Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Truyện kể các nhà bác học Sinh học 2

với tốc độ đó máu có thể tự tạo ra hoặc tự phân giải. Rõ ràng máu phải từ
động mạch sang tĩnh mạch ở chỗ nào đó bên ngoài tim mà mắt thường ta
không nhìn thấy được những mạch nhỏ nối tiếp. Sau khi giả thiết có những
mạch nối tồn tại thì rất dễ hiểu là tim phải nhiều lần bơm một khối lượng
máu qua các nấc: Tĩnh mạch tim động mạch tĩnh mạch tim động
mạch tĩnh mạch tim
Năm 1628, một nhà xuất bản ở nước Ý chủ động viết thư cho Harvey trình
bày nguyện vọng là chịu mọi phí tổn, xin xuất bản cuốn sách: Về sự hoạt
động của máu và tim ở động vật mà Harvey đã phải bỏ ra tâm huyết hơn 20
năm để hoàn thành. Mặc dù cuốn sách không dày ( vẻn vẹn chỉ có 72 trang )
và vẻ bề ngoài khiêm tốn, nhưng cuốn sách đã mở ra một thời kỳ mưa bão -
làm nên cuộc cách mạng hoàn toàn trong lịch sử sinh học.
Nghiên cứu của Harvey là sự thể hiện ý đồ nghiêm chỉnh đầu tiên về quan
điểm mới đối với sinh học. Harvey đã đánh đổ học thuyết của Galen, và đặt
nền tảng cho sinh lý học hiện đại ( chúng ta lưu ý sự tính toán của Harvey về
khối lượng máu đi qua tim là ý định nghiêm chỉnh đầu tiên nhằm ứng dụng
toán học vào sinh học).
Lẽ tất nhiên, các thầy thuốc là những người gắn bó với trường phái cũ đã
công khai chống lại Harvey nhưng họ không thể chống lại những sự thật
khách quan . Ðến thời gian khi Harvey trở về già thì tuần hoàn máu của ông
mới được giới các nhà sinh học thừa nhận chúng mặc dù người ta chưa phát
hiện được mao quản nối liền động mạch với tĩnh mạch. Như vậy, các nhà
bác học châu Âu đã dứt khoát vượt qua giới hạn sinh học cổ điển và không
bao giờ quay trở lại nữa.
Không còn nghi ngờ gì nữa, phát minh của Harvey là dẫn chứng có ích cho
chủ nghĩa duy vật máy móc. Thật ra có thể cho rằng tim là một loại máy
bơm, còn sự vận chuyển của máu tuân theo những định lý học về chuyển
động của chất lỏng. Nếu như vậy thì giới hạn của vấn đề là ở đâu? Phải
chăng người ta có thể giả thiết là tất cả những phần còn lại trong cơ thể sống
chỉ là một bộ tập hợp của các hệ thống cơ học phức tạp và có liên quan lẫn
nhau hay không?
Ðiểm yếu nhất trong lý thuyết tuần hoàn máu cuả Harvey là không thấy
được mối liên quan giữa động mạch và tĩnh mạch. Ông chỉ giả thiết có sự
nối tiếp tương tự, nhưng do kích thước của các mao quản nối với nhau rất
nhỏ nên không thể nhìn thấy được. Vào cuối đời của Harvey vấn đề này vẫn
5
chưa được giải qưyết, và có lẽ nó vẫn tiếp tục tồn tại nếu như loài người chỉ
dùng mắt thường để quan sát sự vật.
6
Andre Vesalius (1514 - 1564)
Năm 1543 còn xuất hiện một cuốn sách nữa rất cách mạng đối với sinh học,
được coi như là cuốn sách của Côpecnic đối với vật lý học. Cuốn sách với
nhan đề Về cấu tạo nhân thể, tác giả của cuốn sách đó là Andre Vesalius
(1514 - 1564) nhà giải phẩu học lớn nhất của thời phục hưng ( ông tổ của
giải phẩu học hiện đại ).
a. Sơ lược về tiểu sử của Vesalius:
Ông sinh vào ngày 1 tháng 1 năm 1514 ở Bruselles (Bỉ). Cha của ông là
dược sư của Hoàng Ðế Charles thứ V. Thuở nhỏ chịu ảnh hưởng của cha
Vesalius rất thích nghiên cứu tự nhiên, nhất là nghiên cứu động vật nhỏ. Ông
thường theo cha học cách phẩu thuật chó, thỏ, chim, chuột nên đã học được
nhiều tri thức và kỹ năng thuộc lãnh vực giải phẫu. Ông học ở Hàlan theo
truyền thống nghiêm khắc của trường phái Galen. Ông luôn luôn giữ cho
mình một tình cảm tôn kính sâu sắc với Galen. Sau khi tốt nghiệp 1533 ông
tới Paris học Y. Khi đó Paris là trung tâm tư tưởng văn nghệ phục hưng của
Châu Âu, không khí học thuật rất sôi động, tư tưởng của mọi người cũng rất
tự do phóng khoáng, mới mẻ, thoải mái. Ðiều đó ảnh hưởng rất lớn đối với
cuộc đời Vesalius.
7
b. Công trình khoa học của Vesalius::
Vào thời đó tôn giáo thần học còn chiếm địa vị tuyệt đối. Giáo hội thời kỳ
này cấm chỉ giải phẩu thi thể người, cho rằng giải phẩu thi thể người là mạo
phạm thần linh, là đại nghịch, vô đạo, gây trở ngại nghiêm trọng tới sự phát
triển của khoa học . Do đó, Vesalius chỉ có thể giấu giếm giải phẩu thi thể,
tìm ngàn phương, trăm kế trốn tránh sự chú ý của giáo hội.
Lòng mong mỏi cầu học mãnh liệt, cộng thêm nỗi hiếu kỳ, đã khiến ông
quên nỗi nguy hiểm tới tính mạng nhiều lần nấp trốn cảnh vệ, trong những
đêm trời tối đen như mực, mò tới các bãi hành hình, bãi tha ma, vượt qua
hàng đàn chó đói, lấy trộm thi thể, mang về nhà mình tiến hành giải phẩu
suốt đêm. Cứï như thế Vesalius đã lấy trộm không biết bao nhiêu thi thể và
thức trắng bao nhiêu đêm để bí mật giải phẩu. Cuối cùng nắm vững đích xác
rất nhiều tri thức giải phẩu cơ thể người không hề ghi trong sách vở. Ðến
mức ông có thể nhắm mắt cũng có thể rất nhanh nhận ra là loại xương nào
mà người ta đặt vào bàn tay ông. Cấu tạo của các bộ phận nội tạng, bắp thịt,
thần kinh, huyết quản, ông cũng rất quen thuộc.
Vesalius không nghĩ như các thầy giáo của ông là hoàn toàn tuân theo lý
luận của Galen Thời đó, ở các viện y học, người ta dạy là dạy giải phẩu học
về chó, về lợn, mà không phải là dạy giải phẩu học về người. Cần biết rằng
đối tượng nghiên cứu y học là người; chỉ có thú y mới nghiên cứu chó, lợn
Nhưng, có một số người vẫn ngang nhiên cho rằng cấu tạo của con người và
chó, lợn là không sai khác bao nhiêu, và ở viện y học rất hiếm khi được giải
phẩu thi thể; khi giải phẩu các giáo sư thường không cho học sinh nhìn rõ.
Hễ khi phát hiện chỗ nào không giống với lý luận mà Galen đã viết thì họ cố
ý lập lờ, không dám nói rõ, sợ nói ngược với quan điểm của Thánh thư!.
Ông không mê tín nhân vật uy quyền và sách vở, chỉ xem trọng thực tiễn.
Năm 1543, giáo sư Vesalius 28 tuổi, đã cho xuất bản cuốn sách Bàn về cấu
tạo cơ thể người. Trong sách ông chỉ ra những sai lầm trong sách của Galen.
Khi đó, trên giảng đường đại học, ông thường vừa giảng, vừa giải phẩu thi
thể người khi giảng về cấu tạo cơ thể người, làm sinh viên nhận ra đâu là
thật đâu là giả trong trước tác của Galen. Các buổi lên lớp của ông thường có
tới hơn 400 - 500 người tham dự, ngồi chật cả hội trường.
Ðương nhiên, Vesalius đã bị công kích kịch liệt của thế lực giáo hội, và giáo
hội không dung tha ông. Họ chưởi ông là kẻ bổ báng thần linh. Ngay thầy
giáo xưa của Vesalius cũng phản đối ông.
8
Ví dụ: Galen cho rằng xương chân lớn của người nói rằng nó là thẳng thì
thầy giáo của ông tuy không thể phủ nhận sự thật đó, nhưng lại nói để phủ
định: - Việc xương chân lớn của người hiện nay là thẳng quả rõ là không
phù hợp với sách vở của Galen, nhưng đó là kết quả của con người hiện đại
mặc quần ống hẹp mà thôi!
Công việc của Vesalius luôn bị công kích rất mạnh bởi những người theo
thuyết giáo của tôn giáo.
Ví dụ, Thánh kinh nói Thượng Ðế sáng tạo ra trời, Ðất, Ngày và Ðêm. Mặt
Trăng, Mặt Trời và các vì sao, lại sáng tạo ra động vật, thực vật. Cuối cùng
Thượng Ðế dùng đất bùn tạo ra con người, đầu tiên tạo ra một người nam là
Adam, và sau đó là từ chiếc xương sườn của người đàn ông tạo ra một người
nữ là Eva để làm vợ Adam, từ đó con cháu họ ra đời, thành loài người.
Theo cách thuyết giáo như vậy thì suy ra bộ xương của nam giới phải kém
nữ giới một xương. Còn theo thực tiễn giải phẩu của Vesalius, với số lượng
rất lớn sự thực chứng minh, số xương của người nam và người nữ là như
nhau đều là 26 chiếc. Sự thực hùng hồn đó đã giáng một đòn chí mạng vào
Thánh kinh của tôn giáo. Sau này Lenin cũng đã rút ra cho chúng ta một bài
học kinh nghiệm trở thành chân lý không thay thế được Từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Sau khi xuất bản cuốn sách đó, cuộc đời của Vesalius lâm vào tình cảnh bất
hạnh. Vesalius vốn trông đợi sự đồng tình ủng hộ của giới y học đương thời,
nhưng sự thật đã ngược lại với mong muốn đó. Nhiều bác sĩ cũng đã phản
đối kịch liệt, ủng hộ uy quyền của Galen đã dựng lên từ thời cổ đại. Thầy
giáo của ông gọi ông là kẻ dị giáo, loạn thần kinh(!) và biểu thị thái độ đấu
tranh với ông đến cùng. Sự công kích từ mọi phía gây khó khăn cho ông
càng lúc càng nghiêm trọng, khiến ông tuyệt vọng, phẫn chí tới mức hủy hết
những tư liệu nghiên cứu đã bỏ ra bao tâm huyết tích lũy nhiều năm, và rời
bỏ chức vị giáo sư đại học. Từ đấy, ông trở nên trầm tư, khổ não, không
quan tâm gì đến sự nghiệp nữa
Cho dù đã như thế, nhưng kẻ phản đối ông trong giới khoa học và giới tôn
giáo quyền uy căm thù sự phát triển khoa học, vẫn không chịu buông tha
ông. Chúng thu thập tài liệu, luận tội trạng, cuối cùng vào năm 1563 lôi ông
ra tòa án tôn giáo kết án ông phải chịu tử hình!
Về sau vị hoàng Ðế Bỉ nghĩ ngợi thế nào mà đã miễn tội chết cho ông, đổi
9
thành án phải đi lưu đày đến Palextin. Ông mất năm 1564 ở đảo Zante, lúc
mới 50 tuổi!
Suốt đời Vesalius đi tìm chân lý, hiến thân tất cả cho giải phẩu học, y học.
Ông đấu tranh bất khuất với mê tín, tôn giáo, thần học. Thành tựu khoa học
của ông đã làm ông trở thành người đặt nền móng cho giải phẩu học hiện
đại, dược nhiều người tôn vinh là ông tổ của giải phẩu học hiện đại.
Giáo hội có thể bức hại Vesalius nhưng ngăn trở không nổi trào lưu thời đại
về nhận thức cơ thể của con người. Chân lý khoa học vẫn phát triển về phía
trước cho dù gặp gian nan, gập ghềnh, khúc khuỷu. Sau khi ông chết nhà
khoa học người Anh William Harvey (1578 - 1675) đã tiếp tục thăm dò,
khám phá và cuối cùng triệt để lật đổ thuyết của Galen. Chân lý khoa học đã
giành được thắng lợi cuối cùng.
10
Luis Pasteur (1822-1895) [/h2]
Louis Pasteur sinh ngày 27/12/1882 ở Dole, một vùng của Jura, Pháp. Khám
phá của ông cho rằng hầu hết các bệnh nhiễm trùng là do những mầm bệnh,
mang tên "lý thuyết về mầm bệnh", là một trong những khám phá quan trọng
nhất trong lịch sử y học. Sự nghiệp của ông trở thành nền móng cho ngành
vi sinh, và là cột mốc đánh dấu bước ngoặt của y học hiện đại.
Tóm tắt những đóng góp to lớn của Pasteur cho vi sinh và y học: Thứ nhất,
ông đấu tranh đòi thay đổi thực hành trong bệnh viện để giảm thiểu lây lan
bệnh do vi khuẩn. Thứ hai, ông phát hiện ra rằng có thể dùng dạng vi khuẩn
đã làm yếu để chủng ngừa chống lại dạng vi khuẩn độc. Thứ ba, Pasteur thấy
rằng bệnh dại lây nhiễm nhờ một tác nhân rất nhỏ không nhìn thấy dưới kính
hiển vi, nhờ đó mở ra thế giới các virus. Kết quả là ông đã triển khai được
kỹ thuật tiêm vaccin cho chó chống bệnh dại và điều trị người bị chó dại
cắn. Và thứ tư, Pasteur đã phát triển phương pháp "tiệt trùng kiểu Pasteur",
một quy trình dùng sức nóng để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong các loại thực
phẩm dễ thiu thối mà không làm hỏng thực phẩm.
Sự nghiệp của Pasteur
Mỗi khám phá trong sự nghiệp của Pasteur đều là những mắt xích của một
chuỗi không tách rời bắt đầu bằng tính bất đối xứng phân tử và kết thúc bằng
phòng bệnh dại, theo con đường nghiên cứu trên men, tằm, bệnh của rượu và
bia, vô trùng và vaccin.
Từ tinh thể học tới phân tử bất đối xứng
Nǎm 1847 ở tuổi 26, Pasteur tiến hành công trình đầu tiên về tính bất đối
xứng phân tử, nêu lên cùng một lúc các nguyên lý của tinh thể học, hóa học
và quang học. Ông đã đề ra định luật cơ bản: tính bất đối xứng phân chia thế
giới hữu cơ với thế giới vô cơ. Nói một cách khác, các phân tử bất đối xứng
luôn là sản phẩm của sinh thể sống. Công trình của ông trở thành cơ sở cho
một ngành khoa học mới - ngành hóa học lập thể.
Nghiên cứu sự lên men và sự tự sinh
Theo yêu cầu của một nhà sản xuất rượu tên là Bigo ở miền bắc nước Pháp,
Pasteur bắt đầu nghiên cứu xem tại sao rượu lại bị nhiễm những chất ngoài ý
11
muốn trong quá trình lên men. Ông đã sớm chứng minh được rằng mỗi giai
đoạn của quá trình lên men đều liên quan với sự tồn tại của một loại vi sinh
vật đặc thù hay con men - một sinh vật mà người ta có thể nghiên cứu bằng
cách nuôi cấy trong một môi trường vô trùng thích hợp. Nhận định sáng suốt
này là cơ sở của ngành vi sinh.
Pasteur đã giáng một đòn quyết định vào thuyết tự sinh, học thuyết đã từng
tồn tại trong 20 thế kỷ cho rằng cuộc sống có thể tự này sinh từ những chất
liệu hữu cơ. Ông cũng phát triển lý thuyết mầm bệnh. Cùng thời gian này,
ông khám phá ra sự tồn tại của sự sống trong điều kiện không có oxy: "Lên
men là hậu quả của sự sống không có không khí". Khám phá về sự sống yếm
khí đã mở ra con đường nghiên cứu những mầm bệnh gây nhiễm trùng huyết
và bệnh hoại thư, cùng với nhiều bệnh nhiễm trùng khác. Nhờ Pasteur,
người ta có thể phát minh ra những kỹ thuật tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát
ô nhiễm.
Kỹ thuật "tiệt trùng kiểu Pasteur"
Hoàng đế Napoleon III đã đề nghị Pasteur nghiên cứu những bệnh ảnh
hưởng đến rượu đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất rượu. Nǎm 1864,
Pasteur tới khu vườn nho ở Arbois để nghiên cứu vấn đề này. Ông đã chứng
minh rằng bệnh của rượu là do vi sinh vật gây ra, những vi sinh vật này có
thể bị tiêu diệt bằng cách đun nóng rượu đến nhiệt độ 55oC trong vài phút.
áp dụng cho bia và sữa, cách xử lý này, được đặt tên là "tiệt trùng kiểu
Pasteur" đã nhanh chóng thông dụng trên khắp thế giới.
Nghiên cứu bệnh nhiễm trùng ở người và động vật
Nǎm 1865, Pasteur bắt đầu nghiên cứu những bệnh của tằm đang làm lụn bại
ngành tằm tơ ở Pháp. Ông đã tìm ra tác nhân gây bệnh và cách lan truyền
những tác nhân này - theo qui luật lây và di truyền - và cách ngǎn ngừa
bệnh. Bổ sung thêm nghiên cứu về sự lên men, giờ đây ông có thể khẳng
định mỗi bệnh là do một vi khuẩn đặc trưng gây ra và những vi khuẩn này là
những yếu tố ngoại lai. Với hiểu biết này, Pasteur có thể đặt ra những qui tắc
cơ bản của tiệt trùng. Ngǎn ngừa được lây nhiễm, phương pháp tiệt trùng
của ông đã cách mạng hóa ngành ngoại khoa và sản khoa.
Từ nǎm 1877-1887, Pasteur vận dụng cơ sở vi sinh học vào cuộc chiến
chống các bệnh nhiễm trùng. Ông tiếp tục tìm ra ba vi khuẩn gây bệnh cho
người: tụ cầu, liên cầu và phế cầu.
12
Điều trị và phòng ngừa bệnh dại
Louis Pasteur đã tìm ra phương pháp làm yếu các vi sinh vật độc là cơ sở
cho chủng ngừa. Ông đã phát triển các vaccin chống bệnh tả ở gà, bệnh than
và bệnh lợn đóng dấu. Sau khi nắm vững phương pháp chủng ngừa, ông đã
áp dụng khái niệm này vào bệnh dại. Ngày 6/7/1885, lần đầu tiên Pasteur đã
thử phương pháp điều trị bệnh dại của mình cho người: bé Joseph Meister đã
được cứu sống.
Thành lập Viện Pasteur
Ngày 1/3/1886, Pasteur trình bày kết quả phương pháp điều trị bệnh dại của
ông trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp và kêu gọi thành lập một trung tâm
vaccin dại. Đông đảo dân chúng và cộng đồng quốc tế đã vận động tài trợ
cho việc xây dựng Viện Pasteur, một viện nghiên cứu tư đầu tiên được Tổng
thống pháp Jules Gresvy công nhận nǎm 1887 và được người kế nhiệm ông
là Sadi Carnot khánh thành nǎm 1888. Theo mong ước của Pasteur, Viện
được xây dựng thành một cơ sở điều trị bệnh dại, một trung tâm nghiên cứu
các bệnh nhiễm trùng và một trung tâm giảng dạy.
Nhà khoa học 66 tuổi đã dành trọn 7 nǎm cuối cùng của cuộc đời cho Viện
nghiên cứu vẫn mang tên ông. Trong thời gian này, Pasteur cũng được
hưởng niềm vui của danh tiếng và được tôn vinh khắp thế giới bằng những
huân huy chương có uy tín.
Sự nghiệp của ông được tiếp tục và được mở rộng trên kháp thế giới nhờ lớp
lớp học trò.
Con người của tự do và nghiêm ngặt
Sự nghiệp của Pasteur không phải đơn giản là phép cộng những khám phá
của ông. Nó còn tiêu biểu cho cuộc cách mạng phương pháp luận khoa học.
Pasteur đặt lên trên hết hai nguyên tắc không thể bàn cãi của nghiên cứu
hiện đại: tự do sáng tạo nhất thiết phải đi với thử nghiệm nghiêm ngặt. Ông
dạy các học trò của mình: "Đừng có đưa ra điều gì mà anh không thể chứng
minh bằng thực nghiệm"
Louis Pasteur là người theo chủ nghĩa nhân vǎn, luôn luôn làm việc theo
hướng cải thiện địa vị của con người. Ông là một người tự do chưa bao giờ
13
ngập nừng khi nhận những vấn đề mà trong thời đại của ông người ta vẫn
thường cho rằng chúng sẽ thất bại.
Ông đặc biệt coi trọng việc phổ biến kiến thức và ứng dụng nghiên cứu.
Trong cuộc đời của một nhà khoa học, lý thuyết và phương pháp Pasteur đã
được đưa vào thực tiễn vượt xa khỏi biên giời nưới Pháp.
Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng quốc tế của sự nghiệp ông, các học trò của
Pasteur đã đi khắp thế giới tới bất cứ nơi nào cần đến sự giúp đỡ của họ.
Nǎm 1881, Viện Pasteur ngoài nước Pháp đầu tiên được thành lập ở Sài gòn
(nay là Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam), mở đầu cho mạng lưới các
Viện Pasteur quốc tế.
Vì ông đã làm thay đổi vĩnh viễn thế giới, tổ quốc quê hương ông và cả thế
giới luôn coi ông là một ân nhân của nhân loại.
Sự tiến bộ của nhân loại
"Tôi cầu khẩn các bạn dành sự quan tâm cho những lãnh địa thiêng liêng rất
nhạy cảm có tên là các phòng thí nghiệm. Mong sao những lãnh địa này sẽ
nhiều hơn và chúng sẽ được tô điểm để trở thành những ngôi đền của tương
lai, của thịnh vượng và sức khỏe. Đây là nơi nhân loại sẽ lớn lên, vững mạnh
và hoàn thiện. ở đây, loài người sẽ học cách đọc được sự phát triển và sự hài
hòa cá nhân trong những công việc của tự nhiên, trong khi công việc của
chính loài người lại thường man rợ, cuồng tín và phá hoại" - Louis Pasteur
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét