Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Ðại học Thăng Long
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp xây lắp 3
Do đặc điểm về quy mô và phạm vi hoạt động của xí nghiệp nên toàn bộ máy
kế toán được tổ chức theo hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Theo hình
thức này tại các công trình có các tổ theo dõi thống kê như tổ theo dõi thống kê tại Hà
Tĩnh, tại Hà Giang, tại Sơn La… thu thập số liệu sau đó gửi các số liệu đó về phòng
kế toán tại chi nhánh để phân tích và hạch toán. Đến định kỳ kế toán làm báo cáo về
xí nghiệp mình cho đơn vị cấp trên.
Tổ chức phòng kế toán thống kê bao gồm 2 bộ phận: kế toán và thống kê.
Cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp xây lắp 3.
1/ Kế toán trưởng:
• Phụ trách chung về tài chính theo chức năng đã được quy định, sắp xếp bộ
• máy kế toán của xí nghiệp. Tham gia công tác xây dựng kế hoạch và điều
hành kế hoạch, tham mưu cho giám đốc các thông tin cũng như các biện pháp tài
chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán trưởng điều hành cả phòng kế
toán và phòng thống kê.
• Chủ trì và phối hợp cùng các phòng quản lý vốn tài sản.
Đỗ Thị Ngân _ A12039 4 Lớp QA 20D4
Kế toán trưởng
Tổ kế toán
Tổ thống kê
Kế
toán
tổng
hợp
Thủ
quỹ
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
ngân
hàng
Tổ
theo
dõi
đội
xây
lắp
số 1
Tổ
theo
dõi
đội
xây
lắp
số 2
Tổ
theo
dõi
đội
xây
lắp
số 3
Tổ
theo
dõi
đội
xây
lắp
số 5
Tổ
theo
dõi
đội
xây
lắp
số 6
Tổ
theo
dõi
đội
xây
lắp
số 7
Tổ
theo
dõi
đội
xây
lắp
số 8
Tổ
theo
dõi
đội
xây
lắp
số 9
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Ðại học Thăng Long
2/ Tổ thống kê:
• Tổng hợp số liệu báo cáo thống kê thực hiện kế hoạch công việc sản xuất
toàn xí nghiệp về: khối lượng công việc hoàn thành, chất lượng công việc hoàn thành,
nguyên vật liệu nhập-xuất kho…
• Tham gia và cung cấp số liệu cho công tác điều tra thống kê theo sự chỉ đạo
của Giám đốc công ty.
• Cung cấp thông tin, chứng từ một cách đầy đủ,chính xác cho tổ kế toán thực
hiện công tác hạch toán.
3/ Các tổ theo dõi thống kê xây lắp
Đóng tại các công trình xây lắp thu thập số liệu về khối lượng công trình hoàn
thành, sự tăng giảm nguyên vật liệu… cung cấp cho phòng thống kê tổng hợp.
4/ Tổ kế toán - tài chính
Phụ trách công tác kế toán cùng kế toán trưởng. Có trách nhiệm thực hiện và
hướng dẫn kế toán viên trong phòng, chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện pháp
lệnh kế toán thống kê, chế độ hạch toán kế toán và báo cáo kế toán thống kê.
Chỉ đạo thực hiện chế độ chứng từ, hệ thống tài khoản,sổ sách và biểu mẫu
báo cáo kế toán thống kê trong phạm vi toàn xí nghiệp.
Thực hiện tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác.
5/ Kế toán ngân hàng
Hạch toán nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu, định kỳ lập và gửi báo cáo nhập
xuất tồn kho vật tư.
Theo dõi và hạch toán sự tăng giảm tài sản cố định, khấu hao và phân bổ
khấu hao tại xí nghiệp
Theo dõi tình hình tăng giảm vốn bằng tiền.
6/ Kế toán thanh toán
Phụ trách mảng công nợ, khoản phải thu và các khoản phải trả.
7/ Thủ quỹ
Theo dõi lương và các khoản trích theo lương, công nợ nội bộ.
Hàng tháng cùng các phòng chức năng, trên cơ sở khối lượng xây lắp hoàn
Đỗ Thị Ngân _ A12039 5 Lớp QA 20D4
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Ðại học Thăng Long
thành và đơn giá tiền lương , xác định quỹ lương được hưởng của từng công trình.
Phân bổ quỹ lương cho các bộ phận trong xí nghiệp.
Theo dõi tình hình thu chi trong toàn xí nghiệp, xác định các khoản phải thu
phải trả của cán bộ trong toàn xí nghiệp.
8/ Kế toán tổng hợp
Tham gia kiểm tra số liệu báo cáo của các tổ đội thống kê.
Trên cơ sở giá thị trường của nguyên vật liệu và của một số mặt hàng có liên
quan đến quá trình xây lắp các công trình tham gia xác định giá dự toán. Mở sổ tổng
hợp và biểu mẫu kế toán: lập sổ cái, bảng cân đối kế toán, bảng tổng kết tài sản, lập
bảng dự toán giá thành sản phẩm, lập bảng dự toán giá thành sản phẩm, lập báo cáo
tiền lương và thu nhập, BHXH, BHYT…
Lưu trữ báo cáo quyết toán của các công trình.
1.4 Nhiệm vụ, chức năng và mối liên hệ của các phòng ban
Giám đốc xí nghiệp điều hành trực tiếp các tổ đội sản xuất tham khảo ý
kiến của các phó giám đốc và các phòng ban để ra quyết định quản lý một cách hiệu
quả nhất.
Phó giám đốc tài chính: phụ trách mảng tài chính tham gia tham mưu cho
giám đốc điều hành các phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách mảng thị trường, vấn đề tiêu thụ thành
phẩm.
Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách các vấn đề về công nghệ sản xuất, xây lắp
sản phẩm. Đưa công nghệ mới phù hợp với từng công trình xây lắp.
Phòng tổ chức hành chính: trên cơ sở kế hoạch kinh doanh và kế hoạch phục
vụ hàng năm, phòng tham mưu cho giám đốc trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy,
mạng lưới cán bộ, lao động tiền lương, đề xuất việc tiếp nhận quy hoạch đào tạo bồi
dưỡng cán bộ, khen thưởng, kỷ luật… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời tôt chức
và thực hiện các phong trào văn hoá văn nghệ, các hoạt động tuyên truyền, quảng
cáo… phục vụ cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Phòng có trách nhiệm theo
dõi, quản lý nhân sự trong công ty, bên cạnh đó phòng còn thực hiện công tác văn
thư, thanh tra. Giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo hoạt động của phòng.
Đỗ Thị Ngân _ A12039 6 Lớp QA 20D4
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Ðại học Thăng Long
Phòng kế toán tài chính:
+ Tổ chức kế toán, quản lý và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như:
doanh thu,chi phí, thu nộp ngân sách, lợi nhuận, công nợ, vật tư hàng hoá, các loại
vốn bằng tiền, vốn cố định, vốn lưu động khác… tại doanh nghiệp. Trực tiếp giữ quỹ
tiền mặt văn phòng.
+ Tổ chức kiểm kê, quyết toán sản xuất kinh doanh, quyết toán thuế, quyết
toán vốn cố định, lưu động, đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Tổ chức huy động vốn, quản lý vốn theo quy định của Nhà nước và của
công ty. Nghiên cứu và đề xuất quy chế khoán và các chế độ chi phí.
+ Trực tiếp mua, quản lý hoá đơn tài chính, hướng dẫn sử dụng và kiểm tra
các đơn vị trực thuộc.
+ Thực hiện đúng pháp lệnh kế toán và thống kê hiện hành của nhà nước,
Giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo hoạt động của phòng.
Phòng kế hoạch thống kê: Cùng sự khan hiếm của vật tư trong thời kỳ hiện
nay, phòng đưa ra kế hoạch chặt chẽ cho việc quản lý và sử dụng vật tư một cách tiết
kiệm và có hiệu quả nhất.
Phòng kỹ thuật an toàn và chất lượng: Quản lý vấn đề an toàn lao động cho
công nhân viên khi thực hiện hoàn thành công việc. Đồng thời phòng này còn phụ
trách về mảng chất lượng sản phẩm sản xuất của xí nghiệp để làm sao đưa ra uy tín
của xí nghiệp trong việc sản phẩm đảm bảo chất lượng tới các chủ đầu tư.
Tất cả các phòng chức năng đều có sự liên hệ với nhau để trợ giúp Giám đốc ra
quyết định đúng đắn nhất.
Các tổ đội xây lắp: trực tiếp sản xuất xây lắp.
Đỗ Thị Ngân _ A12039 7 Lớp QA 20D4
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Ðại học Thăng Long
Phần II
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh công ty
cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp - xí nghiệp xây lắp 3
2.1 Ngành nghề kinh doanh của xí nghiệp xây lắp 3
Chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp- xí nghiệp xây lắp 3
đã có bề dày lịch sử 41 năm thực hiện công tác:
Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng đến nhóm A, các công
trình kỹ thuật hạ tầng, khu công nghiệp và khu dân cư, công trình giao thông đường
bộ, cầu cảng, thuỷ lợi.
Xây dựng các công trình văn hoá thể thao.
Thi công các công trình cấp thoát nước.
Xây lắp đường dây và trạm biến áp, công trình điện đến 35KV.
Lắp đặt thiết bị công nghệ, điện nước, đo lường, phòng chống cháy.
Mộc, nề, bê tông cốt thép, sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn vật liệu xây
dựng, gia công cơ khí.
Sản xuất kết cấu thép, nhà tiền chế, thiết bị phi tiêu chuẩn, tấm lợp kim loại
và phụ kiện, sản xuất các loại vật liệu xây dựng, các sản phẩm bê tông.
2.2 Quy trình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp xây lắp 3
Vì đây là xí nghiệp xây lắp mà theo cơ cấu tổ chức chia ra thành nhiều tổ đội nên
các đội sẽ được xí nghiệp khoán gọn để thi công các công trình. Và khi đó người đội
trưởng của các đội sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước xí nghiệp về tiến độ thi
công cũng như chất lượng của công trình xây dựng. Ta có thể mô tả sơ lược quá trình
hoạt động của một đội thi công công trình như sau: Xí nghiệp trúng thầu một công
trình (hoặc được công ty chỉ đạo giao thực hiện một công trình), sẽ phân công, giao
khoán công việc cho các tổ đội. Các đội trưởng của các đội là người trực tiếp nhận
nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước xí nghiệp về tiến độ hoàn thành cũng như chất
lượng thi công công trình. Người đội trưởng phụ trách quản lý chung cả đội, có
nhiệm vụ phân công công tác cho các đội viên, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc
về toàn bộ hoạt động của đội mình. Đội trưởng sẽ phải có trách nhiệm tìm thêm lao
động phù hợp với khối lượng được giao tại các địa bàn hoạt động. Các đội viên được
hưởng lương theo hình thức khoán sản phẩm hoặc khoán theo khối lượng công trình.
Đỗ Thị Ngân _ A12039 8 Lớp QA 20D4
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Ðại học Thăng Long
Về phía xí nghiệp sau khi đã giao khoán công việc cho các đội sẽ thường xuyên kiểm
tra tại hiện trường thi công công trình để đảm bảo chất lượng công trình. Tại các
phòng ban cũng có sự theo dõi công việc của các đội như: phòng kế hoạch theo dõi
tiến độ công việc hoàn thành, phòng kỹ thuật an toàn và chất lượng quản lý đội về
chất lượng công trình cùng các chỉ số kỹ thuật, phòng kế toán tài chính quản lý về
vần đề tài chính liên quan đến đội, phòng tổ chức quản lý số lượng lao động và vấn
đề tiền lương cũng như các phong trào công đoàn cho công nhân lao động…
Đội trưởng của các đội xây lắp là:
Đội xây lắp số 1: Ông Lại Đức Huy
Đội xây lắp số 2: Ông Nguyễn Anh Minh
Đội xây lắp số 3: Ông Nguyễn Xuân An
Đội xây lắp số 5: Ông Vũ Chí Linh
Đội xây lắp số 6: Ông Lại Quang Tuấn
Đội xây lắp số 7: Ông Lê Tiến Lực
Đội xây lắp số 8: Ông Vũ Trọng An
Đội xây lắp số 9: Ông Lâm Văn Học
Sau mỗi đợt thi công từng hạng mục công trình, xí nghiệp sẽ tổ chức nghiệm
thu từng phần, và theo hợp đồng kinh tế đã ký với bên giao thi công (gọi là bên A) thì
xí nghiệp cùng với đội sẽ bàn giao phần hoàn thành đó cho bên A, cứ thế tiếp tục thi
công hoàn thành toàn bộ công trình.
2.3. Hình thức hạch toán áp dụng tại xí nghiệp
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc được dung làm căn cứ ghi sổ kế toán, ghi
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào số liệu đã
ghi ở sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận vào sổ cái tài
khoản phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh được ghi vào sổ chi tiết có liên quan.
Sổ nhật ký chuyên dùng mà doanh nghiệp dùng: sổ quỹ, nhật ký thu tiền,
nhật ký chi tiền, nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng. Hàng ngày căn cứ vào chứng
từ gốc ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chuyên dùng liên quan.
Cuối quý ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan ghi vào các tài khoản
Đỗ Thị Ngân _ A12039 9 Lớp QA 20D4
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Ðại học Thăng Long
phù hợp trên sổ cái sau khi loại trừ trùng lặp do một số nghiệp vụ dược ghi đồng thời
vào hai sổ nhật ký chuyên dùng.
Cuối quý cộng số liệu trên sổ cái để lập bảng cân đối tài khoản.
Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng
hợp chi tiết được dùng để vào báo cáo tài chính.
Ta có thể hình dung trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung qua sơ
đồ sau:
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Ghi chú:
: Ghi cuối ngày
: Ghi cuối quý
: Quan hệ đối chiếu
Xí nghiệp sử dụng kế toán máy như một công cụ đắc lực phục vụ công tác kế
toán có hiệu quả. Hiện tại xí nghiệp đang dùng phần mềm kế toán FOXD được cài từ
năm 2000. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là công việc kế toán được
thực hiện theo một chương trình phần mềm trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được
Đỗ Thị Ngân _ A12039 10 Lớp QA 20D4
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài
chính
Số thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ nhật ký
chuyên dùng
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Ðại học Thăng Long
thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình
thức kế toán trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế
toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo quy định.
Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào thì sẽ có các loại sổ của
hình thức kế toán ấy nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính được thể hiện qua sơ
đồ sau:
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính
Ghi chú:
: Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
: Đối chiếu, kiểm tra
- Chế độ kế toán áp dụng :
+ Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12, kỳ hạch toán: theo quý
+ Nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng
+ Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
+ Phương pháp khấu hao tài sản cố định : theo đường thẳng
+ Phương pháp tính giá vật tư xuất kho: theo phương pháp thực tế đích danh.
+ Hiện nay xí nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các Doanh
nghiệp theo quyết định số 15/2006 – QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
Đỗ Thị Ngân _ A12039 11 Lớp QA 20D4
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
MÁY VI TÍNH
CHỨNG TỪ
NHẬP-XUẤT
BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG
TỪ KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Ðại học Thăng Long
2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
2.4.1 Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn
Biểu số 1: Trích Bảng cân đối kế toán
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2009
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Năm
2009 2008
TÀI SẢN 100,131,075,944 62,613,134,175
A. Tài sản ngắn hạn 95,810,221,491 60,738,195,307
I- Tiền và các khoản tương đương tiền 22,896,840,134 12,852,021,306
II- Các khoản phải thu ngắn hạn 35,917,917,309 23,100,504,418
III- Hàng tồn kho 34,826,708,746 23,868,368,969
IV- Tài sản ngắn hạn khác 2,168,755,302 917,300,614
B. Tài sản dài hạn 4,320,854,453 1,874,938,868
I- Tài sản cố định 3,796,792,757 980,495,336
II- Tài sản dài hạn khác 524,061,696 894,443,532
NGUỒN VỐN 100,131,075,944 62,613,134,175
A. Nợ phải trả 99,143,418,530 61,700,591,307
I- Nợ ngắn hạn 95,469,371,530 61,700,591,307
II- Nợ dài hạn 3,674,047,000 -
B. Vốn chủ sở hữu 987,657,414 912,542,868
I- Vốn chủ sở hữu 977,164,761 906,750,215
II- Nguồn kinh phí và
quỹ khác
10,492,653 5,792,653
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)
Đỗ Thị Ngân _ A12039 12 Lớp QA 20D4
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Ðại học Thăng Long
2.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Biểu số 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2009
Đơn vị tính : VND
Chỉ tiêu
Năm
2009 2008
1. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 119,612,032,800 60,456,781,555
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - -
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV 119,612,032,800 60,456,781,555
4. Giá vốn hàng bán 113,583,707,836 57,269,312,882
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 6,028,324,964 3,187,468,673
6. Doanh thu hoạt động tài chính 441,130,523 221,499,985
7. Chi phí tài chính 180,530,167 577,783,347
8. Chi phí bán hàng
- -
9. Chi phí quản lý DN 5,666,273,457 2,843,386,331
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 622,651,863 -12,201,020
11. Thu nhập khác 420,714,286 204,243,489
12. Chi phí khác 330,111,102 121,818,051
13. Lợi nhuận khác 90,603,184 82,425,438
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 713,255,047 70,224,418
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 101,900,000
-
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
- -
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 611,355,047 70,224,418
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)
Đỗ Thị Ngân _ A12039 13 Lớp QA 20D4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét