LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "động lực làm việc của cán bộ công nhân viên ban quản lý trung ương – dự án y tế nông thôn – bộ y tế": http://123doc.vn/document/1053121-dong-luc-lam-viec-cua-can-bo-cong-nhan-vien-ban-quan-ly-trung-uong-du-an-y-te-nong-thon-bo-y-te.htm
b) Các yếu tố thuộc về môi trường làm việc như: điều kiện làm việc, chính
sách, chế độ của tổ chức, lịch làm việc, mối quan hệ lãnh đạo – nhân viên,
nhân viên – nhân viên…
1.2. Học thuyết hệ thống hai yếu tố của F. Herzberg
1.2.1. Nội dung của học thuyết hệ thống hai yếu tố của F. Herzberg:
F.Herzberg đưa ra lý thuyết hệ thống hai yếu tố về sự thoả mãn công
việc và tạo động lực. Herzberg chia các yếu tố tạo nên sự thoả mãn và không
thoả mãn trong công việc thành hai nhóm:
Nhóm 1: bao gồm các yếu tố then chốt để tạo động lực và sự thoả mãn trong
công việc như:
• Sự thành đạt
• Sự thừa nhận thành tích
• Bản chất bên trong công việc
• Trách nhiệm lao động
• Sự thăng tiến
Đó là các yếu tố thuộc về công việc và nhu cầu bản thân của người lao
động. Khi các nhu cầu đó được thoả mãn thì sẽ tạo nên động lực và sự thoả
mãn trong công việc.
Nhóm 2: bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường tổ chức như:
• Các chính sách và chế độ quản trị của công ty
• Sự giám sát công việc
• Tiền lương
• Các mối quan hệ con người
• Các điều kiện làm việc
Theo Herbezg, nếu các yếu tố này mang tính chất tích cực thì sẽ có tác
dụng ngăn ngừa sự không thoả mãn trong công việc. Tuy nhiên, nếu chỉ riêng
SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sự hiện diện của chúng thì không đủ để tạo ra động lực và sự thoả mãn trong
công việc. Vì trên thực tế, đối với một người lao động các yếu tố này tác động
đồng thời chứ không tách rời nhau như vậy.
Học thuyết này đã chỉ ra được một loạt các yếu tố tác động tới động lực
và sự thoả mãn của người lao động, đồng thời cũng gây được ảnh hưởng cơ
bản tới việc thiết kế lại công việc ở nhiều tổ chức.
1.2.2. Tác động của các nhân tố trong học thuyết hệ thống hai yếu tố của
F. Herzberg đến động lực làm việc của người lao động:
Nói chung nếu các nhân tố trên tác động theo hướng tích cực thì sẽ có tác
dụng tạo động lực làm việc của người lao động.
1. Nhân tố công việc:
Công việc là một trong những nhân tố có vai trò hết sức quan trọng đối
với động lực làm việc của người lao động.
Nếu công việc hấp dẫn, phù hợp chuyên môn, nghiệp vụ, lương cao thì
sẽ gây sự hứng thú trong công việc, sự say mê, nỗ lực, tự nguyện, đam mê
công việc, có trách nhiệm với công việc. Và đương nhiên như thế hiệu quả
công việc cũng sẽ cao, mục tiêu của tổ chức cũng như cá nhân đều đạt được.
Ngược lại nếu công việc nhàm chán, buồn tẻ hay quá căng thẳng, sức ép công
việc quá lớn đều không có tác dụng tạo động lực đối với người lao động, thậm
chí có thể làm cho người lao động mắc một số bệnh như bị streets
Một công việc tạo cho người lao động có cơ hội thăng tiến, phát triển thực sự
lôi cuốn họ. Ngược lại, một công việc không có cơ hội phát triển sớm muộn
người lao động cũng đi tìm công việc khác có tương lai, triển vọng hơn.
2) Nhân tố môi trường làm việc:
Nếu công việc là rất phù hợp với bạn, có thu nhập cao hay ổn định
nhưng bạn phải làm việc trong một môi trường không thuận lợi, không an
toàn, không cởi mở, không “friendly” thì chắc chắn bạn không gắn bó với tổ
SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chức lâu dài được vì chính môi trường làm việc ấy đã làm bạn mất đi động
lực làm việc mặc dù nó là công việc bạn yêu thích đi chăng nữa.
Một người có thể vẫn hoàn thành công việc được giao nếu không có
động lực làm việc. Nhưng nếu có động lực chắc chắn sẽ hiệu quả hơn. Và nếu
người lao động có động lực vì công việc mà phải làm việc trong một môi
trường không phù hợp thì chưa hẳn hiệu quả công việc đã cao. Nếu một người
có động lực do công việc lại được làm việc trong một môi trường tốt thì hiệu
quả công việc tăng gấp nhiều lần.
Thêm vào đó là tổ chức cần đặt ra mục tiêu của mình và hướng nhân
viên vào thực hiện vì mục tiêu chung của tổ chức. Một tổ chức có mục tiêu
hoạt động rõ ràng sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc có mục tiêu cụ thể,
họ phấn đấu vì vì mục tiêu đó. Nếu tổ chức không có mục tiêu rõ ràng thì
người lao động sẽ không biết xác định rõ phương hướng hành động, làm việc
cụ thể. Và như vậy là sẽ không khuyến khích họ làm việc, tức là không tạo
động lực cho chính họ. Thiệt hại sẽ thuộc về tổ chức.
Môi trường công việc ở đây là: điều kiện làm việc, có an toàn hay không,
mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, nhân viên với nhân viên có thân
thiện, chia sẻ, hợp tác hay không, chế độ chính sách thực hiện có đúng và đủ
hay không.
Việc thực hiện các chính sách, chế độ đúng, đủ và công bằng (cả công
bằng trong và công bằng ngoài tổ chức) sẽ rất có ý nghĩa trong việc tạo niềm
tin của người lao động, điều đó sẽ kích thích họ trong công việc rất nhiều.
1.3. Các biện pháp nhằm tạo động lực làm việc của người lao động trên
cơ sở học thuyết hệ thống hai yếu tố của F. Herzberg:
Trước khi đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của
người lao động, nhà lãnh đạo cần phải biết và hiểu rõ người lao động đó cần
gì, nhân tố nào là nhân tố chính ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ và
SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
áp dụng biện pháp nào thì phù hợp và hiệu quả nhất. Cần phải áp dụng kết
hợp các biện pháp, đối với nhân viên nào thì áp dụng biện pháp nào.
1.3.1. Về công việc:
Công việc có vai trò cực kì quan trọng trong việc có tạo động lực cho
người lao động hay không. Vì thế mà cần phải có biện pháp làm giàu công
việc, tăng sự hấp dẫn của công việc: thay đổi, luân phiên, thuyên chuyển.
Biến áp lực công việc thành động lực làm việc, ví dụ như: tạo cho công việc
có sự thử thách bằng cách yêu cầu, đòi hỏi hoàn thành công việc sớm hơn,
chất lượng tốt hơn. Đó đôi khi là động lực giúp nhân viên phấn đấu hơn. Song
bên cạnh đó cần có biện pháp khuyến khích hợp lý về thù
Tăng tính thử thách trong công việc: khối lượng công việc nhiều hơn,
chất lượng công việc cao hơn, thời gian hoàn thành công việc ngắn hơn, các
chi phí khác cũng giảm hơn……
Thiết kế và bố trí công việc phù hợp
Tăng tinh thần, trách nhiệm trong công việc
Tăng cường sự hợp tác làm việc theo nhóm. Với đặc điểm công việc
ngày nay đây là một yêu cầu không thể thiếu. Sự làm việc trong nhóm sẽ giúp
cho người lao động làm việc đỡ mệt mỏi hơn và hiệu quả hơn khi là làm một
mình.
Nâng cao điều kiện làm việc: Với yêu cầu như hiện nay điều kiện làm
việc là hết sức quan trọng đối với sự thành công của tổ chức đó. Nếu tất cả
mọi điều kiện khác đều như nhau, nhưng tổ chức lại có điều kiện làm việc
không tốt sẽ kéo theo hàng loạt các khó khăn khác, gây mất hứng thú công
việc, giảm hẳn hiệu quả làm việc và đây là một điều hiển nhiên.
1.3.2. Về môi trường tổ chức:
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: cởi mở, chia sẻ, thân thiện….Theo bài
viết “Văn hóa doanh nghiệp một động lực của người lao động” của Th.s Vũ
SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thị Uyên, Đại học Kinh tế quốc dân”: Văn hóa doanh nghiệp có tác động rất
lớn đến các thành viên trong nhóm, nó chỉ cho mỗi người thấy bằng cách nào
để thoả mãn các nhu cầu cá nhân. Thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, các
thành viên có thể phát triển các quan điểm chung nhằm chỉ dẫn cho các hoạt
động hằng ngày của họ. Người cũ có thể giúp người mới hội nhập vào tập thể,
cùng hiểu mục tiêu của tổ chức, xác lập trách nhiệm và phương pháp hành
động thích hợp nhằm thể hiện mình với những người xung quanh. Hơn nữa
văn hoá còn định hướng làm sao để giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc
sống và công việc với các thành viên khác để tạo ra sự hợp tác trong tập thể.
Ví dụ, nhìn thấy sự “đổi mới” là vấn đề sống còn thì các thành viên trong
nhóm sẽ nỗ lực nắm bắt cơ hội để đạt được mục tiêu nếu không họ sẽ bị sa
thải. Trong văn hoá doanh nghiệp lai tồn tại nhiều văn hoá nhóm. Bởi vậy,
người quản lý cần phải gắn kết các nhóm lại với nhau theo cái chung của văng
hoá doanh nghiệp. Việc phân chia quyền lực, địa vị phù hợp giữa các nhóm,
làm cho các thành viên chia sẻ giá trị ai sẽ nhận được thưởng và ai sẽ là
người bị phạt cho những hành vi cụ thể của mình là hưởng tốt nhất cho sự
hợp tác có hiệu quả tức là cần phải làm cho mỗi nhân viên đều thấy được văn
hoá doanh nghiệp là một văn hoá mạnh thực sự thể hiện các giá trị và niềm tin
chung. Văn hoá mạnh giúp người quản lý và nhân ivên xích lại gần nhau hơn.
Từ đó người lãnh đạo hiểu được nhân viên họ nghĩ gì và sẽ có những chính
sách hợp lý hơn.
Quản lý bằng mục tiêu, thực hiện biện pháp trao quyền hợp lý, từ đó sẽ
tạo niềm tin nơi người lao động. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc
thúc đẩy họ làm việc cho tổ chức như là làm việc cho chính họ vậy. Nếu
người lao động không được tin tưởng thì đây là điều hết sức tối kị trong một
tổ chức nhất là những vị trí thân cận với lãnh đạo, những người được gọi là
“cánh tay phải đắc lực”.
SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xác định đúng động cơ làm việc của nhân viên. Vì có như thế mới có
chính sách, định hướng đúng đắn. Phương pháp đưa ra hiệu quả.
Khen thưởng công khai, kịp thời: Nếu không khen thưởng thì sẽ không
khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn yêu cầu, nếu khen thưởng
không kịp thời thì sẽ mất tác dụng của việc khen thưởng.
Tạo cơ hội thăng tiến, phát triển cho nhân viên
Thực thi các chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý, hiệu quả
Nâng cao cơ sở, vật chất, điều kiện làm việc
Duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo – nhân viên, nhân viên – nhân
viên
Lãnh đạo phải là người có tầm nhìn, có năng lực quản lý, khuyến khích,
quan tâm, động viên nhân viên. Người lãnh đạo không chỉ giỏi để cho nhân
viên nể, mà còn phải là người được nhân viên quý mến. Nếu người lãnh đạo
không làm được những điều trên, ắt hẳn tổ chức đó không thành công vì lãnh
đạo và vì người lao động sẽ không có tấm gương nào soi đường chỉ lối cho
họ.
SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỘNG
LỰC LÀM VIỆC CỦA CBCNV BQLTƯ - DAYTNT - BYT
2.1. Tổng quan về BQLTƯ – DAYTNT – BYT:
Do đặc điểm về tổ chức nên khi nêu các đặc điểm về BQLTƯ –
DAYTNT – BYT em sẽ trình bày những nội dung về Ban quản lý dự án Y tế
nông thôn để làm sáng tỏ hơn về BQLTƯ – DAYTNT – BYT cả về sự hình
thành, mục tiêu, đặc điểm cấu tạo, tổ chức hoạt động.
2.1.1. Dự án Y tế nông thôn (DAYTNT):
1) Sự hình thành của Ban quản lý Dự án Y tế nông thôn - Bộ Y tế:
BQLDAYTNT được thành lập theo quyết định số 5412/ QĐ- BYT ngày
31/12/2002 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế, trực thuộc Bộ trưởng Bộ Y Tế, chịu sự chỉ
đạo trực tiếp của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được Bộ trưởng uỷ quyền và chịu
sự quản lý Nhà nước của Bộ Y Tế. Văn phòng Ban Quản Lý đặt tại Bộ Y Tế.
Tên Ban Quản Lý:
- Tên đầy đủ: Ban Quản Lý Dự Án Y Tế Nông Thôn sử dụng vốn vay
của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các nguồn vốn khác
- Tên gọi tắt: Ban Quản Lý Dự Án Y Tế Nông Thôn
- Tên tiếng Anh: Rural Health Project
- Tên viết tắt trong giao dịch: RHP
Địa chỉ giao dịch: Nhà A, Bộ Y Tế, 138A Giảng Võ, Hà Nội
Điện thoại (844) 8465729
Số Fax: 8447365910
E- mail: pmuadb@fpt.vn
2) Mục tiêu và phạm vi của Dự án Y tế nông thôn:
Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của Dự án là tăng cường sức khoẻ cho người dân ở nông
thôn đặc biệt là người nghèo và khó khăn ở 14 tỉnh là: Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Quảng Ninh, Hoà Bình, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hoà,
Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ và Hậu Giang.
Các mục tiêu cụ thể của Dự án:
• Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu có chất
lượng với trọng tâm là nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản cho phụ nữ và trẻ em đặc biệt là cho người nghèo và đồng bào
dân tộc ít người bằng cách nâng cấp cơ sở dự phòng và điều trị, cung cấp
trang thiết bị (TTB) cơ bản, nâng cao kỹ năng của nhân viên.
• Củng cố năng lực quản lý tài chính thông qua hỗ trợ chính sách của
Chính phủ trong việc chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho người nghèo và
xây dựng mô hình thử nghiệm về bảo hiểm y tế tự nguyện ở nông thôn
• Nâng cao năng lực quản lý của Bộ Y Tế trong việc thực hiện các
chương trình y tế dự phòng ở tuyến tỉnh và huyện và
• Tăng cường sự tham gia của cộng đồng và công tác truyền thông thay
đổi hành vi (BCC), chú trọng đặc biệt tới nội dung làm mẹ, trẻ đẻ sống,
dinh dưỡng, phòng chống thương tích và hút thuốc lá.
Phạm vi của Dự án:
Phạm vi của Dự án có 3 thành phần:
• Nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng CSSK
• Cải thiện hệ thống y tế
• Tăng cường các hoạt động y học dự phòng và sự tham gia của cộng đồng
Một điểm đặc biệt của chất lượng Dự án là thực hiện cả 3 thành phần
trên theo phương pháp lồng ghép.
Mục đích của chiến lược này là tăng cường mối tương quan giữa các
bộ phận khác nhau trong hệ thống y tế.
Chu trình Dự án:
Chu trình Dự án là một sự kết nối liên tục các bước cần phải thực hiện và
được bắt đầu từ khi tiến hành xác định vấn đề ưu tiên để xây dựng Dự án, tiếp
SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
theo đó là các bước xây dựng văn kiện Dự án. Một chu trình Dự án được
minh hoạ tóm tắt qua sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1: Các giai đoạn chính của chu trình Dự án:
Nguồn: tài liệu tóm tắt DAYTNT của BQLTƯ - DAYTNT - BYT
2.1.2. Sự hình thành của BQLTƯ – DAYTNT – BYT:
BQLTƯ - DAYTNT - BYT được thành lập theo số 4025/QĐ – BYT.
BQLTƯ - DAYTNT - BYT gọi tắt là PMU/ADB nằm trong Ban quản lý các
dự án, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Dự án Y tế nông thôn.
2.1.3. Đặc điểm về tổ chức và bộ máy quản lý của BQLTƯ - DAYTNT – BYT:
1) Cơ cấu BQLDAYTNT:
SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45
13
GĐ 1: Xác định
vấn đề ưu tiên để
xây dựng dự án
Giai đoạn 5:
Đánh giá và kết
thúc Dự án
GĐ 4: Thực hiện
và theo dõi Dự
án
Dựa trên kế hoạch phát triển KT – XH của quốc gia
Kế hoạch hành động của ngành Y Tế sẽ được xây dựng
GĐ 3: Thẩm
định và phê
duyệt Dự án
GĐ 2: Xây dựng
văn kiện Dự án
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu BQLDAYTNT
Nguồn: Tài liệu Quản lý dự án (Tổ chức và chức năng) - DAYTNT
SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45
Giám đốc Dự án
BQLDATW
Hai phó giám đốc Dự án
làm việc toàn bộ thời gian
Cán bộ
chuyên
trách về
XDCB
Cán bộ
chuyên trách
về đào tạo
BCC
Cán bộ
chuyên
trách về
mua sắm
Cán bộ
chuyên
trách về
giải ngân
Cán bộ chuyên
trách về
MIS/CBM/ lập
kế hoạch
14
Bộ trưởng Bộ Y
Tế
Ban chỉ đạo Dự án
Bộ Trưởng BYT - Ban Chỉ Đạo Dự Án
Nhân viên hỗ trợ
Thư kí- Kế toán- Lái xe- Nhân viên máy tính- Phiên dịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh
BHYTVN Nhóm tư vấn
Giám đốc Sở Y Tế
BQLDAT
Nhân viên
kế toán
Cán bộ chuyên
môn về hậu cần/
đấu thầu
Cán bộ
chuyên môn
về XDCB
Cán bộ chuyên trách
về MIS/CBM/ Đào
tạo
Nhân viên hỗ trợ
Thư kí/ Nhân viên máy tính- Lái xe
Giám đốc Trung Tâm Y Tế Huyện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét