NỘI DUNG BẢN CAM KẾT
DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH “NHÀ Ở CHO HỌC, SINH SINH
VIÊN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TẠI LÔ ĐẤT CT1 THUỘC KĐTM MỸ ĐÌNH II”
I.THÔNG TIN CHUNG
1.1.Tên dự án:
Dự án xây dựng công trình “Nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo
tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II”
1.2.Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án:
Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Vinaconex
1.3.Địa chỉ liên hệ:
Nhà E10, Thanh Xuân Bắc, Hà Nội
1.4.Đại diện công ty:
Ông Lê An
Chức vụ: Giám đốc
1.5.Số điện thoại: 04-5533657 Fax: 04-5533658
II.ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1 Vị trí xây dựng dự án
Lô đất đầu tư xây dựng dự án “Nhà ở cho học sinh, sinh viên Mỹ Đình II tại
lô đất CT1” thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II . Khu đô thị mới Mỹ Đình II thuộc địa
bàn xã Mỹ Đình – huyện Từ Liêm – Hà Nội có diện tích 262.440 m
2
và có ranh giới
như sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp khu trại giống lúa của huyện Từ Liêm.
- Phía Nam và Tây Nam giáp khu liên hợp thể thao Quốc Gia
- Phía Đông và Đông Nam giáp khu dân cư thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình
- Phía Tây và Tây Bắc giáp khu đô thị mới Mỹ Đình I do Công ty Kinh doanh nhà
Hà Nội (Bộ Quốc Phòng) làm chủ đầu tư.
Lô đất đầu tư xây dựng dự án “Nhà ở cho học sinh, sinh viên Mỹ Đình II tại lô
đất CT1 khu đô thị mới Mỹ Đình II” có diện tích 16.900 m
2
được giới hạn như sau:
- Phía bắc giáp tuyến đường khu vực dự án hướng nhìn vào khu vực cơ quan dự
kiến và là ranh giới Lô CT1 khu đô thị Mỹ Đình II.
- Phía Tây giáp tuyến đường quy hoạch khu vực hướng nhìn ra các khối nhà cao
09 và 12 tầng (thuộc dự án khu đô thị Mỹ Đình I do Công ty kinh doanh nhà Hà Nội
– Bộ Quốc Phòng) và là ranh giới Lô CT1 khu đô thị Mỹ Đình II.
- Phía Đông giáp tuyến đường khu vực dự án hướng nhìn sang khu biệt thự và
khối cơ quan cao 02 tầng.
- Phía Nam giáp tuyến đường khu vực dự án và hướng nhìn vào khu vui chơi
của dự án và khu biệt thự.
2.2. Phạm vi dự án
Khu Xây dựng nhà ở thấp tầng tại lô xã Mỹ Đình – huyện Từ Liêm – Hà Nội
Quy mô khu đất nghiên cứu quy hoạch có tổng diện tích mặt bằng là 16.900m
2
Quy mô dự án bao gồm: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp thoát nước,
cảnh quan,…) trên khu đất, xây dựng các cụm công trình nhà ở cho học sinh, sinh
viên trên diện tích 16.900m2 tuân thủ đúng theo quy hoạch 1/500 điều chỉnh được
chấp thuận.
Trên khu đất xây dựng dự án đầu tư các hạng mục sau:
- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng:
+ Xây dựng hệ thống thoát nước mặt.
+ Xây dựng hệ thống thoát nước thải.
+ Hệ thống cấp nước.
+ Hệ thống điện chiếu sáng.
+ Hệ thống sân đường nội bộ, cây xanh, sân chơi.
+ Trạm biến áp.
- Xây dựng 3 cụm công trình nhà ở học sinh, sinh viên 17 tầng (không kể tầng
hầm và tầng kỹ thuật) gồm có 5 đơn nguyên:
+ Cụm 1: DN1 và DN2.
+ Cụm 2: DN2 và DN3.
+ Cụm 3: DN5.
Tính chất của khu đất: Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng Hà Nội dự báo
có động đất cấp 8 (theo tài liệu phân vùng động đất của Viện Vật Lý địa cầu thuộc
Viện Khoa Học Việt Nam).
2.3 Điều kiện tự nhiên
Tại vị trí xây dựng khu nhà ở cho học sinh sinh viên Mỹ Đình II có những đặc
điểm về điều kiện tự nhiên chính như sau:
2.3.1 Địa hình:
Khu đất có địa hình bằng phẳng, hướng thấp dần từ tây sang đông, cốt độ cao
trung bình từ 5,8-8,3m theo cốt số 0.
2.3.2 Địa chất:
Khu vực nghiên cứu chưa có tài liệu kham khảo sát. Khi xây dựng công trình
cần khoan khảo sát kỹ thuật địa chất để gia cố nền móng.
Địa chất thủy văn:
- Nước mặt: phụ thuộc vào mùa mưa trong năm, khi có mưa lớn có thể gây
ngập ở một số nơi.
- Nước ngầm mạch sâu: nước ngầm trong mùa mưa thường cách mặt đất ở cốt ở
cốt (-9)m đến cốt (-11)m. Mùa khô ở cốt (-10)m đến cốt (-13)m.
- Nước ngầm mạch nông: ở độ sau cách mặt đất từ 1 – 1,5m
2.3.3 Đặc điểm khí hậu
Khu nghiên cứu thuộc vùng khí hậu Hà Nội. Nhiệt độ không khí cao nhất
trung bình năm: 38,2
o
C, nhiệt độ không khí trung bình năm: 23
o
C, Nhiệt độ không
khí thấp nhất trung bình năm: 5
o
C.
Độ ẩm: Cao nhất 94%, thấp nhất 31%, trung bình 86%
Mưa:
Mưa: Lượng mưa trung bình năm 1620mm, lượng mưa trung bình năm cao
nhất 2497,1mm. Lượng mưa trung bình tháng 135mm
Lượng mưa 3ngày ứng với các tần suất:
+ P = 5%= 346mm
+ P = 10% = 295mm
+ P = 20% = 240mm
Bảng 2.1 Lượng mưa trung bình tháng (%)
Năm I II III IV V VI VII VIII ĨX X
2000 2,5 32,7 34,5 151,6 104,6 187,1 260,1 193,9 48,0 260,8
2002 8,6 17,8 11,3 59,4 214,2 239,6 263,5 201,7 178,6 127,5
2003 41,3 36,8 12,9 61,0 281,6 274,0 243,1 375,0 250,9 13,4
2004 6,1 29,2 44,5 161,4 335,3 229,0 366,2 246,8 106,6 7,9
2005 11,4 35,6 27,4 32,9 221,4 278,0 277,9 377,2 366 17,8
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2007
Lượng bốc hơi: Cao nhất 896,7mm, trung bình năm: 817mm, thấp nhất năm:
709,5mm. Lượng bốc hơi trung bình tháng: 68mm.
Thành phố Hà Nội nói chung và khu vực thực hiện dự án nói riêng chị ảnh
hưởng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông khá
phân biệt.
Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ không khí trung bình trong những năm gần đây trong khu vực đạt
trên 24
0
C. Nền nhiệt độ của khu vực khá cao. Tổng nhiệt độ hàng năm vào khoảng
8.600
0
C. Các tháng VI, VII, VIII thường có nhiệt độ trung bình giao động quanh trị
số 29
0
C. Tháng I lạnh nhất với nhiệt độ trung bình cũng đạt trên 16
0
C.
Nhiệt độ không khí trung bình tháng những năm gần đây được trình bày trong
bảng 2.2
Bảng 2.2 Nhiệt độ không khí trung bình tháng (
0
C)
năm I II III IV V VI VII VIII IX
2001 18,4 16,2 20,2 25,2 27,5 28,6 29,7 29,1 27,7
2002 17,7 19,5 22,4 25,9 27,7 29,6 29,4 28,4 27,6
2003 16,9 20,8 21,9 26,2 29,0 30,1 29,8 29,0 27,9
2004 17,2 18,2 20,7 24,2 26,6 29,7 29,1 29,1 28,3
2005 16,2 17,8 19,2 24,3 29,2 30,2 28,7 28,8 28,7
(nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2007)
Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trong khu vực nói riêng cũng như của thành phố nội tương
đối cao, độ ẩm tương đối trung bình trong những năm gần đây đạt xấp xỉ 80% (tháng
I và tháng XII). Độ ẩm tương đối trung bình cao nhất là tháng III. Có những năm như
năm 2000 đạt tới 89%.
Độ ẩm không khí trung bình tháng những năm gần đây tại trạm Láng được
trình bày trong bảng 2.3
Bảng 2.3. Độ ẩm không khí trung bình tháng(%)
năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI
2001 78 81 89 84 80 79 80 82 78 82 71
2002 79 85 82 82 81 80 79 81 76 78 78
2003 76 82 77 81 78 75 80 82 81 72 71
2004 79 84 81 85 82 75 79 83 81 67 75
2005 79 85 83 83 78 77 79 83 78 76 79
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2007
Độ ẩm không khí trung bình hàng tháng trong năm của khu vực này đều cao
(trên dưới 80%), đặc biệt trong các tháng chuyển mùa từ xuân sang hè (85%). Vào
tháng 6 độ ẩm trung bình khá thấp do vào thời gian này trong năm thường có đợt gió
Tây khô nóng.
Gió và hướng gió.
Vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và Hà Nội nói riêng nằm trong vùng ảnh
hưởng gió mùa. Gió chủ đạo mùa hè là gió mùa Đông Nam với tần suất từ 41,5 đến
57,5%, bắt nguồn từ Thái Bình Dương mang theo không khí mát và ẩm từ đại dương.
Gió chủ đạo về mùa đông là gió mùa Đông Bắc với tần suất 28,6% đến 29,8% mang
tính khô vào đầu mùa lạnh và ẩm thịnh hành về cuối mùa. Trong mùa đông cũng xuất
hiện gió mùa Đông Nam với tần suất khá cao 28,3% đem lại thời tiết dễ chịu. Ngoài
ra, về mùa hè Hà Nội còn chịu ảnh hưởng của gió mùa hướng Tây khô nóng song tần
suất không lớn.
a. vào 9 giờ sáng b. vào 3 giờ chiều
Hình 3.4, Biểu đồ tần suất và vận tốc gió tại Hà Nội (theo 8 hướng và 12 tháng).
.
Nắng và bức xạ mặt trời
a. Biểu đồ mặt trời
Hình 3.2, Mô hình bầu trời và chuyển động biểu kiến của mặt trời ở Hà Nội.
Hình 3.3, Biểu đồ mặt trời của Hà Nội (vị trí 210 vĩ độ bắc và 105,80 kinh độ đông).
Đặc điểm chuyển động của mặt trời:
- Một năm có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh vào các ngày 26 tháng 5 và 19
tháng 7, là những ngày có bức xạ mặt trời là cực đại.
- Thời gian giữa hai lần đi qua thiên đỉnh cách nhau 53 ngày, chế độ hoạt động
của mặt trời kiểu chí tuyến.
- Phần lớn thời gian trong năm, mặt trời chuyển động trên nửa bán cầu Nam,
thời gian chuyển động trên phần bán cầu Bắc trùng vào thời gian nóng nhất trong
năm.
Khu vực này thuộc Đồng Bằng Bắc Bộ. Tổng số giờ chiếu nắng trung bình trong
5 năm gần đây dao động từ 1285 đến 1632 giờ/năm. Thời kỳ ít nắng nhất là những
tháng đầu mùa đông đến cuối mùa xuân, chủ yếu từ tháng 1 đến tháng 5. Tháng nhiều
nắng nhất là tháng 7. Tháng ít nắng nhất là tháng 2. Số giờ nắng các tháng trong năm
tại trạm Láng được trình bày trong bảng 2.4.
Bảng 2.4 Số giờ nắng các tháng (giờ).
năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB
2001 78 81 89 84 80 79 80 82 78 82 71 71 80
2002 79 85 82 82 81 80 79 81 76 78 78 81 80
2003 76 82 77 81 78 75 80 82 81 72 71 71 77
2004 79 84 81 85 82 75 79 83 81 67 75 73 79
2005 79 85 83 83 78 77 79 83 78 76 79 69 79
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2007
Bức xạ mặt trời hàng năm tại khu vực Hà Nội là 122,8Kcal/cm
2.
Thời gian chiếu sáng trung bình:
- 13 – 15,5 giờ/ngày vào các tháng mùa hè
- 10 – 11,5 giờ/ngày vào các tháng mùa đông.
Từ các số liệu về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, các số liệu về gió nắng, bức xạ
mặt trời ta thấy từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, các yếu tố kể trên ở khu vực đều
cao, đó là các điều kiện không thuận lợi cho môi trường lao động vì vậy việc giám sát
và giảm thiểu ô nhiễm trong khu vực thực hiện dự án là rất cần thiết.
Nhật xét chung: Khí hậu chung của khu vực thực hiện dự án mang tính chất
của khí hậu Đồng Bằng Bắc Bộ, nóng ẩm và mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của
gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
2.4 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên khu vực dự án
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án, ngoài việc xem
xét và kế thừa kết quả đo đặc đã có, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đo đặc đánh giá
tại các điểm khác nhau trong phạm vi hoạt động của dự án. Cụ thể như sau:
Để đánh giá chất lượng không khí tại khu vực dự án, Chủ đầu tư và cơ quan
tư vấn phối hợp với (Trung tâm quan trắc và ứng dụng công nghệ môi trường) tiến
hành khảo sát lấy mẫu tại một số điểm khu vực dự án. Kết quả phân tích chất lượng
không khí khu vực dự án ở bảng 2.5; 2.6 Kết quả phân tích chất lượng nước thải
được thể hiện trong bảng 2.7.
- Các thiết bị phân tích được sử dụng bao gồm:
+ Đo tiếng ồn: Đo tiếng ồn bằng máy Testo-815 của Đức.
+ Đo bụi: Lấy mẫu bụi bằng máy đếm hạt Staplex của Mỹ.
+ Đo hơi độc: Lấy mẫu khí độc bằng phương pháp hấp thụ hóa học và đem vè
phòng thí nghiệm để phân tích.
+ Đo nước mặt: Lấy mẫu nước mặt tại hiện trường và đem đi phân tích trong
phòng thí nghiệm, đo nhanh các thông số t
o
C, pH tại hiện trường bằng máy đo nhanh
của đức.
2.5 Hiện trạng môi trường không khí xung quanh
a. Chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực dự án
Ngày lấy mẫu: 11/8/2009
Bảng 2.5 Chất lượng không khí khu vực dự án.
STT
Thông số
đo
Đơn vị
Kết quả đo
TCVN
5937-2005
(Đo trung bình 1 giờ)
1 Bụi lơ lửng mg/m
3
0,25 0,3
2 SO
2
mg/m
3
KPHĐ 0,35
3 CO mg/m
3
0,005 30
4 NO
2
mg/m
3
KPHĐ 0,2
Ghi chú: Ký hiệu “ KPHĐ”: Không phát hiện được
(Sơ đồ các vị trí đo thể hiện trong phần phụ lục)
Nhận xét: Tại thời điểm đo, chất lượng môi trường không khí tại khu đất đạt
TCVN, không có dấu hiệu ô nhiễm
b.Các yếu tố vi khí hậu
Ngày đo, lấy mẫu: 11/8/2009
Bảng 2.6 Các yếu tố vi khí hậu và độ ẩm
STT
Thông số
đo
Đơn vị Kết quả đo
TCVN 5949:1998
1 Nhiệt độ
0
C 31,1 -
2 Tốc độ gió m/s 1,68 -
3 Tiếng ồn dBA 75,4 75
4 Độ ẩm % 85 -
Nhận xét: Tại thời điểm khảo sát và đo kiểm tiếng ồn và vi khí hậu đều nằm
trong giới hạn cho phép.
f. Hiện trạng chất lượng môi trường nước
Nguồn nước của khu vực dự án gồm nước chính: nước mưa thoát qua hệ
thống rãnh hở dọc các tuyến đường khu đô thị, nước mặt của khu vực xung quanh địa
điểm thực hiện dự án.
Để đánh giá chính xác và khánh quan chất lượng nước của khu vực dự án, đơn
vị đo kiểm tiến hành lấy mẫu tại điểm gần với lô đất của dự án.
Bảng 2.8 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm ngày 11 tháng 8 năm 2009
STT
Thông số
phân tích
Đơn vị
Kết quả
phân tích
(M)
QCVN 09:2008/BTNMT
1 pH - 6,15 5,5-8,5
2 Chất rắn tổng số mg/l 200 1500
3 Độ cứng mg/l 250 500
4 COD mg/l KPHĐ 4
5 NH
4
+
mg/l 0,01 0,1
6 Cl
-
mg/l KPHĐ 250
7 F
-
mg/l KPHĐ 1,0
8 CN
-
mg/l KPHĐ 0,01
9 NO
2
-
mg/l 0,012 1,0
10 NO
3
-
mg/l 0,055 15
11 Pb mg/l KPHĐ 0,01
12 Fe mg/l 2,3 5
13 Hg mg/l KPHĐ 0,001
14 As mg/l 0,01 0,05
15 Coliform MNP/100ml - 3
* Ký hiệu mẫu:
M: Mẫu nước giếng khoan lấy tại nhà dân cách 50m
Ghi chú: Ký hiệu “ KPHĐ”: Không phát hiện được
Căn cứ kết quả phân tích nước ngầm cho thấy: Trong tổng số 15 chỉ tiêu phân
tích có 0 chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cột B – TCVN 5942 – 1995 (tiêu chuẩn nước ngầm
sử dụng cho sản xuất và nuôi trồng thủy sản). Như vậy nước ngầm quanh khu vực
thực hiện dự án có một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam về chất
lượng nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
2.7 Hiện trạng sử dụng đất, dân cư, công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật:
2.7.1 Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích quy hoạch thực hiện dự án: 16.900 m
2
Tình hình hiện trạng khu đất trong khu vực quy hoạch cho thấy việc lựa chọn
khu vực này để xây dựng khu nhà ở cho học sinh sinh viên là rất hợp lý.
2.7.2 Hiện trạng dân cư
Trong phạm vi quy hoạch của dự án chủ yếu là các khu đất đã được quy hoạch
thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II, do ban quản lý khu đô thị Mỹ Đình quản lý chung.
Dân cư đang sinh sống xung quanh khu vực dự án hầu như không có.
2.7.3 Hiện trạng công trình kiến trúc:
Trong phạm vi khu đất nghiên cứu thực hiện dự án hiện tại chưa có công trình
kiến trúc nào. Toàn bộ khu đất thực hiện dự án đã được Ban quản lý khu đô thị Mỹ
Đình san nền bằng phẳng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, đường bê
tông nhựa, hệ thống thoát nước và thu gom nước thải) hoàn chỉnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét