Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong điều kiện đã là thành viên chính thức của wto


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong điều kiện đã là thành viên chính thức của wto": http://123doc.vn/document/1049106-phuong-huong-va-giai-phap-thuc-day-xuat-khau-hang-det-may-trong-dieu-kien-da-la-thanh-vien-chinh-thuc-cua-wto.htm


Đề án môn học
Bảng các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành:
Hiệp định tự do hóa theo ngành Số dòng thuế Thuế suất MFN Thuế suất
cam kết cuối
cùng
1. Hiệp định công nghệ thông
tin ITA- tham gia 100 %
330 5.2% 0%
2. Hiệp định hài hòa hóa chất
CH- tham gia 81%
1300/1600 6.8% 4.4%
3. Hiệp định thiết bị máy bay
dân dụng- tham gia hầu hết
89 4.2% 2.6%
4. Hiệp định dệt may TXT-
tham gia 100%
1170 37.2% 13.2%
5. Hiệp định thiết bị y tế ME-
tham gia 100%
81 2.6% 0%
Ngoài ra, tham gia không đầy đủ một số Hiệp định khác như thiết bị khoa học,
thiết bị xây dựng…
1.4. Các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế ngay từ đầu năm 2007.
Gồm 1.812 dòng thuế, chiếm 17% biểu thuế; mức cắt giảm bình quân 44%
so hiện hành. Đây là các mặt hàng đang có thuế suất cao từ 30% trở lên và chủ
yếu là hàng tiêu dùng nên đa số người dân sẽ được hưởng lợi; Riêng ngành dệt
may có mức cắt giảm thuế tương đối lớn, sẽ có tác động quan trọng tới sản xuất
và giá cả của nhóm dệt may.
Phạm Thùy Nhung 5 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
Bảng cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng chính:
Ngành
hàng / Mức
thuế
Thuế suất
MFN (%)
Cam kết với WTO
Thuế suất khi
gia nhập (%)
Thuế suất
cuối cùng
(%)
Thời gian thực
hiện
Dệt May
(thuế suất
bình quân)
37.3 13.7 13.7 Ngay khi gia
nhập ( thực tế
đã thực hiện
theo hiệp định
dệt may với Mỹ
và EU )
1.5. Về vấn đề hạn ngạch:
Các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với ta
khi vào WTO, riêng trường hợp ta vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối
với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định. Ngoài
ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt
may của ta.
1.6. Theo cam kết với Mỹ, Việt Nam phải bãi bỏ quyết định về tăng tốc dệt
may.
Theo đó, Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển và một
số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt
Nam đến năm 2010 sẽ được bãi bỏ. Trong phiên đàm phán cuối cùng với Mỹ về
việc gia nhập WTO hồi đầu tháng 5/2006. Dệt may là vấn đề căng thẳng nhất và
đây là điểm cuối cùng được thảo thuận trong quá trình đàm phán của hai bên.
Phía Mỹ đã bảy tỏ lo lắng về khả năng tăng trưởng xuất khẩu quá mức của dệt
may Việt Nam sau khi vào WTO sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp này của
Mỹ. Trong đó, Mỹ đã đưa ra dẫn chứng là Quyết định 55 và cho rằng Việt Nam
hỗ trợ cho phát triển dệt may và yêu cầu bãi bỏ điều này. Đây là một sự hiểu lầm
Phạm Thùy Nhung 6 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
về tác động của Quyết định 55, nhưng để đạt được mục tiêu sớm kết thúc đàm
phán gia nhập WTO nên Việt Nam chấp nhận bỏ quyết định này. Vì vậy, việc
chấm dứt hiệu lực của QĐ 55 chính là bước thực hiện cam kết của Việt Nam
trong quá trình gia nhập WTO. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định 126/2006/QĐ - TTg chấm dứt hiệu lực Quyết định
55/2001/QĐ-TTg ngày 23-4-2003 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển và
một số cơ chế hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam.
Theo Quyết định 55/2001/QĐ-TTg, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển ngành dệt
may Việt Nam giai đoạn 2001-2005 khoảng 35.000 tỷ đồng, giai đoạn 2006-
2010 khoảng 30.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng
bông đến năm 2010 khoảng 1.500 tỷ đồng. Tại quyết định này, Chính phủ quy
định một số biện pháp hỗ trợ ngành dệt may phát triển như hỗ trợ vốn cho các
dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm
công nghiệp dệt, ưu đãi tín dụng cho các dự án ở một số lĩnh vực nhất định. Việc
bãi bỏ Quyết định 55/2001/QĐ-TTg nhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng
giữa các ngành, các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
trong điều kiện mới, nhất là việc gia nhập WTO.
Phạm Thùy Nhung 7 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
Chương II. Thực Trạng Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Hàng Dệt
May Của Việt Nam.
1. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may trước khi Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của WTO.
Ngành Dệt May Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian qua,
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn dẫn đầu trong nhóm các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam chỉ đứng sau dầu thô và được xem là ngành công
nghiệp trọng điểm của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có hơn 1000 nhà máy dệt
may, thu hút số lượng lớn lao động , chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn
ngành công nghiệp và tăng không ngừng hàng năm.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 55/2001/QĐ-TT, xác định phát
triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành trọng điểm, mũi nhọn về
xuất khẩu. Chỉ tiêu đặt ra đối với ngành là đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất
khẩu 8-9 tỷ USD. Từ số liệu của Tổng cục Thống kê về doanh thu, lợi nhuận,
thuế và tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước, cho thấy tốc độ tăng trưởng của
doanh thu, lợi nhuận toàn ngành luôn ở mức cao nhưng đã báo hiệu có khuynh
hướng giảm sút.
Năm 2005, sau khi bãi bỏ hiệp định ACT, Dệt May Việt Nam đã có một
năm khó khăn. Xuất khẩu toàn ngành chỉ đạt khoảng 4,85 tỷ USD ( theo Cục
Kinh tế ), mức tăng trưởng 10,4% so với năm 2004. Trong đó, xuất khẩu sang
Mỹ tăng 5,2%; sang EU tăng 17,33%; sang Canađa tăng 65,71%. Đáng chú ý,
xuất khẩu trong những tháng cuối năm sang thị trường Mỹ và EU tăng mạnh trở
lại. Tuy chưa đạt kế hoạch, nhưng kim ngạch kim ngạch xuất khẩu của ngành
dệt may được coi là khá ấn tượng trong bối cảnh cạnh tranh rất khốc liệt, đặc
biệt khi mà Việt Nam vẫn còn bị áp đặt hạn ngạch của thị trường Mỹ trong khi
các nước thành viên WTO đã được bãi bỏ hạn ngạch từ ngày 1/1/2005. Khi Việt
Nam gia nhập WTO, toàn bộ hạn ngạch đối với hàng dệt may phải được loại bỏ,
Phạm Thùy Nhung 8 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
hàng dệt may sẽ được giao thương như các loại hàng hoá thông thường khác
trong khuôn khổ quy định của WTO. Khi đó dệt may Việt Nam sẽ có nhiều lợi
thế nhưng đồng thời cũng đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt vấn đề đặt ra là
đến năm 2008 khi sự hạn chế đối với hàng dệt may của Trung Quốc hết hiệu lực,
liệu các doanh nghiệp Việt Nam có tiếp tục đứng vững và phát triển, đạt được
mục tiêu đã đặt ra không?
Theo số liệu được tổng hợp cuối năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu của
toàn ngành dệt may đạt một con số rất ấn tượng 5,9 tỷ USD, tăng 22% với năm
2005, đóng góp 17% GDP của Việt Nam. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may của Việt Nam sang Mỹ đạt 3,044 tỷ USD, tăng 16,97% so với năm
2005. Cơ chế phân bổ hạn ngạch rõ ràng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ được thuận lợi, hạn ngạch ở các Cat hầu như
đều hoàn thành 100%. Năm 2006 là năm rất thành công đối với các doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. Tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU tăng tới 37% so với năm 2005,
đạt 1,243 tỷ USD. Kết quả xuất khẩu năm 2006 sang EU cao nhất từ trước tới
nay. Trong khi hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh sang Mỹ và
EU, thì xuất khẩu sang Nhật Bản lại tăng chậm, còn xuất khẩu tới Đài Loan lại
giảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản chỉ tăng
3,93%, đạt 627 triệu USD. Đây là một thách thức rất lớn đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Bởi các doanh nghiệp phải thực
hiện hai nhiệm vụ, tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ và EU trong khi vẫn phải duy
trì và tăng trưởng xuất khẩu vào Nhật Bản. Trước những rào cản từ thị trường
Mỹ thì Nhật Bản vẫn luôn là một trong những khách hàng thích hợp đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong năm 2007 và những năm
sau. Trong khi xuất khẩu sang Đài Loan - khách hàng truyền thống và là thị
trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam lại không duy trì được tiến độ, giảm so
với năm 2005 chỉ đạt 181 triệu USD, thì xuất khẩu sang các thị trường khác lại
Phạm Thùy Nhung 9 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
tăng mạnh, cụ thể xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 67%, đạt 82 triệu USD, xuất
khẩu sang Nga tăng 30%, đạt 62 triệu USD, xuất khẩu sang Canada tăng 20%,
đạt 97 triệu USD, xuất khẩu sang UAE tăng 35,1%, đạt 27 triệu USD Ngoài
ra, xuất khẩu hàng dệt may sang các nước trong khu vực ASEAN cũng tăng khá
như Malaixia tăng 37%; Singapore tăng 28,5%; Campuchia và Indonesia tăng
kỷ lục… Cùng với đó, xuất khẩu sang các nước châu Á khác cũng tăng mạnh
như Hồng Kông tăng 14,8%. Nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang
một số thị trường như Trung Quốc giảm 9,9%; Ôxtraylia giảm 5%
Hiện nay, ngành may Việt Nam vẫn chủ yếu thực hiện phương thức gia
công cho các hãng nước ngoài. Theo phương thức này, các hãng nước ngoài đặt
gia công sẽ cung cấp mẫu mã sản phẩm và các nguyên phụ liệu chủ yếu, các
doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lao động và cơ sở vật chất của mình, tổ chức
quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt hàng và nhận tiền gia công theo đơn
giá và sản phẩm đã nghiệm thu. Phương thức này thích hợp với điều kiện năng
lực kỹ thuật, vốn và tiếp cận thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam còn nhiều hạn chế. Tuy độ rủi ro trong sản xuất kinh doanh thấp, nhưng
hiệu quả kinh tế mà các doanh nghiệp thu được cũng thấp kém, vì các doanh
nghiệp chủ yếu xuất khẩu “sức lao động”. Để hiểu sâu hơn về ngành dệt may,
chúng ta có thể tham khảo kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may một số năm
trước đây.
Phạm Thùy Nhung 10 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may
( triệu USD )
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Xuất khẩu 1881.9 1975.9 2732.0 3609.1 4385.6 4850.0 5917.0
Thiết bị, phụ
tùng
242.6 325.1 402.3
Bông 90.4 15.4 111.6 105.4 190.2
Xơ dệt 89.1 1119.1 119.0 158.7
Sợi dệt 273.3 228.4 272.6 317.5 338.8
Vải các loại 761.3 880.2 1523.1 1805.4 1926.7
Phụ liệu may 971.4 1036.2 1069.2 1264.9 2252.7*
* Tính cả phụ liệu cho giày dép.
Nguồn: Niên giám thống kê.
2. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may sau khi Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của WTO.
Việc Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 đã đánh dấu một bước
ngoặt, ngành Dệt may Việt Nam có cơ hội bình đẳng với các nước trên thế giới
trong việc xuất khẩu hàng dệt may, đồng thời chế độ hạn ngạch áp dụng với
hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ được bãi bỏ.
Tính đến hết tháng 11/2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 7 tỷ
USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất
Phạm Thùy Nhung 11 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
khẩu. Dự kiến, xuất khẩu dệt may năm 2007 đạt khoảng 7,8 tỷ USD, tăng 31%
so với năm 2006. Như vậy, đến cuối năm 2007 mặt hàng dệt may sẽ vượt dầu
thô, lần đầu tiên trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Trong đó,
thị trường Hoa Kỳ chiếm vị trí chủ đạo, đạt 4,4-4,5 tỷ USD, chiếm 56% tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tăng 32%. Tiếp theo là EU, đạt khoảng 1,45
- 1,5 tỷ USD, chiếm 18%, tăng khoảng 20%. Thị trường Nhật Bản đạt khoảng
700 triệu USD, chiếm 9%, tăng khoảng 12%.
Thị trường Hoa Kỳ hiện chiếm khoảng 53.4% kim ngạch xuất khẩu dệt
may của Việt Nam, trong tháng 8/ 2007, xuất khẩu sang Mỹ đạt 466 triệu USD,
tăng 4,87% so với tháng 7/07 và tăng tới 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây
cũng là thời điểm xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ bứt
phá mạnh trong năm ngoái và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong những
tháng cuối năm 2006 và 8 tháng của năm 2007. Dự đoán, kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may của VN vào Mỹ sẽ đạt 4,3 tỉ USD, tăng gần 26,5% so với năm
2006, có mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay và sẽ tiếp tục duy trì ở mức
cao trong các tháng cuối năm 2007.
Thị trường EU, trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
của Việt Nam sang EU tăng 6%, đạt hơn 608 triệu USD. Đức là nước nhập khẩu
nhiều mặt hàng dệt may nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam sang Đức chiếm tới 27% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là
Vương quốc Anh, tăng 54% so với cùng kỳ, đạt 105 triệu USD, chiếm 17% tổng
kim ngạch xuất khẩu. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang các nước
thành viên trong khối EU tăng trưởng khá. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang
các nước như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italia… giảm và kim ngạch xuất khẩu
tăng sang các nước như Anh, Bỉ, Cộng hòa Séc, Ba lan… Mức độ sụt giảm ở
từng nước là khá thấp, riêng chỉ có xuất sang Italia là giảm mạnh nhất, giảm tới
42% đạt 25 triệu USD. Đây là điểm khá thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam
trong thời gian tới.
Phạm Thùy Nhung 12 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
Thị trường Nhật Bản, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng
10/2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đạt
64,8 triệu USD, tăng 4% so với tháng trước và 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 10 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may
sang Nhật Bản đạt 588,7 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2006.
Thành công của dệt may Việt Nam trong năm 2007 vừa qua không chỉ
dừng lại ở việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào ba thị trường chính là Mỹ, EU
và Nhật Bản, mà còn mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như
Canada, Mexico, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ…
đặc biệt phải kể đến là Thổ Nhĩ Kỳ. Từ đầu năm 2007, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ
chính thức dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam. Nhờ
vậy, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ từ đầu
năm 2007 đến nay liên tục đạt mức tăng trưởng rất cao. Theo số liệu thống kê,
tháng 10/2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng
811,54%, đạt 2,37 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Thổ
Nhĩ Kỳ trong 10 tháng năm 2007 đạt 31,73 triệu USD, tăng 584,94% so với
cùng kỳ năm 2006. Điều này khẳng định hàng dệt may của Việt Nam có sức
cạnh tranh rất lớn trên thị trường Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành 1
trong 10 thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của nước ta, sau Mỹ, EU,
Nhật Bản, Đài Loan, Canada, Hàn Quốc, Nga, Mêhicô và Trung Quốc. Tuy
Phạm Thùy Nhung 13 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Thổ Nhĩ Kỳ mới chỉ chiếm 0,5%
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta.
3. Những tác động đến lĩnh vực dệt may.
3.1. Những cơ hội của ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO.
Thứ nhất, Ngành dệt may Việt Nam được hưởng lợi từ việc bài bỏ hạn
ngạch và giảm thuể nhập khẩu vào một số thị trường, từ đó có cơ hội mở rộng
thị trường.
Khi Việt nam gia nhập WTO, các nước thành viên WTO sẽ phải bãi bỏ hạn
ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam. Khi đó các doanh nghiệp dệt may có thể
xuất khẩu theo khả năng của mình mà không còn lo ngại về hạn ngạch ở bất kỳ
thị trường nào. Bên cạnh đó các doanh nghiệp dệt may cũng có cơ hội thâm
nhập mạnh hơn vào thị trường nước ngoài, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu.
Ngoài các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, các doanh
nghiệp còn có cơ hội thâm nhập vào một số thị trường khác như: Canada,
Mexico, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ… Cụ thể
là xuất khẩu sang Đài Loan tăng 13% , sang Canada, Mexico, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Hồng Kông… đều có mức tăng trưởng từ 20% - 50%. Riêng xuất khẩu
sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng gấp 5 lần năm ngoái.
Thứ hai, Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện tạo điều kiện
thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài.
Khi vào WTO, Việt Nam cam kết thực hiện áp dụng và giám sát hệ thống
luật của mình theo những nguyên tắc quốc tế: minh bạch, hợp lý, công bằng và
đồng bộ. Bên cạnh đó chúng ta cũng tích cực cải thiện môi trường đầu tư. Hiện
nay, hiệp hội Dệt may Việt Nam đã và đang xây dựng một số chương trình trọng
điểm cho ngành dệt may đến năm 2010. Cụ thể:
Phạm Thùy Nhung 14 Lớp: Thương mại quốc tế_K46

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét