Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ Ở VÙNG BÁN NGẬP HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

2.2.2. Chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước liên quan
đến tái định cư ở Việt Nam 17
2.2.3. Thực trạng tái định cư, sử dụng đất bán ngập tại các hồ chứa công
trình thủy điện ở Việt Nam [22] 19
2.2.4. Yếu tố tác động đến sử dụng đất bán ngập tại hồ chứa các công
trình thủy điện [22] 23
2.3. Đặc điểm dự án tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La 25
2.3.1. Đặc điểm vùng di dân tái định cư (nơi đi) 25
2.3.2. Đặc điểm vùng nhận dân tái định cư (nơi đến) 30
2.3.3. So sánh đặc điểm vùng di dân TĐC và vùng nhận dân TĐC 31
2.4. Tiêu chí sử dụng đất bán ngập sản xuất nông nghiệp vùng hồ Sơn La
31
2.4.1. Quy trình điều tiết mực nước hồ chứa Sơn La 31
2.4.2. Khả năng khai thác quỹ đất bán ngập để sản xuất 32
2.4.3. Tiêu chí đất bán ngập sử dụng sản xuất nông nghiệp vùng hồ Sơn
La 37
2.5. Những kết luận rút ra sau khi nghiên cứu tổng quan 38
3. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 38
3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 39
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và cảnh quan môi trường của huyện Thuận
Châu, tỉnh Sơn La 39
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội của huyện Thuận Châu, tỉnh
Sơn La 48
3.2. Phương pháp nghiên cứu 59
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 59
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 59
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 59
3.2.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu 59
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng 60
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61
4.1. Khái quát tình hình sinh kế của hộ dân tái định cư ở Thuận Châu. .61
4.1.1. Khái quát đặc điểm vùng bán ngập tái định cư ở huyện Thuận
Châu 61
4.1.2. Sinh kế của dân di cư tại nơi ở mới 65
4.1.3. Tác động của chương trình TĐC đến thu nhập 76
iv
4.2. Những kết quả và những hạn chế cần nhằm đảm bảo sinh kế bền
vững cho người dân tái định cư 78
4.2.1. Những kết quả đạt được 78
4.2.2. Những hạn chế cần giải quyết 79
4.3. Quy hoạch bố trí sử dụng đất bán ngập công trình thuỷ điện Sơn La
trên địa bàn huyện Thuận Châu 83
4.3.1. Bố trí sản xuất trên đất bán ngập 83
4.3.2. Phương án tái định cư ven hồ 86
4.4. Đề xuất một số giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân
tái định cư vùng bán ngập thuỷ điện Sơn La 89
4.4.3. Giải pháp về nguồn lực tự nhiên 93
4.4.4. Giải pháp về nguồn lực vật chất 95
4.4.5. Giải pháp về nguồn lực tài chính 97
4.4.6. Giải pháp hỗ trợ các thiệt hại 97
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 99
5.1. Kết luận 99
5.2. Đề nghị 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 107
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
CTTĐ Công trình thuỷ điện
DT Diện tích
HTX Hợp tác xã
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
MNDBT Mực nước dâng bình thường
MNC Mực nước chết
NBAH Người bị ảnh hưởng
NĐ Nghị định
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NS Năng suất
PTNT Phát triển Nông thôn
QL Quốc lộ
SKBV Sinh kế bền vững
SL Sản lượng
TĐC Tái định cư
TĐSL Thuỷ điện Sơn La
TNMT Tài nguyên môi trường
UBND Uỷ ban nhân dân
WB Ngân hàng Thế giới

vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của công trình thuỷ điện Sơn La 13
Bảng 2.2: Số lượng các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp của Nhà máy thủy
điện Sơn La 26
Bảng 2.3: Tổng hợp diện tích đất bán ngập hồ Sơn La
tại địa bàn các huyện có tái định cư ven hồ 35
Bảng 2.4: Diện tích đất bán ngập có khả năng sử dụng trồng trọt
Phân theo địa bàn các xã có tái định cư ven hồ Sơn La 35
Bảng 3.1: Tổng hợp diện tích các loại đất huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn
La 43
Bảng 3.2: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
43
Bảng 4.1: Tổng hợp một số chỉ tiêu của 3 xã trên địa bàn huyện Thuận
Châu bị ảnh hưởng do Thuỷ điện Sơn La 62
Bảng 4.2: Số hộ và số nhân khẩu phải di dời 62
Bảng 4.3: Tổng hợp diện tích đất bán ngập hồ Sơn La
tại địa bàn tỉnh Sơn La có tái định cư ven hồ 64
Bảng 4.4: Diệntích đất bán ngập có khả năng sử dụng trồng trọt
trên địa bàn huyện Thuận Châu có tái định cư ven hồ 64
Bảng 4.5: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra 67
Bảng 4.6: So sánh diện tích đất nông nghiệp trước và sau tái định cư 68
Bảng 4.7: So sánh chất lượng đất trước và sau tái định cư 68
Bảng 4.8: Đánh giá hiện trạng sử dụng công trình thuỷ lợi tại nơi ở cũ. 70
Bảng 4.9: Đánh giá hiện trạng sử dụng công trình thuỷ lợi tại nơi TĐC 70
Bảng 4.10: Diện tích đất lâm nghiệp của các hộ điều tra 71
vii
Bảng 4.11: Tổng đàn, giá trị tổng đàn gia súc, gia cầm của các hộ điều
tra 72
Bảng 4.12: Quy mô chăn nuôi gia súc của các hộ điều tra 72
Bảng 4.13: Quy mô chăn nuôi gia cầm của các hộ điều tra 72
Bảng 4.14: Điều kiện nhà ở trước và sau tái định cư 74
Bảng 4.15: Khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội trước và sau tái định cư 75
Bảng 4.16: Mức thu nhập của các hộ điều tra trước và sau khi TĐC 77
Bảng 4.17: Bố trí sử dụng đất bán ngập 83
Bảng 4.18: Bố trí diện tích gieo trồng vùng bán ngập hồ Sơn La 85
Bảng 4.19: Dự kiến DT - NS - SL cây trồng chính vùng bán ngập 86
Bảng 4.20: Dự kiến giá trị sản xuất trên đất bán ngập 86
Bảng 4.21: Dự kiến quỹ đất sản xuất tại các khu điểm tái định cư
ven hồ Sơn La 87

DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
viii
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
3. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 38
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 107

ix
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tiến hành triển khai, xây dựng nhiều
công trình thuỷ điện lớn và nhỏ trên hầu khắp lưu vực các sông ở nhiều vùng
trong cả nước nhằm góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng phục vụ sản xuất
và đời sống.
Các dự án thủy điện thường được triển khai xây dựng tại miền núi, nơi
mật độ dân cư thấp, phần lớn là dân tộc ít người, tuy nhiên không tránh khỏi
những cộng đồng dân cư sinh sống trong phạm vi lòng hồ thuỷ điện. Do đó
rất cần có những chính sách và biện pháp trong công tác di dân, tái định cư
nhằm ổn định đời sống, giảm thiểu tác động tiêu cực đến các nguồn tài
nguyên, môi trường, “bảo đảm cho người dân có cuộc sống nơi ở mới tốt hơn
hoặc bằng nơi ở cũ” như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các công trình thuỷ điện đã và đang
làm nảy sinh một số vấn đề bất cập về môi trường, văn hoá và đặc biệt là đời
sống của người dân sinh sống ở những vùng lòng hồ thuỷ điện. Công tác đền
bù và tái định cư bắt buộc tuy cũng được Chính phủ quan tâm đầu tư nhưng
vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết, trong đó vấn đề đảm bảo
chính sách, vấn đề sinh kế cho những người dân phải tái định cư đến nơi ở
mới thật sự chưa được quan tâm đúng mức và đến nay chưa được thực hiện
một cách hoàn chỉnh và bền vững.
Kinh nghiệm trên thế giới và bản thân của Việt Nam đã cho thấy công
tác tái định cư là quá trình rất phức tạp, mất nhiều thời gian, đòi hỏi phải tiến
hành các nghiên cứu rất tỉ mỉ về người dân tái định cư, về dân tộc, văn hoá,
bản sắc, đặc tính dân tộc và tập quán của họ trong sinh hoạt cũng như trong
sản xuất, đặc biệt đối với các chương trình tái định cư có quy mô lớn.
1
Việc đảm bảo sinh kế đóng vai trò rất quan trọng nhằm giảm thiểu nguy
cơ rủi ro cho người dân phải tái định cư bắt buộc, giảm thiểu tối đa những tác
động không mong muốn đối với người dân phải tái định cư thông qua việc tạo
lập một sinh kế bền vững, ổn định phát triển sản xuất, đảm bảo phát triển kinh
tế, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững.
Thực hiện Nghị quyết số 13/2002/QH11 của Quốc hội về chủ trương đầu
tư xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, ngày 15/1/2004 Thủ tướng Chính phủ
ra quyết định số 92QĐ-TTg về việc phê duyệt đầu tư thủy điện Sơn La với
mức nước dâng là 215m. Theo đó, tổng mức đầu tư thủy điện Sơn La là
36.433 tỉ đồng, trong đó gần 12.000 tỉ đồng phục vụ giải phóng mặt bằng và
di dân tái định cư. Theo kết quả rà soát bổ sung quy hoạch di dân tái định cư
công trình thủy điện Sơn La tháng 3/2006 của Viện Quy hoạch và thiết kế
nông nghiệp thì hồ chứa ảnh hưởng đến 8 huyện thị xã thuộc 3 tỉnh Sơn La,
Điện Biên, Lai Châu và phải di chuyển 259 bản với 17.828 hộ. Trong đó
nhiều nhất là Sơn La có 162 bản với 11.408 hộ. Theo thiết kế, hồ chứa Sơn La
sẽ gây ngập lụt trên 23.000 ha đất tự nhiên, trong đó có 7.700 đất đang sản
xuất nông nghiệp với 1.700 ha ruộng lúa màu, 4.900 ha đất nương rẫy và gần
500 ha đất cây lâu năm. Mức độ thiệt hại về đất sản xuất là rất lớn vì các hộ
dân ở đây thu nhập chính là từ canh tác nông nghiệp tự cấp tự túc, thu nhập
bình quân khoảng 1,5-2 triệu đồng/hộ/năm. Người dân phải di chuyển chiếm
khoảng 90% là đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh
tế, điều kiện văn hóa xã hội còn nhiều khó khăn [20].
Một thực tế sau khi cắm mốc ngập vùng hồ, xu thế của rất nhiều người
dân muốn ở lại, không muốn di chuyển đi xa nơi “chôn rau cắt rốn”, một phần
muốn sử dụng lại diện tích đất không bị ngập để phát triển sản xuất, vì vậy
phương án đảm bảo sinh kế cho người dân tái định cư tại chỗ ven hồ cũng
được các địa phương quan tâm, rà soát lại khả năng đất đai, cũng như các
2
phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện mới để tiếp nhận lại số hộ này.
Cơ sở để tổ chức sản xuất nông nghiệp trong vùng hồ là do các hồ chứa
thủy điện được vận hành theo quy luật điều tiết hàng năm, theo đó mực nước
hồ được điều chỉnh từ cao trình mực nước chết đến cao trình mực nước dâng
bình thường theo các tháng trong năm. Quá trình tích nước trong mùa mưa và
xả nước trong mùa khô phục vụ phát điện và chống lũ tạo ra khoảng đất
không bị ngập trong thời gian nhất định trong năm có thể sử dụng để trồng
trọt. Thực tế cũng cho thấy, các hộ dân ven các hồ chứa nước thủy điện Hòa
Bình, Trị An, Ialy đã sử dụng trên 4.000 ha đất bán ngập để trồng trọt rất có
hiệu quả, tạo thêm thu nhập, giảm áp lực quỹ đất sản xuất tái định cư, đảm
bảo cuộc sống hàng ngày của người dân, góp phần ổn định xã hội, phát triển
kinh tế cho người dân tái định cư. Với ý nghĩa như trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ di dân tái định cư từ vùng bán
ngập của công trình thuỷ điện Sơn La. Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất
một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời sống của các hộ
dân di chuyển đến nơi ở mới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về sinh kế cho người dân nói chung
và sinh kế của các hộ thuộc diện di dân vùng bán ngập tái định cư nói riêng.
- Đánh giá tình hình di dời, tái định cư và sinh kế của các hộ dân tại
công trình thủy điện Sơn La.
- Đề xuất giải pháp phù hợp đảm bảo sinh kế cho các hộ dân thuộc diện
tái định cư.
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình tái định cư ở vùng bán ngập
của công trình thuỷ điện Sơn La.
1.4. Địa điểm nghiên cứu
Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La với diện tích tự
nhiên là 153.590,00 ha.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 12 năm 2004 đến 8/2009.
1.6. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2008 đến 8/2009.
4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét