Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Giáo trình quan trắc môi trường

sách mới, quan điểm của các nhà quản lý hiện hành, cũng là những cơ sở để xác định nhu
cầu thông tin.
Hình 1. Các bước chủ yếu trong quan trắc và phân tích môi trường
1.2.2. QA/QC trong xác định chương trình quan trắc
Từ nhu cầu thông tin, phải xác định mục tiêu và nhu cầu quan trắc cụ thể, tức là
phải xác định một chiến lược cho việc quan trắc.
Chiến lược quan trắc phải quyết định rõ loại quan trắc cần thiết: vật lý, sinh học,
hoá học, thuỷ văn, chất thải hoặc cảnh báo sớm Phải qui định các thông số cần quan
trắc, độ chính xác và tin cậy cần thiết v.v Còn việc thiết kế mạng lưới sẽ xác định nó
phải được quan trắc như thế nào. Chiến lược quan trắc cũng phải bao gồm cả việc phân
tích số liệu và báo cáo, vì những công việc này có thể có ảnh hưởng tới các yêu cầu của
việc thiết kế mạng lưới quan trắc. Chiến lược quan trắc phải được làm thành tài liệu và
cần được những người hay cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt
Các thành phần của một báo cáo chiến lược quan trắc là:
1. Các nhu cầu thông tin bao gồm trong chiến lược quan trắc và phần nhu cầu
thông tin sẽ không bao gồm trong chiến lược quan trắc.
2. Khái niệm về hệ thống quan trắc và đối tượng quan trắc (vật lý, hoá học, sinh
học, thuỷ văn, chất thải ), các thông số cần quan trắc và các điều kiện ban đầu để lựa
Quản lý môi trường
Phân tích trong PTN
Nhu cầu thông tin
Sử dụng thông tin
Chương trình quan trắc
Thiết kế mạng lưới
Báo cáo
Phân tích số liệu
Lấy mẫu và quan trắc tại
hiện trường
Xử lý số liệu
chọn địa điểm và tần suất lấy mẫu đối với từng biến số (như khoảng cách lớn nhất/ bé
nhất tính từ đường biên; độ tin cậy ).
3. Khái niệm về hệ thống đánh giá, ví dụ như các phương pháp tính toán được sử
dụng (để tính toán mức độ đe doạ hoặc khuynh hướng); các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp
nhất; việc sử dụng đồ thị, công cụ thống kê và các công cụ khác để trình bày số liệu.
4. Các khía cạnh về mặt tổ chức: tổ chức nào sẽ chịu trách nhiệm về mặt nào của
hệ thống quan trắc; những thay đổi cần thiết trong tổ chức, những khó khăn cho việc thực
hiện hệ thống quan trắc v.v sự hợp tác giữa các bộ phận, cơ quan thực hiện.
5. Kế hoạch để thiết kế và thực hiện mạng lưới quan trắc; những điều kiện ban đầu
là gì, kế hoạch của những bước tiếp theo và kế hoạch tài chính.
6. Sự phân tích về các rủi ro; những vấn đề có thể dẫn tới các thất bại của hệ thống
quan trắc và nêu lên biện pháp khắc phục.
1.2.3. QA/QC trong thiết kế mạng lưới
Thiết kế mạng lưới phải được một nhóm chuyên gia có kiến thức đa ngành thực
hiện. Thiết kế mạng lưới cần xác định thông số nào phải quan trắc, quan trắc ở địa điểm
nào và với tần suất bao nhiêu. Trong thiết kế mạng lưới cũng cần đề cập tới việc sử dụng
các phương pháp lấy mẫu, các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm và các
phương pháp xử lý số liệu.
Cần đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng thống kê trong thiết kế mạng lưới. Việc
sử dụng thống kê học có thể làm giảm đến mức tối thiểu các địa điểm thông qua mối
tương quan giữa các trạm. Thống kê học cũng là cơ sở để chọn lựa giữa hai phương án:
nhiều địa điểm với tần suất thấp hoặc ít địa điểm với tần suất cao.
Một vấn đề quan trọng trong thiết kế mạng lưới là xác định tính hiệu quả của thông
tin nhận được từ mạng lưới. Cần có sự hiểu biết chi tiết về chi phí và hiệu quả của mạng
lưới đã thiết kế.
Thiết kế mạng lưới phải được tài liệu hoá bằng một văn bản. Văn bản này phải
chuyển tới những người phụ trách và quản lý chiến lược quan trắc quốc gia. Từ văn bản
này họ sẽ rút ra kết luận là mạng lưới quan trắc có nằm trong chiến lược và mục tiêu quan
trắc chung hay không.
Báo cáo thiết kế mạng lưới gồm các phần sau:
1. Giải thích phần chiến lược quan trắc được đề cập đến trong thiết kế mạng lưới
và phần của thiết kế mạng lưới không có trong chiến lược quan trắc.
2. Mô tả mạng lưới quan trắc: các biến số cần đo; các địa điểm lấy mẫu và tần suất;
việc sử dụng các tiêu chuẩn, ví dụ TCVN; ISO
3. Cách thức trình bày và thể hiện các kết quả.
4. Các khía cạnh về mặt tổ chức. Ví dụ như nhiệm vụ của các tổ chức tham gia đối
với từng bước khác nhau trong chương trình quan trắc: thu thập, xử lý và vận chuyển
mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm; xử lý số liệu; phân tích số liệu; báo cáo
5. Kế hoạch thực hiện của mạng lưới quan trắc.
6. Các kết quả phân tích chi phí- hiệu quả; mô tả các tranh luận để ra quyết định.
7. Phân tích các rủi ro. Cái gì sẽ xẩy ra nếu có sai sót và các biện pháp nào có thể
thực hiện để tránh hoặc giảm thiểu các thiệt hại.
1.2.4. QA/QC trong hoạt động tại hiện trường
Hoạt động tại hiện trường bao gồm lấy mẫu và quan trắc hiện trường. Tuỳ thuộc
vào thành phần môi trường mà có các phương pháp tiến hành khác nhau.
1.2.5. QA/QC trong hoạt động ở phòng thí nghiệm
QA/QC phòng thí nghiệm chính là việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng trong đó có sự đan xen, kết hợp các hoạt động QC, theo yêu cầu của ISO/IEC
Guide 25 – TCVN 5958: 1995, Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm/hiệu
chuẩn hiện nay đã được chuyển thành một tiêu chuẩn quốc tế mang tên ISO/IEC 17025:
1999, tương ứng với TCVN ISO/IEC 17025: 2001.
1.2.6. QA/QC trong xử lý số liệu
Trong một chương trình quan trắc, số liệu thu được để sử dụng thường là rất lớn.
Để thuận lợi cho sử dụng, hầu hết các số liệu ngày nay đều được lưu giữ trong các file số
liệu của máy tính. Có hai loại số liệu được lưu giữ. Một loại đã được lưu giữ sẵn trong
máy tính và một loại là những số liệu đo được của chương trình quan trắc hiện hành. Phải
đảm bảo cho các loại số liệu này được phân biệt rõ ràng, không nhầm lẫn với nhau và an
toàn.
Khi sử dụng phần mềm của máy tính, cần phải đặc biệt quan tâm đến việc kiểm tra,
phát triển và duy trì hệ thống máy tính. Phần mềm của máy tính cũng có thể thực hiện các
chức năng kiểm soát khác nhau, như các phép phân tích tương quan và việc sử dụng các
cặp giới hạn.
1.2.7. QA/QC trong phân tích số liệu
Phân tích số liệu là giai đoạn chuyển số liệu thô thành thông tin sử dụng được. Để
những thông tin nhận được từ số liệu thô có thể so sánh và truy nguyên nguồn gốc, phải
triển khai các biên bản phân tích số liệu.
Phải có phương pháp tư liệu hoá chuẩn mực nhằm biến các số liệu đã có thành cơ
sở dữ liệu đễ truy cập và xử dụng khi cần thiết.
1.2.8. QA/QC trong lập báo cáo
Mục tiêu cuối cùng của một chương trình quan trắc là chuyển thông tin đã thu thập
được tới người sử dụng thông tin. Có thể thực hiện công việc này bằng nhiều cách khác
nhau: truyền toàn bộ các phép phân tích số liệu hoặc chỉ là những kết luận ngắn gọn bằng
văn bản, lời nói hoặc bảng số Một số kỹ thuật trình bày số liệu được sử dụng rộng rãi là:
1/ Các bảng số liệu đo
Cách liệt kê số liệu đo vào trong các bảng tạo điều kiện để không làm mất số liệu.
Tuy nhiên, từ các số liệu trong bảng, người đọc số liệu phải tự tạo thành các thông tin cần
thiết cho mình.
2/ Số liệu đo được xử lý thống kê
Xử lý thống kê sẽ chuyển đổi số liệu rời rạc thành các giá trị hệ thống thay đổi theo
thời gian và không gian. Chúng tạo ra thông tin có thể sử dụng ngay cho người đọc.
3/ Đồ thị
Đồ thị giúp cho người đọc nhanh chóng rút ra được những nhận định tổng quát.
Bằng việc nêu ra các tiêu chuẩn hoặc các tài liệu tham khảo trên đồ thị, tình hình môi
trường được phản ánh đúng thực trạng của nó. Các đồ thị có thể là dạng đường, dạng cột
hoặc biểu đồ phần trăm (% )
4/ Thông tin được trình bày có tính chất địa lý
Cách trình bày này giúp hiểu biết tốt hơn tình hình chất lượng của môi trường qua
phân bố không gian của các thông số liên quan.
5/ Thông tin tổng hợp
Việc tổng hợp lại các số liệu là rất cần thiết để xử lý nhanh một lượng lớn số liệu.
Sử dụng các phụ lục là phương pháp hay được dùng để đáp ứng yêu cầu này.
Chương 2
Hướng dẫn đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng
(QA/QC) trong quan trắc và phân tích môi trường
nước lục địa
II.1. Tổng quan về bảo đảm và kiểm soát chất lượng trong quan trắc nước lục
địa
II.1.1. Mục tiêu
Các hoạt động quan trắc và phân tích môi trường nước diễn ra ngoài hiện trường
(lấy mẫu, bảo quản mẫu, đo đạc một số thông số không bền) và phân tích trong phòng thí
nghiệm. Để thu thập được thông tin cần phải tiến hành một loạt hoạt động bao gồm từ
khâu lập kế hoạch, thiết kế chương trình, thiết kế mạng lưới, lấy mẫu, phân tích trong
phòng thí nghiệm và xử lý số liệu.
Mục tiêu của chương trình đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong
hoạt động quan trắc và phân tích môi trường nước (bao gồm nước lục địa và nước biển) là
cung cấp những số liệu tin cậy và đã được kiểm soát về hiện trạng môi trường nước bao
gồm các thông số chủ yếu như: nhiệt độ, pH, DO, kim loại nặng, cặn lơ lửng, độ đục,
COD, BOD
5
/TOC (với nước biển), clorua, amoni, tổng P, tổng N, tổng coliform, trầm
tích, phù du, vi sinh vật thoả mãn yêu cầu thông tin cần thu thập, theo mục tiêu chất
lượng đặt ra, để:
• Đánh giá hiện trạng chất lượng nước khu vực/địa phương;
• Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước theo thời gian;
• Cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm nguồn nước;
• Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý môi trường và phát triển kinh tế.
II.1.2. QA/QC trong lập kế hoạch/thiết kế chương trình
Khi lập kế hoạch quan trắc phải bao hàm các nội dung chính như sau:
• Xác định nội dung nhiệm vụ đợt quan trắc: địa điểm/trạm vị, các thông số cần đo
đạc, các loại mẫu cần lấy, thời gian thực hiện.
• Xác định yêu cầu về nhân lực tham gia (số lượng, lĩnh vực chuyên môn).
• Yêu cầu về trang thiết bị.
• Lập kế hoạch lấy mẫu.
• Phương pháp lấy mẫu và phân tích.
• Kinh phí cho chương trình quan trắc và QA/QC
• Các vấn đề đảm bảo an toàn con người, thiết bị cho các hoạt động quan trắc nhất là
quan trắc trên sông, bao gồm:
- Các biện pháp, phương tiện bảo đảm an toàn (người và thiết bị);
- Phương án cứu hộ;
- Liệt kê những vùng nước xoáy, bãi cát ngầm trong vùng quan trắc để tàu thuyền né
tránh;
- Những yếu tố thời tiết bất thường có thể xẩy ra trong thời gian quan trắc.
II.1.3. QA/QC trong thiết kế mạng lưới
Thiết kế mạng lưới là sự lựa chọn địa điểm lẫy mẫu, lựa chọn tần suất lấy mẫu, thời
gian lấy mẫu và loại mẫu cần phải lấy. Đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng trong
thiết kế mạng lưới là lập kế hoạch lấy mẫu đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của chương
trình quan trắc và phân tích môi trường.
- Bố trí cán bộ theo kế hoạch;
- Diện lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu;
- Tần suất và thời gian;
- Các dạng lấy mẫu; mẫu đo tại hiện trường, mẫu mang về PTN.
- Đảm bảo tính khả thi và an toàn;
Lựa chọn vùng/điểm lấy mẫu, lựa chọn tần suất,thời gian lấy mẫu và dạng lấy mẫu cho
từng loại nước đã được trình bày chi tiết trong các tiêu chuẩn TCVN 5994-1995 (Hướng
dẫn lấy nước hồ ao nhân tạo), TCVN 5996-1995 (Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối),
TCVN 5998-1995 (Hướng dẫn lấy mẫu nước thải), TCVN 6000-1995 (Hướng dẫn lấy
mẫu nước ngầm), ISO 5667-13:1993 (Hướng dẫn lấy mẫu nước, nước thải và bùn) các
trạm quan trắc nên nghiên cứu trước khi lập kế hoạch để thiết kế mạng lưới bảo đảm tính
khoa học, phản ánh được mục tiêu chất lượng, đáp ứng nhu cầu thông tin trong công tác
quản lý môi trường.
II.2. Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng tại hiện trường
II.2.1. QA/QC trong hoạt động lấy mẫu
II.2.1.1. Mục tiêu của chương trình kiểm soát chất lượng lấy mẫu
Mục tiêu chương trình kiểm soát chất lượng lấy mẫu là:
• Cung cấp được những phương pháp giám sát và phát hiện các sai sót do lấy mẫu và
do đó có các biện pháp loại trừ các dữ liệu không hợp lệ hoặc sai lạc.
• Chứng minh được rằng các sai số lấy mẫu đã được kiểm soát một cách thích hợp.
• Chỉ ra được các thay đổi của việc lấy mẫu và từ đó truy nguyên các nguồn gốc gây
sai số.
Mục tiêu của việc lấy mẫu là lấy được một thể tích mẫu đủ để vận chuyển và xử lý
trong phòng thí nghiệm nhằm phân tích chính xác các thông số cần thiết tại vị trí lấy mẫu.
Tuỳ thuộc vào mục đích lấy mẫu là để phân tích các chỉ tiêu (thông số) lý học, hoá học
hay vi sinh mà lựa chọn phương pháp lấy mẫu thích hợp.
Mẫu được lấy phải đại diện cho khu vực quan trắc về không gian và thời gian và đáp
ứng được các yêu cầu của chương trình quan trắc và phân tích môi trường.
II.2.1.2. Đảm bảo chất lượng lấy mẫu
Một kế hoạch đảm bảo chất lượng lấy mẫu cần phải được thiết lập, bao gồm:
• Các nhân viên lấy mẫu đều đã được đào tạo và tập huấn.
• Chuẩn bị công tác thực địa chu đáo: dụng cụ, thiết bị, hoá chất thuốc thử bảo quản
mẫu phải đầy đủ và phù hợp.
• Đảm bảo rằng các phương pháp lấy mẫu đều được phổ biến tới tất cả các nhân viên
ở trong nhóm quan trắc.
• Đảm bảo rằng mỗi một bước lấy mẫu hiện nay và quá trình lấy mẫu trước đây đều
tuân theo một văn bản.
• Đảm bảo rằng dụng cụ lấy mẫu và máy móc đo đạc hiện trường phải được bảo trì
và hiệu chuẩn định kỳ, sổ sách bảo trì cần phải được lưu giữ.
• Quy định thống nhất về nhận dạng mẫu được lấy bao gồm dán nhãn lên tất cả các
mẫu được lấy, trên đó ghi chép chính xác ngày tháng, địa điểm, thời gian lấy mẫu và tên
người lấy mẫu, số mã hiệu của mẫu bằng mực không thấm nước.
• Quy định về ghi chép lại tất cả các chi tiết có liên quan đến việc lấy mẫu vào biên
bản/nhật ký lấy mẫu, những điều kiện và các biến động bất thường từ kỹ thuật lấy mẫu
thông thường đến những yêu cầu đặc biệt.
• Quy định về điều kiện,
nơi để các dụng cụ tránh làm nhiễm bẩn mẫu, làm sạch dụng cụ lấy mẫu, kiểm tra độ sạch
và hiệu quả của dụng cụ (bằng cách phân tích mẫu trắng và mẫu so sánh thích hợp).
• Quy định về tiến hành bảo quản mẫu cho từng thông số chất lượng nước, trầm tích,
phù du, vi sinh vật theo các chỉ dẫn trong các tiêu chuẩn tương ứng.
• Bảo đảm độ chính xác của các phép đo, phân tích ngoài hiện
trường khi các điều kiện môi trường không được đảm bảo. Các thông số hiện trường
(nhiệt độ, độ ẩm, áp suất ) cần phải ghi chép khi lấy mẫu để chuyển đổi các giá trị đo
được về điều kiện tiêu chuẩn khi lập báo cáo, thí dụ: số liệu pH phải chuyển về điều kiện
25
0
C.
Cần phải mô tả chi tiết:
• Quá trình trao đổi chi tiết để cho những người chưa có nhiều kinh nghiệm vẫn có
đủ khả năng để hoàn thành việc lấy và xử lý mẫu;
• Quá trình chuẩn bị thuốc thử và bảo quản;
• Hướng dẫn sử dụng dụng cụ lấy mẫu, máy đo hiện trường bổ xung cho các tài
liệu vận hành của nhà sản xuất;
• Phương pháp chuẩn bị mẫu QC;
• Tiêu chí kiểm soát chất lượng ( nghĩa là giới hạn chấp nhận);
Phương pháp lấy mẫu và các tài liệu cần phải xem xét thường xuyên và không được
quá 1 năm/một lần. Phương pháp cần phải được phê duyệt lại theo định kỳ đặc biệt có sự
thay đổi về thiết bị hoặc con người.
Khi tài liệu được lưu giữ trong các file máy tính, những thay đổi về phương pháp lấy
mẫu cần phải được phản ánh bằng cách thay đổi các mã số máy tính có liên quan.
Nguyên nhân gây ra sai số do lấy mẫu:
Những nguyên nhân gây ra sai số do lấy mẫu có thể là:
• Nhiễm bẩn:
Nhiễm bẩn do các thiết bị lấy và chứa mẫu gây ra; do dụng cụ chứa mẫu bẩn; do sự lây
nhiễm giữa các mẫu; do cách bảo quản, lưu kho và bố trí vận chuyển mẫu không thích
hợp.
• Tính không ổn định của mẫu:
- Bản chất của mẫu
- Tương tác của mẫu với dụng cụ khác
- ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng
• Lấy mẫu không chính xác:
- Quy trình lấy mẫu không phù hợp,
- Không tuân thủ đúng quy trình lấy mẫu.
• Vận chuyển mẫu:
- Do thời gian vận chuyển mẫu quá giới hạn cho phép,
- Do điều kiện vận chuyển không phù hợp.
II.2.2. Kiểm soát chất lượng hiện trường
Kiểm soát chất lượng hiện trường yêu cầu phải tiến hành lấy các loại mẫu trắng, mẫu
đúp nhằm kiểm tra mức độ tinh khiết của hoá chất dùng làm chất bảo quản, kiểm tra mức
độ nhiễm bẩn của dụng cụ lấy, chứa mẫu, giấy lọc hay các thiết bị khác có liên quan đến
công việc thu, bảo quản và vận chuyển mẫu. Mẫu lặp cũng được thu nhằm kiểm tra mức
độ tái lặp của việc lấy mẫu. Thời gian và tần xuất lấy mẫu trắng, mẫu đúp và mẫu lặp
được xác định khi thiết kế chương trình. Nói chung khoảng 10 lần thu mẫu, tiến hành thu
1 lần các loại mẫu trắng, mẫu đúp, mẫu lặp. Cách thức và ý nghĩa thu các loại mẫu như
sau:
a, Mẫu trắng dụng cụ chứa mẫu
Lấy một dụng cụ chứa mẫu một cách ngẫu nhiên, sau đó nạp dụng cụ bằng nước cất
mang ra hiện trường. Mẫu này được bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số trong
phòng thí nghiệm tương tự như các mẫu thông thường. Mẫu trắng loại này nhằm kiểm
soát sự nhiễm bẩn do quá trình rửa, bảo quản dụng cụ.
b, Mẫu trắng dụng cụ lấy mẫu
Dùng nước cất tráng hoặc đổ vào dụng cụ lấy mẫu. Sau đó nạp vào chai chứa mẫu.
Mẫu được bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số tương tự như mẫu cần lấy.
Mẫu loại này nhằm kiểm soát mức độ ô nhiễm trong quá trình bảo quản, sử dụng dụng cụ
lấy mẫu.
c, Mẫu trắng thiết bị lọc mẫu
Nếu mẫu nước cần lọc ở ngoài hiện trường để xác định các hợp phần hoà tan thì các
bộ lọc mẫu sẽ được rửa, bảo quản và vận chuyển ngoài hiện trường. Tiến hành lấy mẫu
trắng dụng cụ lọc mẫu bằng cách: cho nước cất hai lần lọc qua dụng cụ lọc mẫu. Phần lọc
được nạp vào dụng cụ chứa mẫu và được bảo quản vận chuyển về phòng thí nghiệm
tương tự như các mẫu đã lấy để phân tích các thông số môi trường.
d) Mẫu trắng vận chuyển và mẫu trắng hiện trường
• Mẫu trắng vận chuyển: cho vào dụng cụ chứa mẫu một lượng nước cất tinh khiết
hoặc nước đã khử ion, đậy kín nắp, chuyển từ phòng thí nghiệm ra ngoài hiện trường và
được vận chuyển cùng với mẫu thật. Mẫu trắng vận chuyển dùng để xác định sự nhiễm
bẩn có thể xẩy ra khi xử lý, vận chuyển và bảo quản mẫu.
• Mẫu trắng hiện trường: cho vào dụng cụ chứa mẫu một lượng nước cất tinh
khiết/nước khử ion và chuyển từ phòng thí nghiệm ra ngoài hiện trường. Tại hiện trường
nắp dụng cụ chứa mẫu được mở ra và xử lý giống như các mẫu thật. Mẫu trắng hiện
trường dùng để xác định sự nhiễm bẩn gây ra từ các dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ xử lý mẫu
(các loại màng lọc) hoặc do các điều kiện khác của môi trường trong quá trình lấy mẫu
(do bụi bốc lên chẳng hạn).
Có thể mô tả cách thức chuẩn bị mẫu trắng theo sơ đồ như sau:


Các thông tin về mẫu trắng hiện trường, mẫu trắng vận chuyển cần phải được thể
hiện trong báo cáo cùng với mẫu thật. Khi các chất gây nhiễu đã được nhận biết cần phải
điều tra từng nguyên nhân và kịp thời khắc phục.
e) Mẫu đúp (mẫu chia đôi)
Mẫu đúp được thu bằng cách chia một mẫu thành 2 hay nhiều mẫu giống nhau. Mẫu
này sử dụng để đánh giá các sai số ngẫu nhiên và hệ thống do có sự thay đổi trong thời
gian lấy và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm.
f) Mẫu lặp theo thời gian
Lấy hai hoặc nhiều mẫu tại một địa điểm. Mẫu loại này để đánh giá sự biến động
theo thời gian của các thông số môi trường trong khu vực.
g) Mẫu lặp theo không gian
Nước cất tinh khiết
Phần A(Giữ lại trong phòng TN) Phần B (Chia làm hai phần)
Mẫu trắng hiện trường
(Xử lý như mẫu thật)

Mẫu trắng vận chuyển
(Không xử lý)
Lấy hai hoặc nhiều mẫu cùng một lúc trên một lát cắt ngang đã được xác định trước
trong thuỷ vực. Mẫu loại này dùng để đánh giá sự biến động theo không gian của các
thông số môi trường.
h) Mẫu chuẩn đối chứng hiện trường:
• Mẫu chuẩn đối chứng vận chuyển là một lượng nước tinh khiết có chứa chất phân
tích (chất chuẩn) biết trước nồng độ được chuyển từ phòng thí nghiệm ra hiện trường sau
đó quay trở về cùng với mẫu thật. Tại hiện trường không mở nắp đậy mẫu. Mẫu chuẩn đối
chứng vận chuyển dùng để xác định cả sự nhiễm bẩn và sự mất mát chất phân tích có thể
xảy ra khi xử lý mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu đồng thời cũng để xác định sai số
phân tích.
• Mẫu chuẩn đối chứng hiện trường là lượng nước tinh khiết có chứa chất phân tích
(chất chuẩn) biết trước nồng độ được mang từ phòng thí nghiệm ra ngoài hiện trường. Tại
hiện trường, nắp đậy được mở ra và tiến hành xử lý như mẫu thật. Mục đích của việc tạo
mẫu chuẩn đối chứng hiện trường là xác định sự nhiễm bẩn hoặc sự mất mát chất phân
tích xảy ra do dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ xử lý mẫu và ảnh hưởng của điều kiện môi
trường trong suốt quá trình lấy mẫu cho về đến phòng thí nghiệm.
Các kết quả phân tích mẫu chuẩn đối chứng hiện trường cần phải được đưa vào báo
cáo cùng với mẫu thật. Khi xẩy ra sự sai lệch với giá trị thực không được chỉnh sửa số
liệu mà cần phải tiến hành điều tra và khắc phục kịp thời.
i) Mẫu lặp hiện trường
Là hai (hoặc nhiều hơn) mẫu được lấy tại cùng một vị trí, sử dụng cùng một thiết bị lấy
mẫu và được cùng một cán bộ tiến hành, được xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích
các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như mẫu thật. Mẫu QC loại này được sử
dụng để kiểm soát độ chụm của việc lấy mẫu ngoài hiện trường.
k) Mẫu thêm
Việc thêm chất phân tích (chất chuẩn) đã biết trước nồng độ vào nước cất hay nước
khử ion cùng thời điểm lấy mẫu ngay tại hiện trường để xem xét sự phân huỷ các thông
số kể từ khi lấy mẫu.
Mẫu thêm được sử dụng khi bắt đầu một kỹ thuật mới hoặc thiết bị mới để bảo đảm
rằng phương pháp hoặc thiết bị là thích hợp cho các mẫu đang được lấy có tính phức tạp
như vậy. Việc thêm chất chuẩn vào mẫu phải do những cán bộ phân tích có kinh nghiệm
thực hiện.
II.2.3. QA/QC trong vận chuyển mẫu
II.2.3.1. Đảm bảo chất lượng
• Vận chuyển mẫu: cần phải có quy trình vận chuyển mẫu phù hợp nhằm bảo toàn mẫu
về mặt số lượng và chất lượng. Trong quy trình cần nêu rõ một số điểm chính như sau:
- Mẫu khi vận chuyển phải có nhãn (ký hiệu) để tránh nhầm lẫn.
- Thủ tục sắp xếp mẫu nhằm tránh đổ vỡ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét