Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

GIỚI THIỆU VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG

ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
BÀI TẬP:
GIỚI THIỆU VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG
Người thực hiện: Nguyễn Văn Toàn
Lớp: Kinh Tế Nông Lâm k08
BMT, ngày 17 tháng 04 năm 2011
ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
BÀI TẬP:
GIỚI THIỆU VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG
Người thực hiện: Nguyễn Văn Toàn
Lớp: Kinh Tế Nông Lâm k08
BMT, ngày 17 tháng 04 năm 2011
GIỚI THIỆU VỀ DAKLAK
1.Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk nằm trên cao nguyên Đắk Lắk, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây
Nguyên, có độ cao trung bình 400 - 800m so với mặt nước biển, trong khoảng toạ độ
địa lý từ 107
o
28’57” - 108
o
59’37” độ kinh Đông và từ 12
o
9’45

- 13
o
25’06” độ vĩ Bắc
Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai
Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà
Phia Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đăk Nông.
Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó có quốc
lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng
biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và
cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 với quốc
lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang, Đà Lạt và
Pleiku. Trong tương lai khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với đường hàng
không được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các
trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động
lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển.
Đắk Lắk là một trong những tỉnh giàu tiềm năng về du lịch của Việt Nam. Đắk Lắk
có nhiều di tích, thắng cảnh và có truyền thống văn hóa đa dạng. Đặc biệt như Bản
Đôn là một địa danh đã được đưa vào bản đồ du lịch thế giới vì truyền thống săn bắt,
thuần dưỡng voi rừng và Buôn Ma Thuột được xem như là một trong những "thủ phủ
cà phê".
2. Văn hóa
• Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam
San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu; như các ngôn ngữ của người Ê Đê, người
M'Nông ; như các đàn đá, đàn T'rưng, đàn k'lông pút Đắk Lắk cũng là một phần
của Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngoài ra, Đắk Lắk còn có các ngôi nhà dài
truyền thống của người bản địa mà theo huyền thoại có thể "dài như tiếng chiêng
ngân" hoặc các bến nước tại các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở các buôn
làng ở Đắk Lắk còn có những sản phẩm gia dụng như bàn, ghế và kể cả thuyền độc
mộc đẽo từ những cây rừng lớn nguyên vẹn.
• Văn hoá hiện nay Đắk Lắk còn lưu giữ và bảo tồn được các công trình cổ, di tích lịch
sử như:Toà Giám mục tại Đắk Lắk , Biệt điện Bảo Đại, Tường bao trụ sở Điện lực
Đắk Lắk, Nhà ở trong các đồn điền cà phê thời Pháp thuộc, Bảo tàng các dân tộc Việt
Nam tại Đắk Lắk - Số 04 Nguyễn Du, Bảo tàng Cách mạng ở Buôn Ma Thuột.
Bên cạnh đó Đắk Lắk còn có các lễ hội của người đồng bào dân tộc thiểu số đáng chú
ý như: Lễ mừng lúa mới, Lễ bỏ mả, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng Bến nước, Lễ hội đua
voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội cà phê… được tổ chức đều đặn hàng năm như một
truyền thống.
• Văn hoá ẩm thực:
Do Đắk Lắk có đến 44 dân tộc anh em nên ẩm thực ở đây thực đa dạng, có đủ các
món ăn của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Nhiều người còn đánh giá là hàng quán ở
Đắk Lắk nấu ăn ngon, hợp khẩu vị của đa số. Đáng chú ý là các món ăn dân dã Tây
nguyên như Gà nướng Bản Đôn, các món nấu với lá giang, cà đắng, các món chế biến
từ cá sông…
Về rượu, ở Đắk Lắk tuy phổ biến rượu cần với nhiều nhãn hiệu nhưng đặc biệt nhất
thì lại phải nói đến rượu Ama Kông.
• Văn hoá đặc biệt là văn hoá cà phê
Tuy cây cà phê được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (năm 1870) nhưng được trồng
đại trà ở Đắk Lắk chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của người Pháp.
Hiện tại theo số liệu niên giám thống kê năm 2006, Đắk Lắk có 174.740 ha cà phê.
Đắk Lắk cũng là nơi được xem là nơi có năng suất cà phê trung bình cao nhất thế giới
2,5 tấn/ha. Tổng sản lượng cà phê năm 2006 của Đắk Lắk là 435.025 tấn, góp phần
trong việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên vị trí số 2 của những quốc gia xuất
khẩu cà phê và là nhà xuất khẩu cà phê vối hàng đầu. Ở Đắk Lắk gần như huyện nào
cũng có trồng cà phê, nhưng cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn được đánh giá là có
chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất. Vì những lý do trên, Buôn Ma
Thuột hay được gọi là là "thủ phủ cà phê". Chỉ riêng ở Buôn Ma Thuột, các quán cà
phê nhiều đến nỗi nếu mỗi ngày chỉ vào một quán thôi thì cũng phải mất cả năm mới
đi giáp một vòng. Các quán cà phê ở Buôn Ma Thuột hầu hết đều được đầu tư rất lớn
và có phong cách riêng để thu hút khách, tuy nhiên hấp dẫn nhất với du khách thường
là các quán có phong cách Tây nguyên như quán Pơ lang, Thung lũng hồng, Chuông
đá Giờ đây người ta hay nói: Đến Đắk Lắk mà không đi uống cà phê thì coi như
chưa đến Đắk Lắk.
3. Di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh
• Di tích
•Đình Lạc Giao
•Chùa Sắc tứ Khải Đoan
•Nhà đày Buôn Ma Thuột
•Khu Biệt điện Bảo Đại
•Toà Giám mục tại Đắk Lắk
•Hang đá Đắk Tur - Krông bông
•Tháp Yang Prong – Easóup
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi nên có rất nhiều thắng cảnh đẹp như: Hồ Lắk - Lắk; Hồ
Ea Súp Thượng- Ea súp; Hồ Ea Kao- Buôn Ma Thuột; thác Krông Kmar - Krông
Bông; thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Gia Long - Krông Ana; thác Thủy Tiên -
Krông Năng; Thác Bay - Ea Sô; Thác Đray K'nao- Ma đ'rắk
• Khu Bảo tồn thiên nhiên
•Vườn quốc gia Yok Đôn
•Vườn quốc gia Chư Yang Sin
•Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar
•Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô
•Khu bảo tồn Thông nước Ea Ral
•Khu Rừng lịch sử văn hóa môi trường Hồ Lắk
•Vườn cảnh Trohbư
• Điểm Du lịch
Các điểm du lịch ở thành phố Buôn Ma Thuột
Tại Buôn Ma Thuột, du khách có thể dễ dàng đi bộ tham quan các điểm di tích lịch sử
cách ngã 6 trung tâm thành phố một bán kính không quá 2 km là: Đình Lạc Giao,
Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại
Đắk Lắk - Biệt điện Bảo Đại cũ, Toà Giám mục tại Đắk Lắk Cũng có thể đến với
làng văn hoá buôn AKô Đhông đầy bản sắc họăc ngắm cây Kơ nia cổ thụ giữa lòng
thành phố (trong khuôn viên nhà văn hóa trung tâm ngay) sát Ngã 6 Ban Mê Du
khách còn có thể chọn việc thưởng thức hương vị cà phê Ban Mê tại các quán có
phong cách Tây nguyên như Cà phê Pơ lang, Cà phê Thung lũng hồng, Cà phê
Chuông đá, Quán Văn
o Ngã 6 Ban Mê
Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên giao điểm của quốc
lộ 14 và quốc lộ 26 đi qua thành phố. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma
Thuột được coi như biểu tượng của thành phố cũng giống như Tháp Eiffel của Paris
hay Tượng Nữ thần Tự do ở New York.
o Cây Kơ nia cổ thụ
Cây Kơnia, hay còn gọi là Cốc, Cầy, là một loài cây thân gỗ lớn, cao 15-30 m, đường
kính 40-60 cm, tên khoa học là Irvingia malayana, thuộc họ Irvingiaceae. Loài cây
này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi
chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ
đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có
các cây Kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa.
Do bài hát Bóng cây Kơ-nia nổi tiếng vì vậy du khách khi đến Buôn Ma Thuột luôn
muốn tìm xem tận mắt cây Kơ Nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một
cây Kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hoá trung tâm tỉnh, cách ngã
6 Ban Mê vài trăm mét.
o Buôn AKô Đhông
AKô Đhông theo tiếng Ê Đê có nghĩa là buôn đầu nguồn vì nó ở đầu nguồn một con
suối lớn ở Buôn Ma Thuột là suối Ea Nuôl. Ở đây nguồn suối bắt đầu cũng chính là
bến nước cũ của buôn, một bến nước rất đẹp nhưng hiện tại không còn được sử dụng
do bị ô nhiễm vì ở ngay trung tâm thành phố.
Buôn nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật- thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là một
buôn lớn có lịch sử lâu đời được quy hoạch rất đẹp và giữ được nhiều giá trị truyền
thống , hiện tại là một điểm du lịch hấp dẫn của thành phố. Nằm trong quy hoạch khu
trưng bày lịch sử của Buôn Ma Thuột.
o Các điểm du lịch tại cụm huyện Buôn Đôn - Ea Súop
Rời Buôn Ma Thuột, đi theo hướng tỉnh lộ 1 về phía Tấy Bắc, du khách sẽ gặp các
điểm tham quan đáng chú ý như: các bến nước tại buôn Niêng, buôn Kó đung ; vườn
cảnh Trohbư - Buôn Niêng; Cụm du lịch Bản Đôn (Gồm: thác Bảy nhánh, Vườn quốc
gia Yok Đôn, Khu du lịch Cầu treo, hồ Đức Minh, nhà sàn cổ Bản Đôn, mộ vua voi)
và Tháp chàm Yang Prong - Easóup
o Các điểm du lịch tại huyện Krông Ana
Đi theo hướng quốc lộ 14 đi Thành phố Hồ Chí Minh sẽ gặp các điểm tham quan
đáng chú ý như: Cụm thác Trinh Nữ- thác Đray Sáp - thác Gia Long
o Các điểm du lịch tại huyện Lắk - Krông Bông
Đi theo hướng quốc lộ 27 đi Đà Lạt, du khách sẽ gặp các điểm tham quan đáng chú ý
như: Hồ Lắk, Thác Krông Kmar - Krông Bông, Hang đá Đắk Tur
o Các điểm du lịch tại huyện Ma đ'rắk - Ea Kar
Đi theo hướng quốc lộ 28 đi Khánh Hòa, du khách sẽ gặp các điểm tham quan đáng
chú ý như: Thác Bay,Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô- Ea Kar;Thác Đray K'nao - Ma
đ'rắk
o Các điểm du lịch tại huyện Krông Búk - Ea H'leo
Đắk Lắk có các hệ thống sông chính: sông Ba, sông Sêrêpôk( các nhánh Krông Bông,
Krông Pắk, Krông Ana, Krông Nô ) và một số nhánh sông nhỏ khác. Nhiều thác cao
có nguồn thuỷ năng lớn, khai thác thủy điện như thác: Dray H'Linh, Buôn Kuốp.
Nhiều hồ lớn như hồ Lắk, hồ Ea Kao, hồ Ea Súp, hồ Đakmin cung cấp nước tưới và
thuỷ sản nước ngọt cho toàn tỉnh.
o Khí hậu:
vùng này tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm 24ºC, tháng nóng nhất và lạnh
nhất chỉ chênh lệch trung bình 5ºC. Thời tiết và lượng mưa phụ thuộc theo mùa. Mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiều gió và hơi lạnh, thời tiết khô hạn, nhiều
khe suối khô cạn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng nước rất lớn,
nhiều năm bị ngập lụt ảnh hưởng đến giao thông
o Tiềm năng phát triển du lịch
Đến Đắk Lắk du khách có thể đi thăm thác Thủy Tiên, những hồ nước thơ mộng Yok
Đôn, khu lâm viên Ea Kao, thăm Buôn Đôn nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần
dưỡng voi, các di tích lịch sử như tháp Chàm thế kỷ 13, biệt điện của cựu hoàng Bảo
Đại, nhà tù Buôn Ma Thuột hoặc tìm hiểu đời sống văn hoá các dân tộc ít người.
3.Dân tộc, tôn giáo
Vùng đất này có nền văn hoá cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền
thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc
đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà
rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn. Các loại nhạc cụ dân tộc
từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn
hoá dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người M'Nông (huyện Lắk), đàn T'rưng, đàn
Klông pút, đàn nước, kèn, sáo
Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân
gian. Trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo
nhịp của cồng, chiêng.
NGƯỜI MÔNG Ở KRÔNG BÔNG
Khi người ta nói đến Krông Bông, người ta nghĩ đến thác Krông KMar hùng vĩ, đến
những dân tộc tại chỗ với những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo đặc trưng cho
những con người vùng đất Tây Nguyên. Ít ai biết rằng, ở đây có một ngôi làng của người
H’Mông mới chỉ hình thành cách đây hơn chục năm, do những người Mông di cư từ
miền bắc vào lập nên.
Từ miền bắc xa xôi, trên những đỉnh núi Hà Giang quanh năm sương phủ, từ bỏ
những chú ngựa thồ hàng, giã từ những phiên chợ vùng cao họp trong nắng sớm, những
người đầu tiên tìm vào Đak Lak kiến kế sinh nhai, đã tìm thấy mảnh đất cho riêng mình.
Đó là rẻo đất dưới chân núi, cạnh một con suối của huyện Krông Bông.
Họ dừng lại ở đó lập làng. Những đứa con nít đầu tiên ra đời, chúng lớn lên, ngày
ngày ra suối tắm mát, bơi lội ầm ĩ cả khúc suối. Những đứa trẻ khác sinh ra ở quê, theo
cha mẹ li hương vào đất khách cũng lớn lên thành những thanh niên tuấn tú, xinh đẹp
chúng cưới nhau. Làng ban đầu chỉ có nom mười nóc nhà, càng về sau càng trở nên đông
đúc. Tìm được miền đất tôt, tiếng lành đồn xa, những người Mông khác cũng lũ lượt rời
bỏ nơi chon nhau cắt rốn khó kiếm sống, bốn bề chỉ toàn là núi đá trơ trọi, tìm vào Đak
Lak, theo chỉ dẫn của những người đồng hương kéo đến làng. Trước sự di cư ồ ạt đó,
trong một thời gian ngắn, cũng tại đây rừng đã bị chặt phá làm nương rẫy rất nhiều. Điều
đó khiến chính quyền sở tại buộc phải sử dụng biện pháp mạnh. Cuối năm 2003, hàng
đoàn xe khách chở người mông từ Hà Giang vào đã bị chặn lại và buộc phải trở về quê
cũ, tuy nhiên đến lúc đó làng Mông cũng đã đủ đông đúc rồi. với hơn một trăm nóc nhà,
người Mông coi như đã lập nên một quê hương thứ hai cho chính mình, và họ vui sống
giữa quê hương đó, làm nương, nuôi bò, yêu nhau, sinh con đẻ cái, gây dựng cho họ
những cơ ngơi mà xưa kia chính quê cha đất tổ họ không có.
Người Mông di cư vào Đak Lak lập làng, mang theo tất cả những nét văn hóa truyền
thống của dân tộc mình. Đâu tiên chúng ta phải kể đến bộ trang phục.
Người Mông di cư vào Đak Lak là người Mông đỏ. Điều đó thể hiện rõ nét qua bộ
trang phục mà họ măc. Đó là những bộ váy áo có những hoa văn sặc sỡ của những cô
gái, đó là những bộ đồ màu đen của các chàng trai. Đặc sắc và đáng nói nhất ẫn là bộ váy
áo của người phụ nữ Mông. Những bồ đố do chính tay họ dệt nên, nhuộm màu và may.
Áo gồm có hai lớp, một lớp áo trắng mỏng bên trong, gần giống áo sơ mi của người kinh
nhưng thường không có cổ, bên ngoài khoác môt vạt áo chéo hai bên màu đỏ có đính các
hoa văn kim loại lấp lánh. Váy của người phụ nữ Mông không được may thành chiếc mà
khi mặc, người ta quấn một mảng thổ cẩm đầy màu sắc và màu đỏ là sắc chủ đạo quấn
quanh hông, và cố định bằng chiếc thắt lưng bằng thổ cẩm cũng sặc sỡ không kém. Một
điểm nhấn không thể không nhắc đến trên bộ trang phục của người phụ nữ Mông nữa đó
là chiếc mũ. Mũ của người Mông chỉ là một chiếc khăn quấn đầu nhưng làm cho người
đội trở nên duyên dáng và thu hút ỳ lạ. Trên mũ cũng được trang trí bằng các chi tiết kim
loại lấp lánh. Nhìn một cách tổng thể, những người phụ nữ Mông khi vận trang phục
truyền thống của dân tộc mình tựa hồ như một bông hoa hè rực rỡ, một cánh bướm xuân
tung bay khoe sắc. Họ không hề che dấu ham muốn nổi bật, rạng rỡ giữa thiên nhiên,
muôn loài của mình. Đó là những con người sống hết sức tự nhiên và hồn hậu, bỡi trang
phục của họ tuy sặc sỡ, tưởng như là lòe loẹt, màu mè thì lại rất đỗi giản dị, chân thật.
bởi điều họ muốn gửi gắm qua bộ trang phục của mình mới thật sự quan trong. Hãy sống
tự nhiên, chân thật và chan hòa, đừng che giấu bản thân, đừng để con người chìm khuất
giữa đất trời bát ngát, thiên nhiên tuy đẹp nhưng chỉ đáng làm nền cho con người khoe
sắc hương mà thôi.
Vẫn còn thiếu sót nếu nói đến bộ trang phục của người Mông mà chưa nói đến đôi xà
cạp. đôi xà cạp gắn liền với đôi chân, đôi chân người Mông, những đôi chân mà chỉ nhìn
vào chúng, người ta mới hiểu được rằng chủ nhân của nó đã sống như thế nào.
Phải nói rằng người Mông có đôi chân không đẹp nếu không nói là xấu. chùng to bè
và thô ráp, lại nhiều vết chai sần. ấy là dấu vết của những năm tháng đi chân trần trèo đèo
lội suối ngay từ thuở ấu thơ. Người Mông không có thói quen mang dép, họ thích đi chân
trần hơn bất cứ điều gì. Dù đã rời xa mảnh đất Hà Giang đầy đá mỡ gà trơn trượt, họ vẫn
không từ bỏ thói quen đó. Vào Krông Bông, hòa nhập với văn hóa địa phương, có chăng
chỉ những khi có việc vào thôn xóm, họ mới mang dép, đó giống như một nghi thức bắt
buộc của họ. khi trở về nhà, họ lại thả đôi chân cho nó chìm vào trong đất mẹ, thấm hơi
mát lành từ đất mẹ phả vào.
Không phải người Mông không biết gai cào là đau, cũng không phải họ không biết
nâng niu da thịt của mình nhưng thả đôi chân trần phù hợp với tập quán sản xuất và địa
thế nơi họ sống, mãi rồi cũng quen họ không còn muốn thay đổi nữa. Tuy vậy trong bộ
trang phục của mình người Mông vẫn thể hiện niềm yêu mến của mình với đôi chân. Họ
quấn hân bằng đôi xa cạp, đó là hai mảnh thổ cẩm sặc sỡ và đượ thuê dệt cầu kỳ không
kém các phần khác của bộ trang phục. thêm đôi xà cạp nữa người phụ nữ Mông đã thực
sự trở thành một bông hoa của núi rừng.
Ngoài bộ trang phục độc đáo, người Mông di cư vào Krông Bông lập làng còn mang
vào đây rất nhiều điều mới lạ, lần đầu tiên trong đời những con người quanh năm ăn lúa
rẫy, được nhìn thấy ruộng bậc thang. Nhìn những bậc lúa chín vàng đong đưa trong gió,
không ai tin nỗi rằng cảnh đẹp rrang rỡ đó lại ở ngay trước mắt mình, cứ tưởng như lạc
giữa một vùng đất khác. Một vùng đất mình chỉ được tiếp xúc trên phim ảnh, trên những
bức hình treo trên tường.
Cách làm nhà của người Mông cũng có nhiều, nét lạ lung, họ cũng làm nhà sàn nhưng
không giống nhà sàn của người Ê Đê, chúng làm bằng tranh tre và trông có vẻ tạm bợ
hơn. Xung quanh nhà, người Mông thường trông mía, đó là những bụi mía tím hay lau
tròn căng, vị ngọt tràn ra cả vết nứt nẻ. người Mông thường nuôi bò nhưng họ không thả
rông hay chăn dắt ngoài bãi. Họ lam chuồng và nuôi nhốt bò, hàng ngày cắt cỏ về cắt
khúc trộn với cám cho bò ăn. Đó là cách nuôi bò thịt, họ nuôi thúc đến khi bò đủ độ béo
thì đem bán cho thương lái. Và tiếp ục mua nhũng con bò khác gầy hơn mang về nuôi, và
quay lại chu trình ban đầu. chỉ những chú bò thực sự xuất sắc, vừa có sức khỏe, vừa đẹp
dáng mới được giữ lại làm bò kéo hay bò sinh sản.
Đến mùa thu hoạch, những chú bò không những được tận dụng vận chuyễn ngô, lúa,
chúng còn được dùng để chở bí đỏ và dưa bở ra các chợ hoặc ra các khu người Kinh đẻ
bán. Dưa bở là một thứ quả do người Mông mang giống từ ngoài Bắc vào. Đó là một loại
quả tương tự như dưa gang, ăn nhàn nhạt nhưng có mùi khá thơm. Chúng được trồng xen
với ngô trên những ngòn đồi cao nhiều ánh nắng. thân chúng lan khắp mặt đất, ấp ôm
những quả căng mọng.
Người nông dân trông bí đỏ không phải để lấy quả mà để lấy hạt, người ta bổ bí ngay
trên rẫy, cắt gốc, bỏ quả lại bón cho đất, chỉ thu lấy hạt về phơi phóng và gửi về quê. Có
lẽ ở phương bắc xa xôi hạt bí là một món đặc sản khá quý giá.
Đời sống của người Mông tại Krông Bông, ngày càng phát triển phồn thịnh, đòi sống
đã được cải thiện rất nhiều. nếu trước đây muốn đến làng phải đi qua một cây cầu tre bắt
ngang suối thì nay chiếc cầu đó đã được làm lại kiên cố, điện đã được kéo vào tận làng,
người người được thắp sáng, nhà nhà được thắp sáng. Nhưng ngày càng vắng bóng
những cô gái Mông trong bộ trang phục truyền thống đứng hát bên dòng suối, và cũng
thiếu đi những người Mông chân chất, hiền lành. Bí đỏ đã thôi không còn bò trên mặt
đất, thay vào đó là những rẫy sắn khô cằn.
Hòa chung với nhịp phát triển của xã hội là tốt, nhưng giá như trong dòng chảy ấy,
làng Mông ngày nào không mất đi những nét truyền thống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://www.daklak.gov.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét