Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

404 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả phân phối tại trung tâm kinh doanh máy tính và thiết bị mạng FCN

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2. Ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc phát triển tạo điều kiện để
các ngành công nghiệp phụ trợ cùng phát triển.
Để sản xuất hoàn chỉnh một sản phẩm may mặc đem xuất khẩu các công
ty may phải sử dụng rất nhiều nguyên phụ liệu khác nhau như bông, vải, các
phụ liệu như cúc, fecmơtuya; giấy để phục vụ cho việc cắt bản mẫu, đóng
thùng cáctông; sản phẩm của các ngành in, nhuộm…Vì vậy khi ngành công
nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu phát triển kéo theo sự phát triển của
các ngành công nghiệp in, nhuôm, ngành công nghiệp sản xuất giấy, ngành
công nghiệp sản xuất nhựa… phát triển theo.
Hơn nữa khi ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc phát triển ngày
càng cao thì đòi hỏi ngày càng nhiều máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại để
phục vụ cho quá trình sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm mẫu mã đẹp,
chất lượng cao và giảm bớt những chi phí cho phế liệu, phế phẩm…từ đó kéo
theo sự phát triển của các ngành cơ khí, chế tạo máy.
Hàng may mặc thường được xuất khẩu với khối lượng lớn nên các công
ty may thường lựa chọn phương tiện vận chuyển bằng đường biển do ưu điểm
của nó là có thể vận chuyển được khối lượng hàng lớn và chi phí vận chuyển
thấp hơn so với các phương tiện khác do vậy đòi hỏi phải có sự phát triển
song song ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu và ngành
hàng hải.
1.3. Góp phần giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Không có lao động không thể sản xuất được các sản phẩm phục vụ cho
nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước vì vậy để có được các sản phẩm may
mặc xuất khẩu không thể không kể đến sự đóng góp vô cùng to lớn của lực
lượng lao động. Mặt khác đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá đặc biệt là xuất khẩu
hàng may mặc là một giải pháp hữu hiệu trong việc giải quyết việc làm. Xuất
khẩu hàng may mặc phát triển các doanh nghiệp may mặc sẽ tiến hành mở
rộng cơ sở sản xuất góp phần duy trì sự ổn định công việc cho các công nhân
hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp đồng thời tạo thêm chỗ làm cho
Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
những người còn đang thất nghiệp hay có chỗ làm chưa ổn định. Bên cạnh đó
thì lực lượng lao động trong các ngành sản xuất các mặt hàng phụ trợ cho
ngành công nghiệp dệt may cũng được đảm bảo hơn về khối lượng công việc
và ổn định về chỗ làm. Trong số các ngành công nghiệp thì ngành công
nghiệp sản xuất hàng may mặc tạo ra nhiều chỗ làm việc cho người lao động
nhất do yêu cầu đối với người lao động làm trong ngành phù hợp với đặc
điểm của người lao động Việt Nam là không đòi hỏi trình độ văn hoá cao,
công tác đào tạo người lao động cũng tốn ít thời gian và chi phí…chính vì vậy
ngành công nghiệp dệt may đã thu hút hàng triệu lao động làm việc trong các
công ty, các xí nghiệp may trên khắp cả nước.
Mặt khác, ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc đòi hỏi người lao
động phải khéo tay, cần cù do đó công việc này rất phù hợp với lực lượng lao
động nữ hiện đang chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động thất nghiệp của
nước ta.
Khi người công nhân có chỗ làm đảm bảo, những người thất nghiệp có
công việc phù hợp thì thu nhập của họ sẽ ổn định và ngày càng gia tăng khi
đó đời sống của bản thân người công nhân và gia đình họ sẽ được cải thiện và
hạn chế các tệ nạn xã hội.
1.4. Xuất khẩu hàng may mặc tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế đối
ngoại.
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế có tác động qua lại, phụ thuộc vào
nhau, mặt khác xuất khẩu cũng chính là một hoạt động kinh tế đối ngoại.
Ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc là ngành xuất khẩu mũi nhọn của
nước ta, do vậy xuất khẩu hàng may mặc phát triển cũng đồng nghĩa với việc
thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển.
Thông qua hoạt động xuất khẩu các công ty may có cơ hội tiếp thu được
những kiến thức mới, học hỏi được kinh nghiệm quản lý, nắm bắt được xu thế
thời trang trên thế giới… đồng thời hoạt động xuất khẩu hàng may mặc góp
phần quảng bá thương hiệu may Việt Nam trên thế giới điều này là có ý nghĩa
Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của từng công ty may xuất khẩu nói
riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung.
2. Xuất khẩu hàng may đối với ngành dệt may Việt Nam.
Mở rộng thị trường là nhu cầu tất yếu của bất kì một doanh nghiệp nào
muốn có vị thế trên thị trường và phát triển bền vững, việc mở rộng thị trường
được thực hiện phần lớn thông qua hoạt động xuất khẩu. Nhận thức được điều
này các công ty may Việt Nam luôn nỗ lực tìm kiếm các cơ hội mở rộng thị
trường nhằm giới thiệu hàng may mặc của công ty với các bạn hàng trên thị
trường thế giới. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với ngành dệt may được
biểu hiện cụ thể:
- Thông qua hoạt động xuất khẩu các công ty may tham gia vào cuộc
cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm
qua đó doanh nghiệp sẽ hình thành một cơ cấu sản xuất hợp lý, phù hợp với
nhu cầu của thị trường.
- Hoạt động xuất khẩu đòi hỏi các công ty may phải thường xuyên đổi
mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng
sản phẩm, tìm các biện pháp giảm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản
phẩm, phát triển mạng lưới kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư, nghiên
cứu thị trường, hoạt động marketing…
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các công ty may mở rộng thị trường, mở
rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước trên cơ sở
đôi bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận đồng thời phân tán và chia sẻ
rủi ro, mất mát trong hoạt độnh kinh doanh, tăng cường uy tín của công ty.
- Xuất khẩu giúp các công ty may bù đắp chi phí sản xuất thu lãi và có
tích luỹ để tiếp tục hoạt động sản xuất, cải tạo và xây dựng mới cơ sở vật
chất, bảo dưỡng, trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại từ đó nâng cao khả
năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
- Các bạn hàng luôn đòi hỏi cao về chất lượng, chủng loại, mẫu mã sản
phẩm do đó các công ty may phải từng bước nâng cao trình độ của các cán bộ
Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
quản lý, trình độ tay nghề của công nhân, nâng cao khả năng thiết kế,
marketing…
- Việc thực hiện các hoạt động xuất khẩu sẽ giúp cho các công ty may có
thể sử dụng được những khả năng vượt trội của mình mặt khác đẩy mạnh xuất
khẩu sẽ giảm được chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm do nâng cao khối lượng sản
xuất, góp phần nâng cao được lợi nhuận cho doanh nghiệp mình đồng thời
giảm được rủi ro do tối thiểu hoá dao động của nhu cầu.
- Tiến hành hoạt động xuất khẩu giúp cho các công ty kinh doanh hàng
may mặc tiếp cận nhanh hơn với nền kinh tế thị trường, tích luỹ được nhiều
kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế đặc biệt là trong lĩnh vực tìm kiếm và
mở rộng thị trường.
3. Xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu hàng may.
3.1. Khái niệm xuất khẩu.
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ vượt qua biên giới quốc gia
trên cơ sở dùng tiền tệ làm đơn vị thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ
đối với một quốc gia hoặc cả hai quốc gia.
Xuất khẩu hàng may là công ty may tiến hành sản xuất các sản phẩm rồi
bán ra thị trường thế giới nhằm mục đích thu ngoại tệ.
3.2. Các hình thức xuất khẩu hàng may.
Trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung có nhiều hình thức xuất
khẩu khác nhau, mỗi hình thức xuất khẩu có một đặc điểm kỹ thuật riêng và
phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá
thường gặp bao gồm:
- Xuất khẩu trực tiếp.
- Xuất khẩu gián tiếp.
- Xuất khẩu theo nghị định thư.
- Gia công quốc tế.
- Buôn bán đối lưu.
Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Xuất khẩu uỷ thác.
- Giao dịch qua trung gian.
- Tái xuất khẩu.

Các công ty may Việt Nam chủ yếu sử dụng ba hình thức xuất khẩu hàng
may mặc đó là gia công quốc tế ( CMP ), xuất khẩu trực tiếp ( FOB ) và buôn
bán đứt đoạn.
3.2.1. Gia công quốc tế ( CMP ).
Xuất khẩu hàng may theo phương thức gia công quốc tế ( CMP ) là hình
thức được áp dụng phổ biến ở các quốc gia có lợi thế về nhân công nhưng lại
chưa có khả năng tạo lập thương hiệu có uy tín để tìm chỗ đứng cho mình trên
thị trường nước ngoài. Thực chất của xuất khẩu theo phương thức gia công
quốc tế là quan hệ kinh doanh giữa một công ty và một công ty thuộc quốc
gia khác, nội dung của quan hệ này được tóm tắt như sau:
* Bên đặt gia công:
- Đặt yêu cầu về loại mặt hàng, sản lượng, yêu cầu về chất lượng, chi phí
gia công, thời hạn giao hàng và các điều kiện khác.
- Cung cấp nguyên phụ liệu chủ yếu.
- Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất.
- Kiểm định chất lượng và nhận hàng.
- Trả tiền gia công.
* Bên nhận gia công.
- Cân đối khả năng sản xuất của công ty ( máy móc thiết bị, lao động,
khả năng sản xuất…) theo yêu cầu đặt hàng của bên đặt gia công.
- Tự đảm bảo một số phụ liệu.
- Tổ chức quá trình sản xuất.
- Giao hàng.
- Nhận tiền gia công.
Phân loại các hình thức gia công quốc tế:
Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm:
- Hình thức nhận nguyên phụ liệu, giao thành phẩm: Bên đặt gia công
chịu trách nhiệm đảm bảo toàn bộ nguyên phụ liệu cho bên nhận gia công,
bên nhận gia công chỉ tiến hành sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công.
Bên nhận gia công chỉ có quyền quản lý và sử dụng nguyên phụ liệu đã nhận
để tiến hành sản xuất dưới sự giám sát của bên đặt gia công.
- Hình thức mua nguyên phụ liệu, bán thành phẩm: công ty may sử dụng
vốn lưu động của mình để mua nguyên phụ liệu chủ yếu từ bên đặt gia công
và tiến hành sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công theo hợp đồng đã kí
kết.
- Hình thức hỗn hợp: Công ty may sẽ mua một số nguyên phụ liệu từ bên
đặt gia công số còn lại có thể mua từ các chủ thể kinh tế khác ở trong hoặc
ngoài nước. Sản phẩm sản xuất ra được bán toàn bộ cho bên đặt gia công.
* Theo số lượng chủ thể kinh tế tham gia vào quan hệ gia công:
- Gia công hai bên:Bên đặt gia công đặt gia công tại công ty may, công
ty sẽ đảm nhận toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm.
- Gia công nhiều bên: một công ty may nhận gia công cho một hãng
nước ngoài và giao lại một phần việc cho công ty may khác thực hiện. Trong
trường hợp này mọi việc giao dịch với bên đặt gia công do công ty may nhận
gia công chính thức đảm nhận và cũng chính công ty đó phải chịu trách nhiệm
với bên đặt gia công về những cam kết được ghi trong hợp đồng gia công.
Hình thức này còn được gọi là gia công chuyển tiếp.
3.2.2. Xuất khẩu trực tiếp ( FOB ).
Khác với phương thức gia công quốc tế ( CMP ) trong phương thức xuất
khẩu trực tiếp ( FOB ) công ty may sẽ chủ động mua các nguyên vật liệu đầu
vào cần thiết cho quá trình sản xuất thay vì được cung cấp bởi người mua
nước ngoài. Vì vậy theo phương thức xuất khẩu trực tiếp công ty may được
thanh toán toàn bộ giá trị của sản phẩm may mặc xuất khẩu. Tuỳ thuộc vào
Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
từng đối tác nước ngoài khác nhau hiện nay các công ty may Việt Nam
thường xuất khẩu trực tiếp theo ba phương thức sau:
- Loại 1: Công ty may mua nguyên vật liệu đầu vào để tiến hành sản xuất
từ nhà cung cấp do bên đặt hàng nước ngoài chỉ định. Theo phương thức này
bên đặt hàng nước ngoài không chỉ lực chọn nhà cung cấp mà còn mô tả
chính xác chủng loại, màu sắc và phụ kiện mà công ty may phải mua để tiến
hành sản xuất sản phẩm. Thêm vào đó những vấn đề liên quan đến quy mô
sản xuất, giá cả và thời hạn giao hàng cũng được bên đặt hàng quyết định và
ghi trong hợp đồng. Trong phương thức này thường phát sinh trường hợp
công ty may phải kê khai giá cả nguyên vật liệu do bên đặt hàng quy định
trong giá thành FOB của sản phẩm may. Sự khác biệt cơ bản giữa phương
thức này với phương thức gia công quốc tế là rất ít. Theo phương thức này
mọi rủi ro về sản xuất, marketing, tiêu thụ bên đặt hàng phải gánh chịu.
- Loại 2: Công ty may nhận mẫu hàng may từ phía bạn hàng. Dựa trên
mẫu này công ty may tiến hành sản xuất các sản phẩm tương tự, nguyên phụ
liệu sử dụng trong quá trình sản xuất do công ty tự quyết định về chủng loại,
nhà cung cấp mà không có sự gợi ý hay cam kết gì với bên đặt hàng. Nếu các
sản phẩm tương tự công ty sản xuất ra được bên đặt hàng chấp nhận thì hai
bên sẽ tiến hành kí kết hợp đồng kinh doanh, công ty may sẽ tiến hành sản
xuất sản phẩm theo quy cách của sản phẩm mẫu đã sản xuất.
- Loại 3: Công ty may tiến hành sản xuất sản phẩm theo thiết kế của
riêng mình, không có cam kết gì trước về nguyên vật liệu hay số lượng sản
xuất với bạn hàng. Công ty sản xuất hàng mẫu và đưa ra giới thiệu với khách
hàng nước ngoài thông qua các cuộc hội trợ, triển lãm, qua internet, quảng
cáo… nếu khách hàng thấy mẫu mã đó phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
nước mình thì hai bên sẽ tiến hành đàm phán để kí kết hợp đồng kinh doanh.
Để tiến hành xuất khẩu theo phương thức này công ty may phải có thương
hiệu riêng hoặc phải sản xuất hàng may mặc theo thương hiệu đã được đăng
kí với thiết kế của riêng mình. Theo phương thức này công ty may tự chủ
Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
động về mẫu mã chủng loại sản phẩm, nguyên phụ liệu sản xuất sản phẩm,
giá thành sản phẩm, số lượng sản phẩm sản xuất…vì vậy công ty có thể thu
được lợi nhuận rất lớn tuy nhiên công ty phải gánh chịu toàn bộ những rủi ro
trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Việc xuất khẩu theo phương thức FOB rõ ràng là mang lại hiệu quả cao
hơn rất nhiều so với phương thức CMP cho các công ty may nhưng lại ít được
áp dụng tại các công ty may trong nước bởi các công ty may trong nước quy
mô sản xuất còn nhỏ nên việc gánh chịu những rủi ro thị trường là rất hạn chế,
khâu thiết kế sản phẩm của các công ty còn yếu kém…hạn chế lớn nhất là các
công ty may Việt Nam chưa có được thương hiệu riêng cho sản phẩm của
công ty mình. Vì vậy trong thời gian tới các công ty may Việt Nam đang xây
dựng kế hoạch để từng bước chuyển dần từ phương thức CMP sang phương
thức FOB.
3.2.3. Buôn bán đứt đoạn.
Theo phương thức này Công ty may mua nguyên phụ liệu từ nhiều
nước khác nhau sau đó tiến hành sản xuất các sản phẩm may mặc. Sản phẩm
hoàn thành sẽ được bán cho nước thứ ba rồi tiếp tục được các nước này xuất
khẩu sang các thị trường khác.
II. QUẢN LÝ MARKETING ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY MAY.
1. Khái niệm marketing.
Mặc dù khái niệm marketing đã xuất hiện từ rất lâu song cho đến nay
nhiều người vẫn lầm tưởng marketing với việc chào hàng ( tiếp thị ), bán hàng
và các hoạt động kích thích tiêu thụ. Chính vì vậy họ quan niệm marketing là
hệ thống các biện pháp mà người bán hàng sử dụng nhằm mục đích bán được
hàng và thu được tiền về.
Trong thực tế, hoạt động tiêu thụ chỉ là một khâu trong hoạt động
marketing của doanh nghiệp, mà hơn nữa tiêu thụ lại không phải là khâu quan
trọng nhất. Hàng hoá của doanh nghiệp không thích hợp với nhu cầu của
Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
người tiêu dùng, chất lượng thấp, kiểu dáng không hấp dẫn, giá cả không phù
hợp…thì dù doanh nghiệp có tốn bao nhiêu công sức và tiền của để thuyết
phục khách hàng thì việc mua sản phẩm cũng rất hạn chế. Ngược lại nếu như
doanh nghiệp tìm hiểu kĩ lưỡng nhu cầu của khách hàng trên cơ sở đó tạo ra
những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ, quyết định một mức giá thích
hợp, có một phương thức phân phối tiện lợi và kích thích tiêu thụ có hiệu quả
thì chắc chắn việc bán những hàng hoá đó sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Có thể định nghĩa marketing bao gồm tất cả những suy nghĩ, tính toán và
hoạt động của nhà kinh doanh sản xuất tiêu thụ và cả những dịch vụ sau khi
bán hàng; hoặc Marketing là quá trình thích nghi toàn diện với việc tận dụng
những khả năng có lợi đang mở ra của thị trường.
2. Vai trò của marketing.
Marketing kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị
trường, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo
thị trường, biết lấy thị trường – nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm
chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.
Vai trò làm thích ứng sản phẩm của doanh nghiệp với nhu cầu của thị
trường: marketing chỉ rõ cho doanh nghiệp biết những nội dung cơ bản như:
- Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ sống và mua hàng ở đâu? Họ
là nam hay nữ? Già hay trẻ? Họ mua bao nhiêu? Vì sao họ mua?
- Họ cần những loại hàng hoá nào? Loại hàng hoá đó có đặc tính gì? Bao
gói ra sao? Vì sao họ cần những đặc tính đó mà không phải là những đặc tính
khác? Những đặc tính hiện thời của sản phẩm có còn thích hợp với hàng hoá
nữa không? Có cần phải thay đổi hàng hoá không? Thay đổi yếu tố và đặc
tính nào? Nếu không thay đổi thì sao? Nếu thay đổi sẽ gặp những điều gì?
Vai trò tiêu thụ hàng hoá: kiểm soát giá cả hàng hoá, quyết định các
nghiệp vụ và các nghệ thuật bán hàng. Với vai trò này marketing chỉ rõ cho
doanh nghiệp biết những nội dung: Giá hàng hoá của công ty nên quy định là
bao nhiêu? Tại sao lại quy định mức giá đó? Mức giá trước đây còn thích hợp
Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nữa không? Nên tăng hay giảm giá? Khi nào tăng? Khi nào giảm? Tăng bao
nhiêu và giảm bao nhiêu? Tăng, giảm ở đâu? Tăng, giảm với ai, ở đâu?
Vai trò phân phối: marketing cho doanh nghiệp biết các nội dung cơ bản
về phân phối như: doanh nghiệp nên tự tổ chức bán hàng hay dựa vào các lực
lượng khác? Nếu dựa vào các lực lượng khác ( bán buôn, đại lý, bán lẻ ) thì cụ
thể là ai? Dựa vào bao nhiêu người? Dựa vào lực lượng bán hàng trong hay
ngoài nước? Khi nào thì đưa hàng hoá ra thị trường, đưa ra khối lượng là bao
nhiêu?
Vai trò khuyến mại: nó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định về
quảng cáo, xúc tiến bán hàng, dịch vụ sản phẩm… thông qua việc trả lời các
câu hỏi:
- Làm thế nào để khách hàng biết, mua và yêu thích hàng hoá của doanh
nghiệp? Dùng phương tiện nào để giới thiệu sản phẩm của công ty với khách
hàng mục tiêu? Mỗi phương thức có ưu điểm, hạn chế gì? Các hàng hoá cùng
loại người ta giới thiệu với công chúng bằng cách nào? Tại sao người ta lại
làm như vậy?
- Hàng hoá của doanh nghiệp có cần dịch vụ sau khi bán không? Loại
dịch vụ nào doanh nghiệp có khả năng cung cấp nhất? Vì sao?
3. Quá trình quản lý marketing đối với hoạt động xuất khẩu của các
công ty may.
Xuất khẩu là một thế mạnh của các công ty may Việt Nam do có lợi thế
về nguồn lao động và giá nhân công tuy nhiên xuất khẩu hàng may mặc và có
một chỗ đứng vững chắc trên thị trường nước ngoài là một mục tiêu không
phải bất cứ doanh nghiệp may nào cũng đạt được. Để đạt được mục tiêu đó
các công ty may đang nỗ lực xây dựng cho mình một chiến lược marketing
xâm nhập thị trường quốc tế.
Quản lý marketing xuất khẩu khác với quản lý marketing nội địa đó là
doanh nghiệp phải tính đến sự can thiệp của chính quyền sở tại, tính đa dạng
của các điều kiện thị trường bên ngoài và đòi hỏi những kiến thức riêng như
Nguyễn Hải Khanh - Quản lý Kinh tế 44A 14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét