Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

TL tot tao hinh CP


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "TL tot tao hinh CP ": http://123doc.vn/document/569739-tl-tot-tao-hinh-cp.htm


1
TẠO HÌNH CÀ PHÊ VỐI

Biên soạn:TS. Lê Ngọc Báu
Bổ sung, hiệu chỉnh và cập nhật: TS. Trương Hồng
Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

1. Giới thiệu
Trong nghề trồng cà phê, tạo hình được xem như một biện pháp kỹ thuật
bắt buộc với mục đích tạo cho cây cà phê có bộ tán cân đối, tạo sự cân bằng giữa
sinh trưởng và ra hoa đậu quả đồng thời ổn định được sản lượng. Trên thế giới
có hai hệ thống tạo hình chính:
- Hệ thống tạo hình đa thân: cây được phát triển tự do theo chiều thẳng
đứng, quả được hình thành chủ yếu trên cành cấp 1 và có yêu cầu kỹ thuật đơn
giản. Hệ thống tạo hình này được áp dụng trên cây cà phê vối.
- Hệ thống tạo hình đơn thân: cây được hãm ngọn ở độ cao nhất định để
tạo nên bộ khung tán bền vững và sản phẩm được thu hoạch chủ yếu trên các
cành thứ cấp. Cây cà phê chè có nhiều cành thứ cấp nên thường được tạo hình
đơn thân
Đối với cây cà phê vối, nhiều người cho rằng nên sử dụng hệ thống tạo
hình đa thân vì cây có ít cành thứ cấp nên sản phẩm thu hoạch chủ yếu ở trên
cành cấp 1. Mặt khác cây cà phê vối thường được trồng bởi các tiểu chủ nên
phải chọn hệ thống tạo hình đơn giản. Theo Wrigley (1988), khi được tạo hình
đơn thân, cây cà phê vối dễ bị tàn lụi dần các cành cấp 1 bên dưới do không có
cành thứ cấp và phạm vi mang quả chỉ tập trung ở phần trên của tán cây. Điều
này thường xảy ra ở các đồn điền ở Indonesia và ông cũng cho rằng chưa nơi
nào trên thế giới áp dụng thành công kỹ thuật tạo hình đơn thân trên cây cà phê
vối (Wrigley 1988).
Forestier (1969, trích dẫn bởi Snoeck) khuyến cáo nên áp dụng hệ thống
tạo hình đa thân cho cây cà phê vối ở nước Cộng hoà Trung Phi.
Snoeck (1982) cho rằng tạo hình đa thân trên cây cà phê vối ở Ivory
Coast cho năng suất cao hơn so với tạo hình đơn thân.
Tại Việt Nam, một số diện tích cà phê vối ở các tỉnh Đồng Nai, Lâm
Đồng đang được tạo hình đa thân. Trong khi đó hầu như toàn bộ diện tích cà phê
ở Việt Nam đều được tạo hình đơn thân. Cây cà phê vối ở Đak Lak đã đạt được
năng suất vào loại cao nhất thế giới, trên 2 tấn nhân/ha so với bình quân của thế
giới là 0,6 tấn/ha, Gia Lai năng suất cũng đạt khá cao, trung bình từ 1,4 - 1,5 tấn
nhân/ha.

2. Cơ sở sinh lý của kỹ thuật tạo hình
Việc chọn lựa kỹ thuật tạo hình tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó khả
năng phân cành thứ cấp và giá của công nhân mang tính quyết định. Nhiệt độ
thấp sẽ hạn chế khả năng phân cành thứ cấp của cây cà phê. Đất đai kém phì
2
nhiêu cũng khiến cây có ít cành thứ cấp. Trong trường hợp cây có ít cành thứ
cấp thì hệ thống tạo hình đa thân thường tỏ ra có nhiều ưu thế hơn (cà phê chè
có khả năng phân cành thứ cấp nhiều hơn cây cà phê vối). Hệ thống tạo hình
đơn thân tốn nhiều công và yêu cầu người lao động phải có những kỹ năng nhất
định, ở những nơi giá nhân công thấp, kỹ thuật tạo hình đơn thân thường được
áp dụng để khai thác lợi thế này.
Sự hiểu biết đầy đủ đặc điểm sinh trưởng, sinh lý của cây cà phê là cơ sở
quan trọng để xác định hệ thống tạo hình thích hợp.

2.1. Quy luật ra cành
Cây cà phê có hai loại cành với các đặc điểm sinh trưởng khác nhau.
2.1.1. Cành quả
Mọc nghiêng so với thân chính, có khả năng ra hoa quả và được phân
làm 2 loại cành khác nhau
- Cành cơ bản: Tại mỗi nách lá trên thân chính có nhiều mầm ngủ những
chỉ có 1 mầm trên cùng là có khả năng phát triển thành cành quả, thường được
gọi là cành cơ bản hay cành cấp 1 (các mầm còn lại phát sinh thành các cành
vượt). Điều này cần được lưu ý trong kỹ thuật tạo hình vì cành cấp 1 không có
khả năng tái sinh.
- Cành thứ cấp: Trên mỗi nách lá của cành cấp 1 có nhiều mầm ngủ,
những mầm này có khả năng phát triển thành cành cấp 2 hay phân hoá thành
những mầm hoa khi có điều kiện thích hợp như khô hạn hay nhiệt độ thấp. Trên
cành cấp 2 sẽ phát sinh cành cấp 3 và tương tự vậy có các cành cấp 4, 5, 6…
Nhiều vùng trên thế giới, cây cà phê vối có rất ít cành thứ cấp trong khi đó ở Gia
Lai cây cà phê vối trưởng thành có khả năng phát sinh nhiều cành cấp 5,6.
Tại một vị trí nách lá, cùng một lúc có thể có nhiều cành thứ cấp và các
cành này có khả năng tái sinh, đặc biệt là các tháng mùa mưa, cây cà phê được
bón nhiều phân, do đó cần loại bỏ bớt trong các đợt tạo hình nếu chúng qúa
nhiều.

2.1.2. Cành vượt (chồi vượt)
Là các loại cành phát sinh từ các mầm ngủ ở nách lá trên thân chính.
Chồi vượt có đặc điểm: mọc thẳng đứng, sinh trưởng nhanh, tiêu hao nhiều dinh
dưỡng nhưng lại không có khả năng cho quả (chỉ có những cành ngang trên chồi
vượt mới có khả năng cho quả). Trong khi tạo hình chồi vượt cần được đánh bỏ
thường xuyên và kịp thời nhằm tránh tiêu hao dinh dưỡng ngoại trừ các trường
hợp sau: sử dụng chồi vượt để tạo thành thân mới, bổ sung tán khi cây bị khuyết
tán.

2.2. Quy luật ra hoa
Đối với cà phê vối, trên một đoạn cành ngang, hoa quả cà phê chỉ được
hình thành một lần. Vị trí nào đã cho quả ở vụ trước sẽ không có khả năng ra
3
hoa cho quả ở các năm sau. Nếu không được cắt cành hàng năm, vị trí đóng quả
trên cành có chiều hướng xa dần với trục thân chính (do đoạn cành này có tuổi
sinh lý già hơn), sự vận chuyển chất dinh dưỡng bị hạn chế làm ảnh hưởng đến
chất lượng và số lượng quả ở những vị trí này. Mục đích của việc cắt cành, tạo
hình hàng năm là tạo hệ thống cành thứ cấp mới, có tuổi sinh lý trẻ và như vậy
đưa vị trí đóng quả lại gần với trục thân chính để có năng suất cao và cải thiện
được phẩm chất hạt nhờ kích thước hạt lớn hơn do sự vận chuyển chất dinh
dưỡng thuận lợi hơn và quá trình hoạt động sinh lý của hệ thống cành mới này
tốt hơn.

2.3. Hoạt động quang hợp của bộ lá
Lá cây cà phê chỉ có thể tiến hành quang hợp khi được chiếu sáng đầy đủ
do đó các cành phía trên, phía ngoài tán có khuynh hướng phát triển mạnh và
cạnh tranh với các cành bên dưới khiến các cành này bị tàn lụi dần. Tạo hình có
tác dụng phân bố ánh sáng hợp lý cho cây, hạn chế bớt sự sinh trưởng của các
cành bên trên tạo điều kiện để các cành bên dưới phát triển và ra hoa đậu quả.

2.4. Quy luật vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây
Chất dinh dưỡng trong cây có khuynh hướng vận chuyển theo đường
thẳng đứng vì vậy các cành bên trên sẽ được ưu tiên nhận nhiều dinh dưỡng và
phát triển mạnh, lấn át các cành bên dưới. Bị chi phối bởi sự vận chuyển chất
dinh dưỡng nên đối với cây cà phê vối áp dụng hệ thống tạo hình đơn thân
không hãm ngọn, cây dễ bị nghiêng sẽ phát sinh nhiều chồi vượt mọc thẳng
đứng ở phần gốc cây. Lợi dụng đặc tính này có thể tạo nhiều thân mới bằng cách
uốn cong thân hay trồng nghiêng trong kỹ thuật tạo hình đa thân.

3. Tạo hình cà phê trên thế giới
Có nhiều kiểu tạo hình khác nhau nhưng có thể chia thành 2 hệ thống
tạo hình chính.
3.1. Hệ thống tạo hình đơn thân
Mặc dù có tên là đơn thân nhưng có thể nuôi thêm một vài thân. Một khi
thực hiện tạo hình đơn thân cây phải được giới hạn ở một chiều cao hợp lý bằng
cách hãm ngọn ở độ cao dưới 2m. Như vậy sẽ hình thành một bộ khung tán có
một hay vài thân với các cành cơ bản sẽ phát sinh các cành thứ cấp (cấp 2,3,4 ).
Những cành cơ bản này được cắt bỏ đều đặn khi chúng trở nên yếu ớt hay bị kiệt
sức sau 1,2 vụ thu hoạch. Cần có giải pháp tạo hình định lại thân mới để hình
thành hệ thống cành nhằm duy trì khả năng cho năng suất cho các năm sau.
Kỹ thuật nuôi thân tương đối đơn giản, sinh trưởng của cây đồng đều và
dễ thu hoạch do có chiều cao vừa tầm thu hái của người lao động. Tuy nhiên,
công việc cắt cành tương đối lâu, đòi hỏi phải có sự khéo léo và trong những
năm thu hoạch đầu tiên năng suất thường thấp hơn kỹ thuật tạo hình đa thân.
4
Hằng năm phải tiến hành cắt cành nếu không cây sẽ nhanh chóng bị suy tàn và
trở thành bụi rậm rạp.

3.1.1. Tạo hình cơ bản
Để bảo đảm cho các cành cơ bản mọc khoẻ, cây phải được bấm ngọn 2-
3 lần, lần 1 khi cây cao 70cm và được cắt ngắn còn 50cm, vị trí vết cắt thường
nằm trên đốt trên cùng 4-5cm và đoạn thân này có tác dụng hạn chế nguy cơ
thân chính bị tách đôi do trọng lượng của 2 cành nằm trên cùng.
Hãm ngọn có tác dụng hạn tập trung chất dinh dưỡng vào thân và các
cành cơ bản. Hãm ngọn lần đầu tạo thành tầng 1, các cành của tầng này không
được cắt trong 2 năm kế tiếp. Sau đó tiến hành nuôi 1 chồi vượt ở đốt trên cùng,
khi cây cao 120-130 cm sẽ được cắt thấp còn 110cm và trong vòng 2-3 năm sau
nuôi tầng 3 và ổn định cây ở độ cao 170cm. Sau khi hãm ngọn các chồi vượt
thường xuyên được đánh bỏ.



Kết quả của việc hãm ngọn nhiều lần, cây cà phê sẽ có 1 thân chính
khỏe mạnh có độ cao 170 - 180cm với bộ khung tán vững chắc được tạo thành
bởi các cành cơ bản khỏe mang nhiều cành thứ cấp và hoa quả được tập trung
chủ yếu trên các cành thứ cấp.

3.1.2. Cắt cành
Việc cắt cành được tiến hành 2 lần trong năm cách nhau từ 5 - 6 tháng.
Một trong những mục đích chính của việc cắt cành là loại bỏ các đoạn cành già
cỗi và kích thích sự phát sinh các đoạn cành tơ, đồng thời tránh được hiện tượng
ra quả quá nhiều để duy trì sự cân bằng giữa sinh trưởng cành lá và hoa quả.
- Lần thứ nhất: Thời điểm cắt cành lần đầu rất quan trọng, cắt cành quá
sớm có thể kích thích một số mầm ngủ phát triển thành cành thứ cấp thay vì phát
triển thành mầm hoa. Cắt cành quá muộn, khi quả đã được hình thành, cũng kích
thích phát sinh nhiều cành vô hiệu. Mặt khác khi cắt cành quá muộn nông dân
thường có khuynh hướng không cắt cành đã mang quả mà chỉ loại bỏ các lá cần
cho quá trình chín của hạt, điều này dễ dẫn đến tình trạng khô cành. Lần cắt
cành đầu tiên được tiến hành ngay sau khi chấm dứt thu hoạch.
5
Nếu cây bị khô cành nhiều thì không được cắt cành cho đến khi mùa
mưa bắt đầu vì tất cả các lá xanh đều cần thiết để giúp cây phục hồi.
Công việc cắt cành được thực hiện từ trên ngọn xuống và lần lượt từng
cành để dễ dàng quan sát và tránh nguy cơ để sót các cành không cắt. Các cành
sau đây cần được loại bỏ:
- Các cành chết, bị sâu bệnh, già cỗi hay yếu ớt.
- Các cành thứ cấp có vị trí không thuận lợi như cành mọc hướng vào
bên trong tán lá, mọc thẳng đứng, mọc hướng xuống dưới hay bị chạm đất và
các cành yếu ớt do mọc chen chúc nhau.
- Một số cành thứ cấp ở phần trên của tán tạo điều kiện cho ánh sáng
chiếu vào tán cây.
Cắt ngắn các cành quả già cỗi (có khả năng cho quả ở vụ kế tiếp thấp)
để tập trung dinh dưỡng nuôi các cành thứ cấp bên trong.



Hình 2: Cách cắt cành

- Lần thứ hai: Việc cắt cành lần 2 được tiến hành vào giữa mùa mưa và
có mục đích tỉa thưa các cành thứ cấp, đôi khi phải thực hiện bằng tay. Bên cạnh
việc tỉa thưa phải loại bỏ các cành vô hiệu như ở lần cắt thứ nhất. Chú ý không
tỉa thưa quá mức vì cây cần phải có đủ cành để mang quả ở vụ sau.
Trong điều kiện có cây che bóng như ở Colombia, những cành cơ bản bên
dưới được cắt bỏ ngay khi chúng trở thành vô hiệu và trong quá trình tỉa thưa
không để quá 2 cành trên cùng một đốt. R F Bellasis (được trích dẫn bởi
Wrigley, 1988) đề nghị một công thức tạo hình đơn thân cho cây cà phê chè ở
Kenya như sau, với khoảng cách trồng 2,7x2,7m nên để 120 cành quả/cây sẽ cho
năng suất 2.510 kh/ha. Nếu mỗi hố có 3 thân thì chỉ nuôi 10-14 cành cơ bản/thân
và mỗi cành cơ bản có 3-4 cành thứ cấp. Với khoảng cách trồng thưa hơn, số
cành thứ cấp trên mỗi cây sẽ nhiều hơn và ngược lại.
Thuận lợi chính của phương pháp tạo hình đơn thân là có thể duy trì
năng suất ổn định trong nhiều năm ngoài ra còn có thể cơ giới hoá trong một số
khâu như thu hoạch, phun thuốc. Tuy nhiên kỹ thuật tạo này có một bất lợi chính
là tốn nhiều công lao động, ngoài ra còn đòi hỏi người lao động phải có những
kỹ năng, những hiểu biết nhất định. Ở Đông Phi, một công lao động chỉ có thể
tạo hình được từ 12-25 cây cà phê (Wrigley, 1988).

6
3.2. Tạo hình đa thân
Mục đích của tạo hình đa thân là để có một số thân có kích thước bằng
nhau và cây để sinh trưởng tự nhiên mà không cần phải bấm ngọn. Phần lớn sản
phẩm được thu hoạch trên các cành cấp 1 và những cành này thường được cắt
bỏ sau 1-2 vụ thu hoạch và hoa quả có khuynh hướng tập trung ở phần trên bộ
tán. Khi các thân có vị trí đóng quả quá cao, chúng sẽ được thay thế bằng những
chồi mới.

3.2.1. Tạo hình cơ bản
Để có được một số thân cần thiết trên một hố có thể thực hiện theo một
trong các cách sau
- Bấm ngọn: cây được bấm ngọn ngay trong vườn ươm hay ở ngoài
đồng khi cây có chiều cao 40-50cm và tiến hành nuôi các chồi tái sinh ở các đốt
đầu tiên ngay phía dưới vết cắt.
- Uốn cong cây: Kỹ thuật này được áp dụng phổ biến cho các vườn cà
phê ở Trung Mỹ. Cây con được uốn cong bằng sợi dây được cố định ở mặt đất
để kích thích sự phát sinh các thân mới. Thân cũ phải được giữ ở tư thế nằm
ngang cho đến khi trọng lượng của các thân mới đủ nặng để không làm cho thân
chình mọc thẳng đứng trở lại. Những bộ phận không cần thiết của thân cũ được
cắt bỏ kịp thời.
- Trồng nghiêng: Trồng nghiêng cũng có tác dụng như uốn thân nhưng
giảm được công việc uốn thân và giảm được nguy cơ cây mọc thẳng đứng trở lại
khi dây cột không đảm bảo. Tuy nhiên kỹ thuật này có nhược điểm là bộ rễ phát
triển kém vào thời kỳ đầu và cây dễ bị đổ. Kết quả nghiên cứu của Snoeck cho
thấy kỹ thuật uốn thân có tác dụng kích thích sự phát sinh các chồi mới mạnh
hơn kỹ thuật trồng nghiêng.
- Trồng nhiều cây trên một hố, kỹ thuật này được áp dụng phổ biến ở
Brasil, mỗi hố có 4-6 cây và được nuôi từ 6-12 thân.
Trong quá trình tạo hình cơ bản, các cành cấp 1 mọc sát mặt đất cũng như
các cành mọc chen chúc nhau phải được loại bỏ để cây có hình dạng mong
muốn. Số lượng cành cấp 1 trên mỗi thân phải được hạn chế để tránh hiện tượng
ra quả quá nhiều. Femie, 1964, khuyến cáo nên dùng một thước đo để không hạn
chế chiều dài của tán. Thước được đặt từ đỉnh ngọn trở xuống và các cành mọc
bên dưới đầu ngọn thước đều được đánh bỏ. Chiều dài của thước biến động từ
1,2-1,4m và có thể giảm xuống 1m sau một vụ quả bội thu, trong điều kiện
thuận lợi có thể nâng lên 1,5m.

3.2.2. Tạo hình duy trì
Các thân phải được cưa đốn định kỳ và thay thế các thân mới theo một
trong các cách sau:
- Hằng năm tiến hành cưa luân phiên 1-2 thân và nuôi 1-2 thân mới.
Trong khi tiến hành cưa đốn cần phải loại bỏ các cành sâu bệnh, những chồi
7
vượt không cần thiết, những cành có vị trí không thuận lợi và phân tán khai thác
phải được điều chỉnh hợp lý.
- Cưa đốn tất cả các thân theo chu kỳ 4-5 năm và nuôi đồng loạt các thân
mới.
- Cưa đốn và nuôi thân như phương pháp trên nhưng để lại một thân
dùng làm chồi hút nhựa. Kỹ thuật này có tác dụng hạn chế sự khủng hoảng của
cây và có thể thu được một ít sản phẩm từ chồi hút nhựa so với phương pháp
cưa toàn bộ các thân sẽ không có được sản phẩm trong năm tiến hành cưa đốn.
Sau khi cưa sẽ có nhiều chồi vượt mọc từ trung tâm của gốc cũ do đó phải
tỉa định chồi, các chồi chừa lại phải được phân bố đều chung quanh gốc cây.
Chồi hút nhựa được loại bỏ sau khi thu hoạch.
Thuận lợi chính của kỹ thuật tạo hình đa thân là thao tác đơn giản, ít tốn
công, chi phí tạo hình thấp. Trên thế giới kỹ thuật này thường được sử dụng trên
cây cà phê vối.




Hình 3: Kỹ thuật tạo hình đa thân

8




Thân cũ được cắt bỏ sau khi chừa lại 4 thân mới ở sát gốc


Hình 4: Tạo hình đa thân bằng cách uốn thân


9


Hình 5: Tạo hình đa thân bằng cách trồng nghiêng


10
4. Tạo hình cho cà phê vối ở Việt Nam
4.1. Tạo hình cơ bản
Tổng diện tích cà phê của Việt Nam hiện nay khoảng 470.000 ha (2005),
trong đó cà phê vối chiếm 95% diện tích và được trồng tập trung ở các tỉnh Tây
Nguyên (khoảng 370.000 ha).
Phần lớn các vườn cà phê vối ở Tây Nguyên đều được tạo hình đơn thân
và hãm ngọn nhiều lần. Lần đầu cây được hãm ngọn ở độ cao 1,2-1,3m và chỉ
nuôi một ít cành cơ bản. Sau 1-2 năm, khi phần tán bên dưới được củng cố (các
cành cơ bản đã phát triển đầy đủ cành thứ cấp) tầng 2 mới được nuôi bằng một
chồi vượt và cây được hãm ngọn ở độ cao 1,7-1,8m. Tương tự vậy cho lần thứ 3
và cây được ổn định ở chiều cao khoảng 2m. Với cách làm này nông dân ở Dak
Lak, Gia Lai đã duy trì được các cành cơ bản bên dưới, tránh được hiện tượng
cây có tán dù.
Một số nông dân có khả năng quản lý kỹ thuật tốt ở Gia Lai (Chư Prông,
Chư Păh) có kỹ năng tạo hình tốt, chiều cao cây chỉ từ 1,7 - 1,9 m, bộ tán cây cà
phê phân bố theo không gian hợp lý và đã đạt được năng suất từ 4,5 - 5,5 tấn
nhân/ha (tương đương 20,3 - 24,8 tấn quả tươi/ha). Có lẽ đây là một điểm mới
trong kỹ thuật tạo hình đơn thân trên thế giới. Đồng thời việc hãm ngọn nhiều
lần, nông dân còn tiến hành nuôi thêm 1-2 thân trên một gốc. Kỹ thuật cắt cành
cũng được quan tâm đặc biệt, ngoài 2 đợt cắt cành chính trong năm (ngay sau
khi thu hoạch và giữa mùa mưa vào tháng 6, 7) các cành vô hiệu được thường
xuyên đánh bỏ. Phần lớn các cành quả đã cho thu hoạch đều được cắt bỏ và
không sử dụng đoạn cành dự trữ của những cành đã cho quả. Điều này khác với
kỹ thuật tạo hình kinh điển trên thế giới, trên một cành quả luôn có đoạn cành đã
cho quả, đoạn đang mang quả và đoạn cành dự trữ.

4.2. Tạo hình bổ sung
Trong quá trình chăm sóc, vì nhiều lý do khác nhau như sự phá hoại của
sâu bệnh, cành khô do thiếu nước hay bị gió gây hại khiến nhiều cây có hình
dáng không thích hợp. Các cây này sẽ được tạo hình bổ sung như sau:
- Trong trường hợp cây bị khuyết tán bên dưới (tán dù), tán cây được bổ
sung bằng cách nuôi một chồi vượt sát mặt đất và chồi này được hãm ngọn ở độ
cao mà phần tán bị khuyết. Để chồi vượt mọc khỏe và phát triển bình thường
cần tỉa thưa một số cành thứ cấp ngay bên trên vị trí của chồi vượt. Khi chồi
vượt đạt độ cao phù hợp cho sự bổ sung tán mới thì tiến hành hãm ngọn.
- Nếu cây bị khuyết tán bên trên cần tiến hành cưa bỏ đoạn thân kém
phát triển bên trên và nuôi một chồi mới để bổ sung phần tán đã bị khuyết và
hãm ngọn ở độ cao thích hợp chung cho toàn vườn.
- Cây bị khuyết tán ở phần giữa thân được bổ sung bằng một số chồi
vượt ở vị trí bị khuyết. Các chồi vượt được xử lý như sau: chọn chồi vượt mọc ở
ngay vị trí khuyết dưới để nuôi, khi chồi vượt có một cặp cành cơ bản tiến hành
cắt bỏ một cành phía trong tán, cành còn lại sẽ phát triển thành cành cấp 1 (đối
với độ cao khuyết tán không lớn). Do tác động của trọng lượng cành cấp 1 này
đoạn thân của chồi vượt sẽ bị kéo nghiêng và trở thành phần gốc của cành cấp 1.
11
Hoặc có thể nuôi chồi vượt đạt chiều cao mà cây bị khuyết (đối với độ cao
khuyết tán từ 40 cm trở lên) thì bấm ngọn để bổ sung tán. lưu ý cần phải tỉa thưa
các cành ở phía trên để đảm bảo ánh sáng cho hệ thống cành bên dưới phát triển
tốt, tránh hiện tượng khô cành sau vụ thu hoạch đầu tiên.
Kỹ thuật tạo hình trên đây đã giúp cây khai thác hiệu quả các yếu tố
thâm canh khác như phân bón, tưới nước ở mức cao. Đồng thời biện pháp này
cũng góp phần duy trì sự ổn định năng suất của các vườn cà phê.




Hình 6: Bổ sung phần tán bên dưới





12












Hình 8: Bổ sung phần giữa tán


4.3. So sánh kỹ thuật tạo hình đơn thân và tạo hình đa thân
Tại Đaklak từ năm 1986 Viện nghiên cứu cà phê đã bố trí thí nghiệm
nhằm so sánh 2 phương pháp tạo hình trên cây cà phê vối và kết quả được trình
bày ở bảng 1.
Diễn biến trong 8 vụ thu hoạch cho thấy, kỹ thuật tạo hình đa thân cho
năng suất rất cao, ngay từ vụ thu hoạch thứ 2 đã có khả năng đạt 3 tấn nhân/ha
nhưng sau đó có nhiều cành cơ bản bị khô và phải cưa một số thân.

Bảng 1. Ảnh hưởng của kỹ thuật tạo hình và khoảng cách trồng đến
năng suất cà phê vối (tấn nhân/ha)

Khoảng cách 3x3m Khoảng cách 3x2m
Đơn thân Đa thân Đơn thân Đa thân
Năm
1 cây/hố 2 cây/hố
4 thân 1 cây/hố 2 cây/hố 4 thân
1988 0,99 1,35 0,89 1,16 2,16 1,30
1989 1,52 1,43 2,10 2,09 2,94 3,00
1990 1,04 1,39 1,03 1,47 1,71 1,42
1991 1,30 1,52 0,87 1,94 2,40 1,25
1992 1,28 2,22 0,47 2,07 2,15 0,64
1993 2,20 1,90 1,38 2,46 2,88 1,94
1994 2,72 2,12 2,74 2,82 3,06 3,95
1995 3,35 4,19 2,73 2,33 2,46 1,93
B. quân 1,80 2,01 1,53 2,04 2,47 1,93

Ghi chú: Trong kỹ thuật tạo hình đơn thân cây được hãm ngọn lần đầu ở độ cao
1,4m. Cây được hãm ngọn ở độ cao 2,2 m trong kỹ thuật tạo hình đa thân

Phương pháp tạo hình đa thân có năng suất bình quân thấp nhất và kỹ
thuật trồng 2 cây/hố trong phương pháp tạo hình đơn thân luôn luôn cho năng
suất cao nhất ở các khoảng cách trồng. Kỹ thuật trồng 2 cây/hố cho phép tận
13
dụng 2 bộ rễ nên khả năng hút nước cũng như chất dinh dưỡng khoáng tốt hơn.
Đây có thể là một đóng góp mới vào những tiến bộ kỹ thuật của ngành cà phê
trên thế giới.
Trong thực tế kỹ thuật trồng 2 cây/hố ngày càng được áp dụng rộng rãi
trong sản xuất nhờ có ưu thế về năng suất. Điều này được giải thích như sau:
- Trong những năm đầu khi cây chưa giao tán, kỹ thuật trồng 2 cây/hố
cho năng suất cao nhờ số cây trên một đơn vị diện tích lớn.
- Vào thời kỳ cây giao tán, năng suất của từng cây có thể giảm mạnh do
sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một hố nhưng kỹ thuật trồng 2 cây/hố
cho phép loại bỏ các cây xấu mà không bị mất khoảng trong vườn. Đối với cây
cà phê vối được trồng bằng hạt điều này hết sức quan trọng. Vì là cây giao phấn
bắt buột nên bao giờ cũng có một tỷ lệ nhất định các cây có năng suất thấp hay
bị bệnh gỉ sắt nặng cần được thay thế, thông thường tỷ lệ này biến động từ 10-
20%.

Bảng 2. Ảnh hưởng của các phương pháp tạo hình khác nhau đến năng
suất cà phê vối (kg nhân/ha)
Năng suất bình quân 6 tinh dòng Năng suất tích luỹ của tinh dòng 126
Năm
1 thân
hãm
ngọn
2 thân
hãm
ngọn
Đa thân
không hãm
ngọn
1 thân
hãm ngọn
2 thân
hãm
ngọn
Đa thân
không hãm
ngọn
1975 232 221 284 215 223 238
1976 600 792 1.305 999 988 1.442
1977 1.039 924 2.131 2.594 2.459 2.800
1978 1.098 1.371 1.840 4.179 4.640 5.257
1979 1.085 921 1.147 4.958 5.059 5.551
1980 1.507 1.323 349* 7.754 7.452 6.056*
1981 1.275 1.598 12.420 9.537 9.326 6.947
1982 2.050 1.934 3.257 13.162 13.086 12.291
1983 1.534 1.760 1.935 15.423 14.911 14.119
1984 513 433 890 15.910 15.399 14.624
1985 2.549 2.760 796* 19.219 19.123 16.105*
Tổng
cộng
13.482 14.037 15.345
* : Năng suất của chồi hút nhựa sau khi cưa năm 1979 và 1984
Nguồn: Snoeck, 1988.

Một nghiên cứu của Snoeck năm 1988 tại Ivory Coast nhằm so sánh 2
phương pháp tạo hình trên 6 tinh dòng cà phê vối trong 11 vụ thu hoạch. Kết quả
cho thấy, đối với phần lớn các tinh dòng, kỹ thuật tạo hình đa thân cho năng suất
cao hơn tạo hình đơn thân nhưng riêng tinh dòng 126 do đặc điểm có nhiều cành
thứ cấp nên có kết quả ngược lại.
Cây cà phê vối ở Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung có khả
năng phát sinh nhiều cành thứ cấp và chính đấy là yếu tố quan trọng để áp dụng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét