LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "hoc tap chinh tri he 2009": http://123doc.vn/document/572228-hoc-tap-chinh-tri-he-2009.htm
- Trong công tác tổ chức, việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đạt mục tiêu tinh gọn, hiệu quả. Nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác
cán bộ, chính sách cán bộ chậm được khắc phục. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng chưa theo kịp yêu cầu của thời kỳ mới.
- Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật trong Đảng trên một số mặt còn hạn chế, thiếu sót. Tình hình vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị
của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước còn diễn ra ở nhiều nơi.
Câu hỏi 6: Trung ương đã chỉ ra những nguyên nhân nào của những mặt hạn chế, yếu kém nói trên?
Trả lời:
Nghị quyết chỉ rõ những nguyên nhân khách quan sau:
- Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế trên thế giới;
- Tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân;
- Những hạn chế, yếu kém vốn có của nền kinh tế; sự chống phá của các thế lực thù địch.
Nghị quyết chỉ ra những nguyên nhân chủ quan sau:
- Công tác nghiên cứu lý luận chưa giải đáp có căn cứ khoa học về nhiều vấn đề quan trọng do thực tiễn đặt ra.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành một số lĩnh vực chưa tập trung kiên quyết, dự báo chưa tốt.
- Việc tổ chức thực hiện nghị quyết của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương vẫn là khâu yếu, kỷ luật, kỷ cương chưa
nghiêm.
- Những yếu kém về phẩm chất, năng lực, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên chậm được khắc phục.
Câu hỏi 7: Trung ương đã rút ra những kinh nghiệm gì trong nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội X ?
Trả lời:
Nghị quyết đã rút ra những kinh nghiệm chính sau:
- Phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao chất lượng công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội.
- Phải phát huy cao nội lực, vấn đề có ý nghĩa quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại lực có ý nghĩa quan trọng, xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, quan tâm bảo vệ môi
trường, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
- Phải tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Câu hỏi 8: Trung ương đã dự báo tình hình quốc tế và trong nước trong những năm tới sẽ diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Về tình hình thế giới, Nghị quyết dự báo: “Từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội X, tình hình khu vực và thế giới còn diễn biến phức tạp, khó
lường”. Cụ thể là:
- Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế ở nhiều nước trên thế giới thời gian tới còn diễn biến phức tạp.
- Sự suy giảm vai trò của Mỹ và xu hướng hình thành thế giới đa cực ngày càng rõ sẽ tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị
và kinh tế thế giới trong những năm tới.
- Xu thế cạnh tranh giữa các nước để mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tìm kiếm các nguồn nguyên liệu, năng lượng, thu hút vốn đầu tư, thị
trường tiêu thụ sẽ gay gắt hơn.
- Cạnh tranh giữa các nước lớn trên các địa bàn chiến lược sẽ phức tạp hơn.
Về tình hình trong nước, Nghị quyết cho rằng, bên cạnh những mặt thuận lợi “tình hình năm 2009 và một vài năm tới có thể sẽ còn khó
khăn hơn năm 2008”. Cụ thể là:
- Sẽ có những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, du lịch sẽ ảnh hưởng xấu tới sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp, thu ngân sách nhà nước, việc làm và đời sống của nhân dân.
- Thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp.
- Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá Đảng, Nhà nước, sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta quyết liệt hơn.
- Sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, những hạn
chế, yếu kém trên một số lĩnh vực kinh tế, xã hội… gây khó khăn cho sự ổn định và phát triển đất nước.
Trung ương cũng khẳng định, kết quả bước đầu trong việc ngăn chặn lạm phát, suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện an sinh
xã hội đã củng cố niềm tin của nhân dân và các nhà đầu tư. Đúc kết, phát hiện kinh nghiệm và kết quả đã đạt được, quyết tâm phấn
đấu cao, thực hiện các giải pháp tích cực, hiệu quả, chúng ta hoàn toàn có khả năng vượt qua khó khăn và tạo ra bước phát triển mới.
Câu hỏi 9: Mục tiêu đề ra cho đến Đại hội XI của Đảng là gì ?
Trả lời:
Nghị quyết nêu mục tiêu chung nhất là “Nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ và Nghị quyết Đại hội X đã đề ra cho cả
nhiệm kỳ”. Cụ thể là:
- Chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững,
bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế đạt
hiệu quả ngày càng cao.
- Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Tạo chuyển biến rõ rệt hơn nữa trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng
và tổ chức.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy
nhà nước.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội; đẩy mạnh thi đua yêu nước, phát huy
dân chủ, tăng cường kỷ cương, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Câu hỏi 10: Trung ương đề ra những nhiệm vụ và giải pháp nào trong lĩnh vực kinh tế ?
Trả lời:
Nghị quyết xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là, triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững. Cụ thể là:
- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
- Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, chính sách lãi suất và tỉ giá hợp lý.
- Thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên chặt chẽ hơn.
- Bố trí và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư kích cầu trong nước vào những lĩnh vực có hiệu quả.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương xóa bao cấp qua giá với lộ trình hợp lý. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, đáp ứng đầy đủ các mặt
hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống.
- Đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu, hạn chế tối đa nhập siêu, coi trọng đúng mức thị trường trong nước.
Hai là, cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất, kinh doanh, phát triển các thành phần kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.
- Thực hiện nhất quán chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, ban hành đầy
đủ các văn bản hướng dẫn thi hành các luật; đơn giản hơn nữa các thủ tục hành chính, công khai mọi quy trình, thủ tục cấp phép hoạt
động, đăng ký kinh doanh, đầu tư, nộp thuế…
- Điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển các ngành, vùng, các sản phẩm lớn, quan trọng.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nông nghiệp, nông thôn, các ngành
có hàm lượng khoa học – công nghệ cao.
- Ban hành chính sách phù hợp để giải quyết vướng mắc kéo dài trong thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
- Có chính sách để các vùng của đất nước đều phát huy tốt nhất lợi thế của mỗi vùng, cùng phát triển nhanh hơn; phát huy tốt vai trò
các vùng kinh tế động lực với việc quan tâm đầu tư phát triển các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tăng cường đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể.
Ba là, huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của các thành phần kinh tế.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư.
- Tập trung vốn đầu tư nhà nước vào những lĩnh vực ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, các chương trình, dự án phát
triển các ngành, các vùng trọng điểm, các vùng đặc biệt khó khăn.
- Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng khuyến khích xã hội hóa, huy động nhiều nguồn lực phát triển các lĩnh vực dịch vụ công.
- Quản lý chặt chẽ vốn đầu tư từ ngân sách và việc sử dụng vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
- Tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất, nước, khoáng sản, rừng, biển, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, cơ chế đăng ký, chuyển dịch quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, phát triển thị trường đất đai,
bất động sản, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực này cho phát triển đất nước.
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, khóa X “Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa X “Về những chủ trương, chính sách lớn khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO)”.
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
- Tăng cường, củng cố những yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường.
Câu hỏi 11: Trung ương đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp nào trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học - công nghệ ?
Trả lời:
Một là, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo toàn diện, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể là:
- Tiến hành cải cách giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X).
- Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và công tác quản lý giáo dục.
- Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa việc huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục – đào tạo.
- Đẩy mạnh đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Định hướng, quản lý chặt chẽ việc hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo.
Hai là, tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý và chính sách phát triển khoa học – công nghệ. Cụ thể là:
- Nghiên cứu xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học – công nghệ quốc gia và các
ngành, các sản phẩm quan trọng.
- Đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao tính tự chủ cho các cơ quan nghiên cứu khoa học.
- Tiếp tục phát huy dân chủ trong nghiên cứu khoa học.
- Phát triển thị trường khoa học – công nghệ.
- Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học; gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh, giáo dục – đào tạo.
- Có chính sách, chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ nghiên cứu khoa học, nhất là cán bộ đầu ngành, có trình độ
cao.
Câu hỏi 12: Trung ương đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp nào trong lĩnh vực văn hóa, y tế, xã hội ?
Một là, thực hiện tốt nhiệm vụ tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Cụ thể là:
- Thực hiện các chính sách khuyến khích tạo việc làm, mở rộng các hình thức dạy nghề, hỗ trợ cho vay dạy nghề, học nghề, nhất là với
người bị thu hồi đất, không còn đất sản xuất, lao động dôi dư do suy giảm kinh tế.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động trong các loại hình doanh nghiệp;
- Nhà nước đầu tư và có chính sách khuyến khích doanh nghiệp xây dựng nhà ở, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân ở
các khu công nghiệp, khu chế xuất, cho người lao động có thu nhập thấp.
- Tiếp tục thực hiện các chính sách, chương trình xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Hai là, phát triển và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cụ thể là:
- Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách quản lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh từ tuyến cơ sở đến Trung ương.
- Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đồng thời xã hội hóa một cách phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội vào phát triển y tế, chăm
sóc sức khỏe nhân dân.
- Đào tạo đủ về số lượng và nâng cao y đức, trình độ cán bộ y tế, đấu tranh đẩy lùi các tiêu cực trong khám, chữa bệnh.
- Quản lý chặt chẽ các hoạt động khám chữa bệnh tư nhân, thị trường thuốc chữa bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng,
chống dịch bệnh, nghiện ma túy, nhiễm HIV.
- Đổi mới, hoàn thiện chế độ bảo hiểm y tế.
- Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm sinh và ngăn ngừa mất cân bằng giới tính.
Ba là, phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao. Cụ thể là:
- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chiến lược văn hóa, thông tin; phát triển văn hóa gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế để văn hóa
thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội.
- Tăng đầu tư của Nhà nước cho văn hóa; xã hội hóa ở các lĩnh vực phù hợp để huy động các nguồn lực cho phát triển văn hóa. Quản
lý chặt chẽ các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, lễ hội.
- Phát triển mạnh mẽ thể dục, thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao.
- Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
- Làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc. Khuyến khích sáng tạo các tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ
thuật có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao.
- Tăng cường lãnh đạo, quản lý, nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, uốn nắn, xử lý kịp thời các lệch lạc, sai
phạm.
- Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, chống sự xâm nhập các sản phẩm độc hại, phản văn hóa, phản động, gây phương hại tư tưởng, đạo
đức xã hội.
Câu hỏi 13: Trung ương đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp nào trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên, môi trường?
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường, có các chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, kiên quyết xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm.
- Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, các chương trình, dự án đầu tư.
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, bao gồm cả tài nguyên và môi trường biển; sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả cao các nguồn tài
nguyên, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
- Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bảo vệ môi trường, chương trình, phòng chống ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu toàn cầu; giải quyết triệt để các “điểm đen”, “điểm nóng” về môi trường; có biện pháp tích cực hạn chế thiệt hại ở những vùng
thường xảy ra thiên tai.
Câu hỏi 14: Trung ương đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp nào trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại ?
Trả lời:
- Về quốc phòng, Nghị quyết nêu các giải pháp sau:
+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
+ Chăm lo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong các chiến lược, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng
với kinh tế, an ninh, đối ngoại.
+ Tiếp tục làm tốt nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng, củng cố "thế trận lòng dân".
+ Xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng chiến đấu cao, đối phó kịp thời, thắng lợi
mọi tình huống, bảo vệ Ðảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Về an ninh, Nghị quyết nêu các giải pháp sau:
+ Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn Ðảng, toàn dân về những thách thức lớn đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.
+ Chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không
để bị động, bất ngờ.
+ Tăng cường công tác bảo vệ Ðảng và bảo vệ an ninh chính trị nội bộ; chống âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" và "tự diễn
biến", củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
+ Tiếp tục thực hiện có kết quả các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
+ Xây dựng lực lượng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với
Ðảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tụy phục vụ nhân dân.
- Về đối ngoại, Nghị quyết nêu các giải pháp sau:
+ Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại của Ðảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, đưa các mối quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào
chiều sâu, ổn định, bền vững.
+ Tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác, phù hợp yêu cầu và lợi ích
đất nước ta.
+ Hoàn thành các hiệp định phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Ðẩy nhanh tiến độ phân
giới, cắm mốc với Lào, Cam-pu-chia theo thời gian đã thỏa thuận và xác định ranh giới thềm lục địa với các nước có liên quan phù hợp
Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982; kiên quyết đấu tranh góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
+ Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại.
+ Thực hiện tốt chính sách với người Việt Nam ở nước ngoài. Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Câu hỏi 15: Trung ương đề ra những nhiệm vụ và giải pháp nào trong công tác xây dựng Đảng?
Trả lời:
Nghị quyết yêu cầu phải chăm lo công tác tổ chức xây dựng Đảng. Cụ thể là:
- Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và của cả hệ thống chính trị.
+ Đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, tăng cường dân chủ, nâng cao chất lượng công tác cán bộ. Xây dựng các quy chế,
quy định cụ thể để quản lý cán bộ.
+ Thực hiện tốt Quyết định số 57-QĐ/TW của bộ Chính trị về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
+ Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, chất lượng đội
ngũ cán bộ, đảng viên.
+ Thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 9 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ.
+ Tiếp tục cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa X “Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với hoạt động của hệ thống chính trị”.
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng.
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, giải đáp có căn cứ khoa học những vấn đề lớn do thực tiễn đất nước đang
đặt ra; tập trung vào tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh 1991 và chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XI với chất lượng cao.
+ Nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, sắc bén, có sức thuyết phục của công tác tư tưởng.
+ Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, biện pháp giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền đường lối
của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước.
+ Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo chuyển biến căn bản
trong việc ngăn chặn, từng bước đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân
dân.
+ Chủ động phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bác bỏ các luận điệu tuyên truyền
phản động, làm thất bại âm mưu, hành động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng.
- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên, tập trung kiểm tra, giám sát những lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm, người
đứng đầu các cấp để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí.
+ Nâng cao chất lượng tham mưu cho cấp ủy của Ủy ban kiểm tra các cấp. Thực hiện toàn diện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo điều
lệ Đảng quy định và các nhiệm vụ do cấp ủy giao, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng vi phạm.
+ Xây dựng chiến lược công tác kiểm tra, giám sát giai đoạn 2015 và định hướng đến năm 2025.
Câu hỏi 16: Trung ương xác định những nhiệm vụ quan trọng nào cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từ nay đến Đại hội
XI của Đảng ?
Trả lời:
Nghị quyết xác định từ nay đến Đại hội XI cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo 7 nhiệm vụ quan trọng sau đây:
- Một là, chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý,
bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.
- Hai là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bổ sung, phát triển cương lĩnh; tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội
năm 2001 – 2010, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020; tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X,
chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng.
- Ba là, tăng cường củng cố, phát triển những yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường.
- Bốn là, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững ổn định chính
trị, xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước.
- Năm là, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; nâng cao hiệu quả
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh các vi phạm của báo chí, xuất bản.
- Sáu là, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ
thống chính trị; Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất
lượng cán bộ, đảng viên.
- Bảy là, đổi mới công tác cán bộ, chuẩn bị tốt nhân sự cho đại hội đảng các cấp, nhân sự Đại hội XI của Đảng.
Phần thứ hai
VỀ TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 3, KHÓA VIII
"CHIẾN LƯỢC CÁN BỘ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC"
VÀ KẾT LUẬN CỦA HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 9, KHOÁ X "TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÁN BỘ TỪ NAY ĐẾN
NĂM 2020"
Tại Hội nghị Trung ương 9, khóa X, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận Báo cáo của Bộ Chính trị trình Trung ương: "Tổng kết 10
năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII "Về Chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" và
thông qua Kết luận "Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020". Sau dây là những nội dung chính của Báo
cáo Tổng kết và Kết luận.
Câu hỏi 1: Những thành tựu đạt được sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khoá VIII "Về chiến lược cán bộ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" ?
Trả lời:
Về đội ngũ cán bộ: Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết, đội ngũ cán bộ nước ta có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Cụ
thể là:
- Đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Trở thành lực lượng nòng cốt cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân làm nên những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Số đông cán bộ giữ vững được bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân.
Về công tác cán bộ:
- Đảng và Nhà nước đã thể chế hóa, cụ thể hóa được một bước nhiều chủ trương, quan điểm, giải pháp lớn về công tác cán bộ đề ra
trong Chiến lược cán bộ.
- Công tác cán bộ đã bám sát nhiệm vụ chính trị và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới; triển khai tương đối đồng bộ các
khâu, trong đó công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ có những chuyển biến tích cực.
- Nội dung, phương pháp, cách làm có đổi mới, tiến bộ. Dân chủ, công khai trong công tác cán bộ được mở rộng.
- Nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức
trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ được giữ vững.
Câu hỏi 2: Những khuyết điểm, yếu kém chủ yếu trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khoá VIII là gì ?
Trả lời:
Về công tác cán bộ:
- Việc quán triệt, triển khai Nghị quyết chưa đồng đều; sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện còn chậm và lúng túng. Nhiều khuyết điểm, yếu
kém trong công tác cán bộ chậm được khắc phục.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa quán triệt đầy đủ và sâu sắc quan điểm công tác
cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét