Hình 2-1: Sơ đồ bố trí cụm 2 thiết bị đo. Hình 2-2: Sơ đồ bố trí cụm 9 thiết bị đo.
2.4.4. Đối với kết cấu bê tông, để quan trắc ứng suất phải bố trí tại những vị trí công trình đã được tính
toán theo lý thuyết hoặc bằng thí nghiệm trên mô hình nhằm so sánh giữa trị số thực tế với trị số tính
toán. Để nghiên cứu ứng suất cục bộ tại những nơi như mép lỗ cống, các góc cửa vào của cống thì
phải đặt các thiết bị đo tại đó ít nhất từ 2-3 điểm quan trắc.
2.4.5. Để nghiên cứu ứng suất của nền đá, thiết bị đo phải đặt trong các hố khoan đã được khoan
trước vào nền đá.
Trong nền đá, các thiết bị đo phải đặt thẳng đứng. Để loại trừ ứng suất bản thân của nền đá ra khỏi các
chỉ số quan trắc, phải bố trí thiết bị đo trong các ống hình trụ không chịu ứng suất trước. Do việc xác
định ứng suất trong nền đá rất khó khăn và phức tạp, nên chỉ bố trí các thiết bị đo tại những điểm mà ở
đó xuất hiện ứng suất lớn nhất (Xem hình 2-4).
Bê tông Tấm thép
Hình 2-4: Sơ đồ bố trí thiết bị đo ứng suất trong nền đá.
2.4.6. Nội dung thiết kế bố trí chi tiết các thiết bị đo ứng suất trong công trình bê tông trên nền đá được
quy định ở Điều 3.2.5 và 3.1.6 đối với công trình đất.
2.5. Quan trắc ứng lực trong cốt thép.
2.5.1. Để đo ứng lực trong các cốt thép chịu lực của kết cấu bê tông cốt thép, sử dụng lực kế (Load
cell) hàn trực tiếp vào cốt thép chịu lực (không được hàn vào đoạn cốt thép cong). Vị trí đặt lực kế, căn
cứ vào biểu đồ mômen tính toán.
2.5.2. Không nên bố trí lực kế đơn chiếc, mà bố trí thành cụm 2-3 chiếc trở lên. Có thể bố trí trên từng
cốt thép cách một hoặc hai thanh. Đối với cốt thép có đường kính nhỏ hơn 20cm thì không được hàn
lực kế vào cốt thép.
2.6. Quan trắc áp lực nước, áp lực mạch động của dòng chảy.
2.6.1. Thiết bị đo mạch động của dòng chảy thường dùng là cảm biến kiểu tự cảm. Các thiết bị này có
thể được lắp đặt ngay khi bắt đầu đổ bê tông hoặc khi hoàn thành đổ bê tông và phải có bộ phận đặt
sẵn trong khối bê tông để đảm bảo liên kết chắc chắn giữa thiết bị đo với mặt bê tông. Trường hợp
phải đặt thiết bị đo trong thời gian thi công bê tông, cần thiết kế vỏ bọc bằng kim loại để bảo vệ thiết bị
khỏi chịu va đập trong quá trình xây dựng. Trước khi đưa thiết bị đo vào vận hành phải tháo bỏ các vỏ
bọc. Thiết bị đo phải lắp đặt hoàn chỉnh trước khi công trình ngập nước hoặc trước khi xả lũ, vì vậy
trong thời gian lắp đặt thiết bị cần phải đảm bảo bê tông chèn có đủ cường độ.
2.6.2. Các thiết bị đo áp lực nước, áp lực mạch động có thể đặt trên mặt phẳng nằm ngang hoặc thẳng
đứng của công trình. Sơ đồ bố trí, vị trí đặt thiết bị đo phải căn cứ vào kết quả tính toán hoặc thí
nghiệm mô hình.
2.6.3. Thiết bị đo rung động để xác định biên độ dao động của công trình sẽ có tiêu chuẩn riêng, chỉ
nên tiến hành đo rung động ở những điểm tự do (công son).
Điều 3.2.6 và 3.3.13 quy định chi tiết việc bố trí các thiết bị đo mạch động của công trình bê tông trên
nền đá và trên nền mềm yếu.
2.7. Lắp đặt dây dẫn từ các thiết bị đo đến điểm quan trắc (điểm thu).
2.7.1. Phần lớn các thiết bị đo dùng để quan trắc thực tế công trình thuỷ lợi là các thiết bị đo từ xa, nên
khi lập đố án bố trí các thiết bị đo cần phải thiết kế hệ thống dây dẫn. Nội dung thiết kế bao gồm tuyến
của dây dẫn từ các điểm đặt thiết bị đo đến điểm quan trắc, biện pháp lắp đặt hệ thống dây dẫn, biện
pháp bảo vệ dây khỏi va đập cũng như trình tự đổ bê tông.
2.7.2. Để tránh hư hỏng, các hệ thống dây dẫn phải được bọc cẩn thận và đặt vào rãnh (máng), sau đó
phải được lấp đầy nhựa đường hoặc bê tông.
2.7.3. Các máng, rãnh đặt dây dẫn phải bảo đảm khô ráo, tránh nước thấm dọc theo máng; máng bố trí
phía thượng lưu (mặt chịu áp) phải đặt cách mặt thoáng ít nhất 2m nhằm tránh nước thấm vào máng.
2.7.4. Các điểm quan trắc (tạm thời và cố định) nên đặt tại các hành lang hoặc các ngăn chuyên dùng
và phải bố trí ở cao trình thấp hơn cao trình của thiết bị đo, nhưng phải cao hơn mực nước hạ lưu.
2.7.5. Để lắp đặt các thiết bị đo vào công trình cũng như hệ thống dây dẫn, cơ quan thiết kế phải lập đồ
án thiết kế bố trí và quy trình lắp đặt.
3. Bố trí thiết bị quan trắc cụm đầu mối chủ yếu công trình thuỷ lợi.
3.1. Bố trí các thiết bị quan trắc đập đất và đập đất đá hỗn hợp.
3.1.1. Thành phần, khối lượng công tác quan trắc: được quy định như sau:
S.T.T Nội dung quan trắc Cấp công trình
I II III IV V
1 Quan trắc chuyển vị + + + + +
2 Quan trắc thấm + + + + +
3 Quan sát áp lực kẽ rỗng + +
4 Quan trắc nhiệt độ
5 Quan trắc ứng suất + +
6 Quan trắc áp lực đất lên kết cấu bê tông
nằm trong đập
+ +
7 Quan trắc biến dạng của các bộ phận bê
tông cốt thép nằm trong đập
+ +
Đập cấp IV và V nếu không có yêu cầu nghiên cứu đặc biệt thì chỉ cần bố trí các thiết bị đo để quan
trắc lún, đường bão hoà và lưu lượng thấm.
3.1.2. Thiết bị đo để quan trắc lún.
3.1.2.1. Để quan trắc lún mặt (lún của đỉnh, cơ và trên mái đập) ta có thể sử dụng các thiết bị đo giới
thiệu ở Phụ lục A; Đối với công trình nhở từ cấp IV trở xuống nên ưu tiên áp dụng phương pháp trắc
đạc dùng hệ thống mốc mặt.
Để quan trắc các lớp đất khác nhau trong thân và nền của đập cao (cấp II trở lên) nên sử dụng các
thiết bị đo tự động như: Quả lắc thuận đảo, thiết bị đo kiểu từ tính (Magnetic Extensometer), thiết bị đo
lún sâu bằng khí nén (Pneumatic settlement cell) v.v (Xem Phụ lục A).
Đối với những đập thấp (cấp IV trở xuống) nên sử dụng các mốc sâu đơn giản. Hệ thống mốc mặt và
mốc sâu phải bố trí trong cùng một tuyến đo. Số lượng mốc trong một tuyến phụ thuộc vào tính chất
phức tạp của địa chất nền, số lớp đất trong thân, nhiệm vụ nghiên cứu, quy mô đập v.v
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí mốc quan trắc lún. 1- Mốc quan trắc lún mặt kết hợp mốc cao độ;
2- Mốc ngắm;
3- Mốc quan trắc lún sâu.
3.1.2.2. Tuyến quan trắc lún mặt của đập đất đá hỗn hợp được quy định như sau:
- Phần bãi (thềm sông) cách nhau 150-250m;
- Phần lòng sông cách nhau 100-150m.
Trong những trường hợp sau đây, tuyến đo lún mặt phải bố trí bổ sung:
- Nếu có chiều cao đập biến đổi đột ngột;
- Địa chất nền phức tạp;
- Tuyến đập cong mà có góc ngoặt vượt quá 15
o
.
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí các tuyến quan trắc đối với đập.
1.Mốc quan trắc lún sâu;2: Mốc quan trắc lún mặt;
3. Mốc ngắm quan trắc chuyển vị ngang; 4. Mốc cố định.
3.1.2.3. Số lượng mốc mặt trong mỗi tuyến đo quy định:
ở trên đỉnh đập ngoài phạm vi đường giao thông, cần bố trí từ 1-2 mốc; Nếu bề rộng đỉnh đập Bđ< 8m
thì chỉ cần bố trí 1 mốc, Bđ > 8m bố trí 2 mốc.
Trên mái hạ lưu đập nên bố trí các mốc mặt trên các cơ đập, chỉ khi không có cơ mới bố trí trực tiếp lên
mái đập. Vị trí các mốc lấy tuỳ theo chiều cao đập, cứ chênh nhau theo chiều cao 8 - 10 m thì bố trí 1
điểm đo.
Trên mái thượng lưu đập, hệ thống mốc mặt chỉ đặt đối với đập cấp I, II có chế độ làm việc đặc biệt
như mực nước giao động lớn thì bố trí một mốc ở trên mực nước dâng bình thường và một mốc đặt
cao hơn mực nước chết từ 1 - 2m.
3.1.2.4. Tuyến quan trắc lún sâu được quy định như ở Điều 3.1.2.2, nên bố trí trùng với tuyến quan trắc
lún mặt. Các mốc đo lún sâu đặt trên cùng một cao độ trong mặt cắt ngang của đập gọi là tuyến đo
ngang. Đối với tuyến đo ngang: cứ chênh nhau theo chiều cao từ 8 - 10m thì bố trí một tuyến với đập
đồng chất; Đối với đập không đồng chất thì cứ mỗi loại đất bố trí một tuyến đo sâu. Số lượng mốc sâu
trong mỗi tuyến bố trí từ 2-5 mốc.
Hình 3.3: Sơ đồ bố trí tuyến quan trắc dọc của đập.
1. Mốc cao độ;
2. Các ống đo áp quan trắc đường bão hoà (cột nước thấm);
3. Thiết bị quan trắc áp lực kẽ rỗng.
3.1.3. Bố trí thiết bị quan trắc chuyển vị ngang.
3.1.3.1. Việc bố trí quan trắc chuyển vị ngang đối với đập đất quy định như sau:
- Đập nằm trên phần lòng sông cứ cách nhau 100-150m bố trí 1 tuyến quan trắc;
- Đập nằm trên phần thềm sông cứ cách nhau 150-250m bố trí 1 tuyến quan trắc.
Số lượng tuyến quan trắc chuyển vị ngang tuỳ thuộc vào chiều dài đập, nhưng không được ít hơn 3
(một tuyến tại vị trí sâu nhất, hai tuyến bố trí hai bên thềm sông), vị trí tuyến quan trắc chuyển vị ngang
nên thiết kế trùng với tuyến quan trắc lún.
Khi bề rộng đỉnh đập B
đ
> 8m sẽ bố trí 2 điểm quan trắc tại mép thượng và hạ lưu đập, B
đ
< 8m chỉ bố
trí 1 điểm quan trắc tại mép thượng lưu đập hoặc tại giao điểm của mực nước dâng gia cường với mái
đập thượng lưu.
3.1.3.2. Theo chiều cao của đập đồng chất cứ cách nhau 8-10m bố trí một điểm quan trắc chuyển vị
ngang; Đối với đập không đồng chất, cứ mỗi loại đất đắp khác nhau bố trí 1 điểm quan trắc chuyển vị
ngang.
3.1.3.3. Thiết bị đo để quan trắc chuyển vị ngang có thể sử dụng một trong những loại sau:
- Mốc ngắm;
- Hầm dọc;
- Quả lắc thuận, đảo;
- Thiết bị đo bố trí nghiêng (Inclinometer) v.v
3.1.3.4. Trong trường hợp có kết cấu bê tông cốt thép nằm trong thân đập, tuyến quan trắc nên bố trí
trùng với vị trí có kết cấu bê tông cốt thép, nếu kết cấu bê tông nằm lộ thiên ra khỏi mặt đập thì bố trí
thiết bị quan trắc chuyển vị ngang như đập đất bình thường.
3.1.4. Bố trí thiết bị quan trắc thấm.
3.1.4.1. Quan trắc thấm trong thân đập đất và đập đất đá hỗn hợp gồm những nội dung sau:
1. Quan trắc độ cao mực nước trước, sau đập;
2. Quan trắc đường bão hoà trong thân, nền và hai bên vai đập;
3. Quan trắc áp lực nước thấm lên công trình bê tông, áp lực khe hở;
4. Quan trắc lưu lượng thấm.
3.1.4.2. Để quan trắc đường bão hoà trong đập, bố trí các ống đo áp (Observation well). Cao trình đặt
ống đo áp cũng như chiều dài đoạn thu nước của ống đo áp được xác định bằng tính toán nhưng phải
thấp hơn giá trị tính toán đường bão hoà một đoạn tối thiểu từ 1 - 2m.
Các ống đo áp bố trí trong mặt cắt ngang của đập gọi tuyến đo áp. Tuyến đo áp được quy định như
sau:
- ở phần thềm sông, các tuyến bố trí cách nhau 150 - 250m;
- ở phần lòng sông, các tuyến đo áp cách nhau 100 - 150m.
Khi bố trí tuyến đo áp chú ý đặt ở những vị trí có sự thay đổi về địa chất nền hoặc kết cấu đập. Số
lượng tuyến đo áp cho mỗi đập không ít hơn 3.
3.1.4.3. Số lượng ống đo áp trong một tuyến tuỳ thuộc chiều cao đập, hình thức và kết cấu đập nhưng
không được ít hơn 4, trong đó bố trí một ống ở mái thượng lưu trên mực nước dâng bình thường
(MNDBT); 1-2 ống trên đỉnh đập nhưng phải nằm ngoài phạm vi đường giao thông; 2 - 3 ống trên mái
hạ lưu, tốt nhất tại cơ hạ lưu và trước thiết bị tiêu nước nếu có (Xem hình 3.5).
Hình 3.5: Sơ đồ bố trí thiết bị quan trắc đường bão hoà trong thân đập đồng chất.
3.1.4.4. Để quan trắc áp lực thấm, bố trí áp lực kế (piezometer). Số lượng lực áp
kế trong một tuyến khoảng từ 3 - 5 (Xem hình 3.6).
Trường hợp nền đá tốt, ít nứt nẻ thì không cần bố trí thiết bị quan trắc áp lực thấm.
Hình 3.6: Sơ đồ bố trí thiết bị quan trắc thấm trên một tuyến đo.
1. Mốc lún mặt; 2. Mốc ngắm; 3. Các ống đo áp trong lõi;
4. Các ống đo áp đặt trong nền; 5. Hành lang quan trắc.
3.1.4.5. Đập có kết cấu chống thấm kiểu tường tâm, tường nghiêng bằng vật liệu ít thấm nước thì phải
bố trí các thiết bị quan trắc thấm để kiểm tra hiệu quả làm việc của tường. Bố trí thiết bị quan trắc thấm
quy định như ở Điều 3.1.4.2 và 3.1.4.3 (Xem hình 3.6 và 3.7).
Hình 3.7: Sơ đồ bố trí thiết bị quan trắc thấm của đập
1. Các ống đo áp; 2. áp lực kế (piezometer) quan trắc áp lực kẽ rỗng;
3. ống đo áp quan trắc thấm trong nền.
3.1.4.6. Để xác định lưu lượng thấm, tại chân mái hạ lưu đặt các rãnh tập trung nước. Tại những vị trí
cần đo lưu lượng thì bố trí các công trình đo lưu lượng như: đập tràn kiểu tam giác, kiểu thành mỏng.
Để đo lưu lượng thấm qua khớp nối bên trong đập cần đặt các máng tập trung nước và dẫn ra các
công trình đo lưu lượng.
3.1.4.7. Nền đập xử lý thấm bằng màn chắn kiểu phun xi măng hay cừ (thép, bê tông v.v ), phải bố trí
ống đo áp để đánh giá hiệu quả làm việc của màn. Tuyến quan trắc thấm được quy định như ở Điều
3.1.4.2; Mỗi tuyến bố trí tối thiểu 3 hàng:
- Hàng thứ nhất đặt trước màn chắn, độ sâu dưới mặt tiếp xúc của đập với nền khoảng 2 m;
- Hàng thứ hai đặt sát sau màn chắn, độ sâu bằng 0,5 - 0,7 chiều sâu của màn chắn;
- Những hàng tiếp sau bố trí nông hơn, hàng cuối cùng phải đặt sát mặt tiếp xúc giữa đập và nền.
Hệ thống đo áp có thể đặt ngay trong quá trình thi công hoặc thi công xong nhưng phải có biện pháp
khoan hỗ trợ.
3.1.5. Quan trắc lực kẽ rỗng.
3.1.5.1. Bố trí thiết bị đo để quan trắc áp lực kẽ rỗng chỉ đối với đập cấp II trở lên mà thân đập, tường
tâm hoặc tường nghiêng là đất sét hoặc á sét nặng. Đối với đập có cấp thấp hơn chỉ tiến hành khi có
chế độ quan trắc đặc biệt.
3.1.5.2. Thiết bị quan trắc áp lực kẽ rỗng trong thân đập là các áp lực kế (piezometer) có cấu tạo giống
như áp lực kế đo áp lực đất, nước. Các áp lực kế đo áp lực kẽ rỗng đặt sẵn vào vị trí cần đo ngay
trong thời gian thi công đập. Tuyến đo áp lực kẽ rỗng nên bố trí trùng với tuyến đo đường bão hoà. Bố
trí các tuyến đo ngang trên mặt cắt ngang của đập, vị trí theo chiều cao cách nhau 15-20m. Số lượng
thiết bị đo trong mỗi tuyến phụ thuộc vào bề rộng mặt cắt đập nhưng không ít hơn 5 (Xem hình 3.7).
3.1.5.3. Việc bố trí hệ thống dây dẫn từ các áp lực kế ra điểm quan trắc có thể sử dụng hành lang
khoan phụt, nếu không có hành lang khoan phụt thì bố trí một buồng đặc biệt ở chân đập hạ lưu nơi
không ngập nước.
3.1.6. Bố trí thiết bị quan trắc ứng suất của đập.
3.1.6.1. Chỉ những đập cấp II trở lên cần bố trí thiết bị đo ứng suất.
3.1.6.2. Thiết bị đo ứng suất trong thân đập đất và đất đá hốn hợp là các áp kế (pressure cell) cấu tạo
giống như áp kế đo áp lực đất lên công trình bê tông. Bố trí tuyến quan trắc ứng suất giống như quy
định ở Điều 3.1.2.2. Để tiện lợi cho việc lắp đặt và quan trắc, nên bố trí tuyến quan trắc ứng suất trùng
với tuyến quan trắc lún. Số lượng áp lực kế quy định theo Điều 3.1.5.2.
3.1.7. Bố trí thiết bị quan trắc áp lực đất lên kết cấu bê tông, bê tông cốt thép nằm trong đập.
Dùng các áp lực kế để quan trắc áp lực đất lên kết cấu bê tông, bê tông cốt thép nằm trong đập. Bố trí
áp lực kế để đo áp lực đất khi chiều cao cột đất trên kết cấu bê tông Hđ > 25m. Bố trí tuyến đo áp lực
đất lên kết cấu bê tông quy định như ở Điều 3.1.2.2. Số lượng áp lực kế bố trí trong một tuyến ít nhất là
5 để có thể xây dựng được biểu đồ đẳng áp lực đất lên công trình (Xem hình 3.8).
Hình 3.8: Sơ đồ bố trí các áp lực kế để đo áp lực đất lên bề mặt kết cấu bê tông đặt trong đập.
3.1.8. Bố trí thiết bị quan trắc biến dạng của các kết cấu bê tông, bê tông cốt thép nằm trong đập.
3.1.8.1. Đối với đập cấp II trở lên mà trong thân đập có các kết cấu chống thấm bằng bê tông hay bê
tông cốt thép thì phải bố trí thiết bị đo để quan trắc chuyển vị cũng như trạng thái ứng suất, biến dạng
của nó. Nguyên tắc bố trí các thiết bị đo để quan trắc theo các Điều 3.1.2; 3.1.3 và 3.1.6; 3.1.7.
3.1.8.2. Đối với cống lấy nước đặt trong thân đập thì phải bố trí thiết bị đo để quan trắc lún và quan trắc
chuyển vị ngang của khớp nối; Thiết bị đo để quan trắc biến dạng của khớp nối tham khảo ở Phụ lục A.
3.2. Bố trí các thiết bị quan trắc đập bê tông, bê tông cốt thép (công trình bê tông) trên nền đá.
3.2.1. Thành phần khối lượng công tác quan trắc: được quy định như sau:
S.T.T Nội dung quan trắc Cấp công trình
I II III IV V
1 Quan trắc chuyển vị + + + + +
2 Quan trắc thấm + + + + +
3 Quan sát nhiệt độ + +
4 Quan trắc ứng suất + +
5 Quan trắc áp lực mạch động của dòng chảy + +
6 Quan trắc áp lực kéo cốt thép + +
3.2.2. Bố trí thiết bị quan trắc chuyển vị của công trình bê tông trên nền đá.
3.2.2.1. Nội dung quan trắc chuyển vị gồm:
- Quan trắc độ lún công trình và bộ phận công trình;
- Quan trắc chênh lệch lún giữa các bộ phận hoặc giữa các đơn nguyên của công trình;
- Quan trắc chuyển vị ngang, nghiêng giữa các bộ phận hoặc giữa các đơn nguyên công trình; quan
trắc độ mở rộng, thu hẹp của khe nối. Thiết bị đo để quan trắc chuyển vị tham khảo ở Phụ lục A. Về
nguyên tắc thiết kế bố trí thiết bị đo để quan trắc chuyển vị đối với công trình bê tông, áp dụng như quy
định trong đập đất và đập đất đá hỗn hợp.
3.2.2.2. Thiết bị đo độ mở rộng hay thu hẹp của khe nối đối với công trình bê tông trên nền đá thường
sử dụng như: Mốc trắc đạc, Quả lắc thuận - đảo, Thiết bị đặt nghiêng (Inclinometer) v.v
Đối với những đập thấp (cấp IV, V), để quan trắc độ mở rộng khe nứt, có thể dùng hệ thống mốc trắc
đạc đặt trên mặt công trình, nên đặt đối xứng qua khe nối. Số lượng thiết bị đo để quan trắc khe nối
phụ thuộc vào chiều cao, chiều rộng và kết cấu đập; Theo chiều dọc khe nối cứ cách nhau 10-15m bố
trí một điểm đo.
3.2.3. Bố trí thiết bị quan trắc áp lực thấm lên đáy đập, màn chống thấm trong nền và vòng quanh công
trình.
3.2.3.1. Để quan trắc áp lực thấm (kể cả áp lực đẩy nổi) lên đáy công trình phải bố trí các thiết bị đo lên
mặt tiếp xúc giữa đáy công trình và nền. Thiết bị đo là các áp lực kế (xem ở Phụ lục A) hoặc ống đo áp,
nếu bố trí áp lực kế sẽ quan trắc ngay được trị số áp lực lên từng điểm đo, bố trí ống đo áp thì mới cho
ta cột nước áp lực của từng điểm quan trắc. Nguyên tắc bố trí áp lực kế cũng như ống đo áp áp dụng
như quan trắc áp lực kẽ rỗng, quan trắc đường bão hoà, trong đập đất đá hỗn hợp.
3.2.3.2. Để quan trắc cột nước áp lực nước tác dụng lên màn chống thấm (màn phun xi măng) với thiết
bị là ống đo áp, nên bố trí các ống đo áp ở phía trước và sau màn phun. Số lượng ống đo áp bố trí
trong một tuyến từ 3 - 4 ống: Một ống đặt ở phía trước màn phun, có độ sâu bằng một nửa độ sâu của
màn; ống còn lại (2-3 ống) bố trí sau màn phun, trong đó có một ống đặt sát màn phun ở độ sâu bằng
độ sâu màn phun, một ống đặt sát ngang mặt tiếp xúc giữa nền và đập.
Nếu nền đập có nhiều lớp đá xấu khác nhau lại xuất hiện xói ngầm hoá học hoặc chịu tác dụng của
nước ngầm có áp lực thì có thể tăng số lượng ống đo trong mỗi tuyến, nhưng không nhiều hơn 5 ống
trong một tuyến.
Trường hợp nền đá đồng đều, không xử lý thấm thì cho phép chỉ bố trí 1-2 thiết bị và đặt ở sát đáy
công trình với nền để quan trắc áp lực ngược và thành phần hoá học của nước thấm.
3.2.3.3. Tuyến quan trắc áp lực thấm phụ thuộc vào chiều dài, hình dạng, kết cấu đập và điều kiện địa
chất của nền đập. Khi công trình có nhiều đơn nguyên (nhiều đoạn) thì mỗi đơn nguyên bố trí một
tuyến đo. Trường hợp công trình có nhiều loại vật liệu khác nhau (ví dụ đập có đơn nguyên bằng bê
tông, đơn nguyên bằng đá xây thì bắt buộc mỗi đơn nguyên phải bố trí một tuyến quan trắc).
3.2.3.4. Quan trắc thấm vòng quanh (thấm hai bên vai) công trình bê tông chỉ tiến hành trong trường
hợp đất đắp hay địa chất của khối tựa là đất đá xấu, nứt nẻ nhiều. Nguyên tắc bố trí tuyến đo áp ở đây
giống như quan trắc đường bão hoà.
3.2.4. Bố trí thiết bị quan trắc nhiệt độ.
3.2.4.1. Do sự thay đổi nhiệt độ trong công trình bê tông khối lớn, xuất hiện các khe nứt nhiệt gây nguy
hiểm cho sự làm việc của công trình nên cần chú ý đúng mức quan trắc chế độ nhiệt trong công trình
bê tông.
Thiết bị quan trắc nhiệt thường dùng là hệ thống nhiệt kế đặt sẵn vào trong khối bê tông ngay từ khi thi
công công trình.
Việc bố trí tuyến quan trắc nhiệt và số lượng nhiệt kế trong một tuyến phụ thuộc vào kích thước, quy
mô và cấp của công trình.
Mỗi đơn nguyên công trình bố trí ít nhất một tuyến quan trắc nhiệt. Theo chiều cao công trình cứ cách
nhau khoảng 10-15m bố trí một mặt cắt ngang (tiết diện) quan trắc. Số lượng nhiệt kế bố trí trong một
mặt cắt ngang phải đủ để vẽ được biểu đồ đẳng nhiệt của công trình, thường bố trí từ 5-7 nhiệt kế
trong một mặt cắt ngang (xem hình 4.1) và nên bố trí ở phần sát biên dày hơn ở phần tâm công trình.
3.2.4.2. Đối với những công trình bê tông trên nền đá có chiều dày nhỏ hơn hoặc bằng 5m thì không
cần phải tiến hành quan trắc nhiệt.
3.2.5. Quan trắc ứng suất.
3.2.5.1. Để quan trắc trạng thái ứng suất của công trình bê tông khối lớn, thường thực hiện bằng 2
phương pháp: trực tiếp hoặc gián tiếp qua biến dạng, sau đó tính chuyển thành ứng suất theo lý thuyết
đàn hồi và dẻo. Thiết bị quan trắc gián tiếp qua biến dạng là thiết bị kiểu dây căng (Tenzomet,
Embeded Strain gauge) v.v Thiết bị đo trực tiếp ứng suất thường dùng hiện nay là: Pressure cell,
Total pressure cell v.v
Nguyên tắc bố trí hệ thống thiết bị đo trong công trình bê tông phải căn cứ vào biểu đồ ứng suất tính
toán (kể cả biểu đồ ứng suất nhiệt), ưu tiên bố trí dày ở mặt cắt có biểu đồ ứng suất hai dấu. Việc bố trí
tuyến và số lượng thiết bị đo trong một tuyến như quy định của Điều 2.4.
3.2.5.2. Quan trắc ứng suất nhiệt của công trình bê tông toàn khối có ý nghĩa rất quan trọng. Khi bố trí
các thiết bị để quan trắc ứng suất nhiệt cần căn cứ vào biểu đồ ứng suất nhiệt tính toán. ở sát mép
thượng lưu, mặt tiếp xúc giữa bê tông với nền đá hoặc khe nhiệt hoặc khe nối phải bố trí nhiệt kế dày
hơn ở giữa khối bê tông. Nên bố trí các thiết bị đo để quan trắc ứng suất và ứng suất nhiệt trong cùng
một tuyến (Xem hình 3.9).
Hình 3.9: Sơ đồ bố trí các tuyến quan trắc nhiệt và ứng suất đập bê tông trọng lực trên nền đá.
3.2.6. Bố trí thiết bị quan trắc áp lực mạch động của dòng chảy.
3.2.6.1. Quan trắc áp lực mạch động của dòng chảy sau đập tràn, cửa ra cống lấy nước, mũi hất của
máng phun, thân dốc nước v.v chỉ thực hiện đối với công trình quan trọng cấp II trở lên.
Để quan trắc áp lực mạch động của dòng chảy ta thường dùng thiết bị đo kiểu cảm biến (Pressure Cell,
Hydraulic Load Cell v.v ) đặt ở vị trí cần đo như: tại cửa van, mũi hất đập tràn, hố tiêu năng v.v
Các thiết bị đo mạch động được đặt thành những tuyến song song và vuông góc với trục dòng chảy.
Tại một tuyến đo, số lượng thiết bị đo bố trí không được ít hơn 3.
Đối với công trình quan trọng trước khi bố trí thiết bị quan trắc mạch động phải thông qua thí nghiệm
mô hình để đặt thiết bị đo chính xác (Xem hình 3.10).
Hình 3.10: Sơ đồ bố trí thiết bị đo quan trắc áp lực mạch động của dòng chảy lên mặt công trình bê
tông.
3.2.6.2. Để quan trắc rung động của công trình do động đất, do thiết bị máy làm việc hoặc do hoạt tải,
không quy định trong tiêu chuẩn này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét