Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

- Ths. Cao Thị Hoàng Yến: “ Phát huy động lực học tập nâng cao hiệu quả
dạy và học Tiếng anh”. Bài viết đã nêu lên vai trò, thực trạng và các giải pháp tạo
động lực cho sinh viên học tập môn tiếng anh. Khi nói về vai trò của công tác tạo
động lực học tập cho sinh viên Ths cho rằng: Tác động của động lực khiến sinh
viên tự tạo cho mình một thói quen tự giác trong lao động. Như vậy, khi ra trường
làm việc, ý thức tập thể đã được hun đúc trong sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên
ghế nhà trường, sẽ giúp sinh viên thích nghi với mô hình hợp tác trong tập thể và
sự phân công lao động trong xã hội, góp hết sức mình vào công cuộc đổi mới,
chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh và hội nhập cùng thế
giới. Tuy nhiên bài viết chỉ tập trung vào công tác tạo động lực học tập môn Tiếng
anh cho sinh viên, chưa nêu được vai trò của tạo động lực học tập cho sinh viên
trong các môn học khác.
- Th.S Cảnh Chí Dũng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội: “
Mô hình tạo động lực trong các Trường Đại học công lập”. Bài viết đã chỉ ra: Vấn
đề quyết định thành công của một trường đại học là nguồn nhân lực, với cốt lõi là
chính sách tạo động lực để huy động sự nỗ lực, không ngừng sáng tạo khoa học
của đội ngũ cán bộ giảng viên trong trường đại học đó. Việc lựa chọn và ứng dụng
mô hình tạo động lực trong các trường đại học công lập nước ta hiện nay có ý
nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Bài viết cũng làm rõ các vấn đề như: Nhận thức về
mô hình tạo động lực cho các Trường Đại học công lập; Các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình tạo động lực trong các Trường Đại học công lập; Nội dung mà hình
tạo động lực trong các trường Đại học công lập ở nước ta. Tuy nhiên bài viết
mang tính khái quát, chung chung, đánh đồng tất cả các trường thuộc khối ngành
Kinh tế, Xã hội, Kỹ thuật là một. Vì vậy bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
- Lê Thị Hạnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện đảm bảo chất lượng giáo dục,
luận văn Thạc sỹ: “Ảnh hưởng của phương pháp dạy đến động lực học Tiếng anh
của sinh viên năm thứ nhất – Khối ngành kinh tế Đại học Văn Lang”. Luận văn đã
thực hiện khảo sát trên nhóm giáo viên có nhiều đặc điểm tương đồng chỉ có
5
phương pháp giảng dạy là khác nhau, trên nhóm sinh viên có nhiều đặc điểm
tương đồng, tạo điều kiện cho sự so sánh động lực học tập ở hai nhóm sinh viên
được giảng dạy với hai phương pháp khác nhau là phương pháp thụ động và
phương pháp tích cực. Từ đó tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa phương pháp giảng
dạy có tác động đến động lực của sinh viên năm thứ nhất – Khối ngành kinh tế
Đại học Văn Lang. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ nghiên cứu cụ thể ở nhóm sinh
viên khối ngành Kinh tế vì vậy các đánh giá còn mang tính cụ thể, không áp dụng
cho các nhóm sinh viên của khối ngành Xã hội được.
- Sinh viên Khương Thị Nhung và Cấn Thị Thu Thủy, Lớp: QH- 2008- S Sư
phạm Vật Lý, Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Thúy Hằng : “ Tìm hiểu động
cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Giáo dục bằng trắc nghiệm QME”. Đề
tài sử dụng bảng hỏi QMF của Forner dựa trên quan điểm ba yếu tố: nhu cầu
thành công, nhu cầu tự điều khiển và triển vọng tương lai để phân loại động cơ
học tập. Qua cuộc khảo sát 100 sinh viên trường Đại học Giáo Dục họ nhận thấy:
động cơ học tập của sinh viên chịu sự chi phối của cả 3 loại động cơ trong đó nhu
cầu triển vọng tương lai nhận được sự chú ý và ảnh hưởng lớn nhất. Điều này
chứng tỏ sinh viên học tập nhằm lĩnh hội tri thức không phải đơn thuần vì để dành
điểm tốt hay nhận được sự ngợi khen từ phía bạn bè, thầy cô, gia đình… mà quan
trọng là những định hướng tương lai sắp tới trong cuộc đời. Đối tượng là những
sinh viên, những con người đang tràn đầy nhiệt huyết và lòng say mê, mặt khác
các bạn học tập trong môi trường sư phạm chắc hẳn có những suy nghĩ chín chắn
và sâu sắc nên sự chuẩn bị cho tương lai càng tốt, càng ý thức hơn về trách nhiệm
của bản thân, sự độc lập tự chủ của một người trưởng thành. Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy nữ giới có biểu hiện định hướng cho tương lai tốt hơn nam giới.
Tuy nhiên đề tài chỉ nhìn ở các khía cạnh cụ thể mà chưa có cái nhìn khái quát vì
vậy các kết luận còn mang tính cụ thể.
- Chuyên mục Kinh tế lao động, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân : “Nghiên
cứu về động lực học tập trong sinh viên khoa kinh tế lao động và dân số năm thứ
6
4”. Đề tài này với mục tiêu bàn về mục tiêu học tập của sinh viên nói chung và
nghiên cứu thực tế động lực học tập của sinh viên kinh tế lao động nói riêng
nhằm đi tìm những nhân tố tác động tích cực và tiêu cực tới động lực học tập của
sinh viên, qua đó ta có thể thấy được một số thực trạng và tìm ra được những
nguyên nhân, phân tích một số hướng giải quyết nâng cao động lực của sinh viên.
Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở khối ngành kinh tế mà chưa có liên hệ với
khối ngành xã hội.
- Ngoài ra còn có các bài báo, bình luận trên Internet, các phương tiện thông
tin đại chúng về thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao công tác tạo động lực học
tập cho sinh viên như:
+ Trang: khatvongtuoitre.com có đăng bài: “ Hãy tạo động lực cho bản thân”
do Napoleon Hill – trích Tư duy tích cực tạo thành công.
+ Trang: tusach.thuvienkhoahoc.com có đăng bài: “ 8 nguyên tắc cơ bản giúp
giáo viên tạo động lực cho học sinh” dẫn nguồn globaledu.com.vn.
+ Trang: yeshn.info có đăng bài: “ Tìm cảm hứng học tập: những bí quyết đơn
giản” theo Nguồn: www.ec-ftu.org và http://Ezinearticles.com.
Hầu hết các tác giả đều đề cập đến vấn đề thực trạng công tác tạo động lực
cho sinh viên và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác tạo động lực học tập
cho sinh viên. Nhưng chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội”.
Trong đề tài này tác giả đã kế thừa những nghiên cứu của một số tác giả nói
trên và đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Thực trạng động lực học tập của sinh viên
Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội”. Tác giả chỉ ra và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến động
lực học tập cho sinh viên. Tìm hiểu thực trạng động lực học tập của sinh viên
Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH & NV và đưa ra một số khuyến
7
nghị để sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH & NV,
ĐHQGHN xác định động lực học tập đúng đắn.
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đi làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến động lực. Đề tài đi tìm hiểu
thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đưa ra một số khuyến nghị để sinh viên Khoa
Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn xác định động
lực học tập đúng đắn.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ lý luận liên quan đến động lực học tập.
- Tìm hiểu thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản
lý,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Đề xuất một số khuyến nghị để sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường
Đại học KHXH & NV, ĐHQGHN xác định động lực học tập đúng đắn.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
5.1. Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý,Trường
Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: 2002 đến 2012.
- Không gian: Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH&NV.
- Nội dung: Nghiên cứu thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa
học quản lý, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN.
8
6. VẤN NGHIÊN CỨU:
Trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu và làm rõ các vấn đề sau:
- Thứ nhất: Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản
lý, Trường Đại học KHXH & NV như thế nào?
- Thứ hai: Để sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH &
NV xác định động lực học tập đúng đắn thì cần những khuyến nghị gì?
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
- Thực trạng động lực học tập của sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường
Đại học KHXH & NV còn chưa hợp lý.
- Để sinh viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH & NV xác
định động lực học tập đúng đắn cần có những khuyến nghị như:
+ Tăng cường công tác đào tạo, giáo dục tư tưởng, định hướng nghề nghiệp
cho sinh viên
+ Xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên
+ Xây dựng các chương trình và phương pháp đào tạo hợp lý, linh hoạt và một
số biện pháp khác.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phân tích tài liệu: Từ các đề tài nghiên cứu khoa học của các tác giả đã được
nêu trong phần lịch sử nghiên cứu, trên các phương tiện Internet, báo chí.v.v.
- Điều tra bảng hỏi: Khảo sát 100 sinh viên Khoa Khoa học quản lý. Khảo sát: 20
sinh viên khóa K54, 40 sinh viên khóa K55, 20 sinh viên khóa K56 và 20 sinh viên
K57 khoa học quản lý.
9. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
- Đề tài góp phần làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến động lực học tập
9
- Đề tài cũng đưa ra những khuyến nghị có tính chất thực tiễn để sinh viên Khoa
Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH & NV, ĐHQGHN xác định động lực học
tập đúng đắn.
10. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 3
chương và 11 tiết.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN
1.1. Khái niệm động lực, động cơ
“ Bạn có thể đưa con ngựa ra tận bờ sông nhưng không thể bắt nó uống nước.
Ngựa chỉ uống nước khi nó khát và con người cũng vậy”. Con người cá nhân hay con
người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ
10
hài lòng, khuyến khích họ hành động và “ Ai cũng có khả năng làm nhiều hơn những điều
họ nghĩ họ có thể làm” nếu như họ được tạo động lực làm việc. Đúng vậy con người chỉ
làm việc khi người ta muốn hoặc được động viên để làm việc. Cho dù là cố gắng tỏ ra nổi
trội trong công việc hay thu mình trong tháp ngà, người ta cũng chỉ hành động do bị điều
khiển hoặc được động viên bởi chính bản thân hay từ các nhân tố bên ngoài.
Kết quả của công việc có thể được xem như một hàm số của năng lực và động lực
làm việc. Năng lực làm việc phụ thuộc vào các yếu tố như giáo dục, kinh nghiệm, kỹ năng
được huấn luyện. Cải thiện năng lực làm việc thường diễn ra chậm sau một quãng thời
gian đủ dài. Ngược lại, động lực làm việc có thể cải thiện rất nhanh chóng. Tuy nhiên,
động lực lại được bắt nguồn từ động cơ hoạt động của mỗi cá nhân và cần được thường
xuyên duy trì.
1.1.1. Khái niệm động cơ
Ý tưởng nghiên cứu động cơ hoạt động của con người đã tồn tại rất lâu trong lịch
sử tâm lý học. Bằng các cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau, các nhà tâm lý học đã
tìm cách lý giải tại sao con người có thể thực hiện được hành vi nào đó, tại sao hoạt động
của anh ta có thể kéo dài trong một thời gian nhất định hoặc ngưng lại đúng lúc … Tuy
nhiên trong tâm lý học có nhiều cách lý giải khác nhau về động cơ
Theo thuyết phân tâm học: “Động lực thúc đẩy hoạt động của con người là vô
thức. Nguồn gốc vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật và nhấn
mạnh vai trò của các xung năng tính dục”.
Theo thuyết hành vi: “Đưa ra mô hình " kính thích - phản ứng", coi kích thích là
nguồn gốc tạo ra phản ứng - là động cơ”.
Theo J. Piaget: “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp
ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “Động cơ”, tùy vào góc độ tiếp
cận khác nhau thì sẽ có những khái niệm về “Động cơ” khác nhau. Theo quan điểm của
cá nhân thì tác giả đồng nhất với quan niệm của thuyết tâm lý hoạt động: “Những đối
11
tượng nào được phản ánh vào óc ta mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định
phương hướng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt
động”.
Một hoạt động của con người có thể chịu sự chi phối của nhiều động cơ khác
nhau, trong đó có những động cơ chủ đạo và những động cơ thứ yếu. Những động cơ này
nằm trong những mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hoàn cảnh hoạt động cụ thể
tạo thành một hệ thống gọi là hệ thống động cơ.
Động cơ có thể được phân thành nhiều nhóm theo các tiêu chí khác nhau là phân
theo nhu cầu, phân ra động cơ tự nhiên và động cơ cao cấp, phân chia theo chức năng:
động cơ tạo ý, động cơ kích thích …
1.1.2. Khái niệm động cơ học tập
Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiện
động cơ học tập. Động cơ học tập được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học, tức là
những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo … mà giáo dục đem lại.
Nghiên cứu về động cơ học tập, ta tìm thấy các lý luận nghiên cứu từ các nhà tâm lý
học Nga như: L.I.Bozovik, A.N.Leonchiep, A.K.Markova…
Nhiều nhà tâm lý học đều khẳng định: “Hoạt động học tập của học sinh được thúc
đẩy bởi nhiều động cơ. Các động cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ bậc của các
kích thích, trong đó có một số động cơ là chủ đạo, cơ bản, một số động cơ khác là phụ, là
thứ yếu”.
Động cơ học tập của học sinh theo L.I.Bozovick có một số biểu hiện: “Trẻ học vì
cái gì, cái gì thúc đẩy trẻ học tập và tất cả những kích thích đối với hoạt động học tập của
các em”.
Theo A.N.Leonchiev hiểu động cơ học tập của trẻ như là “sự định hướng của các
em đối với việc lĩnh hội tri thức, với việc dành điểm tốt và sự ngợi khen của cha mẹ, giáo
viên…”
Có nhiều cách phân lọai động cơ học tập của học sinh:
12
Theo L.I. Bozovik, A.K.Dusaviski… động cơ học tập của trẻ được phân thành hai
lọai: động cơ học tập mang tính xã hội và động cơ mang tính nhận thức.
Phát triển quan điểm trên, A.K.Marcova và V.A.Kruteski cho rằng ngoài hai động
cơ trên còn có lọai thứ ba: Động cơ sáng tạo hay động cơ nhận thức mang tính xã hội. Đó
là mức phát triển cao nhất của động cơ học tập
Dưới góc độ của tâm lý học họat động và động cơ học tập đưuợc phân thành hai
loại:
+ Động cơ hoàn thiện tri thức: Là mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rộng tri
thức, say mê với việc học tập…, bản thân tri thức và phương pháp dành tri thức có sức hấp
dẫn, lôi cuốn học sinh. Người có động cơ này luôn nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại từ bên
ngoài để đạt nguyện vọng bên trong.
Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức thường không
chứa đựng xung đột bên trong. Có thể có những khó khăn trong quá trình học hỏi đòi hỏi
phải có nỗ lực ý chí để khắc phục, nhưng là khắc phục các trở ngại bên ngoài chứ không
hướng vào đấu tranh với chính bản thân. Do đó, chủ thể của hoạt động học không có
những căng thẳng tâm lý. Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này được cho là
tối ưu trong lĩnh vực sư phạm.
+ Động cơ quan hệ xã hội: Học sinh học bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố
khác như: đáp ứng mong đợi của cha mẹ, cần có bằng cấp vì lợi ích tương lai, lòng hiếu
danh hay sự khâm phục của bạn bè, … đây là những mối quan hệ xã hội cá nhân được hiện
thân ở đối tượng học. Đối tượng đích thực của hoạt động học tập chỉ là phương tiện để đạt
mục tiêu cơ bản khác.
Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội ở mức độ nào đó
mang tính cưỡng bức, có những lực chống đối nhau (như kết quả học tập không đáp ứng
mong muốn của cha mẹ). Vì thế nó gắn liền với sự căng thẳng tâm lý, đòi hỏi phải đấu
tranh với chính bản thân, học sinh dễ vi phạm nội quy, lơ là việc học…
Thường thì cả hai loại động cơ này cùng được hình thành ở học sinh và được sắp
xếp theo thứ bậc. Trong những điều kiện nhất định của việc dạy và học thì một trong hai
13
loại động cơ sẽ nổi lên chiếm vị trị ưu thế trong sự sắp xếp theo thứ bậc của hệ thống động
cơ.
Động cơ học tập không có sẵn hay tự phát, mà được hình thành dần dần trong quá
trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Để hình thành động
cơ học tập cho học sinh, giáo viên cần làm cho việc học của học sinh trở thành nhu cầu
không thể thiếu thông qua tổ chức bài giảng, sử dụng phương pháp dạy học … sao cho
kích thích được tính tích cực, tạo hứng thú cho học sinh.
Động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng thường liên hệ mật thiết tới hứng
thú của mỗi người. Nhờ có hứng thú mà động cơ ngày càng mạnh mẽ. Vì thế vai trò của
hứng thú trong học tập rất lớn.Trong học tập chẳng những cần có động cơ đúng đắn mà
còn phải có hứng thú bền vững thì học sinh mới có thể tiếp thu tri thức hiệu quả nhất.
Ngoài ra các yếu tố bên ngoài như kinh tế gia đình, quan hệ thầy cô, bạn bè, cơ sở
vật chất nhà trường … cũng có ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh. Vậy khi xem
xét động cơ học tập không thể bỏ qua các yếu tố này.
1.1.3 Khái niệm động lực
Động lực là gì? Theo từ điển Tiếng Việt, “Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát
triển”. Theo giáo trình Hành vi tổ chức của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân do TS.Bùi
Anh Tuấn chủ biên thì “Động lực của người lao động là những nhân tố bên trong kích
thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao”.
Biểu hiện của động lực là sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ
chức cũng như của bản thân người lao động. Động lực lao động tạo ra sức mạnh giúp
người lao động hết lòng cống hiến vì mục tiêu của tổ chức.
Trong cuốn giáo trình Quản trị nhân lực do ThS Nguyễn Văn Điềm và PGS.TS
Nguyễn Ngọc Quân đồng chủ biên, khái niệm động lực lao động được diễn đạt theo cách
khác, theo đó “Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để
tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức”. Như vậy, có
thể hiểu động lực là yếu tố bên trong mỗi cá nhân nhưng lại thông qua sự tác động của các
yếu tố về tổ chức, môi trường, văn hóa , hay nói cách khác động lực xuất phát từ bản thân
14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét