Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Bí quyết để đạt được ước mơ



5




6




K
hi còn là một đứa trẻ ăn mày,
Tôi sống trong một căn hầm ẩm thấp.
Tôi không có bạn bè hay đồ chơi,
Nhưng tôi có cây đèn của Aladdin
– I James Russel Lowel


M
ỗi người bạn tiếp xúc, mỗi kinh nghiệm bạn có được
là một vò thần đèn sáng suốt và toàn năng.
Tất cả những gì bạn phải làm là hãy mở lòng ra…


7



CHƯƠNG MỘT

5 RÀO CẢN CỦA LỜI ĐỀ NGHỊ



Hãy hỏi và bạn sẽ có câu trả lời;
Hãy tìm kiếm và bạn sẽ thấy;
Hãy gõ và cửa sẽ mở.
Bởi vì, nếu xin thì sẽ được, nếu tìm thì sẽ gặp,
và nếu gõ cửa thì cửa sẽ mở ra.





8


THIẾU HIỂU BIẾT


“Nỗi sợ hãi luôn bắt nguồn từ sự dốt nát.”
– Ralph Waldo Emerson


Ngày xưa, có một tên trộm đánh cắp được một chiếc áo choàng rất lộng lẫy. Chiếc áo được dệt
bằng loại vải sợi tốt nhất, có đính những chiếc nút bằng vàng. Tên trộm đem chiếc áo bán cho một người lái
buôn ở chợ và hớn hở trở về nhà ăn mừng cùng các bạn của hắn. Một người bạn hỏi hắn đã bán chiếc áo
bao nhiêu tiền. Tên trộm trả lời:
– Một trăm đồng bạc.
– Cái gì? Mày bán cái áo giá trò đó chỉ với giá một trăm đồng bạc thôi à? – Tên bạn hỏi lại.
– Vậy mày nghó nó đáng giá hơn con số một trăm sao?


Đây là điều rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Đa số chúng ta không biết
phải yêu cầu điều gì và yêu cầu như thế nào là phù hợp. Chúng ta cũng không biết điều
gì thuộc về mình vì chưa bao giờ có dòp tiếp cận với chúng. Cũng có khi do không nhận
thức đúng đắn về bản thân nên chúng ta đánh giá sai những điều mình xứng đáng có
được. Và một số người đã trở nên chai sạn chỉ vì không nhận thức được điều mình khao
khát.
Nhiều người không biết phải yêu cầu như thế nào để có được điều mong muốn.
Chúng ta không được dạy về kỹ năng đưa ra đề nghò một cách thuyết phục, bởi lẽ không
có một hình mẫu nào được coi là lý tưởng trong lónh vực này cả. Bên cạnh đó, những bài
học này cũng hiếm khi được dạy trong gia đình, trường học hay trong công sở.
Chúng ta cũng không biết nên đặt ra yêu cầu của mình khi nào hoặc với ai là
thích hợp nhất. Chúng ta không có khả năng nhận biết những dấu hiệu cho thấy một người
nào đó có khả năng giúp ta đạt được điều mong muốn. Đôi khi, chính những tín hiệu
không lời ấy sẽ giúp ta nhận biết được ai là bạn, ai là thù.


Điều gì là hiện hữu và khả thi?

Hầu hết chúng ta đều không ngờ rằng mình có thể mua được một ngôi nhà với
mức giá thấp cho đến khi có dòp đọc những thông tin về nó. Chúng ta cũng không biết
mình hoàn toàn có thể yêu cầu mức lãi suất thấp hơn đối với thẻ tín dụng cho đến khi đọc
được cuốn sách của Charles Givens(
1
). Chúng ta cũng không nghĩ rằng mình có thể bảo trì
miễn phí xe hơi hoặc đặt được một phòng khách sạn với giá rẻ hơn cho đến khi có ai nói
cho ta biết điều đó.
Tất nhiên, nếu không được dạy dỗ về những điều này, cũng như chưa bao giờ
được tiếp xúc với các cá nhân điển hình và từng trải, thì làm sao chúng ta biết được cuộc
sống này đa dạng đến dường nào?

(
1
)
Charles Givens: Tác giả của cuốn sách nổi tiếng Wealth Without Risk (Giàu có không sợ rủi ro).




9


Một khi đã quen dùng bánh mì trong bữa ăn của mình thì bạn hoàn toàn không nhận ra rằng, đóa
mì ống sẽ là một sự thay đổi rất thú vò. Giả sử bạn chưa biết gì về món ăn này hay còn hoài nghi về mùi vò
của nó, thì hẳn bạn sẽ không thể đưa ra lời đề nghò thay thế được. Nhưng chỉ cần một ai đó nói cho bạn biết
về món mì ống, hoặc bạn có dòp đọc sách hay nghe kể về nó, thì chắc chắn nó sẽ không còn là điều chỉ nằm
trong tưởng tượng của bạn nữa. Khi đó, bạn bắt đầu bật lên suy nghó: “Chà, đóa mì ống sẽ ngon lắm đây!”.
– Tiến só Barbara De Angelis
Tác giả cuốn Real Moments


Không biết mình thật sự cần gì và muốn gì

Có thể do chưa quan tâm đến bản thân đúng mức hoặc ngại bày tỏ suy nghó của
mình mà nhiều người trong chúng ta đã dần mất đi nhận thức về những nhu cầu và mong
muốn thật của bản thân. Chúng ta lo sợ bò người khác chỉ trích, phê bình hoặc chế nhạo
trước những yêu cầu có vẻ táo bạo của mình. Chính vì vậy, nhiều người có suy nghó: “Tốt
hơn hết là giữ kín những gì thuộc về mình, không nên để người khác biết quá nhiều”.
Đôi khi, việc bày tỏ nhu cầu của chúng ta có thể khiến cha mẹ cảm thấy phiền
lòng; có thể một số nhu cầu sẽ đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức và tinh thần mà cha
mẹ ta đã đặt ra. Và kết quả là những ông bố bà mẹ chẳng bao giờ hài lòng khi con mình
đưa ra những yêu cầu như thế.
Mặt khác, nếu khi còn bé, những ước muốn của họ không được đáp ứng thì bây
giờ, họ sẽ cho rằng bạn là đứa trẻ đua đòi và hư hỏng. Trong một số trường hợp, cha mẹ
bạn lại lo ngại bò hàng xóm hoặc họ hàng chê trách vì những người đó cho rằng, việc đáp
ứng những yêu cầu của con cái là quá nuông chiều chúng.
Bất kể vì lý do gì chăng nữa thì hậu quả cuối cùng là chúng ta sẽ cảm thấy không
còn hứng thú với những mong ước của mình nữa. Khi đó, ta dễ rơi vào trạng thái “tónh” và
trở nên lãnh đạm với mọi thứ. Và sẽ có một lúc nào đó, khi được hỏi “Tối nay bạn đònh
làm gì?” thì câu trả lời sẽ là “Tôi không biết” hoặc “Tôi không có ý kiến”…
Và chắc chắn sẽ có lúc bạn không còn biết mình thật sự thích hay mong muốn
điều gì. Đơn giản vì lúc đó, bạn không còn kiểm soát được những nhu cầu thật sự của bản
thân.

Phương pháp đưa ra lời đề nghò một cách thuyết phục và khả thi không phải là vấn đề được các
bậc phụ huynh và nhà trường thật sự quan tâm trong việc giáo dục con trẻ. Dần dần, không còn ai dám nói
thẳng những điều mình ao ước mà chỉ ngụ ý bằng những lời bóng gió mà thôi.
– Ron Hulnick
Tác giả cuốn “Financial Freedom in 8 Minutes a day”
(Tự do về tài chính trong tám phút một ngày)


Khi còn nhỏ, tôi không thấy phụ nữ nào dám nói lên những điều họ muốn, kể cả mẹ tôi. Suốt thời
thơ ấu của mình, tôi chưa thấy một ai dám làm điều đó cả. Và khi nhìn xung quanh, tôi cũng chẳng thấy
mấy người thành công.
– Tiến só Barbara De Angelis
Tác giả cuốn Real Moments





10

QUAN ĐIỂM HẠN HẸP VÀ SAI LẦM


“Con người được tạo thành từ chính những suy nghó của họ.”
– Dhammapada

“Niềm tin của bạn nói lên bản chất con người bạn.”
– Anton Chekhov


Quan điểm hạn hẹp và sai lầm là rào cản thứ hai ngăn cản việc bày tỏ mong
muốn thật sự của con người. Chúng ta vô tình lập trình sẵn mọi thứ trong tâm tưởng và giờ
đây, chúng âm thầm chi phối mọi hành động của ta.

Nguồn gốc của niềm tin

Khi mới chào đời, tất cả chúng ta đều sở hữu một nội tâm mới mẻ và thuần khiết.
Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành, không ít người đã bò những dòng tư tưởng hạn
hẹp của truyền thống gia đình hay những thông tin sai lệch từ những người xung quanh chi
phối, kết quả là tâm hồn họ dần bò thui chột và trở nên xơ cứng.
Chúng ta thường được dạy: Hãy sẵn lòng cho đi. Ngoài ra, chúng ta cũng được
dạy rằng không nên quá ảo tưởng để không phải thất vọng; chẳng hạn đừng mong đợi sẽ
gặp được một người đàn ông nào đó giống cha mình. Trong nhiều trường hợp, tốt hơn hết
là ta nên giả vờ như không biết còn hơn nói ra những điều khiến người khác ngờ vực và
phê bình.

Cha mẹ – những người lập trình quan điểm cho con trẻ

Khi còn bé, phần lớn những ước muốn của chúng ta ít được người lớn quan tâm.
Thậm chí trong nhiều trường hợp, chúng ta còn bò phê bình hoặc chế nhạo vì những nhu
cầu và ước muốn ấy. Chúng ta không được quyền lựa chọn hoặc đề cập đến những nhu
cầu hay sở thích mang tính cá nhân. Chúng ta như những con rô-bốt được lập trình sẵn, chỉ
được làm những gì người khác sai bảo và nói những gì được phép.
Bạn có cảm thấy những câu nói dưới đây quen thuộc với mình không?
- Đừng làm phiền mẹ bằng những câu hỏi của con nữa.
- Hãy để cho bà con được nghỉ ngơi.
- Bố/mẹ không muốn nghe thêm bất cứ điều gì về vấn đề này nữa.
- Bố/ mẹ không có thời gian cho việc này.
- Sao con chỉ biết nghó đến bản thân mình vậy?
- Hãy làm theo cách của mẹ.
- Chừng nào còn sống ở nhà này thì con phải tuân theo những khuôn phép của bố
mẹ.


- Nếu không nói được những điều tốt đẹp thì tốt hơn là con đừng nói gì cả.


11

- Nhanh lên, còn rất nhiều việc phải làm đấy.
- Bố/ mẹ không quan tâm con thích gì và muốn gì.
- Nếu con im lặng và ngoan ngoãn nghe theo lời mẹ thì mọi việc sẽ tốt đẹp hơn
rất nhiều.
- Con chỉ được làm những điều bố/ mẹ cho phép mà thôi.

Trường học – môi trường hình thành nhân cách con người

Ở trường học, nếu bạn yêu cầu giáo viên giúp đỡ thì đôi khi, bạn sẽ bò các bạn
cùng lớp cho là bạn đang lấy lòng thầy cô hoặc “chơi trội”.
Chắc chắn không ai trong chúng ta muốn đưa ra một câu hỏi nào đó có vẻ ngớ
ngẩn để nhận về cái nhìn khó chòu hoặc những trận cười chế nhạo của mọi người. Vì thế,
thông thường, chúng ta chỉ thật sự bùng nổ khi đó là ý kiến của số đông.

Trường học thật là buồn cười!
Tôi ngồi tại một chiếc bàn màu nâu, hình vuông, giống như bàn của những đứa trẻ khác, chợt
nghó: “Tại sao chiếc bàn này không sơn màu đỏ nhỉ?”.
Phòng học của tôi cũng hình vuông và màu nâu giống như những phòng khác. Không gian thật bó
buộc và ngột ngạt.
Tôi ghét phải ghì chặt cây bút chì hoặc viên phấn trong tay để viết nên những con số hoặc một
chữ cái vô nghóa nào đó.
Tôi cũng không thích phải để chân chạm thẳng xuống đất trong khi cô giáo cứ đi qua đi lại quan
sát.
Tôi ghét phải viết những nét chữ thẳng, cứng cáp và theo mẫu có sẵn.
Giờ học vẽ, tôi vẽ bức tranh một buổi bình minh với sắc màu vàng rực. Tôi rất thích bức tranh
này. Thế nhưng, khi cô giáo nhìn vào bức tranh của tôi, cô đã hỏi:
- Sao con không vẽ như bức tranh của Ken? Nó đẹp đấy chứ?
Chỉ toàn là những yêu cầu.
Sau đó, mẹ mua cho tôi một chiếc nơ như các bạn
Và cũng như các bạn, tôi luôn thích máy bay và tên lửa.
– Trích About school,
một bài thơ trong chương trình trung học ở vùng Regin, Saskatchewan.


Tác động của quan niệm xã hội

Quan điểm truyền thống cho rằng, đã là một đấng nam nhi đúng nghóa thì phải
mạnh mẽ, vững vàng và nhất là không được tỏ ra yếu đuối hay bày tỏ những ước nguyện
của mình. Ngay từ nhỏ, các cậu bé đã được học cách chôn chặt nỗi đau cùng mọi ước
muốn trong lòng, và che đậy điều đó bằng vẻ ngoài lạnh lùng. Tư tưởng này đã ăn sâu
vào tiềm thức khiến họ nghó rằng, việc yêu cầu người khác giúp đỡ là điều hoàn toàn
không nên.

Tác động của niềm tin và tín ngưỡng

Nhà thờ, các vò cha cố, các vò thiền sư… đều ít nhiều ảnh hưởng đến suy nghó và
quan điểm của con người đối với việc đưa ra lời yêu cầu cho những điều họ mong muốn.



12

Nên cho hơn là nhận.

Ngay từ nhỏ, tôi được nuôi dưỡng và dạy bảo với mong muốn sẽ trở thành một vò thánh. Trước
đây, mẹ tôi từng có ý đònh vào nhà dòng để làm nữ tu nhưng cuối cùng, bà lại kết hôn và sinh ra tôi. Bà trao
cho tôi ước mơ mà bà đã không thực hiện được đó. Vì thế, tôi không bao giờ được yêu cầu hay đòi hỏi
những điều mình muốn. Tôi tham gia các hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ trẻ em mồ côi và những người
đang sống trong khổ cực. Chúng tôi giúp đỡ mọi người nhưng không có quyền mưu cầu hạnh phúc cho bản
thân.
Tôi được dạy rằng, tôi không được mong muốn bất kỳ điều gì cho mình, và phải chắc rằng khi tất
cả mọi người đều đã có điều họ muốn thì tôi mới có thể nghó đến ước nguyện của mình.
Khi đó, tôi từng hy vọng mình sẽ trở thành một nữ tu khổ hạnh; chí ít như vậy bố mẹ cũng cảm
thấy tự hào về tôi. Ngoài ra, mọi người xung quanh tôi cũng cho rằng, nếu biết quên mình vì người khác,
chắc chắn ta sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng vào kiếp sau. Đó là tất cả những gì tôi được dạy
dỗ khi sống trong nhà thờ. Và tôi cũng đã sống như thế, kết quả là đã có lần tôi suýt chết vì căn bệnh hen
suyễn do không thể yêu cầu những thứ mình cần.
– Marianne R.


Tác động từ lời khuyên của bác só

Từ trước đến nay, chúng ta luôn đánh giá cao vai trò của bác só và cho rằng họ là
người nắm trong tay mạng sống của mình, rằng bác só luôn đúng và ta cần phải nhất nhất
tuân theo lời họ mà không được phép hỏi bất kỳ điều gì, cho dù những thông tin ấy có
liên quan trực tiếp đến mạng sống của mình hoặc những người thân của mình chăng nữa.
Chúng ta chỉ cần làm theo lời hướng dẫn mà không được thắc mắc về toa thuốc hay cách
thức điều trò của họ. Chúng ta phải kiên nhẫn ngồi đợi hàng giờ liền tại phòng khám để
chờ đến lượt mình mà không hề hỏi vì sao. Đôi lúc chúng ta phải chòu đựng thái độ lạnh
nhạt, và thậm chí là bỏ mặc của các nhân viên y tế. Vì sao lại xảy ra tình trạng đó? Đơn
giản vì họ biết chúng ta cần đến họ và ta không còn sự lựa chọn nào khác.

Có một câu chuyện thương tâm kể rằng, một người mẹ trẻ bế đứa con đang sốt cao của mình vào
bệnh viện. Các nhân viên ở phòng cấp cứu yêu cầu người mẹ nên bình tónh vì họ cho rằng đây là tình trạng
rất phổ biến ở trẻ em. Họ bảo bà nên đưa đứa trẻ về nhà, và nếu sáng hôm sau nó vẫn không hạ sốt thì hãy
quay trở lại. Thế là người mẹ đáng thương đành đưa con về nhà. Dù lòng đầy bất an nhưng bà vẫn không
hỏi gì thêm vì tin tưởng vào kiến thức chuyên môn của các bác só.
Đêm hôm đó, người mẹ đã thức trắng bên cạnh con mình và đến sáu giờ sáng, bà phát hiện ra
một vết thâm tím dưới cánh tay đứa bé. Bà lập tức kiểm tra khắp người con và tức tốc đưa con đến một
bệnh viện khác. Lúc này, toàn thân đứa trẻ đã nổi đầy vết bầm.
Tại đây, các bác só tiến hành kiểm tra toàn diện cho đứa bé và thông báo cho người mẹ biết tình
trạng nguy kòch của con bà. Đứa bé đã bò nhiễm phải căn bệnh viêm màng não – một căn bệnh thường gặp
ở trẻ em – do siêu vi trùng xâm nhập vùng mũi. Điều đáng nói là tình trạng đứa bé đã không tồi tệ đến vậy
nếu bệnh được phát hiện sớm hơn. Dù lần đó đứa trẻ đã qua khỏi nhưng có lẽ đó là bài học mà người mẹ ấy
phải ghi nhớ suốt đời.
– Heather McNamara


Quan điểm hạn hẹp

“Cuộc sống không thể đáp ứng tất cả mong muốn của con người
Nếu không được bày tỏ thì mọi ước muốn đều không được đáp ứng.”
– Fortune cookie


13


Một ông bố dắt đứa con trai của mình đi dạo. Cậu bé ngước lên nhìn những dây điện và hỏi làm thế
nào dòng điện có thể truyền được qua các dây dẫn mỏng manh kia.
Người bố trả lời:
– Bố không biết! Bố không hiểu về điện cho lắm.
Đi thêm một quãng, cậu bé lại hỏi bố điều gì tạo nên sấm chớp.
– Bố cũng không biết cái gì tạo nên sấm chớp nữa. – Người bố trả lời.
Trên suốt đoạn đường về, cậu con trai tiếp tục hỏi thêm nhiều câu hỏi. Và cũng như những lần
trước, ông bố hầu như không thể trả lời được câu nào. Khi gần đến nhà, cậu bé ngước nhìn bố và nói:
– Bố ơi, con mong là bố không thấy khó chòu vì những câu hỏi của con.
Lúc này, người bố nhìn con trìu mến:
– Không đâu con à, đó là cách học hỏi rất tốt. Con có muốn học hỏi bằng cách nào nữa không?
– Speakers Sourcebook II


Trong trường hợp này, nếu người bố không nhanh chóng tìm ra câu trả lời cho cậu
con trai thì có thể sau này, cậu bé sẽ không còn muốn đặt câu hỏi với bố mình nữa. Khi
đó, sự tò mò và óc sáng tạo của cậu cũng sẽ không còn.


Chẳng hiểu sao tôi luôn có suy nghó rằng nếu tôi đạt được điều mà mình khao khát thì cũng có
nghóa là tôi đã lấy đi của người khác một thứ gì đó. Phải mất một thời gian dài tôi mới nhận ra suy nghó này
của mình là sai lầm.
– Jane Bluestein


“Nếu bạn có được một nửa những gì bạn ao ước thì đồng nghóa
với việc bạn đã nhân đôi khó khăn của mình.”
– Benjamin Franklin

“Cẩn thận với những mong ước của con vì có thể chúng sẽ thành sự thật.”
– Trích những câu nói phổ biến của các bậc cha mẹ


Nhiều người cho rằng: Họ sẽ phải trả giá nếu muốn đạt được điều họ mong muốn. Khi còn nhỏ,
có thể bạn thích sở hữu một chú chó con, nhưng kèm theo đó, bạn sẽ có trách nhiệm chăm sóc và nuôi
dưỡng nó. Hoặc giả sử bạn gặp được một người đàn ông tuyệt vời và có tình cảm với anh ta, thế nhưng, sau
một thời gian tìm hiểu, bạn phát hiện anh ta chỉ là một kẻ lừa dối và lợi dụng. Nếu bạn quyết đònh kết hôn
cùng anh ta nghóa là bạn sẽ phải chòu đựng những thói xấu của anh ta suốt đời. Tương tự, bạn đang ngồi trên
một chuyến xe nhưng lại muốn chuyển sang một chuyến xe khác để được phục vụ tốt hơn, thế nhưng, bạn lo
sợ chuyến xe kia chẳng chạy nhanh bằng chuyến bạn đang đi nên quyết đònh ngồi lại và không yêu cầu hay
đòi hỏi thêm bất kỳ điều gì.
Tôi nhớ rất rõ khoảnh khắc tôi nhận ra rằng mình cũng có những nhu cầu cá nhân và hoàn toàn
có thể lên tiếng yêu cầu để được đáp ứng. Khi đó, tôi mới 15 tuổi và tôi tự nói với mình: “Mình có thể có
được bất cứ thứ gì nếu mình yêu cầu”. Thế nhưng, ngay lúc ấy, có người đã bảo tôi hãy cẩn thận với những
mong muốn của mình vì có thể việc có được chúng sẽ không giúp tôi cảm thấy hài lòng. Từ đó trở đi, tôi rất
thận trọng trong việc nói lên những yêu cầu của mình, vì tôi sợ lời khuyên đó sẽ trở thành hiện thực.
– Kay Wallburger



14

NỖI S HÃI


“Chỉ có suy nghó của bạn mới là nguyên nhân tạo ra sự sợ hãi.”
– A Course in Miracles


Nếu khi còn bé, nếu phải trải qua một tình huống trớ trêu khi đưa ra nhu cầu của
bản thân thì hẳn lớn lên, bạn sẽ trở nên dè dặt trong những tình huống tương tự. Sở dó như
vậy là vì chúng ta sợ bò từ chối, mất thể diện và sợ bò người khác lợi dụng hoặc chế nhạo.
Kết quả là chúng ta trở nên thụ động, tự tước đi cơ hội thành công của mình. Con người ta
cứ mãi đấu tranh với những kẻ thù vô hình do chính mình tạo ra mà quên đi cuộc đấu
tranh bên ngoài để đạt được những gì hằng khao khát.

Sợ bò từ chối

Em muốn cô đến nhà em chơi nhưng em lại không dám mở lời mời cô.
Em rất muốn cô đến nhà em chơi nhưng cánh cửa nhà em đã bò hỏng mất rồi.
Nhà em cũng không có gì để mời cô cả.
Em muốn cô đến nhà em chơi nhưng em rất ngại vì em trai của em luôn há to miệng mỗi khi ăn,
và ba em thì mỗi khi đầy bụng lại phát ra những tiếng rất khó nghe.
Ước gì em có thể không còn ngại về những điều ấy để mời cô đến chơi nhà em.
– Alber Callum


Nỗi sợ lớn nhất ngăn cản con người yêu cầu điều mình mong muốn chính là sợ bò
từ chối.

Tôi tự hỏi: “Mình sợ điều gì nhất?”. Và tôi tìm ra câu trả lời: Tôi sợ nhất là cảm giác thua kém,
bất lực trước mọi vấn đề. Tôi rất sợ khi phải đối diện với vẻ mặt cau có, khó chòu của những người xung
quanh với ngụ ý chê trách tôi không có năng lực và không thể làm được việc gì ra hồn. Bên cạnh đó, tôi
còn sợ bò người khác từ chối nên thường xuyên giấu kín mong muốn của mình trong lòng.
– Stan Dale

Khi còn học phổ thông, tôi để ý một bạn gái cùng trường suốt nhiều năm liền. Cô ấy xinh xắn,
giỏi giang, và điều đó khiến tôi rất ngại khi có dòp tiếp xúc. Vài năm sau, tôi lấy hết can đảm bày tỏ lòng
mình với cô ấy. Và thật bất ngờ, cô ấy thổ lộ rằng cô ấy cũng đã mến tôi từ lâu. Hóa ra, tôi đã bỏ phí hai
năm dài chỉ vì nỗi sợ trẻ con của mình. Khi tôi mời cô ấy đi chơi, cô ấy đã nói: “Vấn đề của hầu hết con trai
là họ đã tự tước bỏ cơ hội của chính mình trước khi người khác làm việc đó. Vì thế, điều anh cần làm chỉ là
cố gắng trở nên can đảm hơn mà thôi”.
– John Taylor

Dù có thể bò chế giễu hoặc từ chối thì tôi cũng muốn thử, vì biết đâu có một ai đó muốn kết bạn
hay đi chơi cùng tôi thì sao. Và tôi tin vào bản thân mình.
– Michael Hesse


Sợ trở nên ngớ ngẩn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét