LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty tnhh nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu & đầu tư hà nội - unimex": http://123doc.vn/document/1054146-day-manh-hoat-dong-xuat-khau-nong-san-tai-cong-ty-tnhh-nha-nuoc-mot-thanh-vien-xuat-nhap-khau-dau-tu-ha-noi-unimex.htm
liệu phục vụ cho sản xuất, giao thông vận tải, bưu điện, hàng hải, y tế…lương thực,
thực phẩm và hàng tiêu dùng.
+ Kinh doanh: Kinh doanh cho thuê nhà, dịch vụ du lịch - khách sạn. Bán hàng
miễn thuế cho các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế và khách du lịch nước ngoài.
+ Đầu tư, liên doanh: Với nước ngoài và doanh nghiệp trong nước trên các lĩnh
vực: chế biến sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu,
mạng lưới cửa hàng bách hoá, cơ sở kinh doanh dịch vụ…
+ Nhận xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, đặc biệt là các công trình
có sử dụng sản phẩm nhóm sản xuất công nghiệp.
+ Huy động vốn cho vay.
Cho đến nay Công ty Unimex HN đã trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập
khẩu với 30 thị trường Châu Âu, Đông Âu và Trung Đông. Nguồn hàng nói chung
là ổn định, có đủ khả năng cung ứng nhiều mặt hàng cho các thị trường lớn như:
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật…Công ty còn mở rộng quan hệ buôn bán trực tiếp
với các nước Châu Âu, Mỹ…Ngoài ra, Công ty còn thông qua các tổng Công ty có
chức năng làm đầu mối để xuất nhập khẩu uỷ thác với những thị trường khác.
Hiện nay Công ty có văn phòng đại diện ở Nga, 2 chi nhánh ở Hải Phòng và
thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức liên doanh liên kết để khai thác các mặt hàng nông
sản công nghiệp và thủ công nghiệp trong và ngoài thành phố để xuất khẩu. Trong sản
xuất và kinh doanh Công ty đã áp dụng việc đa dạng hoá sản phẩm, trong đó mặt hàng
xuất khẩu chính là nông sản. Trong quản lý tài chính, với các biện pháp quản lý tài sản,
tiền vốn khá năng động Công ty đã khắc phục được biến động của thị trường.
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
Công ty là một Doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, được Nhà nước giao
vốn để hoạt động, phát triển ngành nghề kinh doanh của mình. Từ bộ máy cồng kềnh,
nhiều bộ phận đến nay Công ty đã có một bộ máy tổ chức quản lý theo mô hình Công ty
TNHH Nhà Nước Một Thành Viên, mô hình chủ tịch Công ty nghĩa là người trực tiếp
giúp chủ sở hữu Công ty, giám đốc do chủ sở hữu Công ty bổ nhiệm.
5
- Công ty XNK & Đầu Tư HN trực thuộc Tổng Công ty thương mại HN theo mô
hình Công ty mẹ - Công ty con.
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
- Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty: là người đứng đầu Công ty, điều hành
mọi hoạt động của Công ty, quản lý chung khối văn phòng, kinh doanh, các chi
6
Chủ tịch Công ty
Ban Tổng Giám Đốc
Phòng
TC-Cán bộ
Phòng TC-KT Phòng KH-TH Các phòng KD&ĐT
Các Trung tâm Các Xí nghiệp Các Chi nhánh
Bộ phận KD Các phân xưởng SX Các cửa hàng
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
nhánh và khối xí nghiệp, là người đại diện của Công ty và chịu trách nhiệm trước
pháp luật và trước Tổng Công ty thương mại và tập thể lao động.
- Công ty có hai phó tổng giám đốc giúp đỡ trong việc quản trị, điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
- Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ hạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ kết quả
hoạt động kinh doanh trong từng kế hoạch (tháng, quý, năm), kịp thời phát hiện các
hoạt động tài chính tiêu cực làm ảnh hưởng đến Công ty. Đảm bảo vốn phục vụ cho
các hoạt động của các phòng kinh doanh trong Công ty, điều tiết vốn nhằm mục tiêu
kinh doanh, đảm bảo vốn được quay vòng nhanh và có hiệu quả nhất. Quyết toán tài
chính với các cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tàichính, ngân
hàng àng năm.
- Phòng tổ chức cán bộ: có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân lực của Công ty,
tham mưu cho tổng giám đốc về sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý và hiệu quả nhất.
Quy hoạch đào tạo, điều hành, bổ sung lao động nhằm phù hợp với yêu cầu kinh
doanh. Ngoài ra, phòng tổ chức cán bộ còn làm một số công việc khác như: bảo vệ
chính trị nội bộ, thanh tra lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội.
- Phòng kế hoạch tổng hợp: có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch của Công ty
trong dài hạn, ngắn hạn, thu thập và nắm giữ toàn bộ thông tin về mọi hoạt động
kinh doanh của Công ty, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Báo cáo thông tin
cho tổng giám đốc một cách chính xác, kịp thời nhằm giúp tổng giám đốc có quyết
định đúng đắn phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty.
- Các phòng kinh doanh:
+ Phòng kinh doanh 1: Xuất khẩu hàng nông sản. Phòng có nhiệm vụ thu mua
và xuất khẩu các mặt hàng nông sản đặc trưng và có thế mạnh của Việt Nam như
hạt tiêu, gạo, quế, hoa hồi, chè. Với các mặt hàng xuất xứ từ các tỉnh phía nam như
Hạt Tiêu và gạo, Công ty có ký hợp đồng thu mua với một số các đại lý lớn ở địa
phương. Với các sản phẩm có xuất xứ từ các tỉnh phía Bắc như Quế và Hoa hồi,
Công ty tự đứng ra thu mua từ các hộ nông dân hoặc mua lại của các kho hàng lớn
tại địa phương.
7
+ Phòng kinh doanh 2: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nhập khẩu các máy
móc thiết bị.
+ Phòng kinh doanh 3: Xuất nhập khẩu tổng hợp.
+ Phòng kinh doanh 4: Xuất khẩu tổng hợp, nhập khẩu phương tiện vận tải.
+ Phòng kinh doanh 6: Xuất nhập khẩu tổng hợp.
+ Phòng kinh doanh 7: Xuất nhập khẩu tổng hợp.
+ Phòng kinh doanh 8: Xuất nhập khẩu tổng hợp
- Ban đầu tư (trực thuộc phòng Tài chính - Kế toán): Có nhiệm vụ tham mưu
giúp tổng giám đốc trong công tác đầu tư với các tổ chức kinh doanh trong và ngoài
nước. Định hướng đầu tư, quy hoạch và quản lý xây dựng cơ bản của các đơn vị
trực thuộc Công ty, đồng thời tổ chức và thực hiện việc xây dựng công trình từ giai
đoạn chuẩn bị đến khi kết thúc đầu tư xây dựng.
- Ban công nợ (trực thuộc phòng Tài chính - Kế toán): Giải quyết các khoản nợ
còn tồn đọng trong và ngoài nước, xây dựng và đề xuất các phương án thu hồi công
nợ trong các địa phương, trình duyệt Ban Giám đốc, đồng thời phối hợp với các
phòng ban kinh doanh tổ chức đối chiếu sổ lưu cũ và kế toán tài vụ, đàm phán
thương lượng với khách hàng trong và ngoài nước nhằm giải quyết tốt công tác
thanh toán. Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, phối hợp với các phòng ban, cá
nhân liên quan, cung cấp các chứng từ cần thiết, tổng hợp các báo cáo định kỳ về
tình hình thu hồi công nợ cho lãnh đạo Công ty và giúp thanh toán công nợ thuận
lợi.
- Chi nhánh: Gồm chi nhánh Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Hải Phòng: thực hiện các nghiệp vụ giao nhận liên quan trong quá
trình xuất nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu Hải Phòng.
Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh: Có nhiệm vụ liên hệ với các đại lý thu mua hàng ở
các tỉnh phía Nam và làm nhiệm vụ giao nhận với các lô hàng xuất nhập khẩu qua
cửa khẩu Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các trung tâm: Gồm trung tâm thương mại xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và
thủ công mỹ nghệ (ARTEX Ha Noi); trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu tổng
8
hợp HN (GENEXIM). Các trung tâm này thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu tổng
hợp; hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch được giao, là các đơn vị hạch toán phụ thuộc nên
phải báo cáo với cấp trên về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Các xí nghiệp:
• Xí nghiệp Chè Thủ Đô.
Sản xuất và chế biến chè phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
• Xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Phú Diễn.
Xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất và gia công hàng may mặc phục vụ xuất khẩu.
• Xí nghiệp bao bì.
Xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất các loại bao bì đóng gói phục vụ cho các xí
nghiệp Chè Thủ Đô và xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Phú Diễn. Ngoài ra, xí
nghiệp còn sản xuất phục vụ nhu cầu của các nhà máy và xí nghiệp ở các vùng phụ
cận.
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Unimex
Bảng 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Unimex (2003 - 2006)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
Doanh thu 971390 1122460 1250470 1382839
Chi phí 968947 1121019 1247870 1379989
Lợi nhuận 2443 1441 2600 2850
Thu nhập bình quân/ tháng 2,4 2,14 2,25 2,5
Tổng nộp ngân sách 60,978 95,808 158,000 176,000
(Nguồn: Báo cáo tổng kết phòng Kế Toán)
- Về doanh thu: Doanh thu của Công ty tăng qua các năm. Năm 2003, Công ty
có được doanh thu là 971390 (tr Đ) thì tới năm 2004, mức tăng doanh thu nhảy vọt
lên tới 1122460 (tr Đ), tăng 151070 (Tr Đ) tương đương với tăng 15,6 %. Đây là
mức tăng doanh thu nhanh nhất từ năm 2003 tới năm 2006. Ta có thể nhìn rõ hơn
qua hình 1 bên dưới:
9
H×nh 1: Doanh thu cña C«ng ty qua c¸c n¨m
0
500000
1000000
1500000
2003 2004 2005 2006
Năm
Tr Đ
Tuy doanh thu các năm tăng nhưng mà mức tăng doanh thu có xu hướng tăng
giảm dần. Nếu như năm 2004 doanh thu tăng 15,6% thì qua các năm tiếp theo,
doanh thu tăng giảm dần: 2005 tăng 11,4%, năm 2006 tăng 10,6%.
- Về chi phí của Công ty: Chi phí của Công ty tăng qua các năm. Tốc độ tăng
của chi phí gần giống tốc độ tăng của doanh thu. Năm 2004 chi phí có tốc độ tăng
nhanh nhất 15,7% (so với năm 2003), năm 2005 có tốc độ tăng là 11,3%, còn năm
2006 thì tốc độ tăng chỉ là 10,6%.
H×nh 2: Chi phÝ cña C«ng ty qua c¸c n¨m
0
500000
1000000
1500000
2003 2004 2005 2006
N¨m
Tr §
- Về lợi nhuận:
Chính vì năm 2004 doanh thu và chi phí của Công ty đều tăng nhanh nhất nên
lợi nhuận năm đó giảm hẳn đi. Nếu năm 2003 lợi nhuận của Clà 2443 (tr Đ) thì năm
2004 lợi nhuận chỉ còn 1441 (tr Đ) giảm đi 1002 (tr Đ). Đó là 1 con số khá lớn, có
nghĩa năm 2004 lợi nhuận giảm đi 41%. Điều này có thể lí giải do điều kiện biến
động của môi trường: bão lũ, dịch bệnh ; chỉ số giá tăng.
10
H×nh 3: Lîi nhuËn cña C«ng ty
qua c¸c n¨m
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
2003 2004 2005 2006
N¨m
Tr §
Nhưng đến năm 2005 lợi nhuận lại lên đến mức 2600 triệu đồng (cao hơn năm
2004) do Công ty sáp nhập với hai trung tâm thương mại là ARTEX và GENEXIM.
Năm 2006 đạt 2850 triệu đồng nhưng so với các năm trước thì mức tăng này là
không nhiều do chi phí tăng như: Giá các nguyên liệu đầu vào tăng, cước vận
chuyển tăng…
- Về nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước:
H×nh 4: Nép ng©n s¸ch cña C«ng ty qua c¸c
n¨m
0
50000
100000
150000
200000
2003 2004 2005 2006
N¨m
Tr §
Công ty luôn thực hiện nghiêm túc, đúng hạn các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà
nước, năm sau thường cao hơn năm trước đặc biệt từ năm 2005 tổng nộp ngân sách
của Công ty tăng lên mức 158.000 ( triệu đồng) do Công ty nhập nhiều xe máy mặt
hàng chịu thuế 100%. Tuy nhiên, theo dự báo khi Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương Mại Thế Giới - WTO (11/2006) thì một số loại thuế sẽ được điều chỉnh lại
và mức nộp ngân sách sẽ có thay đổi.
11
- Thu nhập của cán bộ công nhân viên:
H×nh 5: Thu nhËp b×nh qu©n/th¸ng nh©n viªn C«ng ty
1.8
2
2.2
2.4
2.6
2003 2004 2005 2006
N¨m
Tr §
Kết quả kinh doanh của Công ty ngày một ổn định, lợi nhuận tăng làm cho thu nhập
của cán bộ công nhân viên cũng ổn định và tăng lên. Năm 2003 là 2.4 triệu đồng riêng
năm 2004 thu nhập bình quân có giảm xuống còn 2.1 triệu. Điều này cũng dễ dàng giải
thích. Đó là do lợi nhuận năm 2004 bị giảm đi so với năm 2003. Và đến năm 2005 khi
lợi nhuận được khôi phục thì lợi nhuận của Công ty lại tăng lên 2.25 triệu đồng. Một
phần đóng góp quan trọng trong sự biến đổi tiền lương đó là do có sự thay đổi về chính
sách lương tối thiểu của Chính phủ. Năm 2006 thu nhập của cán bộ nhân viên sẽ đạt 2.5
triệu đồng/ người, tuy nhiên xu hướng này sẽ còn tiếp tục phát triển do mức sinh hoạt
ngày càng đắt đỏ.
12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA
CÔNG TY UNIMEX HÀ NỘI
1. Các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty
1.1. Các nhân tố chủ quan
1.1.1. Khả năng về vốn cho hoạt động xuất khẩu
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất kinh
doanh vì nó quyết định đến quy mô và năng lực của doanh nghiệp. Nói cách khác
vốn là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp có thể huy động vào
kinh doanh sản xuất, khả năng phân phối và đầu tư có hiệu quả nguồn vốn.
Vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Nếu thiếu vốn sẽ gây rất
nhiều khó khăn trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu doanh
nghiệp có khả năng về vốn sẽ có thể đổi mới công nghệ, thực hiện những hợp đồng
có giá trị lớn. Chính vì vậy, việc đảm bảo đầy đủ vốn cho kinh doanh là rất quan
trọng giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tục và đạt hiệu
quả cao. Một số hình thức huy động vốn như: tự huy động vốn trong Công ty, vốn
vay Ngân Hàng, vốn liên doanh liên kết, vốn vay bằng phát hành trái phiếu
Hiện nay, Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn:
- Vốn tự có trong quá trình kinh doanh: có được chủ yếu do phân chia lợi nhuận
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm
- Vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng: Đây là phương thức chủ yếu mà Công ty
dùng để huy động vốn. Do đặc thù là doanh nghiệp xuất khẩu nên việc huy động
vốn của Công ty có một số thuận lợi nhất định do chính sách khuyến khích xuất
khẩu của nhà nước ta. Khi Công ty có hợp đồng xuất khẩu, Công ty có thể vay vốn
ngắn hạn (thường là 4 tháng) từ ngân hàng để thu mua hàng hoá. Huy động vốn
theo phương thức này sẽ được hưởng lãi xuất ưu đãi nếu so với phương thức vay
thương mại thông thường. Vì là doanh nghiệp nhà nước nên Công ty được huy động
vốn theo hình thức tín chấp với hạn mức lớn. Đây là thuận lợi rất lớn của Công ty
so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay.
13
- Vốn vay từ liên doanh, liên kết. Vì Công ty là công trực thuộc Tổng Công ty
Thương mại Hà Nội nên Công ty huy động nguồn vốn từ mối quan hệ này. Phương
thức này có thể giúp cho Công ty chia sẻ rủi ro khi đầu tư. Ngược lại phải chia sẻ
lợi nhuận. Nguồn vốn này Công ty rất ít sử dụng.
- Vốn từ các khách hàng lớn trả trước. Với những khách hàng nước ngoài lớn thì
Công ty có thể nhận những khoản tiền ứng trước. Đây cũng là một nguồn vốn quan
trọng đối với Công ty.
Có rất nhiều hình thức cung ứng vốn cho các doanh nghiệp nhưng Công ty sử
dụng có 4 phương thức nêu trên. Chính vì không đa dạng được các nguồn cung ứng
vốn nên khả năng về vốn của Công ty khó khăn. Nếu cứ sử dụng hình thức vay
ngân hàng thì không có lợi khi mà việc thu mua, vận chuyển hàng nông sản mất
nhiều thời gian. Còn chỉ sử dụng vốn tự có thì không đủ đáp ứng các đơn hàng,
không tận dụng hết được hiệu quả của các nguồn vốn.
Trong thời gian tới, theo xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp (đặc biệt là các
DNNN) thì Công ty sau khi cổ phần sẽ huy động được vốn bằng cách phát hành cổ
phiếu, trái phiếu trên thị trường. Điều này khiến Công ty thuận lợi hơn trong việc huy
động vốn để chuẩn bị thu mua đáp ứng kịp thời các đơn hàng nông sản xuất khẩu.
1.1.2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu
Con người là nhân tố quyết định của mọi hoạt động trong xã hội, hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Việc đảm bảo một đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên
môn nghiệp vụ cao, có nhiệt huyết, tận tuỵ với công việc, có ý nghĩa sống còn đối
với hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Một đội ngũ cán bộ vững
vàng về chuyên môn, có kinh nghiệm trong quản lý và buôn bán quốc tế, có khả
năng ứng phó linh hoạt trước các biến cố sẽ giúp hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.
Ngược lại, với một đội ngũ cán bộ năng lực yếu, thiếu kinh nghiệm sẽ làm cho hoạt
động kinh doanh của Công ty không những không đạt hiệu quả mà còn làm giảm
khả năng cũng như hạn chế mọi tiềm lực của Công ty. Như vậy, khả năng của đội
ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu có tính chất quyết định đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Nếu muốn có kết quả tốt cần phải tuyển chọn quan tâm, đào tạo,
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét