Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

quản lý hoạt động giảng dạy trong các trường tiểu học của thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "quản lý hoạt động giảng dạy trong các trường tiểu học của thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang": http://123doc.vn/document/1050845-quan-ly-hoat-dong-giang-day-trong-cac-truong-tieu-hoc-cua-thanh-pho-my-tho-tinh-tien-giang.htm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

QLGD : Quản lý giáo dục
CBQL : Cán bộ quản lý
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
CM : Chuyên môn
HSCM : Hồ sơ chuyên môn
CQG : Chuẩn quốc gia
TP : Thành phố
ĐH : Đại học
CĐ : Cao đẳng
TH : Trung học
CC : Cao cấp
TC : Trung cấp
SC : Sơ cấp
HT : Hiệu trưởng
PHT : Phó hiệu trưởng
T – K : Tốt – Khá
TB : Trung bình
Y : Yếu
TX : Thường xuyên
KTX : Không thường xuyên
KTH : Không thực hiện


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình phát triển trường lớp giáo dục tiểu học từ năm học
2001-2002 đến năm học 2005 - 2006 36
Bảng 2.2: Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học của
thành phố Mỹ Tho năm học 2005 – 2006 38
Bảng 2.3: Tình hình đội ngũ giáo viên các trường tiểu học của thành phố Mỹ
Tho năm học 2005-2006 41
Bảng 2.4: Thống kê kết quả xếp loại học lực của học sinh các trường
tiểu học ở thành phố Mỹ Tho 44
Bảng 2.5: Kết quả điều tra nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan trọng
của các nội dung quản lý hoạt động giảng dạy 47
Bảng 2.6: Thực trạng quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên 48
Bảng 2.7: Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy. 50
Bảng 2.8: Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên. 52
Bảng 2.9: Thực trạng quản lý giờ lên lớp của giáo viên 54
Bảng 2.10: Thực trạng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ và rút kinh
nghiệm 55
Bảng 2.11: Thực trạng quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên 57
Bảng 2.12: Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy 59
Bảng 2.13: Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 60
Bảng 2.14: Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
cho học sinh 62
Bảng 2.15: Thực trạng quản lý phương tiện, các điều kiện hỗ trợ hoạt động
giảng dạy 64
Bảng 2.16: Thực trạng quản lý việc dạy thêm, học thêm 66
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện
pháp 93
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 2.1: Số lớp học bậc tiểu học của thành phố Mỹ Tho từ năm học
2001 - 2002 đến năm học 2005 - 2006 37
Biểu đồ 2.2: Số lượng học sinh bậc tiểu học của thành phố Mỹ Tho từ
năm học 2001 - 2002 đến năm học 2005 - 2006 37
Biểu đồ 2.3: Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý các
trường tiểu học thành phố Mỹ Tho 39
Biểu đồ 2.4: Trình độ chính trị của đội ngũ cán bộ quản lý các
trường tiểu học thành phố Mỹ Tho 40
Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ giáo viên/lớp ở bậc tiểu học của thành phố Mỹ Tho
từ năm học 2001 - 2002 đến năm học 2005 - 2006 42
Biểu đồ 2.6: Độ tuổi
của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học
thành phố Mỹ Tho 42
Biểu đồ 2.7: Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên các trường
tiểu học thành phố Mỹ Tho 43


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
1.1. Nhân loại đã bước vào nền văn minh của thiên niên kỷ mới. Đại hội
lần thứ IX của Đảng đã mở ra một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước
với đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa đất nước thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một nước công nghiệp, thực hiện chủ trương
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX, tháng 4 năm 2001, đã
xác định mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm tới là:
"Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại”. Trên cơ sở đánh
giá thực trạng giáo dục nước nhà Đại hội IX đã khẳng định: “Giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu” với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và
bồi dưỡng nhân tài; giáo dục phải gắn chặt với yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội. Báo cáo nêu rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động
lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát
huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững” [14].
Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc những cơ hội và thách thức đối
với đất nước ta trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, về khoa
học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá, Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục
khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc
sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước”. Đồng thời văn kiện Đại hội cũng đã đề ra phương hướng,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, trong đó định hướng
phát triển cho giáo dục là: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng

2
dạy và học. Đổi mới chương trì, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường,
phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên”. Đối
với vấn đề quản lý giáo dục, văn kiện Đại hội X của Đảng nêu rõ: “ Đổi mới
và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo” và “Tập trung
khắc phục những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, thi cử, tuyển sinh, đánh
giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ, văn bằng” [16].
1.2. Việt Nam là một nước có xuất phát điểm về trình độ kinh tế - xã hội
thấp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Để có thể bắt kịp với các
nước khác và hoà nhập với xu hướng phát triển chung của thế giới, công tác
giáo dục và đào tạo cần được xác định là quốc sách hàng đầu. Điều này có
nghĩa là giáo dục và đào tạo phải được đặt ở vị trí then chốt nhất nhằm tạo ra
nguồn nhân lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội. Trong lĩnh
vực giáo dục thì đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp là lực
lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc biến mục tiêu giáo dục thành
hiện thực, quyết định hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì một trong các
khâu then chốt là phải nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giảng dạy. Chất
lượng và hiệu quả của hoạt động giảng dạy là một thành tố quan trọng trong
cấu thành chất lượng và hiệu quả giáo dục. Khi nói về thực trạng giáo dục
Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển đã
đánh giá: “Chất lượng và hiệu quả giáo dục nhìn chung còn thấp so với yêu
cầu phát triển của đất nước và so với trình độ tiên tiến của các nước trong khu
vực”. Để khắc phục thực trạng giáo dục nói trên, một trong những công việc
cấp thiết là có sự đánh giá đúng về thực trạng công tác quản lý ở các nhà
trường.
1.3. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học là bậc học có ý nghĩa
rất quan trọng liên quan đến mọi nhà, mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội.

3
Đây là bậc học nền tảng có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo
đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất cho trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho
sự phát triển toàn diện nhân cách con người. Một trong những mục tiêu giáo
dục và đào tạo đến năm 2020 được Đảng ta xác định là: “Nâng cao chất lượng
toàn diện bậc tiểu học”. Mục tiêu này có đạt được hay không? Cần có những
biện pháp nào để thực hiện mục tiêu đó? Để trả lời những câu hỏi như vậy cần
phải có sự đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy và
phải xây dựng được các biện pháp quản lý để từ đó nâng cao chất lượng hoạt
động giảng dạy ở bậc tiểu học.
1.4. Trong những năm qua, bên cạnh thành tích đã đạt được, ngành Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang nói chung và thành phố Mỹ Tho nói riêng
đang đứng trước những vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết. Tuy chất lượng
giáo dục ở các trường tiểu học những năm gần đây đã khá đồng đều nhưng
chất lượng dạy học các môn vẫn còn bộc lộ rõ sự chênh lệch không chỉ giữa
các nhà trường mà còn ở ngay trong một nhà trường. Hoạt động giảng dạy
của đội ngũ giáo viên trong các trường tiểu học của thành phố Mỹ Tho tuy đã
đi vào nền nếp song hiệu quả còn khá khiêm tốn do các biện pháp quản lý
hoạt động này của các nhà quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, chưa phù hợp
với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên và từ thực tế công tác quản lý hoạt
động giảng dạy ở các trường tiểu học của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động giảng dạy trong
các trường tiểu học của thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang” nhằm đánh
giá đúng thực trạng và từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động
giảng dạy ở các trường tiểu học góp phần nâng cao chất lượng và phát triển
giáo dục ở thành phố Mỹ Tho nói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung, đáp
ứng với yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với giáo dục và đào tạo trong giai đoạn
hiện nay.

4
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy trong
các trường tiểu học của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và đề xuất một số
biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy cho các trường tiểu học của thành phố
Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của cán bộ quản lý và hoạt động
giảng dạy của giáo viên trong các trường tiểu học thành ph
ố Mỹ Tho, tỉnh
Tiền Giang.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy trong các trường
tiểu học của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Khảo sát làm rõ thực trạng về công tác quản lý hoạt động giảng dạy
trong các trường tiểu học của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý hoạt động
giảng dạy trong các trường tiểu học của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
5. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy trong các trường tiểu học của
thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang hiện nay vẫn còn những hạn chế, bất cập
so với yêu cầu của giáo dục - đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
Nếu đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy và
xác định được các biện pháp quản lý một cách phù hợp thì sẽ góp phần cải
thiện, nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang.


5
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý hoạt
động giảng dạy trong các trường tiểu học của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang, không nghiên cứu việc quản lý hoạt động học tập của học sinh và các
hoạt động giáo dục khác.
- Đề tài được nghiên cứu ở tất cả các trường tiểu học (19 trường: 10
trường nội thành; 09 trường ngoại thành) của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang; trong đó có 04 trường đạt chuẩn quốc gia.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Đọc và khái quát các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Nghiên cứu Nghị quyết của Đảng, các văn bản về chủ trương chính
sách của Nhà nước và các văn bản của ngành giáo dục.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp này thực hiện bằng cách dự họp hội đồng sư phạm ở các
trường, dự giờ một số giáo viên để tìm hiểu thêm về thực trạng dạy học và thực
trạng quản lý hoạt động giảng dạy của cán bộ quản lý các trường tiểu học.
7.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu
Sử dụng hệ thống bảng câu hỏi, các phiếu trưng cầu ý kiến đối với lãnh
đạo và cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục, cán bộ quản lý và giáo viên ở các
trường tiểu học của thành phố Mỹ Tho nhằm thu thập số liệu để đánh giá thực
trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy và đề xuất các biện pháp.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên và tham khảo
ý kiến các chuyên gia với mục đích tìm các kết luận thỏa đáng trong việc
đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy và đề xuất một số

6
biện pháp giúp cho việc quản lý hoạt động giảng dạy trong các trường tiểu
học của thành phố Mỹ Tho có hiệu quả.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, tác
giả sử dụng phần mềm SPSS for Windows để xử lý số liệu, tính tần số xuất
hiện và tỉ lệ phần trăm các nội dung trong phiếu hỏi nhằm đánh giá thực trạng
và định hướng nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giảng dạy trong
các trường tiểu học của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
8. Đóng góp của luận văn và khả năng ứng dụng
Luận văn cung cấp một số thực trạng về công tác quản lý hoạt động giảng
dạy, rút ra những kết quả đạt được và phân tích những hạn chế của công tác
quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường tiểu học trong tình hình hiện nay.
Luận văn đề xuất một số bi
ện pháp nhằm ứng dụng vào công tác quản lý
hoạt động giảng dạy, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy
trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 103 trang (phần chính văn 100 trang, tài liệu tham khảo 3
trang).
Ngoài phần mở đầu; phần kết luận và kiến nghị, phần nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy trong các
trường tiểu học của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy trong các
trường tiểu học của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.




7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Ngay từ thời cổ đại, vấn đề dạy học đã được nhiều nhà triết học đồng
thời là nhà giáo dục ở cả phương Đông và phương Tây đề cập đến. Có thể kể
đến các tư tưởng và công trình chủ yếu dưới đây:
Ở phương Tây, từ trước công nguyên, Xôcrat (469 - 339) đã quan niệm
giáo dục phải giúp con người tìm thấy và tự khẳng định chính bản thân mình.
Ông cho rằng để nâng cao hiệu quả dạy học cần có phương pháp giúp thế hệ trẻ
từng bước tự khẳng định, tự phát hiện tri thức mới mẻ, phù hợp với chân lý.
Còn Platon (429 - 347 trước CN) xác nhận vai trò tất yếu của giáo dục
trong xã hội, tính quyết định của chính trị đối với giáo dục.
Ở phương Đông, Khổng tử (551 - 479 trước CN) quan niệm phương
pháp dạy học là dùng cách gợi mở, đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức
tạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ, phải hình thành nề
nếp, thói quen trong học tập.
Đến cuối thế kỷ XIV, khi mà chủ nghĩa tư bản bắt đầu xuất hiện, vấn đề
dạy học và quản lý dạy học đã được nhiều nhà giáo dục thực sự quan tâm nổi
bật nhất là Cômenxki (1952 - 1670). Ông đã đưa ra các nguyên tắc dạy học
như: nguyên tắc trực quan, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc đảm bảo tính
khoa học và tính hệ thống; đồng thời đã khẳng định hiệu quả dạy học có liên
quan đến chất lượng người dạy thông qua việc vận dụng có hiệu quả các
nguyên tắc dạy học.
Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục thực sự có sự
biến đổi về lượng và chất. Trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét