ngành nông nghiệp Việt Nam thực sự còn lạc hậu, nhiều
vùng vẫn có tập quán sản xuất manh mún, chính vì thế mà sẽ còn rất nhiều
chỗ đứng cho vật tư thiết bị nông nghiệp nhập khẩu. Và như đã đề cập ở trên
thì sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã có chỗ đứng trên trường Quốc tế,
công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc quảng bá sản phẩm. Nhưng với thói quen
được trợ cấp của nhà nước, công ty sẽ cần phải nổ lực rất lớn có thể đứng
vững trên thị trường và đối mặt với những khó khăn, thách thức. Hiện tại Việt
Nam cũng có rất nhiều công ty xuất khẩu nông sản và các nước như Thái Lan,
Mỹ là những đối thủ nặng ký. Thêm vào đó sản phẩm nông sản có chất lượng
còn chưa cao cũng là một thách thức không nhỏ cho việc xuất khẩu nông sản
của công ty.
1.2.2. Tình hình tài chính của công ty
Đất nước chúng ta đã và đang thay da đổi thịt từng ngày nhờ sự hội
nhập nền kinh tế. Các ngành nghề kinh doanh vì thế mà đã có những đóng
góp quan trọng vào thu nhập quốc doanh. Hoạt động xuất nhập khẩu của nước
ta trong những năm vừa qua cũng trở nên sôi nổi.
Tuy mới được tách ra từ tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát
triển nông thôn nhưng doanh nghiệp đã có bước đi vững chắc trong những
Lê Thị Thủy –Kế toán 46D
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
năm hoạt động vừa qua. Doanh nghiệp không chỉ bảo tồn được lượng vốn do
tổng công ty giao mà còn làm ăn có lãi góp phần vào sự phát triển chung của
đất nước. Để thấy rõ hơn về sự thay đổi này chúng ta sẽ xem xét kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty trong hai năm vừa qua:
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
+/- %
Doanh thu thuần (tỷ đồng) 399 413 14 3.51
Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 3 4 1 33.33
Doanh thu của công ty bao gồm hoạt động bán hàng và cung cấp dịch
vụ, hoạt động tài chính, doanh thu khác. Nhưng doanh thu từ hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Từ bảng trên ta nhận thấy
rằng, doanh thu thuần của công ty chỉ tăng lên 3.51% mà lợi nhuận sau thuế
lại tăng 33.33%. Điều này thể hiện công ty đang thực hiện hoạt động có hiệu
quả và có thể giảm được chi phí.
Tuy nhiên vẫn có điểm cần lưu ý ở chỗ, Công ty không có nguồn vốn
riêng mà được sự bảo lãnh của Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát
triển nông thôn. Chính vì điều đó mà công ty càng phải có trách nhiệm nặng
nề trong việc tạo ra doanh thu trả được nợ và có phần thặng dư. Khi được sự
bảo lãnh từ Công ty mẹ thì công ty xuất nhập khẩu nông lâm sản và vật tư
nông nghiệp có thể tăng thêm được uy tín vì có sự bảo trợ. Nhưng điều này
cũng lại làm cho công việc kinh doanh chậm hơn, công ty con sẽ phải trình
bày phương án kinh doanh của mình cho công ty mẹ xem xét sau đó mới
quyết định đứng ra bảo lãnh cho việc vay vốn. Mức độ bảo lãnh có ảnh hưởng
tới số vốn mà doanh nghiệp có thể được vay. Như thế sẽ làm ảnh hưởng đến
những hoạt động cần có sự nhanh chóng. Điều này là một bất lợi lớn trong sự
Lê Thị Thủy –Kế toán 46D
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cạnh tranh tốc độ như bây giờ. Mọi cơ hội có thể tuột khỏi tày doanh nghiệp
một các nhanh chóng.
Nhìn lại kế quả hoạt động kinh doanh trong một vài năm qua của công
ty xuất nhập khẩu nông lâm sản và vật tư nông nghiệp: Trong hơn 20 năm đổi
mới Việt Nam đã có những sự thay đổi vượt bậc. Cùng với sự với sự phát
triển của đất nước hoạt động xuất nhập khẩu cũng có dịp bùng nổ. Công ty là
một ví dụ minh chứng, từ những năm còn là bộ phận của tổng công ty, xuất
nhập khẩu đã đem lại doanh thu lớn cho tổng công ty. Giờ đây là một doanh
nghiệp tự làm ăn trên năng lực của bản thân mình, trong hai năm qua doanh
nghiệp đã duy trì và tăng doanh thu xuất nhập khẩu góp một phần giá trị vào
sự nghiệp phát triển đất nước. Năm 2006 doanh nghiệp đạt hơn 3.000 trđ,
năm 2007 doanh nghiệp đạt hơn 4.000 trđ. Như vậy doanh nghiệp đang hoạt
động có hiệu quả và thực hiện tốt nhiệm vụ do tổng công ty. Với đà phát triển
như vậy trong những năm tới doanh nghiệp sẽ có triển vọng mang lại nguồn
lợi lớn cho nền kinh tế nước nhà. Việt Nam đã tham gia WTO hơn một năm,
đây là cơ hội và cũng là một thách thức lớn cho công ty. Công ty cần vạch rõ
chiến lược hoạt động để có thể đứng vững và phát triển.
1.2.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
1.2.3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Khách hàng của doanh nghiệp thường là những ông chủ khó tính có yêu
cầu cao về chất lượng. Có khi sản phẩm xuất khẩu bị kiểm tra về dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật quá mức độ cho phép và không được xuất đi. Để đảm
bảo uy tín và hoạt động kinh doanh được hiệu qủa công ty đã sử dụng những
thiết bị kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn Châu Âu. Ngoài ra thiết bị chế
biến của công ty cũng phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ví dụ như khi
xuất khẩu hạt cà phê chưa qua chế biến thì công ty cũng cần phải đảm bảo độ
ẩm thấp hơn mức tối đa có thể chấp nhận được của hạt cà phê, trong khi đó
Lê Thị Thủy –Kế toán 46D
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
việc thu mua cà phê của các hộ nông dân khác nhau sẽ có phẩm chất khác
nhau. Chính vì thế công ty cần phải thực hiện biện pháp phân loại chất lượng
và sấy khô trước khi đem đi xuất khẩu.
1.2.3.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh
Tổ chức sản xuất :
Nhiệm vụ của doanh nghiệp là xuất khẩu nông lâm sản, công ty hầu
hết xuất khẩu nông sản thô và chỉ có một nhà máy chế biến tinh bột sắn. Dù là
xuất khẩu thô hay sản xuất thì phải dựa trên các hợp đồng xuất khẩu và nhu
cầu thị trường. Để sản xuất thành công, công ty đã thực hiện các công việc
sau:
- Lập kế hoạch
- Thu mua nguyên liệu
- Thực hiện sản xuất
Dựa trên hợp đồng xuất khẩu và kế hoạch của công ty, dựa trên điều
kiện thực tế của doanh nghiệp, giám đốc nhà máy cùng bộ phận kế toán, kế
hoạch thực hiện lập kế hoạch sản xuất phù hợp cho nhà máy.
Bộ phận thu mua có nhiệm vụ thu mua nguyên liệu trên địa bàn Đắc
Nông và các vùng lân cận. Trên thực tế nông sản Việt Nam thường bị xem là
có chất lượng kém hơn nhiều nước xuất khẩu nông sản khác. Chính vì thế
công ty đã tổ chức một bộ phận có am hiểu về chất lượng nông sản đến các
khu thu mua thực hiện kiểm tra chất lượng nông sản để kết quả sản xuất có
hiệu quả.
Bộ phận sản xuất sẽ sử dụng công nghệ để chế biến tinh bột sắn. Thông
thường việc sản xuất của công ty dựa trên các hợp đồng đã có sẵn.
Lê Thị Thủy –Kế toán 46D
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.1: sơ đồ tổ chức sản xuất
Tổ chức kinh doanh:
Các chi nhánh của công ty có 2 nhiệm vụ:
- Xuất khẩu nông sản.
- Nhập khẩu và tiêu thụ vật tư nông nghiệp
Công ty thực hiện hình thức xuất khẩu nông lâm sản là xuất khẩu trực
tiếp. Công ty tự động tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của công ty. Sau khi
có được những hợp đồng thì bộ phận lập kế hoạch sẽ lập kế hoạch và chuyển
cho các bộ phận có liên quan, ngoài ra bộ phận lập kế hoạch còn phải dựa trên
việc sản xuất kinh doanh của năm trước và dự đoán tình hình thị trường trong
năm để quyết định số lượng, chất lượng trong mỗi hợp đồng ký kết. Công
việc này nhằm tránh trường hợp công ty có thể ký được hợp đồng rồi nhưng
Lê Thị Thủy –Kế toán 46D
GD, PGĐ,
Trưởng đơn vị
BP kế hoạch
Thông tin phản hồi
BP cung ứng thu mua
BP kế toán
Cc tài chính Trao đổi KH
Chính sách chung
BP sản xuất, kinh
doanh
Cc thông tin tài chính
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
không thể thu mua được những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng dẫn
đến tình trạng mất uy tín. Bộ phận kế hoạch xuất nhập khẩu còn thực hiện
việc vận chuyển hàng hóa đi xuất khẩu và nhập hàng về cảng cũng như
chuyên trở tới các cơ sở của công ty.
Bộ phận cung ứng sẽ thực hiện việc thu mua. Tuy nhiên việc thu mua
nhiều khi không phụ thuộc vào hợp đồng bởi nguyên liệu của doanh nghiệp
hầu như là có theo thời vụ nên công ty phải có kế hoạch thu mua theo vụ nông
nghiệp kịp thời. Sau đó, những nông sản, lâm sản được vận chuyển về các cơ
sở của công ty gần đó nhất để chế biến sơ qua như sấy khô, bóc vỏ…
Bộ phận kế toán thực hiện phối hợp với các bộ phận khác để thông báo
cho các bộ phận khác về tình hình tài chính. Ngoài ra bộ phận kế toán còn
liên hệ với các ngân hàng để thực hiện thanh toán L/C.
Việc nhập khẩu hàng cũng dựa trên kế hoạch do công ty định sẵn.
Thông thường giá nhập khẩu thường là CIF. Sau khi hàng hóa được nhập về
sẽ được chuyển tới các văn phòng đại diện để thực hiện phân phối trên toàn
quốc. Nhìn chung việc kinh doanh cũng được thực hiện theo quy trình của
việc sản xuất nhưng không có giai đoạn sản xuất.
Lê Thị Thủy –Kế toán 46D
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh
1.3.1. Sơ độ bộ máy quản lý
Bộ máy quản trị được tổ chức như sau:
Sơ đồ 1.2: sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản trị của doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình trực
tuyến - chức năng. Theo mô hình này bộ phận chức năng chỉ có quyền tham
mưu mà không có quyền ra quyết định đối với bộ phận chỉ huy và các cấp
lãnh đạo của tuyến. Tuy rằng ngày nay các trang thiết bị hiện đại như điện
thoại, máy fax, máy in giúp cho việc quản lý trở nên đơn giản, nhanh chóng
hơn. Nhưng nhược điểm của mô hình này là các bộ phận chức năng muốn ký
giấy tờ phải được thừa lệnh của giám đốc dưới một mức độ nào đấy vẫn ảnh
hưởng đến tiến độ hoạt động cũng như việc ra quyết định quản trị của toàn
Lê Thị Thủy –Kế toán 46D
P.GĐ
P.Tổ chức hành
chính
P. Kế hoạch
XNK
P.Cung ứng thu
mua
P.Tài chính kế
toán
GĐ
Nhà
máy
chế
biến
tinh
bột
sắn
Đắc
Nông
Văn
phòng
đại
diện
công
ty
tại
TP
HCM
Văn
phòng
đại
diện
công
ty tại
Đắc
Nông
Văn
phòng
đại diện
công ty
tại miền
trung
Tây
nguyên
Văn
phòng
đại
diện
công
ty tại
Móng
Cái -
Quảng
Ninh
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
doanh nghiệp. Việc bố trí các tuyến thì doanh nghiệp tổ chức theo mô hình
địa bàn kinh doanh. Theo mô hình này, các vùng địa dư trở thành cơ sở nền
tảng cho việc nhóm các hoạt động của một tổ chức. Doanh nghiệp đã chia
hoạt động của mình và thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nhiều vùng
địa lý khác nhau của đất nước. Việc này cho phép công ty đáp ứng được yêu
cầu của khách hàng theo từng vùng miền và giảm được chi phí vận chuyển.
Một cơ cấu theo địa dư cho phép kiểm soát tốt hơn việc thực hiện chức năng
riêng biệt của mỗi tuyến. Thêm vào đó bộ phận chức năng của từng tuyến có
thể tập trung vào việc phát triển hoạt động của tuyến mà họ tham gia công tác.
Vì thế doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế về quy mô trong việc mua và
phân phối, giảm bớt những vấn đề phối hợp và thông tin. Theo mô hình này,
thị trường của doanh nghiệp không chỉ trên một địa bàn mà là trên các địa bàn
khác nhau. Như vậy ưu điểm của mô hình này là có thể đề ra các nhiệm vụ và
chương trình sản xuất theo đặc điểm nhu cầu của thị trường cụ thể; có thể
tăng hoạt động của các bộ phận chức năng và hướng hoạt động này vào thị
trường cụ thể; thuận tiện đào tạo cán bộ quản trị chung, am hiểu từng thị
trường. Nhưng mô hình này còn chứa đựng các vấn đề như khó duy trì hoạt
động thực tế trên chiều rộng của doanh nghiệp một cách nhất quán; đòi hỏi có
nhiều cán bộ quản trị hơn; công việc có thể bị trùng lặp; khó duy trì việc đề ra
quyết định và kiểm tra một cách tập trung.
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
Nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các phòng ban của
doanh nghiệp được phân nhiệm vụ phù hợp với chức năng của mình. Điều
này có thể khắc phục được sự chồng chéo của các quyết định cũng như công
việc.
• Phòng tổ chức hành chính: Phòng này có nhiệm vụ tiếp nhận các chính
sách cấp trên để thực hiện trên toàn doanh nghiệp. tổ chức quản lý các hoạt
Lê Thị Thủy –Kế toán 46D
14
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét