Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Tài liệu Bích Huyết Kiếm11b pdf

- Võ nghệ tôi còn non kém lắm làm ơn nhẹ tay cho.
Thừa Chí từ từ bước lại gần vừa nói vừa ra tay đánh:
- Hiệp thứ nhứt, tôi dùng thế “Thạch Phá Thiên Kinh” liệu mà đón đỡ!
Lưu Bội Sinh đáp:
- Vâng!
Vừa đỡ y vừa nghĩ: “Có ai đấu võ lại nói trước tên thế võ cho kẻ địch
biết như thế này bao giờ chưa? Thế nào chàng ta cũng đánh lừa mình.
Cố ý nói tên thế võ để mình chú ý bên trên rồi chàng ta xuất kỳ bất ý
tấn công phía dưới mình cũng nên?”
Nghĩ vậy, dùng bàn tay phải đỡ hờ cái mặt, tay trái nắm quyền để
ngang giữ bụng dưới, chờ Thừa Chí tấn công phía dưới là trảm quyền
đánh xuống.
Ngờ đâu, Thừa Chí xông tới, tay trái vuốt hờ, tay phải nhân lúc thâu
hồi, tay trái một chưởng đánh thẳng vào người Lưu Bội Sinh. Thế võ
này đúng thế là võ tuyệt cú của môn phái Hoa Sơn. Lưu Bội Sinh vội
giơ bàn tay phải ra cản, khi chĩa tới mặt đối phương, bỗng ngừng tay
lại, Thừa Chí hỏi:
- Tại sao anh không tin tôi? Một tay trái của anh chống sao nổi tay phải
của tôi.
Thấy thế đánh của Thừa Chí quá hùng mạnh, Lưu Bội Sinh cũng một
tay không sao cản nổi, đang sợ bị đánh vỡ mũi, ngờ đâu Thừa Chí bỗng
ngừng tay lại. Lưu Bội Sinh vộ giơ tay trái lên, đang nắm quyền liền
đổi ra chưởng, hợp cùng tay phải, song chưởng đẩy mạnh một cái, mới
đẩy lui được tay phải của đối phương. Thu quyền lại, Thừa Chí nói:
- Ba thế sau đây là: “Lúc Phách Tam Quan”, “Phao Chuyên Dẫn
Ngọc”, và “Kim Cương Chế Vĩ” (ba thế trên nghĩa là: Bỏ mạnh ba
quan ải, Ném gạch dụ ngọc, và Kim Cương kìm chế đuôi). Tôi sẽ đánh
cả một lúc thì anh đỡ bằng những thế võ nào?
Không phải nghĩ ngợi, Lưu Bội Sinh trả lời ngay rằng:
- Tôi sẽ dùng ba thế như sau: “Phong Bế Thủ” (tay phong tỏa kín đáo),
“Bạch Vân Xuân Tụ” (mây trắng ra tụ trong rặng núi), và “Bàng Hoa
Phất Liễu” (dựa hoa phủi cành liễu).
Thừa Chí nói:
- Anh sử dụng hai thế đầu đúng đấy, còn thế sau thì sai. Anh nên biết
thế võ “Bàng Hoa Phất Liễu” là thế thủ mà có cả thế công nữa. Nếu anh
dùng nó đấu với người ngang sức thì không thế võ nào thích hợp bằng.
Nhưng vì thế này nửa công nửa thủ, tất nhiên anh phải chia sức lực ra
làm đôi. Như thế anh tiếp sao nổi “Kim Cương Chế Vĩ” của tôi.
Lưu Bội Sinh nói:
- Nếu vậy, tôi dùng luôn thế tấn “Thiên Cân Trụy Địa” (nghìn cân rơi
xuống đất).
Thừa Chí nói:
- Phải! Anh đón đánh nhé!
Vừa dứt lời, chàng giơ tay phải lên, Lưu Bội Sinh vội dùng những thế
võ đã định ra đỡ. Ngờ đâu Thừa Chí giơ tay phải lên đến lưng chừng,
tay phải bổ thẳng xuống, đồng thời nói rằng:
- Võ nghệ không nên cố chấp quá. Sư phụ anh dạy thế “Bách Tam
Quan” phải dùng chưởng tay phải. Nhưng anh tùy cơ ứng biến, sử dụng
chưởng tay trái cũng có thể được.
Miệng nói, tay vẫn không ngừng. Không chờ Lưu Bội Sinh phong bế,
Thừa Chí nhanh nhẹn nắm lấy cổ tay đối phương kéo mạnh về phía
trước. Lưu Bội Sinh vội dùng thế “Bạch Vân Xuất Tụ” ra gỡ và lấy tấn
đứng lên ngay chớ y không dám thừa cơ tấncông lại. Nhưng y đã bị
Thừa Chí giơ tay trái đẩy mạnh chưởng lực lại, hắn ngã về phía trước
một bước và phải chạy quanh một vòng mới đứng vững lại được.
Thừa Chí nói:
- Khá đấy, còn thế thứ năm, tôi dùng kiểu cách bắt đầu ra tay của thế
“Phá Ngọc quyền.”
Thấy chàng không sử dụng cả thế đó mà chỉ lấy kiểu cách bắt đầu thì
đánh gì, Lưu Bội Sinh rất lấy làm lạ, lẳng lặng không nói gì. Thấy Lưu
Bội Sinh nghi ngờ, Thừa Chí liền giải thích rằng:
- Anh tưởng kiểu cách bắt đầu của thế võ chỉ là lề lối chào nhau mà
thôi sao, còn khi lâm trận thì vô dụng phải không? Anh nên rõ, Tổ sư
sáng tạo ra pho quyền này, nhứt cử nhứt động đều là những miếng võ
lợi hại đánh thắng kẻ địch cả. Anh coi đây!
Vừa nói vừa khom lưng, hữu quyền hợp với tả chưởng, Thừa Chí vái
chào. Nhân cai vái đó, chàng nhảy xổ lạ, cả quyền lẫn chưởng đều đánh
vào hạ bộ bên trái của Lưu Bội Sinh. Không sao đứng vững được, Lưu
Bội Sinh bỗng bay người lên cao, rồi lại rơi xuống. Khi y sắp rơi xuống
đất, Thừa Chí đã chạy tới đỡ luôn và đặt đứng vững xuống đất.
Lưu Bội Sinh vội vàng quỳ xuống vái lạy và nói:
- Hậu bối không biết sư thúc, vừa rồi đã vô lễ xúc phạm. Xin sư thúc nể
mặt sư phụ cháu xá lỗi cho.
Thừa Chí vội đáp lễ và nói:
- Lưu đại ca lớn tuổi hơn tôi. Chúng ta coi nhau như anh em thì hơn.
Lưu Bội Sinh nói:
- Điều này cháu không dám. Quyền pháp của sư thúc thật là thần diệu
vô cùng. Vừa rồi tuy gọi là đấu chơi nhưng sự thật sư thúc đã chỉ bảo
cho cháu những quyền pháp tinh vi của bổn môn, cháu thấy cảm ơn vô
cùng. Cháu thể nào cũng ôn tập những thế võ ấy luôn luôn.
Thừa Chí mỉm cười không nói năng gì. Nhờ năm thế quyền pháp đó mà
sau này quyền thuật của Lưu Bội Sinh càng cao siêu hơn trước nhiều.
Vì vậy y suốt đời cung kính Thừa Chí không kém gì sư phụ.
Lúc này Mai Kiếm Hòa và Tôn Trọng Quân không còn nghi ngờ gì
nữa. Riêng Kiếm Hòa tự thị đã học được tinh túy kiếm pháp của bổn
môn nghĩ thầm: “Quyền pháp của ngươi tuy cao siêu thật nhưng kiếm
pháp chắc đâu ngươi đã thắng nổi ta?”
Y đang nghĩ ngợi thì Tôn Trọng Quân đã lớn tiếng gọi:
- Mai sư huynh đấu thử kiếm pháp của y xem.
Mai Kiếm Hòa gật đầu, rồi nói với Thừa Chí:
- Tôi muốn lãnh giáo các hạ mấy thế kiếm.
Lúc này giọng nói của y đã khiêm tốn nhiều nhưng mặt y vẫn còn vẻ
vênh váo, kiêu ngạo vô cùng. Thừa Chí nghĩ: “Chắc tên ầy đã học được
kiếm pháp chân truyền của bổn môn. Sau khi ra giang hồ hành đạo, y
chưa gặp địch thủ nên được người ta khen ngợi quá đáng, mới có thái
độ kiêu ngạo và hành vi hỗn xược như vậy. Người này không có tinh
thần phục thiện như Lưu Bội Sinh, ta phải cho y một bài học, sau này y
mới khỏi làm nhục đến môn phái Hoa Sơn mình.”
Nghĩ đoạn, chàng liền nói:
- Đấu kiếm cũng được, nhưng sau khi biết thắng bại rồi anh phải lắng
tai nghe mấy lời trung ngôn nghịch nhĩ của tôi.
Mai Kiếm Hòa kiêu ngạo đáp:
- Bây giờ còn chưa biết ai thắng ai bại, ngài nói như vậy hơi sớm quá.
Thấy Mai Kiếm Hòa đã rút kiếm ra đứng phía trái sửa soạn đấu. Lưu
Bội Sinh vội gọi:
- Mai sư huynh phải đứng ở phía dưới mới phải.
Mai Kiếm Hòa làm như không nghe vẫn đứng yên nghênh địch. Theo
quy luật của phái Hoa Sơn, người dưới thủ kiếm học võ với bề trên
phải đứng phía dưới. Như vậy tỏ ra mình không dám đối địch, chỉ xin
tôn trưởng chỉ bảo cho vài thế võ mà thôi.
Lúc này Mai Kiếm Hòa đứng ở phía trái, hiển nhiên y vẫn chưa chịu
nhận Thừa Chí là sư thúc, chưa sửa soạn gì, Mai Kiếm Hòa liền thúc
giục:
- Mời các hạ dùng kiếm!
Thừa Chí nghĩ ngợi giây phút, liền nói với Tiêu Công Lễ:
- Tiêu lão bá, xin cho mượn mười thanh kiếm ra đây.
Tiêu Công Lễ vội nói:
- Viên tướng công chớ gọi tôi như vậy. Tôi đâu dám nhận.
Tiêu Uyển Nhi ra hiệu cho mấy người môn đồ bưng mười thanh kiếm
vào. Mấy người môn đồ vội ra lựa chọn mười thanh kiếm thật tốt đem
vào bày la liệt trên bàn.
Mọi người đều nhìn cả vào Thừa Chí để xem chàng tuyển dụng thanh
kiếm nào. Ngờ đâu, chàng chỉ lấy thanh kiếm gãy của Tôn Trọng Quân,
vừa cười vừa nói:
- Tôi dùng thanh kiếm gãy này vậy.
Nghe thấy chàng nói như vậy, ai nấy đều ngạc nhiên nghĩ thầm: “Nửa
thanh kiếm này lại không có cán xem chàng sử dụng bằng cách nào?”
Thừa Chí dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp lưỡi kiếm gãy kia, rồi
lên tiếng gọi:
- Mời anh tấn công!
Mai Kiếm Hòa cả giận, nghĩ thầm: “Mi khinh thường ta như vậy, chứ
đừng có cáu ta nhé!”
Nghĩ xong, y cầm kiếm phất một cái, thanh kiếm như làn sóng điện,
ánh sáng lập lòe và tiếng kêu “vo vo.” Lên oai xong, y liền nói:
- Coi kiếm!
Nhắm cổ tay phải của Thừa Chí, Kiếm Hòa đâm thẳng mũi kiếm. Thừa
Chí phản công linh hoạt. Tấn công vào nhược điểm đó đối phương tất
phải lúng túng. Lúc ấy tầm mắt của hơn hai trăm người có mặt tại đó
đều nhìn vào lưỡi kiếm của Kiếm Hòa, ai nấy đều im hơi tiếng lo thay
cho Thừa Chí. Thấy kiếm của Kiếm Hòa đâm tới, Thừa Chí không
nhảy ra ngoài tránh, mà bỗng giơ lưỡi kiếm cụt ra đỡ thanh kiếm của
địch. Hai thanh kiếm vừa va chạm nhau, người ta chỉ nghe “cách” một
tiếng và tiếp theo đó la tiếng “keng.” Thanh kiếm trong tay Mai Kiếm
Hòa đã bị gãy đứt. Mà chỗ gãy lại ở liền ngay đốc kiếm. Trong tay y
chỉ còn cầm cái cán kiếm thôi. Ai nấy đều ngơ ngácnhìn nhau không
biết chàng dùng thế võ gì mà lại rung gãy khí giới của Kiếm Hòa như
vậy.
Chỉ mặt bàn, Thừa Chí nói:
- Tôi đã gọi người lấy sẵn mười thanh kiếm cho anh, mau ra mà đổi đi!
Đến lúc này mọi người mới hay chàng đòi lấy mười thanh kiếm như
vậy là để sẵn cho đối phương thay dùng.
Mai Kiếm Hòa vừa sợ vừa giận, nhặt luôn một thanh kiếm ở trong bàn
và đâm ngay vào hạ bộ Thừa Chí. Biết miếng đó là hư, chàng không
thèm gạt đỡ. Quả nhiên miếng đó đâm tới lưng chừng, Mai Kiếm Hòa
đã xoay sang miếng khác đâm vào bụng chàng. Thừa Chí dùng lưỡi
kiếm gãy giơ ra đỡ “cách” một tiếng, thanh kiếm của Kiếm Hòa đã bị
chấn gãy làm đôi.
Thay liền ba thanh kiếm, thanh nào cũng bị Thừa Chí đánh gãy đôi,
Mai Kiếm Hòa đứng ngẩn người ra không nói được nửa lời. Tôn Trọng
Quân lớn tiếng nói:
- Đấu kiếm mà dùng yêu thuật thì đấu làm gì?
Thừa Chí vứt lưỡi kiếm gãy đi, mỉm cười cầm hai thanh kiếm ở trên
mặt bàn lên, ném một thanh cho Mai Kiếm Hòa rồi quay đầu lại nói với
Tôn Trọng Quân rằng:
- Uổng cho chị là người trong bổn môn. Tôi sử dụng “Hổ Thiên công”
mà không biết còn dám bảo là yêu thuật.
Thừa dịp chàng đang quay đầu nói với Tôn Trọng Quân, Mai Kiếm
Hòa bỗng đâm một nhát kiếm nhanh như chớp vào sau lưng, chờ mũi
kiếm sắp đâm tới người, y mới thét lên:
- Coi kiếm!
Thừa Chí né mình tránh và cũng quát lớn:
- Coi kiếm!
Thế kiếm của Mai Kiếm Hòa vừa đâm trộm là chiêu thức “Thương
Ưng Cầm Thố” (con ó bắt thỏ) Thừa Chí liền tránh khỏi cùng bắt
chước đối phương, cũng sử dụng thế kiếm đó đâm lại kẻ địch. Mai
Kiếm Hòa cũng bắt chước đối phương né tránh.
Ngờ đâu, kiếm của Thừa Chí lại vòng trở lại, dí ngay vào lưng Mai
Kiếm Hòa. Hoảng sợ toát mồ hôi, Mai Kiếm Hòa nhảy về phía trưóc và
nhảy tiếp lên cao, nhưng mũi kiếm của Thừa Chí như bóng theo hình,
dù Mai Kiếm Hòa tránh thế nào, nhảy thế nào, mũi kiếm vẫn dính sát
vào lưng, nếu Thừa Chí không nể nang, chỉ khẽ đâm một cái, Mai
Kiếm Hòa đã bị toi mạng rồi. Biệt hiệu của Mai Kiếm Hoa là “Mạt Ảnh
Tử” tất nhiên khinh công của y phải cao siêu lắm nên mới được người
ta ban cho tôn hiệu đó.
Lúc này, trong lòng Mai Kiếm Hòa hoảng sợ vô cùng, y đã dùng bảy,
tám thân pháp, mà không sao tránh thoát khỏi mũi kiếm Thừa Chí.
Thấy y sợ đến nỗi toát mồ hôi lạnh, ướt đẫm như tắm. Thừa Chí mới
chịu buông tha, thâu kiếm lại, mỉm cười nói:
- Thế kiếm tôi sử dụng cũng là kiếm pháp của bổn môn. Anh chưa học
qua thế võ đó hay sao?
Mai Kiếm Hòa định thần một lúc mới cúi đầu khẽ nói:
- Tôi có biết thế kiếm đó. Nhưng vì ngài sử dụng quá nhanh, tôi không
thể nào tránh nổi.
Đằng này, Thanh Thanh lại lớn tiếng nói:
- Biệt hiệu của anh là “Mạt Ảnh Tử” tức là người không bóng. Hà! Hà!
Tại sao anh lại để cho mũi kiếm của người ta theo sát nút như thế. Nếu
là tôi, tôi đành để cho chiếc bóng theo sau còn hơn là không, như anh
bây giời chẳng hạn!
Bị Thanh Thanh chọc tức, Mai Kiếm Hòa cứ phải cố nén không dám
gây sự như trước, liền đánh trống lảng nói với Thừa Chí rằng:
- Những môn võ tạp học của các hạ nhiều quá, tôi không thể biết rõ
chiêu thức nào chánh, chiêu nào phụ để sử dụng võ công bản môn ra
chống đỡ.
Thừa Chí đáp:
- Những môn võ tôi vừa sử dụng đều là võ công chánh Hoa Sơn môn
phái, sao anh bảo là tạp học? Thôi được, coi đây!
Nói xong, chàng múa kiếm đâm thẳng vào ngực đối phương. Mai Kiếm
Hòa giơ kiếm lên đờ và đâm trở lại một kiếm, Thừa Chí hồi kiếm lại
gạt ngang. Mai Kiếm Hòa đang định thu kiếm đâm lần nữa, ngờ đâu
kiếm của y hình như bị kiếm của đối phương dính chặt. Thừa Chí quay
ngược tay lại hai vòng, Mai Kiếm Hòa ngượng tay không thể nào theo
nổi, đành phải buông kiếm ra, thanh kiếm bay bổng đi nơi khác.
Thừa Chí hỏi:
- Anh có cần thử nữa không?
Đánh liều, Mai Kiếm Hòa không trả lời, mà vơ vội một thanh kiếm
khác ở trên bàn, lẹ chân xông tới đâm thẳng vào vai trái đối phương.
Lần này đã khôn nhiều không dám để cho kiếm mình đụng vào kiếm
của Thừa Chí, Mai Kiếm Hòa thấy kiếm đối phương gạt tới, vội thâu
ngay thế kiếm lại. Ngờ đâu kiếm của Thừa Chí thừa cơ đi thẳng vào
ngực Mai Kiếm Hòa. Nếu không giơ kiếm lên đỡ thì sẽ bị trúng ngực,
Mai Kiếm Hòa đành phải giơ ngang kiếm gạt. Hai kiếm vừa va chạm
nhau, tay lại bị đối phương kéo quay vòng, thế là kiếm của y lại bị bay
bổng lên trời một lần nữa. Mai Kiếm Hòa định đi nhặt kiếm, Thừa Chí
quát lớn:
- Đến nước này anh còn chưa chịu phục ư?
Vừa nói chàng vừa đâm liền hai kiếm. Mai Kiếm Hòa định phải ngửa
người về phía sau để tránh, để hở hạ bộ, bị đối phương dùng chân khẽ
vai y bị ngã ngửa người ra phía sau. Thừa Chí dí mũi kiếm ngay yết
hầu của y rồi.
- Anh đã chịu phục chưa?
Từ ra đời đến nay, Mai Kiếm Hòa chưa từng bị thua một trận nào nhục
nhã. Thấy Mai Kiếm Hòa hai mắt trợn ngược nằm lăn dưới đất, Tôn
Trọng Quân tưởng y bị Thừa Chí giết chết, tay không nhảy tới kêu la:
- Có giỏi thì giết cả tôi đi một thể?
Thấy Mai Kiếm Hòa, Thừa Chí cũng phải sợ hãi, nghĩ thầm nếu ta lỡ
tay giết chết y thôi. Sau này biết trả lời sư phụ và sư huynh ta ra làm
sao? Vội cúi mình xuống lấy tay rờ ngực hắn, thấy trái tim còn đang
đập. Thừa Chí mới yên lòng, vỗ vào huyệt đạo bên hông và cổ của Mai
Kiếm Hòa mấy cái.
Lúc ấy Tôn Trọng Quân mím môi nghiến răng dẫm vào lưng chàng một
kiếm vòng vây, Thừa Chí cứ mặc vẫn tiếp tục chữa cho Mai Kiếm Hòa.
Thanh Thanh và Lưu Bội Sinh vội nhảy xổ tới khuyên ca. Tôn Trọng
Quân ức quá, ngồi phệt ngay xuống đất, khóc xòa. Một lát sau Mai
Kiếm Hòa từ từ tỉnh dậy, miệng khẽ quát:
- Giết chết ta đi!
Lưu Bội Sinh vội khuyên:
- Mai sư huynh, đừng có cứng đầu như vậy, chúng ta nên nghe sư thúc
dạy bảo.
Thanh Thanh nhìn Tôn Trọng Quân vừa cười vừa nói:
- Còn khóc lóc làm gì, y chưa chết đâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét