Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp.DOC

thông vận tải, v.v. về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất và đời sống hiện
nay. Đặc biệt, sự tiến bộ về nhận thức chính trị và trách nhiệm xã hội của học sinh, sinh
viên cùng với đội ngũ giáo viên, giảng viên đã góp phần vào việc bảo đảm ổn định
chính trị của đất nước trong điều kiện có nhiều biến động của tình hình quốc tế và âm
mưu, hành động của các thế lực thù địch đối với nước ta thời gian vừa qua.
1.1.1.3. Nguyên nhân đạt được những thành tựu đó:
- Truyền thống hiếu học của dân tộc đã tiếp tục được phát huy mạnh mẽ, thể hiện
trong từng gia đình, từng dòng họ, từng cộng đồng dân cư. Nhân dân đã không tiếc công
sức, tiền của đầu tư và khuyến khích động viên con em vượt khó khăn, chăm chỉ học
tập; hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà trường thực hiện dạy tốt, học tốt.
- Sự lãnh đạo của Đảng, của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và
chính quyền các cấp; sự quan tâm, tham gia đóng góp của các tổ chức, đoàn thể và toàn
xã hội đối với giáo dục. Trong khoảng 10 năm, BCH Trung ương đã dành 3 hội nghị
chuyên đề bàn về giáo dục. Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục và quyết định nhiều
chủ trương lớn về phát triển giáo dục. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
các chính sách và trực tiếp chỉ đạo ngành giáo dục triển khai thực hiện các chủ trương
của Đảng và Quốc hội. Các địa phương đã quan tâm chỉ đạo và đầu tư để tăng cường cơ
sở vật chất và giải quyết chế độ cho giáo viên. Toàn xã hội không chỉ đóng góp tiền của,
công sức, mà cả về trí tuệ cho việc xây dựng và phát triển giáo dục, tham gia trực tiếp
vào các hoạt động giáo dục.
- Lòng yêu nước, yêu người, yêu nghề và những nỗ lực của đội ngũ nhà giáo. Đội
ngũ này không chỉ truyền đạt các kiến thức chuyên môn, mà còn thực hiện nhiệm vụ
giáo dục đạo đức, lý tưởng cho học sinh, sinh viên; giải thích các chủ trương, đường lối
của Đảng và Nhà nước trong nhân dân, trong xã hội. Những giáo viên công tác ở các
vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đóng góp to lớn vào
sự nghiệp trồng người.
1.1.2. Những tồn tại:
1.1.2.1. Về quy mô:
Cơ sở vật chất, dụng cụ dùng cho giảng dạy chưa đáp ứng nhu cầu học tập và
Nguyễn Thị Yến Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
giảng dạy ngày càng cao của giáo viên và học sinh, sinh viên trong cả nước. Quy mô
giáo dục đại học, cao học và trung học chuyên nghiệp còn quá ít, chưa đáp ứng nhu cầu
học tập ngày càng cao của xã hội. Giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khó
khăn đang có dấu hiệu giảm sút cả về quy mô và chất lượng.
1.1.2.2. Về chất lượng:
Theo đánh giá của các chuyên gia thì chất lượng giáo dục nnước ta vẫn còn yếu
kém và bất cập. Lối học vẫn còn nặng về truyền đạt kiến thức để đối phó với các kỳ thi,
chưa chú trọng đến việc xây dựng tư duy sáng tạo. Trình độ ngoại ngữ, tin học vẫn còn
rất yếu, kỹ năng nghề nghiệp vẫn còn hạn chê nhiều. Và điều đặc biệt là chưa chú trọng
đến việc giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống, động cơ học tập cho học sinh và sinh
viên.
Chất lượng giáo viên chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục – đào
tạo trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó, đời sống giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn,
truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp ngàn đời nay của dân tộc bị suy giảm. Thêm vào
đó là hệ thống các trường sư phạm còn yếu, chất lượng thấp, không thu hút được người
tài. Đội ngũ giáo viên trong các trường dạy học tăng mạnh về quy mô và chất lượng
trong giai đoạn 2003 – 2008, từ 755,4 nghìn người vào năm 2003 lên đến 800,6 vào năm
2008. Mặc dù số lượng giáo viên dạy học tăng nhanh như vậy nhưng vẫn thiếu và yếu
so với yêu cầu. Những hạn chế về chất lượng của giáo viên vẫn là năng lực chuyên môn,
năng lực thực hành còn yếu, kiến thức và kỹ năng sư phạm còn bộc lộ nhiều hạn chế
mặc dù phần đông đã được đào tạo qua các trường ĐH và CĐ. Nhiều giáo viên chưa
tiếp cận được phương pháp giảng dạy hiệu quả. Kỹ năng chuẩn bị bài giảng, giảng bài,
kiểm tra đánh giá, kỹ năng quản lý lớp học, tâm lý học người lớn, phương pháp nghiên
cứu, tổ chức quản lý xưởng thực hành thực tập, sử dụng phương tiện dạy học, khả năng
ngoại ngữ và tin học
Tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan tồn tại từ nhiều năm nay, có những biểu
hiện tiêu cực nhưng chưa tìm được giải pháp cơ bản để ngăn chặn có hiệu quả.
Tệ nạn sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; hiện tượng “học giả, bằng
thật”, không trung thực trong học tập và thi cử, sao chép luận văn, luận án có xu hướng
Nguyễn Thị Yến Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
lan rộng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng đào tạo, đến đạo đức của thế hệ trẻ và lòng tin
của xã hội. Bệnh thành tích đã tác động đến quá trình giảng dạy, học tập, đánh giá học
sinh, cũng như công tác quản lý giáo dục, và đây là một trong những nguyên nhân làm
cho việc đánh giá tình hình giáo dục, nhất là về chất lượng, chưa phản ánh hết thực chất.
Bên cạnh đó ngành giáo dục còn có những hạn chế sau:
+ Cơ cấu giáo dục bất hợp lý.
+ Quảm lý giáo dục chậm chuyển biến, phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền
hạn giữa các ngành các cấp chưa hợp lý.
+ Sử dụng và quản lý các nguồn đầu tư cho giáo dục kém hiệu quả, chưa thực sự
tập trung vào những hướng ưu tiên.
+ Cán bộ quản lý các cấp thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, ít được đào tạo,
bồi dưỡng.
1.1.2.3. Nguyên nhân:
(*) Tư duy giáo dục chậm được đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất
nước cũng như đòi hỏi của sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế-xã hội và hội nhập
quốc tế.
- Các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương chưa quán triệt sâu sắc các quan
điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, chưa cụ thể hóa kịp thời và
đầy đủ trong việc hoạch định một số chính sách và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo
dục.
- Chưa nhận thức đầy đủ để có giải pháp đối với các vấn đề mới nảy sinh trong mối
quan hệ giữa kế hoạch phát triển giáo dục và thị trường lao động; giữa mở rộng quy mô
và nâng cao chất lượng, hiệu quả; giữa đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân
dân và khả năng hạn hẹp của nền kinh tế; giữa đầu tư của Nhà nước và đóng góp của
nhân dân; giữa tình trạng phân hóa giàu nghèo và yêu cầu bảo đảm công bằng xã hội
trong giáo dục.
- Chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của công tác dự báo và nghiên cứu khoa học
giáo dục.
(*) Quản lý về giáo dục còn yếu kém và bất cập:
Nguyễn Thị Yến Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
- Cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Quản lý nhà nước về
giáo dục còn nặng tính quan liêu, chưa thoát khỏi tình trạng ôm đồm, sự vụ. Công tác
xây dựng quy hoạch, kế hoạch còn nhiều bất cập.
- Hệ thống luật pháp và các chính sách về giáo dục chưa hoàn chỉnh, thiếu hiệu
lực. Còn thiếu các đạo luật cụ thể về điều kiện phát triển và bảo đảm chất lượng như
Luật Giáo viên; về các bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân như Luật Giáo dục đại
học, Luật Giáo dục nghề nghiệp v.v. Một số quy định về đầu tư, quản lý nhân sự, đất
đai, tài chính v.v. chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất quản lý và
phát triển giáo dục. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước còn dàn trải, không đủ bảo
đảm nhu cầu phát triển giáo dục, trong khi đó chưa có chính sách đủ mạnh để huy động
các nguồn đầu tư khác trong xã hội. Chính sách về học phí có nhiều điểm không còn
phù hợp, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung, dẫn đến tình trạng địa phương và nhà
trường đặt ra quá nhiều khoản thu, gây bức xúc trong xã hội. Chính sách tuyển dụng, sử
dụng cán bộ thiên về bằng cấp, chưa chú ý đúng mức đến năng lực thực tế dẫn đến tình
trạng “học giả, bằng thật” và một số hiện tượng tiêu cực khác.
- Công tác chỉ đạo, điều hành còn nhiều yếu kém, bất cập, chậm đưa ra những
quyết sách đồng bộ ở tầm vĩ mô. Việc phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa Bộ
GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH với các bộ, ngành, địa phương chậm được thể chế hoá. Các
cấp chính quyền ở nhiều địa phương vẫn còn thiếu chủ động trong việc thực hiện các
chủ trương và giải quyết các vấn đề cụ thể về giáo dục; chưa quan tâm đầy đủ đến việc
khắc phục bệnh thành tích và các tiêu cực trong giáo dục. Quản lý của ngành giáo dục
và của địa phương đối với các cơ sở ngoài công lập còn lúng túng, một mặt chưa tạo
điều kiện thuận lợi để các trường này phát triển, mặt khác, chưa ngăn chặn kịp thời tình
trạng lợi dụng chính sách xã hội hoá nhằm thu lợi bất chính. Công tác kiểm tra, thanh tra
giáo dục, đặc biệt là thanh tra chuyên môn còn bất cập, kém hiệu quả. Trình độ và năng
lực của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn thấp, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới
mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục.
(*) Hệ thống đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu về quy mô cũng như
Nguyễn Thị Yến Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
chất lượng:
Có thể nhận thấy những nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hụt, bất cập về đội ngũ giáo
viên là do nhiều trường dạy học không có chỉ tiêu biên chế hoặc không tuyển được do
nhiều nguyên nhân do đồng lương trả còn thấp, điều kiện làm việc chưa hấp dẫn. Thêm
nữa giáo viên các trường ngoài công lập thường có độ tuổi cao hơn (không ít giáo viên
đã ở tuổi nghỉ chế độ) và có nhiều giáo viên hợp đồng từ các trường dạy học phổ thông
hoặc từ các trường cao đẳng, đại học. Độ tuổi trung bình của giáo viên vào khoảng xấp
xỉ 40 tuổi nên cũng hạn chế khả năng nâng cao trình độ của bản thân. Nhiều giáo viên
với khả năng sử dụng ngoại ngữ và máy tính phục vụ công tác chuyên môn còn yếu đã
cản trở việc cập nhật tri thức mới về chuyên môn và phương pháp giảng dạy. Cho dù về
cơ bản hiện nay những giáo viên này tham gia tích cực đảm bảo được việc dạy và học
trong hệ thống. Tuy nhiên kết quả đạt được ở đây cũng chưa tương xứng với mong
muốn. Những khiếm khuyết đã nêu đang ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo trong
các nhà trường.
(*) Bên cạnh các nguyên nhân chủ yếu đã nêu ở trên cần kể đến những tác động
khách quan làm tăng thêm các yếu kém, bất cập của giáo dục:
- Nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao, trong khi khả năng đáp ứng của
ngành giáo dục và trình độ phát triển kinh tế của đất nước còn hạn chế. Mức đầu tư cho
giáo dục tính trung bình cho 1 người dân còn thấp so với yêu cầu bảo đảm chất lượng và
so với các nước: ở Trung Quốc là 105 USD, ở Thái Lan là 350 USD, ở Malaixia là 720
USD trong khi đó ở Việt Nam là 53 USD.
- Sức đón nhận của thị trường lao động còn hạn chế, chưa thỏa mãn nhu cầu việc
làm của người lao động đã qua đào tạo.
- Tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn chi phối nặng nề việc dạy, học và thi cử. Thái độ
chưa coi trọng các trường ngoài công lập làm hạn chế việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo
dục.
1.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO
Nguyễn Thị Yến Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
TẠO VIỆT NAM.
1.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo:
Ngành giáo dục – đào tạo muốn phát triển được và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ
mới, nhất thiết phải được đầu tư cả về sức ngời lẫn sức của. Có thể hiểu đầu tư cho giáo
dục – đào tạo là hành động bỏ tiền ra để tiến hành hoạt động nhằm tạo tài sản mới cho
nền kinh tế nói chung và cho ngành giáo dục – đào tạo nói riêng. Giáo dục – đào tạo vừa
gắn với yêu cầu phát triển chung của đâts nước, vừa phù hợp với xu thế phát triển của
thời đại. Phát triển giáo dục chính là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài, đào tạo cong người có văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ,
sáng tạo.
Phát triển nguồn nhân lực bao gồm cả về số lượng và chất lượng dân số, nhưng
hiện nay chất lượng giáo dục là trọng tâm của phát triển nguồn nhân lực nhất là đối với
các nước đang phát triển, đông dân số và chất lượng nguồn nhân lực thấp như Việt
Nam. Thực tế cho thấy, lợi ích thu được từ việc đào tạo nguồn nhân lực mà cụ thể là
thông qua giáo dục – đào tạo rất lớn. Trình độ nguồn nhân lực trung bình ở một nước
cao hơn cho phép tăng trưởng kinh tế tố hơn và điều chỉnh tốt hơn đối với các vấn đề
dân số, kế hoạch hoá gia đình, môi trường và nhiều vấn đề khác.
1.2.2. Xu hướng đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo:
1.2.2.1. Sự thay đổi về quan niệm giáo dục – đào tạo:
Nền văn hóa Á Đông là một nền văn hóa chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng
phong kiến, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thời phong kiến, Việt Nam
tiếp thu phương thức giáo dục của Trung Quốc. Nền giáo dục đó đã tạo nên một tầng
lớp quan lại phục vụ xã hội phong kiến. Tuy nhiên nền giáo dục đó chỉ phù hợp với chế
độ phong kiến, lấy kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp làm cơ sở.
Thực dân Pháp sang thống trị, đã cải biến nền kinh tế phong kiến thành nền kinh
tế thuộc địa nửa phong kiến. Một số bộ phận sĩ phu đã truyền bá chữ quốc ngữ. Và sau
khi nhà nước giành độc lập, chúng ta đã có một nền giáo dục dân chủ nhân dân. Những
thành công và đóng góp của nền giáo dục trong phát triển kinh tế - xã hội là không thể
phủ nhận được.
Nguyễn Thị Yến Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
Xác định được tính cấp thiết cần phải đổi mới quan niệm trong giáo dục – đào
tạo, đại hội IX của Đảng đã xác định: “Mọi người được học, học thường xuyên, học
suốt đời, cả nước trở thành một xã hội học tập”. Xã hội học tập là mục tiêu của nền giáo
dục mới và xã hội hóa giáo dục là một phương tiện mạnh mẽ để thực hiện xã hội hóa
học tập.
Bên cạnh đó, có nhiều quan niệm mới coi giáo dục là một ngành dịch vụ với sản
phẩm tri thức, có cầu và có cung đã và đang hình thành trên phạm vi toàn thế giới.
Ngành dich vụ giáo dục – đào tạo xét trên một phương diện nào đó, thì nó đang dần dần
vận hành theo cơ chế thị trường và ở đây đầu tư vào giáo dục có vai trò quyết định sức
cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ này.
1.2.2.2. Xu hướng dầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo:
Xu hướng đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo ở Việt Nam đang đi dần vào
quỹ đạo chung của thế giới, bên cạnh đó dựa vào những điều kiện thực tiễn của Việt
Nam để có bước phát triển thích hợp.
Xu hướng đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo ở Việt Nam đang được triển
khai với các mục tiêu cụ thể sau:
- Nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình độ vào năm 2010 đạt 40%, trong
đó từ cao đẳng trở lên 6%, trung học chuyên nghiệp 8%, công nhân kỹ thuật 26%. Thực
hiện phổ cập trung học cơ sở trong cả nước:
+ Giáo dục mầm non: đến năm 2010 hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng
những hình thức thích hợp. Tăng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 12% năm 2000 lên
15% năm 2005 và 18% năm 2010. Đối với trẻ 3-5 tuổi tăng tỷ lệ đến trường, lớp mẫu
giáo từ 50% năm 2000 lên 58% vào năm 2005 và 67% vào năm 2010; riêng trẻ em 5
tuổi tăng tỷ lệ huy động đến mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1 từ 81% năm 2000 lên 85%
vào năm 2005 và 95% vào năm 2010. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong các cơ sở
giáo dục mầm non xuống dưới 20% vào năm 2005, dưới 15% vào năm 2010.+ Giáo dục
phổ thông: thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí , thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ
thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển
trong khu vực. Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2000
Nguyễn Thị Yến Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
lên 97% năm 2005 và 99% năm 2010.
+ Trung học cơ sở: Cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu
biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở ,
tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động. Đạt chuẩn
phổ cập trung học cơ sở ở các thành phố , đô thị, vùng kinh tế phát triển vào năm 2005,
trong cả nước 2010. Tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi từ 74% năm 2000
lên 80% vào năm 2005 và 90% vào năm 2010.
+ Trung học phổ thông: Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông từ
38% năm 2000 lên 45% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010.
+ Giáo dục nghề nghiệp: nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ
luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo vói nhu cầu sử dụng, với việc
làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
+ Trung học chuyên nghiệp: thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường trung
học chuyên nghiệp đạt 10% năm 2005, 15% năm 2010. Dạy nghề : thu hút học sinh sau
trung học cơ sở vào học các trường dạy nghề từ 6% năm 2000 lên 10% năm 2005, 15%
năm 2010. Dạy nghề bậc cao: thu hút học sinh sau trung học phổ thông, trung học
chuyên nghiệp vào học các chương trình này đạt 5% năm 2005, 10% năm 2010. .
+ Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học: Nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân từ
118 năm học 2000-2001 lên 200 vào năm 2010. Tăng quy mô đào tạo thạc sỹ từ 11.727
học viên năm 2000 lên 38.000 , nghiên cứu sinh từ 3.870 năm 2000 lên 15.000 vào năm
2010.
+ Giáo dục không chính quy: củng cố và nâng cao kết quả xoá muv chữ cho người lớn,
đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện có hiệu quả các chương trình sau xoá
mù chữ, bổ túc trên tiểu học để góp phần thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục trung
học cơ sở vào năm 2010.
+ Giáo dục trẻ khuyết tật: Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các
loại hình lớp hoà nhập, bán hoà nhập hoặc chuyên biệt, đạt tỷ lệ 50% vào năm 2005 và
70% vào năm 2010.
Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, xu hướng đầu tư phát triển giáo dục
Nguyễn Thị Yến Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
đang dần dần theo chiều hướng tích cực, đó là: Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ chốt
trong huy động nguồn lực đầu tư phát triển ngành giáo dục, đóng vai trò định hướng
trong hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, xu hướng đầu tư đang dần dần được điều chỉnh
theo quy luật thị trường, xu hướng đầu tư vì lợi nhuận và phi lợi nhuận đang đồng thời
tồn tại và phát triển.
1.2.3. Thực trạng đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam:
1.2.3.1. Tình hình phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam:
(*) Giáo dục mầm non:
Bước đầu khôi phục và phát triển giáo dục mầm non sau một thời gian dài gặp khó
khăn ở nhiều địa phương. Số xã “trắng” về cơ sở giáo dục mầm non giảm rõ rệt. Năm
học 2003-2004 đã có gần 2,6 triệu trẻ em theo học ở hơn 10.000 cơ sở giáo dục mầm
non, số trẻ 5 tuổi học mẫu giáo chiếm 90% số trẻ trong độ tuổi. Tuy vậy, tỷ lệ trẻ ra lớp
mẫu giáo ở các vùng khó khăn còn thấp, như ở đồng bằng sông Cửu Long mới đạt
42,7%.
Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non có tiến bộ,
song còn thấp và chưa đồng đều giữa các vùng. Một số nơi đã đưa việc dạy chữ vào lớp
mẫu giáo 5 tuổi là không phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ.
Quyết định 161/2002/QĐ-TTCP của Thủ tướng Chính phủ đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ giáo viên và đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất đối với giáo dục mầm non ở các vùng khó khăn. Trở ngại lớn nhất hiện nay là, đội
ngũ giáo viên mầm non còn thiếu so với định mức, nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn;
phòng học và đồ dùng dạy học còn rất thiếu thốn.
(*) Giáo dục phổ thông:
Trong 5 năm qua, số lượng học sinh ở bậc trung học tiếp tục tăng, ở bậc tiểu học
giảm dần và đi vào ổn định. Tổng số học sinh phổ thông năm học 2003-2004 là 17,6
triệu. Đáng chú ý là tốc độ tăng số lượng học sinh ở miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số cao hơn các vùng khác, thể hiện những cố gắng khắc phục tình trạng
chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền.
Số lượng trường phổ thông tăng mạnh ở tất cả các cấp, bậc học và ở hầu hết các
Nguyễn Thị Yến Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
vùng, miền, ở các vùng khó khăn đang triển khai tích cực việc xóa phòng học tranh tre
và kiên cố hóa trường, lớp. Công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS
chuyển biến còn chậm.
Khối lượng kiến thức cơ bản của học sinh phổ thông hiện nay lớn hơn và rộng
hơn so với trước đây, nhất là về các môn khoa học tự nhiên, toán, tin học, ngoại ngữ.
Chương trình ở một số môn học đã tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực. Học sinh
Việt Nam đi du học đều được vào thẳng các cấp học tương đương, phần lớn lưu học
sinh đều học tốt. Việc đào tạo học sinh giỏi có nhiều thành tích và được các nước đánh
giá cao; nhiều học sinh Việt Nam đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế.
Tuy nhiên, kiến thức xã hội, kỹ năng thực hành và vận dụng kiến thức, tính linh
hoạt, độc lập và sáng tạo của đa số học sinh còn yếu. Có sự chênh lệch khá rõ về trình
độ học sinh giữa các vùng, miền. Học sinh phổ thông, nhất là ở thành phố, phải học tập
căng thẳng, ngay từ bậc tiểu học do phải chịu nhiều áp lực của các kỳ thi, đặc biệt là kỳ
thi tuyển sinh vào đại học (ĐH). Đa số học sinh có cố gắng chăm chỉ học tập và rèn
luyện, song vẫn còn một bộ phận, nhất là học sinh THPT, còn có thái độ thiếu trung
thực trong học tập; một số rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.
Số lượng giáo viên và tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tăng đáng kể trong 5 năm qua.
Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên phổ thông hiện vẫn ở trong tình trạng “vừa thiếu, vừa
thừa”; thiếu giáo viên THPT, THCS ở các vùng khó khăn, thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ
thuật, thể dục, công nghệ, tin học và thiếu cán bộ về thiết bị, hướng dẫn thực hành, phụ
trách thư viện. Ở một số tỉnh miền núi và miền Tây Nam Bộ còn một tỷ lệ khá cao giáo
viên tiểu học lớn tuổi có trình độ thấp so với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Đa số
giáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Một bộ phận giáo viên còn thiếu
gương mẫu, thậm chí sa sút về đạo đức nghề nghiệp.
Cơ sở vật chất đã được tăng cường so với trước. Trong vòng 3 năm qua đã có
thêm 40.000 phòng học, trong đó tỷ lệ phòng học cấp 4 và kiên cố đã tăng từ 84,3% lên
89,3%. Sách cho thư viện và thiết bị dạy học trong trường phổ thông đã được bổ sung
đáng kể. Tuy vậy, phần lớn các trường hiện nay chưa có phòng bảo quản thiết bị, phòng
thực hành, phòng thí nghiệm, nhất là ở miền núi và nông thôn. Việc thực hiện học 2
Nguyễn Thị Yến Thảo Lớp: Kinh tế đầu tư 47A

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét