LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "Tài liệu Binh PhápTôn Tử docx": http://123doc.vn/document/1045968-tai-lieu-binh-phapton-tu-docx.htm
Tôn Tử nói:
Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng
sách, đánh nó là kém hơn. Làm cho toàn quân địch chịu khuất phục là thượng sách,
đánh nó là kém hơn. Làm nguyên lữ quân địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là
kém hơn. Làm nguyên một tốt địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn.
làm nguyên một ngũ địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Thế nên
bách chiến bách thắng cũng chưa phải cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần
đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt. Cho
nên thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng
địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì.
Đánh thành là biện pháp bất đắc dĩ, chế tạo chiến xa, vũ khí phải mất 3 tháng mới
hoàn thành, chuẩn bị binh mã lại mất 3 tháng nữa. Tướng sốt ruột xua quân đánh
thành, thương vong 3 phần mất 1 mà vẫn chưa hạ được. Đó chính là cái hại của việc
đánh thành. Cho nên người giỏi dụng binh, thắng địch mà không phải giao chiến, đoạt
thành mà không cần tấn công, phá quốc mà không cần đánh lâu, nhất địch phải dùng
mưu lược toàn thắng mà thủ thắng trong thiên hạ, quân không mỏi mệt mà vẫn giành
được thắng lợi hoàn toàn.
Phép dụng binh, gấp mười lần địch thì bao vây, gấp năm lần địch thì tấn công, gấp đôi
chì chia ra mà đánh, bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút, tránh giao tranh
với địch. Binh yếu mà đánh thẳng tất bị bắt làm tù binh. Tướng soái là trợ thủ của
quốc gia, trợ thủ tốt thì nước cường thịnh, kém thì nước suy yếu. Vua có thể gây bất
lợi cho việc quân trong 3 trường hợp: không biết quân không thể tiến mà bắt tiến,
không biết quân không thể thoái mà bắt thoái, đó là trói buộc quân đội. không biết
việc quân mà can dự vào khiến tướng sĩ hoang mang khó hiểu. không biết mưu kế
dụng binh mà can dự vào khiến tướng sĩ băn khoăn nghi ngờ. Quân hoang mang nghi
ngờ thì các nước chư hầu thừa cơ tấn công. Đó là tự làm rối mình khiến địch thắng.
Cho nên có năm điều có thể thắng: Biết có khả năng đánh hay không có khả năng
đánh, có thể thắng, biết dựa vào binh lực nhiều ít mà đánh, có thể thắng, quân tướng
đồng lòng có thể thắng, lấy quân có chuẩn bị đánh quân không chuẩn bị có thể thắng,
tướng giỏi mà vua không can thiệp vào có thể thắng. Đây là 5 điều có thể đoán trước
được thắng lợi.
Cho nên có thể nói: Biết địch biết ta, trăm trận không bại, biết ta mà không biết địch
trận thắng trận bại, không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại. (nguyên văn: Tri
bỉ tri kỷ giả, bách chiến bất đãi, bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ, bất tri bỉ bất
tri kỷ, mỗi chiến tất đãi.
Thiên 04 Hình
Tôn Tử nói:
Trước kia người giỏi dụng binh đánh giặc, trước tiên phải không để bại, sau mới đánh
bại kẻ địch. không để bại là do mình, giành chiên thắng là tại địch. Thế nên người giỏi
dụng binh có thể làm kẻ địch không thắng được mình, nhưng không chắc làm kẻ địch
bị ta đánh thắng. Cho nên nói thắng lợi có thể dự kiến nhưng không nhất thiết đòi hỏi
được (tối nghĩa quá:"thắng khả tri,i nhi bất khả vi") không thể thắng được thì thủ, có
thể thắng được thì công. Thủ là do chưa đủ điều kiện, công là khi điều kiện có thừa.
Người giỏi thủ ém quân tại các loại địa hình, người giỏi công phát huy mọi thế mạnh,
thế nên bảo toàn được lực lượng mà vẫn toàn thắng ("thiện thủ giả, tàng ư cửu địa chi
hạ, thiện công giả, động ư cửu thiên chi thượng"). Dự đoán chiến thắng mà không
hơn nhiều người thì chưa gọi là giỏi trong những người giỏi, thắng 1 trận mà thiên hạ
gọi là giỏi thì cũng chưa gọi là giỏi trong những người giỏi Cũng như nhấc một cọng
lông thì không kể là khoẻ, nhìn thấy nhật nguyệt không kể là mắt tinh, nghe được sấm
sét không kể là tai thính. Thời xưa, người giỏi dụng binh thường đánh bại kẻ địch dễ
thắng nên việc giành được chiến thắng ấy không được tiếng là trí dũng. Chiến thắng
của họ là không có gì phải nghi ngờ vì nó dựa trên cơ sở tất thắng kẻ địch đã lâm vào
thế thất bại. Cho nên người giỏi dụng binh bao giờ cũng đặt mình vào thế bất bại mà
cũng không bỏ qua cơ hội nào để thắng địch. Vì vậy, đội quân chiến thắng bao giờ
cũng tạo điều kiện để thắng, sau mới giao tranh, đội quân chiến bại thường giao tranh
tranh trước, sau mới tìm chiến thắng bằng sự cầu may. Người giỏi dụng binh có thể từ
các mặt tu sửa cái lẽ không thể thắng để nắm được quyền quyết định sự thắng bại.
Phép dụng binh là: Thứ nhất là "độ", thứ hai là "lượng", thứ 3 là "số", thứ 4 là "xứng",
thứ 5 là "thắng". Tính thế sinh độ, độ sinh lượng, lượng sinh số, số sinh xứng, xứng
sinh thắng. Thắng binh dùng "dật" đánh "thù", bại binh dùng "thù" chống "dật".
Người chiến thắng là người có quân lực hùng mạnh, chỉ huy tác chiến dùng binh như
tháo nước đổ từ trên trời xuống vậy, cái này gọi là Hình của binh lực quân sự. Nguyên
văn "Thắng giả chi chiến dân dã, nhược quyết tích thuỷ ư thiên nhẫn chi khê giả, hình
dã.
Thiên 05 Thế
Tôn Tử nói:
Phàm điều khiển quân, bất kể nhiều hay ít đều là việc tổ chức biên chế quân đội, chỉ
huy quân nhiều hay ít là vấn đề hiệu lệnh. Thống lĩnh toàn quân gặp địch tấn công mà
không bị bại trận, ấy là nhờ vào thuật biến hóa kỳ ảo khi dùng binh là chính. Dùng
binh công địch được thế như lấy đá chọi trứng, ấy là nhờ biết vận dụng chính xác
tránh thực chọn hư.
- Phàm việc tác chiến, dùng chính binh đối địch, kỳ binh thủ thắng. Tướng giỏi dùng
binh sẽ biết biến hóa tác chiến như trời đất không bao giờ cùng đường, sông biển
không bao giờ cạn nước. Như mặt trăng mặt trời, lặn rồi lại mọc; như bốn mùa thay
đổi, qua rồi lại đến. Âm nhạc cũng không quá 5 thanh âm, nhưng biến hóa khôn
lường, nghe sao cho hết được; sắc màu cũng chỉ có 5 màu, nhưng biến hóa nhìn sao
cho tận; vị bất quá cũng chỉ có 5 vị, như biến hóa nếm sao cho đủ. Chiến thuật cũng
chỉ có kỳ và chính, nhưng biến hóa của kỳ và chính là vô cùng vô tận. Kỳ chính
chuyển hóa lẫn nhau như vòng tròn không có khởi điểm cũng không có kết thúc, ai có
thể biết được?
- Nước lã chảy xiết cuốn trôi cả đá gạch, đó là nhờ thế nước lũ. Chim ưng vồ mồi chỉ
1 cú có thể xé nát con mồi, đó là dựa vào thế tiết nhanh như chớp nhoáng. Người chỉ
huy giỏi là người biết tạo nên thế hiểm hay tiết chớp nhoáng. Thế hiểm như cung đã
giương hết mức, tiết chớp nhoáng như lấy nỏ phóng tên, nhanh vô cùng.
- Trong khi tác chiến, người ngựa rối loạn mà không để đội hình rối loạn. Hỗn loạn
mù mịt mà vẫn đâu ra đấy, duy trì được thế, tiết thì không bị bại.
- Ta có tổ chức chặt chẽ thì khiến địch hỗn loạn, ta có lòng dũng cảm thì khiến địch
khiếp sợ, ta có binh lực lớn thì khiến địch suy yếu. Chặt chẽ hay hỗn loạn là do ở tổ
chức biên chế, dũng cảm hay khiếp sợ là do ưu thế tạo nên, lớn mạnh hay suy yếu là
do thực lực đối sách thể hiện ra. Tướng giỏi là biết cách điều khiển quân địch, ngụy
trang để dụ địch khiến kẻ địch di động theo ý mình, dùng lợi nhỏ dụ kẻ địch, địch ắt
đến để chiếm. Dùng cách đó mà khiến quân địch đến nạp mạng.
- Người giỏi tác chiến là biết tạo ra tình thế có lợi chứ không trách thuộc cấp, biết
chọn lựa và sử dùng nhân tài để tạo nên lợi thế. Người giỏi tác chiến tạo ra thế giống
như lăn gỗ đá, gỗ đá ở chỗ bằng thì nằm im, ở chỗ nghiêng dốc thì dịch chuyển,
vuông thì dừng, tròn thì lăn. Bởi vậy mà người giỏi chỉ huy tác chiến cũng như lăn
hòn đá tròn từ trên núi cao vạn trượng xuống chân núi vậy. Thế tạo ra chính là như
vậy.
Thiên 06 Hư thực
Tôn Tử viết:
- Phàm đến chiến địa trước đợi địch là chiếm được thế chủ động an nhàn, đến chiến
địa sau ứng chiến với địch là lâm vào thế mệt mỏi. Vì thế, người chỉ huy tác chiến
giỏi là người có thể điều khiển quân địch chứ không thể theo sự điều khiển của quân
địch.
- Khiến quân địch đến nơi ta làm chủ trước là kết quả của việc dùng lợi nhỏ nhữ địch.
Khiến địch không thể đến nơi nó muốn, ấy là do ta ngăn cản được nó. Do thế, địch
đang nghỉ ngơi, ta phải làm cho nó mệt mỏi, địch đầy đủ lương thảo, ta phải làm cho
chúng đói khát, địch đóng trại yên ổn, ta phải làm cho chúng di chuyển, đó là vì nơi ta
tấn công, địch ắt phải đến ứng cứu. Quân ta đi được nghìn dặm mà không mệt mỏi là
do ta đến những nơi không bị địch ngăn trở, ta đánh mà chắc thắng là do ta tấn công
vào nơi địch không cách gì phòng thủ, ta phòng thủ vững chắc do ta biết trước nơi sẽ
bị địch tấn công.
- Người giỏi tiến công là người có thể làm cho địch không biết nơi mà phòng thủ,
người giỏi phòng thủ là người có thể làm cho địch không biết phải tiến công vào nơi
nào. Vi diệu, vi diệu đến mức vô hình. Thần kỳ, thần kỳ đến mức vô thanh. Vì thế mà
ta có thể nắm vận mạng của quân địch trong tay. Ta tiến công mà địch không cản nỗi
vì ta như tiến vào chỗ không người, ta thoái lui mà địch không đuổi theo vì ta hành
động nhanh lẹ, địch không đuổi kịp. Bởi thế, ta muốn đánh thì dù địch có lũy cao hào
sâu cũng phải ứng chiến với ta vì ta đánh vào nơi địch buộc phải ứng cứu, ta không
muốn đánh thì vạch đất mà phòng thủ, địch cũng không thể đến đánh ta vì ta làm cho
chúng phải đổi hướng tiến công.
- Ta khiến địch để lộ thực lực mà ta thì vô hình thì ta có thể tập trung binh lực, còn
địch thì phân tán lực lượng. Ta tập trung binh lực ở một nơi mà địch phân tán lực
lượng ở mười chốn, tức là ta dùng mười đánh một (he he … địch không chột cũng …
chết vì bị hội đồng), như thế quân ta đông quân địch ít, lợi thế hẳn cho ta. Dùng nhiều
đánh ít, tương quan lực lượng ta với địch rõ ràng là mình thắng. Nơi ta muốn tiến
công, địch chẳng thể nào biết, không thể biết ắt địch phải bố trí phòng thủ nhiều nơi,
đã phòng bị nhiều nơi thì quân số bị phân bố ắt nơi ta cần tiến công sẽ có ít quân địch.
Địch giữ được “mặt tiền” thì mặt sau mỏng yếu, giữ được bên trái thì bên phải yếu
mỏng. Binh lực mỏng là vì phòng bị khắp nơi, binh lực dồi dào là nhờ buộc địch phải
phòng bị khắp chỗ.
- Vì thế, biết trước chiến địa và thời gian giao tranh thì dù xa ngàn dặm cũng có thể
giao phong với địch. Không biết sẽ đánh ở đâu và vào lúc nào thì cánh trái không thể
tiếp ứng cánh phải, cảnh phải không thể ứng tiếp cánh trái, mặt tiền không thể ứng
cứu với mặt hậu, mặt hậu không thể ứng cứu mặt tiền, huống hồ xa ngoài ngàn dặm,
gần trong vài dặm thì thế nào? Theo ý ta, vượt người về số quân đâu có ích chi cho ta
trong việc thắng bại, thắng lợi có thể do ta tạo thành. Quân địch tuy đông, có thể làm
cho chúng không thể đấu với ta được.
- Phải bày mưu lập kế, phân tích kế hoạch tác chiến của quân địch, khiêu khích địch
để nắm tình hình và phương cách hành quân của địch, trinh sát xem chỗ nào có lợi,
chỗ nào bất lợi, đánh thử xem binh lực của địch mạnh yếu thực hư thế nào. Ta ngụy
trang thật khéo khiến địch không tìm ra tung tích thì dù gián điệp có vào sâu trong đội
hình cũng không biết rõ được quân ta, kẻ địch khôn ngoan mấy cũng chẳng biết cách
đối phó với quân ta. Căn cứ vào sự thay đổi tình hình của địch mà vận dụng linh hoạt
chiến thuật, dù có bày sẵn thắng lợi trước mắt chúng cũng không nhận ra sự ảo diệu
của nó. Người ngoài chỉ biết ta dùng phương kế thắng địch chứ không biết ta đã vận
dụng phương kế đó thế nào. Vì vậy, chiến thiến lần sau không lặp lại phương thức đã
dùng trong lần trước mà phải thích ứng với tình hình mới, biến hóa vô cùng vô hình.
- Cách dùng binh cũng như dòng chảy của nước vậy, quy tắc vận hành của nước là từ
chỗ cao đổ xuống thấp. Thắng lợi trên chiến trường là do ta biết tránh chỗ cứng, chỗ
thực của quân địch mà đánh vào chỗ mềm, chỗ hư của địch. Nước tùy địa hình cao
thấp mà định được hướng chảy, tác chiến căn cứ vào tình hình của địch mà quyết định
cách đánh. Dụng binh tác chiến không có hình thế cố định, không có phương thức
nhất định. Dựa vào biến đổi của địch mà chiến thắng thì gọi là dụng binh như thần.
Ngũ hành tương sinh tương khắc, không có hành nào luôn thắng, bốn mùa nối tiếp
nhau thay đổi, không có mùa nào cố định mãi, bóng mặt trời lúc dài lúc ngắn, vành
trăng có khi tròn khi khuyết.
Thiên 07 Quân tranh
Tôn Tử viết:
- Phàm dụng binh chi pháp …ý quên … phép dùng binh thường, tướng soái nhận lệnh
vua, trưng tập dân chúng, tổ chức quân đội, sau mới bày trận đối địch. Trong quá trình
đó, khó nhất là quân tranh, nghĩa là giành lấy lợi thế. Cái khó nhất của việc này là
phải biến đường vòng thành đường thẳng, biến bất lợi thành có lợi. Tuy đi đường
vòng nhưng lấy cái lợi nhỏ dụ địch thì mới có thể xuất phát sau mà tới được trước yếu
địa cần tranh, thế là hiểu được phương pháp biến cong thành thẳng.
- Quân tranh vừa có cái lợi, vừa có nguy hiểm. Nếu đem toàn quân có trang bị nặng
nề đi tranh thì không thể đạt được dự định, nếu bỏ lại trang bị nặng thì trang bị nặng
sẽ tổn thất. Vì thế, cuốn giáp tiến gấp, ngày đêm không nghỉ để đi trăm dặm tranh lợi
thì tướng lĩnh ba quân có thể bị bắt, lính khỏe tới trước, yếu tới sau. Cuối cùng chỉ có
một phần mười binh lực đến trước. Đi năm mươi dặm tranh lợi, tướng lĩnh tiền quân
sẽ bị chặn, chỉ có một nửa binh lực tới trước. Đi ba mươi dặm tranh lợi, chỉ có hai
phần ba binh lực tới trước. Quân đội không có trang bị nặng ắt thua, không có lương
thảo ắt chết, không có vật tư ắt khó sống.
- Chưa biết ý đồ chiến lược của các chư hầu, không thể tính việc kết giao; chưa thông
địa hình sông núi, đầm hồ, không thể hành quân; không dùng người dẫn đường không
thể chiếm địa lợi. Dùng binh đánh trận phải dựa vào biến hóa gian trá mới mong
thành công, phải căn cứ vào chỗ có lợi hay không mà hành động, tùy sự phân tán hay
tập trung binh lực mà thay đổi chiến thuật. Quân đội hành động thần tốc thì nhanh
như gió cuốn, hành động chậm rãi thì lừng khừng như rừng rậm, khi tấn công thì như
lửa cháy, khi phòng thủ thì như núi đá, khi ẩn mình thì như bóng tối, khi xung phong
thì như sấm sét. Chiếm được làng xã phải phân binh đoạt lấy, mở rộng lãnh thổ, phải
phân binh trấn giữ; cân nhắc lợi hại được mất rồi mới tùy cơ hành động. Trước hết
phải rõ phương pháp biến cong thành thẳng để giành thắng lợi, ấy là nguyên tắc hành
quân.
- Quân Chính viết: “Ngôn bất tương văn, cố vi kim cổ, thị bất tương kiến, cố vi tinh
kỳ” có nghĩa là “khi tác chiến mà dùng lời nói chỉ huy e quân nghe không được, phải
cần đến chiêng trống; dùng động tác e quân không nhìn thấy, phải cần đến cờ lệnh.
Chiêng trống, cờ lệnh dùng để thống nhất hành động của toàn quân. Toàn quân đã
hành động nhất nhất thì người lính dũng cảm không thể tiến một mình, người lính
nhút nhát cũng không thể lùi một mình, đó là phương pháp chỉ huy toàn thể đội hình
tác chiến”.
- Đối với quân địch, có thể làm tan nhuệ khí của chúng; đối với tướng địch, có thể làm
dao động quyết tâm của họ. Sĩ khí của quân đội lúc mới giao chiến thì hăng hái, sau
một thời gian dần dần suy giảm, cuối cùng tiêu tan. Người giỏi dùng binh phải tránh
nhuệ khí hăng hái của địch cho đến khi nhuệ khí đó của chúng bị tiêu tan giảm sút thì
đánh, đó là cách nắm chắc sĩ khí quân đội. Lấy sự nghiêm chỉnh của quân ta đối phó
với sự hỗn loạn của quân địch, lấy sự bình tĩnh của quân ta đối phó với sự hoang
mang của quân địch, đó là cách nắm chắc tâm lý quân đội. Lấy gần chờ xa, lấy nhàn
chờ mệt (dĩ dật đãi lao), lấy no chờ đói, đó là cách nắm chắc sức chiến đấu của quân
đội. Không đi chặn đánh quân địch đang có hàng ngũ chỉnh tề, không đánh kẻ địch có
thế trận và lực lượng hùng mạnh, đó là cách nắm vững biến hóa chuyển động.
- Nguyên tắc dùng binh là: địch chiếm núi cao thì không đánh lên, địch dựa vào gò
đống thì không nên đánh chính diện, địch vờ thua chạy thì không nên đuổi theo, quân
địch tinh nhuệ thì chưa nên đánh vội, địch cho quân ta nhử mồi thì mặc kệ chúng,
địch rút về nước thì không nên chặn đường, bao vây quân địch nên chừa một lối thoát
cho chúng, địch cùng khốn thì không nên quá bức bách chúng. Phép dùng binh là như
thế.
Thiên 08 Cửu biến
Tôn Tử nói:
- Phàm dụng binh chi pháp, chủ tướng nhận lệnh của vua, tập hợp quân đội, quân nhu
(giáo, khí, lương, tiền, …), khi xuất chinh ở “phỉ địa” (đất xấu) thì không dựng trại, ở
“cù địa” (đất có đường lớn thông suốt) phải kết giao với nước láng giềng, ở “tuyệt
địa” không được nấn ná, ở “vi địa” (đất bị vây) thì phải tính kế, ở “tử địa” phải liều
chết quyết chiến. Có những đường không nên đi, có những loại địch không nên đánh,
có những thành không nên công, có những vùng không nên giành, có những lệnh vua
không nên nghe. Tướng lĩnh tinh thông những ứng biến trên mới là người biết cách
dùng binh. Không tinh thông những ứng biến ấy, dù có nắm được địa hình cũng
không thể giành được địa lợi. Chỉ huy quân đội mà không biết dùng những ứng biến
ấy thì dù biết năm điều lợi cũng không thể phát huy được toàn bộ tác dụng của quân
đội.
- Tướng lĩnh thông minh suy tính tất phải cân nhắc hai phương diện lợi hại. Khi gặp
tình hình bất lợi, phải tìm cho được điều lợi mới thành được đại sự. Gặp tình hình
thuận lợi, phải cố thấy rõ những yếu tố bất lợi mới kịp thời giải trừ được tai biến.
- Muốn khuất phục chư hầu, phải đánh vào chỗ nguy hại của họ ; muốn điều khiển
chư hầu, phải buộc họ làm những việc họ không thể không làm ; muốn ép họ vào thế
bị động, phải dùng lợi mà dẫn dụ họ.
- Nguyên tắc dùng binh là : không chờ địch đến đánh ta, mà phải tập trung vào việc
sắp sẵn kế sách đối phó ; không đợi địch tấn công ta, mà phải trông vào thành lũy của
ta vững chắc, địch không thể hạ được.
- Làm tướng có 5 điểm nguy hiểm : liều chết khinh suất có thể bị giết, tham sống sợ
chết có thể bị bắt, nóng giận hồ đồ có thể mắc mưu, liêm khiết tự trọng không chịu
được nhục nhã, thương dân có thể lo buồn bất an. Phạm 5 sai lầm đó thì tai họa khó
lường cho việc dùng binh. Quân bị diệt, tướng bị giết đều do 5 điểm nguy hiểm ấy mà
ra, không thể không suy xét kỹ.
Thiên 09 Hành quân
Tôn Tử viết:
- Khi hành quân và dựng trại ở những dạng địa hình khác nhau, khi phán đoán tình
hình quân địch, phải chú ý : ở vùng núi, phải dựa vào vùng sơn cốc có nước và cỏ, hạ
trại tại chỗ cao, hướng về ánh sáng. Nếu địch chiếm được chỗ cao thì không đánh lên.
Khi vượt sông, nên hạ trại xa bờ. Nếu địch vượt sông đánh ta, ta không nên giao chiến
với địch ở dưới sông, chờ địch sang sông được phân nửa mới đánh thì được lợi. Nếu
muốn quyết chiến với địch, nên bày trận sát bờ sông. Hạ trại bên bờ sông cũng phải
chiếm chỗ cao, đón ánh sáng, không được theo hướng ngược dòng sông công địch.
Nếu gặp vùng đầm lầy nước mặn, phải ở gần nơi có nước và cỏ, lưng dựa vào lùm
cây. Nếu gặp vùng đồng bằng, phải chiếm nơi rộng rãi, bên phải có gò cao, phía trước
mặt thấp, phía sau lưng cao. Nhờ lợi thế của 4 cách xử trí đó mà Hoàng Đế đã thắng 4
vị vua khác.
- Phàm hạ trại nên ở nơi cao ráo tránh ẩm thấp, ở nơi sáng tránh chỗ tối tăm, ở nơi gần
cỏ và nước có đường vận chuyển quân nhu tiện lợi, tướng sĩ không bị nhiễm bệnh, đó
là đảm bảo cho chiến thắng. Hành quân ở vùng nhiều gò đống, đê điều, tất phải chiếm
phần cao ráo sáng sủa, chủ yếu dựa vào phía bên phải. Cái lợi của cách dùng binh này
là được lợi thế địa hình hỗ trợ.
- Phần thượng lưu mưa lớn tất nước sông sẽ dâng lên, nhất định không được vượt
sông, phải chờ khi nước rút.
- Hành quân qua những vùng như “Thiên giản” là khe suối hiểm trở, “Thiên tỉnh” là
nơi vách cao vây bộc, “Thiên lao” là nơi 3 mặt bị vây vào dễ ra khó, “Thiên hãm” là
nơi đất thấp lầy lội khó vận động, “Thiên khích” là nơi hẻm núi khe hở. Khi gặp 5 loại
địa hình đó tất phải gấp rút chuyển đi, không nên đến gần, để cho địch ở gần nơi đó,
ta nên hướng mặt về phía địa hình ấy mà cho địch xoay lưng vào đó.
- Hành quân qua những nơi mà hai bên sườn có nhiều chỗ hiểm trở, ao hồ đầm lầy,
lau sậy um tùm, cây cối rậm rạp tất phải thận trọng dò xét vì đó là những nơi địch dễ
có thể mai phục.
- Địch đã đến gần mà vẫn yên tĩnh là chúng đã chiếm được địa hình hiểm yếu thuận
lợi. Địch ở xa mà đến khiêu chiến là chúng muốn dẫn dụ ta tiến lên. Địch đóng quân ở
nơi bằng phẳng là đã chiếm được địa hình lợi thế. Cây cối rung động là địch đang
lặng lẽ tiến gần. Trong cỏ có nhiều chướng ngại vật là địch cố ý bày nghi trận, chim
xáo xác bay lên là bên dưới có phục binh. Thú kinh hãi bỏ chạy là địch kéo quân đến
đánh úp. Bụi bốc cao mà nhọn là chiến xa địch tới, bụi bay thấp mà tản rộng là địch
kéo bộ binh đến. Bụi bay tản mác là địch chia quân đi kiếm củi. Bụi bay ít mà lúc có
lúc không là địch đang dựng trại. Sứ giả nói năng khiêm nhượng mà địch lại tăng
cường là đang chuẩn bị tiến công. Sứ giả nói cứng lại giả tiến lên là địch đang chuẩn
bị lui. Chiến xa hạng nhẹ chạy ra hai bên sườn là địch đang bày thế trận. Địch chưa
thua đã vội cầu hòa là đang có âm mưu. Địch gấp bày trận là đã định kỳ hạn tấn công.
Địch nửa tiến nửa lui là đang muốn dụ ta. Quân lính chống binh khí làm thế đứng dựa
vào là đang … đói bụng. Quân địch đi lấy nước mà uống trước mới đem về là địch
đang khát. Địch thấy lợi mà không tiến lên tranh đoạt là đang mệt mỏi. Chim chóc
đậu trên doanh trại địch là trại đang bỏ trống. Đang đem địch hốt hoảng gọi nhau là
biểu hiện hoảng sợ. Quân lính trong trại nhiễu loạn là tướng địch không có uy
nghiêm. Cờ xí ngả nghiêng là đội ngũ địch đã rối loạn. Quan quân dễ nổi nóng là toàn
quân đã mệt mỏi. Dùng cả lương thực cho ngựa ăn, giết ngựa lấy thịt, thu dọn dụng cụ
nấu ăn, lính không về trại là địch đã khốn cùng, liều chết phá vòng vây. Quân lính thì
thầm bàn tán là tướng địch không được lòng quân. Liên tiếp khao thưởng quân sĩ là
địch không có biện pháp hành động, liên tiếp trừng phạt hạ cấp là quân địch đang
quẫn bách. Thoạt đầu hung hãn, sau lại sợ sệt cấp dưới là tướng địch quá dốt, trí lực
quá kém. Phái sứ đến tặng quà (hối lộ) và nói năng mềm mỏng là địch muốn đình
chiến. Địch giận dữ kéo quân bày trận đối diện với quân ta mà đã lâu lại không tiến
không lui thì ta nên cẩn trọng xem xét vì sợ địch đang có mưu kế.
- Đánh trận không cốt lấy quân đông, không nên khinh địch tiến liều mà phải tập
trung lực lượng, phán đoán tình hình, tranh thủ sự tín nhiệm và ủng hộ của hạ cấp là
được. Kẻ không biết nhìn xa trông rộng lại khinh địch ắt hẳn bị địch bắt.
- Chưa có ân đức đã vội ra uy trừng phạt thì quân sĩ không phục. Quân sĩ không phục
thì khó có thể sai khiến được. Đã có ân đức với quân sĩ mà không áp dụng kỷ luật
quân pháp thì cũng không thể sai khiến được họ. Vì thế mà phải mềm mỏng, độ lượng
để quân sĩ đồng lòng, dùng quân pháp nghiêm minh để quân sĩ nhất nhất tề chỉnh thì
mới có thể khiến quân sĩ kinh sợ và phục tùng. Uy lệnh có nghiêm thì quân sĩ mới
quen phục tùng. Thời bình mà mệnh lệnh được nghiêm chỉnh chấp hành thì đó là
tướng đã phục được lòng quân, trên dưới đều được hòa thuận hợp nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét