LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "Tài liệu Giáo trình kế toán chi phí : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ 1 ppt": http://123doc.vn/document/1050582-tai-lieu-giao-trinh-ke-toan-chi-phi-nhung-van-de-chung-ve-ke-toan-chi-phi-1-ppt.htm
hoạt động kinh doanh của công ty.
Đăc điểm hoạt động của công ty sản xuất
Cơ cấu tổ chức của công ty sản xuất
Công ty sản xuất có ba chức năng chính hay ba mặt hoạt động trong quá trình kinh doanh đó là:
Sản xuất: bao gồm quá trình chế tạo thành phẩm để bán cho người tiêu dùng.
Bán hàng: bao gồm các hoạt động cần thiết để tiêu thụ sản phẩm.
Quản lý hành chính: bao gồm quá trình liên kết các hoạt động sản xuất với hoạt động bán hàng và
các hoạt động khác phát sinh tai công ty.
Tất cả các hoạt động đều đóng góp vào sự thành công của công ty. Người ta thương cho rằng hoạt
động sản xuất và bán hàng là hoạt động trực tiếp, có vai trò quan trọng trong các hoạt động ở công
ty, còn hoạt động nhân sự, kỹ thuật, tài chính là hoạt động gián tiếp có tính chất hành chính. Các
hoạt động thường được chia nhỏ thành nhiều bộ phận gắn với các quyền hạn và trách nhiệm cụ thể
công việc. Việc phân chia nhỏ các bộ phận tùy thuộc vào quan điểm phân quyền và đặc điểm, điều
kiện kinh doanh của từng công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty sản xuất có thể khía quát qua sơ đồ sau:
Minh họa 1.2 : SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DNSX
Qua sơ đồ trên cho ta thấy Tổng Giám đốc là nhà quản trị có toàn quyền trong điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh, phân quyền cho các Giám đốc có quyền điều hành các mặt hoạt động,
trong phạm vi và quyền hạn được giao. Theo quyền hạn đó Giám đốc phân quyền cho các bộ phận
cấp dưới là các bộ phận , phân xưởng sản xuất, các phòng ban…
Thông thường những người ở vị trí gián tiếp hoàn thành các chức năng quản lý hành chính của
công ty và hỗ trợ cho những ở vị trí trực tiếp. Theo nguyên tắc chung phần lớn các công ty là
không ai được phá vỡ hệ thống, mắt xích quyền hạn trong quá trình giải quyết các vấn đề đặt ra.
Quá trình hoạt động của công ty sản xuất
Quá trình hoạt động của công ty sản xuất có thể mô tả là quá trình mà theo đó tổ chức liên kết các
thị trường để mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất, va2ban1 sản phẩm. Chi phí của quá trình này
bao gồm tất cả các khoản chi phí cần thiết để đưa sản phẩm vào vị thế có thể bán được, nghĩa là
chúng bao gồm các chi phí mua vào, sản xuất, tiêu thụ, hành chính và tài chính. Quá trình này
được minh họa qua sơ đồ sau:
Minh họa 1.3 : QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DNSX
Tổng Giám
đốc
Giám đốc
Sản xuất
Giám đốc
Kinh doanh
Giám đốc
Nhân sự
Giám đốc
Tài chính
Giám đốc
Kỹ thuật
- Các FXSX
- Quản lý
kho
- Q. lý thu
mua
- Bảo trì
- Quản lý các
bộ phận KD
(Cửa hàng A,
B, C…)
- Phòng Q.
lý nhân
viên
- Đề đạt
khen
thưởng
- Kế toán
- Thủ quỹ
- Kiểm
toán
- P.K. tra
chất lượng
- P.N. cứu
PTS xuất
Mua các
nguồn lực
− Đất đai
− Nhà xưởng
− Máy móc
thiết bị
− Nguyên
vật liệu
− Năng
lượng
− Lao động
− Các dịch
vụ khác…
Tồn trữ các
nguồn lực
− Đất đai
− Nhà xưởng
− Máy móc
thiết bị
− Nguyên
vật liệu
− Dầu, than
Quá
trình
sản
xuất
Tồn
kho
thành
phẩm
Bán
thành
phẩm
Quá trình hoạt động qua sơ đồ trên gồm 5 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Mua các nguồn lực
Quá trình bắt đầu tổ chức, mua các yếu tố khác nhau của quá trình sản xuất. Công ty thường mua
các yếu tố sản xuất theo khối lượng đủ để đề phòng thiếu hụt đình trệ quá trình sản xuất.
Có hai nguồn lực cần phân biệt: Loại thứ nhất chúng ta thường gọi là nguồn lực lâu dài hay cố
định, như đất đai nhà xưởng, máy móc thiết bị. Nguồn lực cố định tạo thành năng lực sản xuất của
công ty, nó biểu hiện đến mức tối đa. Loại thứ 2 liên quan đến yếu tố sản xuất ngắn hạn như
nguyên vật liệu, năng lượng… chúng được tiêu dùng nhanh chóng trong quá trình sản xuất, còn
nguồn lực lao động đượcbỏ qua không thuộc loại dài hạn hay ngắn hạn; nghĩa là lao động không
phải lực lượng tồn trữ sản xuất.
Giai đoạn 2: Tồn trữ nguồn lực
Khi các yếu tố đầu vào của các quá trình sản xuất được mua, chúng được dự trữ để chờ đưa vào
quá trình sản xuất. Tồn trữ các yếu tố đầu vào dễ nhận diện nhất là nguyên liệu cất giữ trong kho,
tùy vào nhu cầu sản xuất, đặc điểm của từng loại nguyên liệu mà công ty mua vào dự trữ cho sản
xuất.
Dự trữ các nguồn lực dài hạn và ngắn hạn phụ thuộc vào bản chất của quá trình sản xuất, cũng như
các mức giá trên thị trường của các yếu tố đó.
Giai đoạn 3: Quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất được bắt đầu từ quá trình chuyển nguyên liệu từ kho vào phân xưởng sản xuất,
ở đó chúng được kết hợp với máy móc, sức lao động, năng lượng, phụ liệu và các nguồn lực khác
theo tỷ lệ nhất định để tạo ra thành phẩm.
Độ dài của chu kỳ sản xuất (quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành thành phẩm) sẽ phụ thuộc
vào bản chất của quá trình đó.
Dù cho phương pháp hoặc tốc độ quá trình sản xuất như thế nào, kỹ thuật của quá trình đó cơ bản
là giống nhau. Ở đầu vào các yếu tố đưa vào quá trình theo các tỷ lệ và ở đầu kia, thành phẩm tạo
ra.
Giai đoạn 4: Sự tồn trữ thành phẩm
Vào giai đoạn hoàn thành quá trình sản xuất thành phẩm được chuyển vào kho để đem bán. Mục
đích của công ty là đảm bảo sao cho có sự cân đối giữa số lượng thành phẩm với số lượng có thể
tiêu thụ. Số lượng thành phẩm trong kho ở bất kỳ thời điểm nào cũng đại diện cho số lượng thành
phẩm hoàn thành, nhưng chưa tiêu thụ được.
Giai đoạn cuối cùng của quá trình hoạt động là bán thành phẩm cho khách hàng. Quá trình tiêu thụ
được xem là chấm dứt khi thành phẩm đã giao cho khách hàng. Giai đoạn này của quá trình sẽ bao
gồm các yếu tố đầu vào, các yếu tố của quá trình tiêu thụ, tiếp thị và quản lý hành chính.
Quá trình vận động của chi phí trong công ty SX
Công ty sản xuất cung cấp sản phẩm hữu hình, mà chúng hình thành từ nguyên vật liệu được mua
từ các công ty sản xuất hoặc công ty thương mại. Đến cuối kỳ, tồn kho của công ty sản xuất gồm
nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Quá trình vận động của chi phí trong công ty
sản xuất được khái quát qua sơ đồ sau:
CHI PHÍ BCĐKT KQHĐKĐ
TỔNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Mua NVL TỒN KHO
NVL
Chi phí SXTT
khac
TỒN KHO
SPDD
Doanh thu
Tồn kho
thành
phẩm
Giá vốn
hàng bán
CPSX gián tiếp
CPKHTSCĐ
TSCĐ
Lãi gộp
CP đầu tư
vào TSCĐ
CP HĐKD
khác
CP HĐKD phát
sinh trong kỳ
Lãi HĐKD
(-)
(=)
(-)
(=)
(1)
(2)
(3) (4)
(5)
Sơ đồ trên nhằm minh họa quá trình vận động của chi phí ở công ty sản xuất, bao gồm các loại chi
phí của các hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, với quá trình vận động của chúng qua các
báo cáo tài chính.
Từ sơ đồ trên cho ta thấy mối liên hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh. Căn cứ trên mối quan hệ đó, giá vốn hàng bán ở công ty sản xuất có thể được xác định qua
các bước sau:
Giá vốn
hàng bán
=
Trị giá TP
tồn kho ĐK
+
Giá trị TP
nhập kho
-
Giá trị TP
tồn kho CK
Trị giá TP
nhập kho
=
Trị giá SP dd
ĐK
+
Tổng CPSX
phát sinh
-
Trị giá SP
dd CK
Tổng CPSX
phát sinh
=
CPNVLTT
trong kỳ
+ CPNCTT
trong kỳ
+ CPSXC
trong kỳ
KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG MÔI TRƯƠNG CẠNH TRANH TOÀN CẦU
Khởi sự vào giữa thập nie6n, các công ty sản xuất ở Bắc Mỹ và Châu Âu phải đối đầu với sự cạnh
tranh gay gắt với các công ty nước ngoài có ưu thế hàng hóa chất lượng cao và giá thấp. Các mạng
lưới toàn cầu huy động và chi tiêu vốn để mua và vận chuyển nguyên liệu, và để phân phối thành
phẩm cho phép những nhà sản xuất giỏi nhất dù đóng ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tiếp cận
với những thị trường nội địa trên khắp thế giới. Trong môi trường toàn cầu hiện nay, một công ty
có chi phí và chất lượng ngang băng với các đối thủ cạnh tranh nội địa chưa đủ để có thể tồn tại và
thịnh vượng nếu chi phí, chất lượng và sản phẩm của công ty đó không tốt như các công ty hàng
đầu trên thế giới.
Các hệ thống trước đây mà các công ty đã sử dụng trong nhiều thập niên để đo lường chi phí sản
phẩm ngày nay đã cung cấp những thông tin bị bóp méo nhiều. Những hệ thống này không thể
phân bổ một cách chính xác chi phí của những nguồn lực gián tiếp khổng lồ cần thiết để thiết kế,
sản xuất, tiếp thị,bán, giao sản phẩm và dịch vụ. Những sai sót do hệ thống tính giá thành gây ra vì
không còn phản ảnh được mặt kinh tế của các hoạt động hiện hành đã khiến các nhà quản lý, các
nhà thiết kế, và các nhà điều hành trực tiếp không có được các quyết định đúng đắn.
Những yêu cầu mới đối với thông tin kế toán chi phí
Trong môi trường cạnh tranh mãnh liệt, các nhà quản lý của cả các tổ chức dịch vụ lẫn các công ty
sản xuất đầu cần có thông tin chính xác, thích hợp về các chi phí thực tế. Đối với các công ty sản
xuất, các nhà quản lý cần thông tin để làm các việc sau:
Giúp các kỹ sư thiết kế những sản phẩm mà có thể được sản xuất một cách hiệu quả.
Báo hiệu nơi nào trong các hoạt động sản xuất cần cải tiến về chất lượng, năng suất, và tốc độ.
Hướng dẫn các quyết định về cơ cấu sản phẩm.
Lựa chọn các nhà cung cấp.
Thương lượng giá, đặc điểm sản phẩm, chất lượng, phương thức giao hàng, và dịch vụ với khách
hàng…
Các nhà quản lý ở các công ty dịch vụ cần đo lường một cách chính xác chi phí và khả năng sinh
lời của các loại sản phẩm, các bộ phận thị trường, và từng loại sản phẩm và khách hàng. Cả các
nhà quản lý các công ty sản xuất lẫn công ty dịch vụ đều cần các hệ thống kiểm soát hoạt động
mà có thể giúp họ cải tiến chi phí, cải tiến chất lượng, và giảm thời gian làm việc của nhân viên.
Ngày nay kế toán viên chi phí thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi thông tin tốt hơn bằng cách sử dung hệ
thống tính giá thành dựa trên hoạt động, là hệ thống đo lường chính xác hơn chi phí của các
hoạt động, sản phẩm, dịch vụ, và khách hàng. Các hệ thống kiểm soát chi phí dựa trên hoạt động
là hệ thống cung cấp thông tin phản hồi đúng lúc để nhận biết và cải tiến chi phí, là hệ thống liên
kết các quyết định và hành động hiện hành với các lợi ích tài chính lâu dài.
Hệ thống tính giá thành dựa trên hoạt động
Ngày nay, các tổ chức sản xuất và dịch vụ đang vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên
hoạt động gọi tắt là ABC, để giải quyết hạn chế của các hệ thống tính giá thành truyền thống trong
việc phân bổ một cách chính xác các khoản chi phí gián tiếp của họ. Ngày nay có rất nhiều
công ty sản xuất có chi phí gián tiếp gấp 5, 10 lần chi phí lao động trực tiếp. Các hệ thống tính giá
thành truyền thống phân bổ những khoản chi phí để lộ những sai lầm lớn trong chi phí phân
bo613cho sản phẩm và khách hàng.
Các hệ thống tính giá thành dựa trên các hoạt động (ABC) tránh được những phân bổ chủ quan và
những nhầm lẫn về chi phí theo sau bằng cách: Trước hết phân bố chi phí của các nguồn nhân lực
cho những hoạt động có sử dung các nguồn lực đó. Sau đó chi phí của hoạt động được phân bổ
cho sản phẩm, dịch vụ và khách hàng mà gây ra nhu cầu hoặc được hưởng lợi từ những hoạt động
đã hoàn thành đó. Điều này có nghĩa là chi phí mua nguyên liệu được phân bổ cho các mặt hàng
mua vào, chi phí thiết kế sản phẩm được phân bổ cho những sản phẩm mới được thiết kế, và chi
phí hỗ trợ khách hàng được phân bổ cho cá nhân khách hàng.
Quản lý dựa trên hoạt động
Lúc đầu các công ty sử dụng phương pháp tính giá thành dựa trên hoạt động để phân tích các số
liệu tài chính trước đây. Họ phân bổ các chi phí hoạt động kinh doanh của kỳ gần nhat61cho sản
phẩm và dịch vụ sản xuất và khách hàng được phục vụ trong kỳ đó. Quá trình này cho phép các
nhà quản lý nhận biết chi phí thực tế của các hoạt động và quy trình thực hiện trong kỳ vừa qua và
khả năng sinh lợi của các loại sản phẩm, dịch vụ và khách hàng của kỳ trước đó. Thông tin này trở
thành thông tin căn bản để hành động, thường được xem như quản lý dựa trên hoạt động
(ABM) trong kỳ sắp đến. ABM bao gồm rất nhiều quyết địh để thực hiện các công việc sau:
Điều chỉnh phương pháp tính giá, cơ cấu sản phẩm, và cơ cấu khách hàng
Củng cố mối quan hệ giữa khách hàng với nhà cung cấp
Cải tie5n1 mẫu mã của sản phẩm và dịch vụ
Thực thi các hoạt động hiệu quả hơn
Loại bỏ nhu cầu phải thực hiện một số hoạt động nhất định mà không tạo ra giá trị đối với khách
hàng
Thí dụ ABM quản lý dực trên hoạt d9o6ng556bao gồm những nỗ lực hiện nay để tái bố trí và cải
tiến các quá trình kinh doanh và đầu tư vào những công nghệ mới mà làm giảm chi phí thực hiện
các hoạt động chủ yếu.
Ngày nay các công ty hàng đầu còn vận dụng các hệ thống tính giá thành dựa trên hoạt động của
họ tròng các mô hình dự báo. Thay vì chỉ nhập các số liệu lịch sử vào hệ thống tính giá thành dực
trên hoạt động, các công ty này đã sử dụng các số liệu dự toán để ước tính chi phí của hoạt động
trong kỳ tương lai. Ngoài ra họ còn ước tính chi phí tương lai của việc sản xuất sản phẩm và phục
vụ khách hàng. Những con số dự báo này giúp các nhà quản trị có các quyết định tốt hơn trước khi
các sự kiện thực tế xảy ra và tác động vào cách ứng xử của chi phí tương lai một cách chủ động
hơn. Thí dụ, bằng cách sủ dụng hệ thống tính giá thành dựa trên hoạt động, nhà quản lý có thể
điều chỉnh mức cung các nguồn lực (con người, thiết bị và phương tiện) ở các kỳ tương lai với nhu
cầu ước tính đối với các hoạt động nhằm đáp ứng số lượng và cơ cấu dự kiến về sản phẩm, dịch vụ
và khách hàng. Một khi các nhà quản trị còn sử dụng hệ thống tính giá thành dực trên hoạt
động làm nền tảng cho hệ thống dự toán của họ thì rất nhiều khoản mục chi phí trước đây
được xem là cố định sẽ trở thành khả biến, vì nhà quản trị có thể điều chỉnh mức cung của
các nguồn lực này cho phù hợp với nhu cầu sử dụng tiềm năng của chúng.
Sự đổi mới của kế toán chi phí
Việc tính toán chi phí của các hoạt động, sản phẩm và khách hàng của kế toán chi phí trước đây
cho thấy là không phù hợp trong môi trường cạnh tranh và công nghệ sản xuất không ngừng thay
đổi như hiện nay. Với các báo cáo tổng hợp hàng tháng về kết quả tài chính, hệ thống kiểm soát
chi phí của công ty dã gửi quá trễ các báo cáo đến cho các nhà quản lý để họ kịp có hành động sửa
sai. Đồng thời, thông tin trên các báo cáo này quá tổng hợp để cho phép các nhà quản trị nhận biết
được những nguyên nhân gây ra các biến động xấu. Điều này cho thấy kế toán chi phí cần phải co
sự thay đổi để đáp ứng được nhu cầu thông tin kịp thời cho công tác quản lý và thông tin do kế
toán chi phí cung cấp phải thật chi tiết đủ để giúp cho người quản lý kiểm soát và nghiên cứu cải
tiến chi phí.
Có một nhà quản trị cấp cao đã nhận xét: Để hiểu được vấn đề của thông tin tài chính chậm trễ và
tổng hợp, bạn hãy hình dung nhà quản trị như một người chơi bowling, đang mỗi phút thảy trái
banh vào các chai nhưng lại không được thông báo cho biết mỗi lần thảy trái banh đã làm ngã
được bao nhiêu chai. Đến cuối tháng chúng ta kết sổ, tính tổng số chai bị thảy ngã trong tháng, so
sánh số liệu này với mức chuẩn, và báo lại cho người chơi biết số tổng cộng và số chênh lệch. Nếu
số tổng cộng thấp hơn mức chuẩn, chúng ta đòi hỏi người chơi giải thích và khuyến khích anh ta
nên cố g8ang1 hơn vào tháng sau. Chúng ta bắt đầu hiểu ra rằng chúng ta sẽ không thể đào tạo
được nhiều người chơi bowling đẳng cấp thế giới với một hệ thống báo cáo như thế này.
Báo cáo kết quả hàng tháng của rất nhiều bộ phận kinh doanh cũng bắt đầu dày đặc với những
khoản phân bổ chi phí khiến cbo các nhà quản tri phải chịu trách nhiệm đối với kết quả mà họ
không đặt dưới sự kiểm soát của họ cũng như không thể truy cứu chúng. Chi phí của các nguồn
lực cấp công ty, như chi phí thắp sáng và điều hòa nhiệt độ trong văn phòng hay ở khuôn viên bên
ngoài, cũng được phân bổ một cách tùy tiện cho từng bộ phận cho dù những bộ phận này không có
trách nhiệm với các khoản chi phí đó. Thí dụ, hãy trở lại với ví dụ trên, hãy nghĩ về các kế toán
viên, sau khi một quả banh được thảy xuống mỗi một làn trong sân chơi 35 làn bóng, đếm tất cả số
chai bị ngã của cả sân chơi 35 làn rồi sau đó chia tổng số chai bị ngã cho 35 và báo cáo lại số bình
quân cho từng người chơi. Con số này có thể được tính rất chính xác nhưng nó vô nghĩa đối với cá
nhân người chơi. Từng người chơi muốn biết kết quả của chính họ, họ không cần số bình quân.
Những người chơi không muốn kết quả của bản thân họ bị ảnh hưởng bởi hành động của những
người khác mà họ không thể kiểm soát được.
Những dấu hiệu bị bóp méo và chậm trễ của các hệ thống KTCP đã có những biểu hiện thay đổi
sâu sắc trong các tổ chức. Bản chất của công việc đã có những biến đổi về căn bản. Các tiêu chuẩn
công việc và chi phí tiêu chuẩn đã được các kỹ sư thiết lập từ một thế kỷ nay trong phong trào
quản lý khoa học. Hệ thống tiêu chuẩn công việc và chi phí phản ảnh một quan điểm mà qua đó
các nhà quản trị xác định công việc của những người thừa hành. Những người thừa hành được
hướng dẫn để tuân thủ các thủ tục này, và hệ thống đo lường (so sánh kết quả thực tế với các tiêu
chuẩn đã xây dựng) được dùng để kiểm tra liệu công nhân có tuân theo các thủ tục đó hay không.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các Công ty chỉ so sánh kết quả với các tiêu
chuẩn quá khứ thì chưa đủ. Cải tiến không ngừng kết quả là cần thiết để sánh vai hoặc vượt trội
các đối thủ cạnh tranh hàng đầu. Cải tiến không ngừng ngụ ý là những quá trình mà người công
nhân không ngừng giải quyết vấn đề và tìm tòi cách thức để làm giảm hoặc loại trừ hao hụt, nâng
cao chất lượng, và giảm thiểu khiếm khuyết.
Ngày nay nhiều nhà quản trị đã nhận thức rằng nguồn sáng kiến mới tốt nhất để cải tiến không
ngừng chính ở chỗ công nhân trực tiếp sản xuất, là những người gắn bó nhất với công việc đang
được thực hiện. Những người này nhìn thấy các hình thức khiếm khuyết đang xảy ra và những
nguyên nhân chính gây nên các khiếm khuyết đó. Cho phép công nhân được hành động mà không
áp đặt lệnh từ các nhà quản trị trung gian và cấp cao được xem là sự trao quyền hạn chp công
nhân. Troa quyền hạn cho công nhân là nhà quản trị cho phép những công nhân trực tiếp sản
xuất, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và nhà cung cấp được quyền ra quyết định. Công nhân
được khuyến khích giải quyết vấn đề và sáng tạo ra những phương pháp mới để thực thi công việc
và làm vừa lòng khách hàng. Tuy nhiên, để áp dụng những cải tiến này, công nhân không thể gắn
bị gắn một cách chặt chẽ với các tiêu chuẩn do các kỹ sư và các nhà quản lý xây dựng từ trước mà
đúng hơn họ cần thông tin để thử nghiệm các giải pháp được thiết kế nhằm sử chữa tận gốc các
nguyên nhân gây ra khiếm khuyết. Họ cũng cần thông tin:
Để nhận diện nguồn gốc và những nguyên nhân có thể có của các khiếm khuyết.
Để thấy ngay lập tức những hậu quả từ việc cố gắng sửa chữa các nguyên nhân gây ra khiếm
khuyết.
Trong quan điểm quản lý chất lượng toàn diện (TQM) này, công nhân chính là người giải quyết
vấn đề. Họ là một bộ phận của quá trình mà giúp cho họ tìm ra giải pháp để loại bỏ sản phẩm
hỏng, hao hụt, và các hoạt động không tăng thêm giá trị cho khách hàng. Như vậy vai trò của công
nhân đã thay đổi. Họ không còn chỉ phải tuân thủ các thủ tục hoạt động tiêu chuẩn và giám sát
máy móc sản xuất sản phẩm. Bây giờ họ phải nhanh chóng nhận ra vấn đề khi chúng phát sinh,
nghĩ ra các phương pháp chống lại các vấn đề đó, áp dụng các phương pháp này, và thử nghiệm và
công nhận các vấn đề đã được các phương pháp đó giải quyết. Đối với trách nhiệm này, công nhân
cần thông tin mới để giúp họ giải quyết vấn đề chứ không chỉ so sán h chúng với các chuẩn mực
có sẵn mà nhanh chóng trở nên lạc hậu. Ngày nay thông tin kế toán chi phí đã chuyển từ sự chú
trọng vào quá khứ qua việc kiểm soát các hành động của công nhân. Thay vào đó, các nhà quản trị
đang triển khai những hình thức thông tin kế toán chi phí mới để hỗ trợ và gai tăng quyền hạn cho
công nhân viên nhằm giúp họ liên tục cải tiến hoạt động của mình.
ẩm
gỗ b.2.
pc. d. e.
e.1.
HẾT CHƯƠNG
1
e.2.
e.3. đại
Phương trình chi phí bảo trì của doanh nghiệp là:
y = 2.000 x + 500.000 o 3.
II. 1. 2. a. b. ội
Chươg 3
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ THỰC
TẾ
Chương này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản như sau:
Mục tiêu, đăc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế.
Lý luận cơ bản về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành
trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Quy trình kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế.
Vận dụng những lý luận cơ bản kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí
thực tế vào:
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nông nghiệp.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN PHẨM VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM THEO CHI PHÍ THỰC TẾ
Mục tiêu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế là một trong những mô
hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ra đời sớm nhất. Từ khi ra đời cho đến
nay, mục tiêu mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế vẫn
gắn liền với quá trình tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất thực tế để tính giá thành thực tế sản phẩm
nhằm hướng đến 3 mục tiêu cơ bản:
Mục tiêu thứ nhất, cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính.
Mục tiêu thứ hai, cung cấp thông tin phục vụ cho hoạch định, kiểm soát và ra quyết định trong nội
bộ công ty.
Mục tiêu thứ ba, cung cấp thông tin để tiến hành việc nghiên cứu cải tiến chi phí sản xuất.
Trong 3 mục tiêu trên, mục tiêu thứ nhất thường gắn liền và chỉ thay đổi cùng với những nguyên
tắc kế toán, chuẩn mực kế toán của từng quốc gia. Mục tiêu thứ hai và mục tiêu thứ ba thường gắn
liền và thay đổi theo nhu cầu thông tn quản trị chi phí sản xuất của từng công ty.
Đăc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế
Đặc điểm của mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế là:
Tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào chi phí sản xuất thực tế phát sinh.
Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đều dựa trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế.
Những đặc điểm trên đây thể hiện thông tin giá thành sản phẩm theo mô hình kế toán chi phí sản
xuấtvà tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế chi có được sau khi quá trình sản xuất kết thúc,
giá thành sản phẩm thể hiện chi phítrong quá khứ, rất phù hợp với thông tin theo yêu cầu kế toán,
nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán chung khi lập và trình bày báo cáo tài chính. Sự phù hợp
này đã thể hiện vai trò tích cực của mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo chi phí sản xuất thực tế qua một thời kỳ lịch sử khá dài. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay,
khi mà công nghệ sản xuất thay đổi nhanh chóng, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm theo chi phí thực tế đang đứng trước nhu cầu cải tiến bức bách để đáp ứng tốt hơn về cung
cấp thông tin phục vụ cho quá trình quản trị chi phí.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vị, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất.
Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định chi phí sản xuất phát
sinh ở những nơi nào (phân xưởng, bộ phận, quy trình sản xuất…) và thời kỳ chi phí phát sinh
(trong kỳ hay trước kỳ) để ghi nhận vào nơi chịu chi phí (sản phẩm A, sản phẩm B…).
Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất người ta thường dựa vào những căn cứ như:
địa bàn sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản
xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán. Các đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất có thể là phân xưởng sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, sản phẩm hay
nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, công trường thi công…
Trong công tác kế toán, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở xây dựng hệ thống
chứng từ ban đầu liên quan đến chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ chi tiết của chi phí sản
xuất.
Đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà công
ty cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Xác định đối tượng tính giá thành thường
gắn liền với giải quyết hai vấn đề cơ bản. Vấn đề thứ nhất, về mặt kỹ thuật, khi nào một sản được
công nhận là hoàn thành; vấn đề thứ hai, về mặt thông tin, khi nào cần tính tổng giá thành và giá
thành đơn vị. Để xác định đối tượng tính giá thành, kế toán có thể dựa vào những căn cứ như: quy
trình công nghệ sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế
toán.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm thường được chọn là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, hoặc
những chi tiết, khối lượng sản phảm dịch vụ đến một điểm dừng thích hợp mà nhà quản lý cần
thông tin về giá thành.
Lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ là cơ sở để tính giá thành chính xác.
Giữa đối tượng tính giá thành với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường có nhữngn mối quan
hệ với nhau:
Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm như
trong các quy trình công nghệ sản xuất, sản xuất theo đơn đặt hàng…
Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm
như trong các quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm.
Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm
như trong các quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành giúp
kế toán thiết lập quy trình kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm và phân bổ chính xác
hơn chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm.
Kỳ tính giá thành:
Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gain cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất
và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh kế, kỹ thuật sản xuất và nhu
cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau. Trong kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế, kỳ tính giá thành được chọn trùng với kỳ
kế toánnhư tháng, quý, năm.
Xác định kỳ tính giá thành sẽ giúp cho kế toán xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát sinh, thời
gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để thu nhập, cung cấp thông tin cho việc lập báo
cáo kế toán; ra quyết định và đánh giá hoạt động sản xuất theo yêu cầu nhà quản lý trong từng thời
kỳ.
Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế
Quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế có thể tiến hành
theo nhiều quy trình khác nhau. Quá trình này có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Chi phí sản xuất thực
tế đầu vào
(Chi phí sản xuất dở
dang đầu kỳ + Chi phí
sản xuất thực tế phát
sinh trong kỳ)
Chi phí sản xuất thực
tế đầu ra
(Giá thành thực tế
sản phẩm + Chi phí
sản xuất dở dang
cuối kỳ)
Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế có thể trình bày
qua các bước cơ bản như sau:
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành và kết cấu
giá thành sản phẩm thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để làm cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu của
chi phí, mở sổ chi tiết ci phí và tiến hành tập hợp chi phí sản xuất. Theo chế độ kế toán hiện nay,
chứng từ chi phí và sổ chi tiết đều mang tính hướng dẫn các doanh nghiệp có thể linh hoạt điều
chỉnh hay tự xây dựng theo đặc điểm kinh tế kỹ thuật và nhu cầu thông tin cho quản lý.
Xác định đối tượng tính giá thành để làm cơ sở tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính tổng
giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm.
Xác định kết cấu giá thành sản phẩm theo từng loại hình doanh nghiệp để làm nền tảng nhận diện
quan hệ, phạm – vi chi phí sản xuất có liên quan. Kết cấu giá thành sản phẩm tuỳ thuộc vào đặc
điểm kinh tế - kỹ thuật – sản xuất của từng ngành. Tuy nhiên về cơ bản, theo chế độ kế toán Việt
Nam hiện nay, chỉ được tính vào giá thành sản phẩm phần chi phí sản xuất. Các chi phí khác, như
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp hay các khoản chi do nguồn vốn chuyên dùng tài
trợ như quỹ đầu tư xây dựng, quỹ phúc lợi… không được tính vào giá thành sản phẩm.
Tập hợp chi phí SX theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
Quá trình tập hợp chi phí sản xuất tuỳ thuộc vào đặc điểm ban đầu của chi phí sản xuất phát sinh,
môi1 quan hệ giữa nchi phí phát sinh với từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Tiến hành tập
hợp trực tiếp từ chứng từ vào đối tượng tập hợp chi phí hoặc từ chứng từ tập hợp chung sau đó
chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Quá trình tập
hợp chi phí sản xuất thường phải được xem xét theo 3 loại chi phí: chi phí sản xuất thực tế phát
sinh trong kỳ, chi phí trả trước và chi phí phải trả liên quan trong kỳ.
Tổng chi phí sản xuất.
Tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đối tập hợp chi phí sản xuất. Quá
trình tổng hợp chi phí sản xuất có thể tiến hành thông qua kết chuyển trực tiếp chi phí sản xuất
trực tiếp hoặc phải chọn tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ chi phí sản xuất gián tiếp vào các
đối tượng tính giá thành.
Tính tổng giá thành, giá thành đơn vị từng sản phẩm.
Việc tính tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị từng sản phẩm có thể thực hiện theo một
trong 2 trình tự sau:
Từ tổng chi phí đầu vào (chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ)
tiến hành tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và loại trừ chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ ra khỏi
tổng chi phí đầu vào để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.
Từ tổng chi phí đầu vào (chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ)
tiến hành tính chi phí sản xuất của mỗi sản phẩm hoàn thành tương đương sau đó tính chi phí sản
xuất dở dang cuối kỳ, tổng CPSX và CPSX đơn vị cho sản phẩm hoàn thành tương đương trong
kỳ.
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
Khái quát về sản xuất công nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét