Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty dịch vụ viễn thông vinaphone


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty dịch vụ viễn thông vinaphone": http://123doc.vn/document/1040924-xay-dung-van-hoa-doanh-nghiep-tai-cong-ty-dich-vu-vien-thong-vinaphone.htm



- 1 -


LỜI MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài:
Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của
mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá thì
doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại lâu bền đƣợc. Trong khuynh hƣớng
xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con ngƣời mà văn hoá
doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng
lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh
nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng thì việc xây dựng văn hoá
doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhƣng cũng không ít khó khăn.
Công ty dịch vụ viễn thông VinaPhone (Công ty VinaPhone) đã trải qua 16
năm xây dựng và phát triển. Xác định xây dựng thƣơng hiệu VinaPhone đi đôi với
xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tập thể Lãnh đạo Công ty cùng với các CBCNV
đang từng bƣớc xây dựng nên những chuẩn mực văn hóa cho VinaPhone.
Bản thân văn hóa doanh nghiệp trong Công ty VinaPhone đã có, tuy nhiên vì
nhiều lý do mà những nét văn hóa đó không đƣợc biểu hiện một cách rõ nét và có hệ
thống. Chính vì vậy nghiên cứu đề tài: “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty
dịch vụ viễn thông VinaPhone” là hết sức cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn.
2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Nhận dạng, phân tích các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp của Công ty
Vinaphone.
Đánh giá văn hoá doanh nghiệp tại Công ty Vinaphone.
Đƣa ra một số giải pháp để xây dựng và hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp tại
Công ty Vinaphone.
3- Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu là những biểu trƣng trực quan và phi trực quan về văn
hóa doanh nghiệp tại Công ty.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu trong quá trình xây dựng và phát triển của
Công ty VinaPhone từ năm 2002 đến 2012.
4- Phƣơng pháp nghiên cứu:

- 2 -


Phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp lý luận với thực
tiễn.
Phƣơng pháp nghiên cứu định tính, định lƣợng thông qua các số liệu sẵn có và
các số liệu khảo sát thống kê riêng cho luận văn.
Sử dụng các công cụ phân tích, so sánh, đánh giá, dựa trên số liệu thu thập
đƣợc và kết hợp các phƣơng pháp này với nhau trong toàn bộ quá trình nghiên cứu
nhằm đạt mục tiêu đề tài đặt ra.
5- Đóng góp chủ yếu của luận văn:
Trình bày một cách hệ thống về văn hóa doanh nghiệp và các biểu trƣng về văn
hóa doanh nghiệp cũng nhƣ lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Qua phân tích và đánh giá các biểu trƣng trực quan và phi trực quan về văn hóa
doanh nghiệp giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công
ty VinaPhone để từ đó có những chính sách chiến lƣợc xây dựng văn hóa doanh
nghiệp cụ thể cho Công ty.
Đề xuất đƣợc một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp
tại Công ty VinaPhone.
6- Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đƣợc kết
cấu thành 03 chƣơng.
Chƣơng 1 - Một số vấn đề chung về văn hóa doanh nghiệp
Chƣơng 2 - Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Vinaphone.
Chƣơng 3 - Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Vinaphone.


- 3 -


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm và đặc điểm văn hóa doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm văn hoá
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo E.Heriôt văn hóa là cái gì
còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi ngƣời ta đã học tất cả.
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(UNESCO) lại có một định nghĩa khác về văn hoá: Văn hoá phản ánh và thể hiện một
cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng
đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng nhƣ đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao
nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối
sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình.
Nhƣ vậy, có thể hiểu văn hoá là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần
mà loài ngƣời đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với con ngƣời, với
tự nhiên và với xã hội, đƣợc đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội. Nói tới
văn hoá là nói tới con ngƣời, nói tới việc phát huy những năng lực bản chất của con
ngƣời, nhằm hoàn thiện con ngƣời, hoàn thiện xã hội. Văn hoá là một hệ thống đƣợc
định hình và phát triển trong quá trình lịch sử, bao gồm nhiều yếu tố hợp thành nhƣ
hệ giá trị, tập quán, thói quen, lối ứng xử, các chuẩn mực xã hội; nó mang tính ổn
định bền vững và có khả năng di truyền qua nhiều thế hệ.
1.1.2 Văn hoá doanh nghiệp
Trong mỗi doanh nghiệp đều tồn tại những hệ thống hay chuẩn mực về giá trị
đặc trƣng, hình tƣợng, phong cách đƣợc doanh nghiệp tôn trọng và truyền từ ngƣời
này sang ngƣời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng có ảnh hƣởng quan trọng
đến hành vi của các thành viên. Khi phải đối đầu với những vấn đề nan giải về đạo
đức, những hệ thống giá trị, phƣơng pháp tƣ duy này có tác dụng chỉ dẫn các thành
viên doanh nghiệp cách thức ra quyết định hợp với phƣơng châm hành động của
doanh nghiệp. Khái niệm đƣợc sử dụng để phản ánh những hệ thống này đƣợc gọi
với nhiều tên khác nhau nhƣ văn hoá doanh nghiệp, hay văn hoá công ty (corporate
culture), văn hoá tổ chức (organizational culture), văn hoá kinh doanh (business
culture).
Trong Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty của trƣờng Đại học
Kinh tế Quốc dân có viết: Văn hoá doanh nghiệp (hay văn hóa công ty) đƣợc định

- 4 -


nghĩa là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phƣơng
pháp tƣ duy đƣợc mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hƣởng
ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên.
Văn hoá kinh doanh thể hiện sự đồng thuận về quan điểm, sự thống nhất trong
cách tiếp cận và trong hành vi của các thành viên một doanh nghiệp. Nó có tác dụng
giúp phân biệt giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác. Chúng đƣợc mọi
thành viên trong doanh nghiệp chấp thuận, có ảnh hƣởng trực tiếp hàng ngày đến
hành động và việc ra quyết định của từng ngƣời và đƣợc hƣớng dẫn cho những thành
viên mới để tôn trọng và làm theo. Chính vì vậy chúng còn đƣợc gọi là “bản sắc
riêng” hay “bản sắc văn hoá” của một doanh nghiệp mà mọi ngƣời có thể xác định
đƣợc và thông qua đó có thể nhận ra đƣợc quan điểm và triết lý đạo đức của một
doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp tạo những sắc thái riêng mà một doanh nghiệp muốn
vƣơn tới, tạo ra sự cam kết tự nguyện đối với những gì vƣợt ra ngoài phạm vi niềm
tin và giá trị của mỗi cá nhân. Chúng giúp các thành viên mới nhận thức đƣợc ý nghĩa
của các sự kiện và hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.3 Đặc điểm văn hoá doanh nghiệp
Thứ nhất, văn hoá doanh nghiệp liên quan đến nhận thức. Các cá nhân nhận
thức đƣợc văn hoá của doanh nghiệp thông qua những gì họ nhìn thấy, nghe đƣợc
trong phạm vi doanh nghiệp.
Thứ hai, văn hoá doanh nghiệp có tính thực chứng. Văn hóa doanh nghiệp
hƣớng các thành viên tới việc hành động và vận dụng những triết lý, phƣơng pháp ra
quyết định khi hành động thay vì nhận xét, phê phán hay đánh giá về hệ thống các
triết lý, giá trị tổ chức.
1.2. Biểu trƣng của văn hóa doanh nghiệp
Những đặc trƣng của văn hóa danh nghiệp có thể đƣợc thể hiện thông qua
những dấu hiệu, biểu hiện điển hình. Biểu trƣng là bất kỳ thứ gì có thể đƣợc sử dụng
làm phƣơng tiện thể hiện nội dung của văn hóa doanh nghiệp - triết lý, giá trị, niềm
tin chủ đạo, cách nhận thức và phƣơng pháp tƣ duy - nhằm hỗ trợ các thành viên
trong quá trình nhận thức để phản ánh mức độ nhận thức của thành viên và của toàn
tổ chức.
Các biểu trƣng đƣợc sử dụng để thể hiện nội dung của văn hóa doanh nghiệp
gọi là các biểu trƣng trực quan, đó là những biểu trƣng giúp mọi ngƣời dễ dàng nhìn
thấy, nghe thấy hoặc sờ thấy. Các biểu trƣng phi trực quan là những dấu hiệu đặc
trƣng thể hiện mức độ nhận thức đạt đƣợc ở các thành viên và những ngƣời hữu quan
về văn hóa doanh nghiệp.

- 5 -


1.2.1. Các biểu trưng trực quan của văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp của một doanh nghiệp đƣợc thể hiện bằng những biểu
trƣng trực quan điển hình.

Hình 1-1 Các biểu trƣng trực quan của văn hóa doanh nghiệp.
Các biểu trƣng trực quan luôn chứa đựng những giá trị tiềm ẩn mà doanh
nghiệp muốn truyền đạt cho những ngƣời hữu quan bên trong và bên ngoài. Những
biểu trƣng bên ngoài này cố làm nổi bật những giá trị tiềm ẩn về văn hoá. Chính vì
vậy, những ngƣời quản lý thƣờng sử dụng những biểu trƣng này để thể hiện những
giá trị tiềm ẩn trong việc phục vụ khách hàng và sự quan tâm dành cho nhân viên.


BIỂU TRƢNG
TRỰC QUAN
CỦA
VĂN HÓA
DOANH
NGHIỆP
Kiến trúc
đặc trƣng
Nghi
lễ, nghi
thức
Giai thoại
Biểu tƣợng
Ngôn
ngữ, khẩu
hiệu
Ấn phẩm
điển hình
Lịch sử
phát triển
và truyền
thống

- 6 -


1.2.2. Các biểu trưng phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp
Những biểu trƣng phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp về cơ bản có thể
phân thành các nhóm nhƣ sau:

Hình 1-2 Các biểu trƣng phi trực quan của văn hóa doanh nghiệp.
Sức mạnh của văn hoá doanh nghiệp đƣợc đặc trƣng bởi sự thống nhất giữa
các thành viên trong doanh nghiệp về tầm quan trọng của các giá trị cụ thể. Nếu có sự
đồng thuận, văn hoá doanh nghiệp làm cho các thành viên trở nên gắn kết với nhau
và tạo ra một sức mạnh tổng hợp. Khi đó doanh nghiệp có một nền văn hoá mạnh.
Một nền văn hoá mạnh đƣợc thể hiện qua việc sử dụng thƣờng xuyên và có kết quả
các biểu trƣng. Những yếu tố này làm tăng thêm sự quyết tâm của các thành viên
phấn đấu vì các giá trị và các chiến lƣợc chung của doanh nghiệp. Văn hoá doanh
nghiệp thể hiện những giá trị mà mỗi thành viên cần cân nhắc khi quyết định hành
động.
1.3. Nhân tố tạo lập văn hóa doanh nghiệp
1.3.1. Văn hoá dân tộc
Văn hóa dân tộc có ý nghĩa quyết định to lớn đối với văn hóa doanh nghiệp.
Bởi vì doanh nghiệp là một tế bào của xã hội, trong đó bao gồm những cá nhân đồng
thời là thành viên của xã hội, dân tộc nơi doanh nghiệp tồn tại. Sự phản chiếu của văn
hoá dân tộc lên văn hóa doanh nghiệp là một điều tất yếu. Bản thân văn hóa doanh
nghiệp là một nền tiểu văn hoá nằm trong văn hoá dân tộc. Mỗi cá nhân trong nền
BIỂU TRƢNG
PHI TRỰC
QUAN CỦA
VĂN HÓA
DOANH
NGHIỆP
Giá trị
Thái độ
Niềm tinLý tƣởng
Lịch sử
phát triển
và truyền
thống văn
hóa

- 7 -


văn hóa doanh nghiệp cũng thuộc vào một nền văn hoá cụ thể, với một phần nhân
cách tuân theo các giá trị văn hoá dân tộc.
1.3.2. Nhà lãnh đạo tạo nên nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp
Nhà lãnh đạo không chỉ là ngƣời quyết định cơ cấu tổ chức, công nghệ hoạt
động của doanh nghiệp mà còn là ngƣời sáng tạo ra các biểu tƣợng, các ý thức hệ,
ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ, giai thoại,… của doanh nghiệp. Qua quá trình xây dựng
và quản lý doanh nghiệp, hệ tƣ tƣởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ đƣợc phản
chiếu lên văn hóa doanh nghiệp. Vai trò, năng lực của những ngƣời lãnh đạo càng
lớn, ảnh hƣởng của họ đối với việc hình thành và củng cố bản sắc văn hoá doanh
nghiệp càng mạnh.
Những ngƣời có khả năng tạo lập giá trị và bản sắc văn hoá thƣờng là những
ngƣời sáng lập. Ngay từ buổi đầu lập nghiệp, họ đã định rõ sứ mệnh của tổ chức và
những giá trị, bản sắc văn hoá riêng của tổ chức.
Tất cả những ngƣời quản lý đều hiểu rất rõ rằng họ có thể gây ảnh hƣởng
quyết định đế ngƣời khác. Ngƣời lãnh đạo có thể tạo ra, củng cố, thay đổi, hay hoà
nhập các giá trị và triết lý văn hoá cá nhân vào văn hoá tổ chức. Nhận ra đƣợc khả
năng này ở bản thân và ở những ngƣời khác có ý nghĩa quan trọng trong việc xây
dựng và phát triển bản sắc văn hoá doanh nghiệp.
1.3.3. Những giá trị văn hoá hội nhập
Có những giá trị văn hoá doanh nghiệp không thuộc về văn hoá dân tộc, cũng
không phải do nhà lãnh đạo sáng tạo ra mà do tập thể nhân viên trong doanh nghiệp
tạo dựng nên, đƣợc gọi là những kinh nghiệm hội nhập.
Những giá trị đƣợc học hỏi từ các doanh nghiệp khác, đƣợc tiếp nhận trong
quá trình giao lƣu với nền văn hóa khác cũng có thể đƣợc doanh nghiệp tiếp thu và
chuyển hóa thành nét văn hóa của doanh nghiệp mình.
Những xu hƣớng hoặc trào lƣu xã hội cũng có thể hội nhập thành nét văn hóa
doanh nghiệp nhƣ xu hƣớng sử dụng điện thoại di động, xu hƣớng thắt cavat khi đến
nơi làm việc, học ngoại ngữ, tin học và điển hình là việc máy tính hóa, sử dụng thƣ
điện tử và mạng internet.
1.3.4. Môi trường kinh doanh
Doanh nghiệp hay bất kỳ một thực thể kinh tế nào đều tồn tại và phát triển
trong một môi trƣờng nhất định, do đó văn hóa doanh nghiệp cũng chịu ảnh hƣởng
tổng thể của các yếu tố thuộc môi trƣờng kinh doanh. Cụ thể, văn hóa doanh nghiệp
chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ các yếu tố bên ngoài nhƣ: xu hƣớng toàn cầu hóa, lợi ích
của ngƣời tiêu dùng, xu thế tiêu dùng, áp lực cạnh tranh trên thị trƣờng, chính sách
của Chính phủ, ngành nghề kinh doanh, …

- 8 -


1.4. Lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
1.4.1. Đối với doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp có tác động toàn diện lên hoạt động của doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, có vai trò to lớn
trong sự phát triển của doanh nghiệp, là nền tảng, là mục tiêu, là động lực và là hệ
điều tiết của sự phát triển.
Văn hoá doanh nghiệp làm giảm xung đột giữa các thành viên và giữa cá nhân
và tập thể là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp, điều phối và kiểm soát
hành vi cá nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy
trình, quy tắc những mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên mà văn hóa doanh
nghiệp mang lại sẽ tạo ra một môi trƣờng làm việc thoải mái, lành mạnh, thúc đẩy
khả năng đổi mới và sáng tạo của nhân viên.
Văn hóa doanh nghiệp là bản sắc của doanh nghiệp, là sức hấp dẫn của doanh
nghiệp đối với khách hàng, các đối tác, cơ quan quản lý, chính phủ, tạo nên thƣơng
hiệu cho doanh nghiệp giúp phân biệt với các doanh nghiệp khác.
1.4.2. Đối với xã hội
Quan tâm đến văn hoá, kết hợp văn hoá với kinh doanh làm cho cái lợi gắn bó
chặt chẽ với cái chân, thiện, mỹ, là xu hƣớng chung của doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển lâu dài. Văn hoá của doanh nghiệp không tách rời với văn hoá của xã
hội. Văn hóa doanh nghiệp trƣớc hết là tuân thủ pháp luật, là bảo đảm có lãi, không
những nuôi đƣợc ngƣời lao động mà còn phát triển.
Việc xây dựng và phát huy văn hóa doanh nghiệp không chỉ tạo ra nguồn nội
lực vững chắc cho việc liên tục nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, nâng cao
khả năng cạnh tranh trên thƣơng trƣờng, hơn nữa đó là điều kiện quyết định để có thể
huy động cao nhất các nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau đối với việc tập trung
xây dựng thƣơng hiệu của bản thân từng sản phẩm, từng doanh nghiệp.
1.5. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
1.5.1. Những quan điểm chủ yếu về xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Thứ nhất, ngƣời chủ (ngƣời sáng lập) hay nhà quản trị cấp cao nhất doanh
nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
Thứ hai, văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, không
thể muốn mà xây dựng đƣợc ngay trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi một quá trình
phấn đấu bền bỉ, gian khổ, hình thành nên những những quan niệm giá trị, xu hƣớng
tâm lý và sắc thái văn hoá chung của doanh nghiệp.
Thứ ba, văn hoá doanh nghiệp gắn liền với văn hoá dân tộc và văn hoá kinh
doanh.

- 9 -


Thứ tư, văn hoá doanh nghiệp do toàn thể các thành viên trong doanh nghiệp
tạo nên. Vì thế, xây dựng văn hoá doanh nghiệp đòi hỏi phải giáo dục văn hoá cho
các thành viên trong doanh nghiệp, nâng cao tri thức, trình độ đạo đức, thẩm mỹ….
Thứ năm, văn hoá doanh nghiệp phải đƣợc tiếp cận nhƣ là một bộ phận cấu
thành của hệ thống quản trị doanh nghiệp.
Thứ sáu, văn hoá doanh nghiệp là cái phù hợp, ổn định và cần thiết đối với
doanh nghiệp này có thể trở nên bất hợp lý, không phù hợp với doanh nghiệp khác.
1.5.2. Quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp
1.5.2.1. Xây dựng triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh là nội dung cốt lõi, nền tảng của văn hoá doanh nghiệp,
thƣờng đựoc phát biểu trong những nội dung hết sức cô đọng. Nội dung của nó
thƣờng hàm chứa ba bộ phận cơ bản: mục đích kinh doanh, phƣơng châm hành động,
các ứng xử trong quan hện nội bộ và với bên ngoài.
1.5.2.2. Xây dựng các quy chế, truyền thống, tập tục, thói quen, nghi lễ.
Nếu nhƣ triết lý kinh doanh hình thành nên những giá trị nền tảng, là linh hồn
của văn hoá doanh nghiệp thì những quy chế, truyền thống tập tục, thói quen, nghi lễ
đƣợc xây dựng, thực hiện và duy trì trong nội bộ doanh nghiệp cũng là một bộ phận
trọng yếu, nó thể hiện trong cách sinh hoạt và lề lối làm việc hằng ngày của con
ngƣời trong doanh nghiệp. Đến một doanh nghiệp quan sát về cách thức sinh hoạt và
lề lối làm việc trong doanh nghiệp đó, chúng ta có thể nhận định và đánh giá đƣợc
văn hoá doanh nghiệp.
1.5.2.3. Các biểu trƣng, biểu hiện ra bên ngoài.
Những điều ngƣời bên ngoài dễ nhận thấy nhất về văn hoá doanh nghiệp, đó
là thông qua hành vi ứng xử, giao tiếp của các cán bộ, nhân viên. Mỗi thành viên khi
tiếp xúc và giao tiếp với ngƣời bên ngoài là đại diện cho hình ảnh doanh nghiệp. Nền
văn hoá bên trong doanh nghiệp đƣợc nói ở trên nhƣ các giá trị đƣợc thừa nhận,
phong cách làm việc, các chuẩn mực ứng xử, giao tiếp bên trong…sẽ quyết định cách
mà các thành viên ứng xử bên ngoài với khách hàng, các đối tác và cộng đồng xã hội.
Các biểu trƣng của doanh nghiệp nhƣ lôgô, biển hiệu, màu sắc, cách thức
trang trí doanh nghiệp, kiểu dáng, mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm,… sẽ đem hình ảnh
của văn hoá doanh nghiệp đến với khách hàng và cộng đồng xã hội. Các biểu trƣng
cần phải đƣợc thiết kế sao cho ý nghĩa của nó phù hợp với những giá trị văn hoá
doanh nghiệp.





- 10 -


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẠI CÔNG TY VINAPHONE

2.1. Quá trình phát triển Công ty VinaPhone
VinaPhone là một trong ba mạng thông tin di động lớn nhất tại Việt Nam,
đƣợc xây dựng bằng 100% nguồn vốn và nhân lực của Việt Nam. Mạng điện thoại di
động VinaPhone đã không ngừng phấn đấu hoàn thiện về mọi mặt để bắt kịp với xu
thế phát triển của công nghệ thông tin hiện đại, hòa nhập với môi trƣờng cạnh tranh
của nền kinh tế thị trƣờng, tiến tới từng bƣớc hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Ngày 17/6/1996, VNPT đã giao nhiệm vụ quản lý kinh doanh, khai thác thử
nghiệm dịch vụ thông tin di động (VinaPhone) cho Ban Quản lý dự án GPC toàn
quốc và đến ngày 26/6/1996 đã chính thức đƣa mạng thông tin di động VinaPhone
vào khai thác. Mạng di động VinaPhone ra đời là sự kiện quan trọng đánh dấu một
bƣớc đột phá của cán bộ công nhân viên VNPT vào công nghệ mới, hiện đại của thế
giới trong lĩnh vực viễn thông.
Ngày 14/6/1997, Công ty dịch vụ viễn thông (GPC) đƣợc thành lập theo
Quyết định số 331/QĐ-TCCB - Tổng cục Bƣu điện về việc thành lập doanh nghiệp
nhà nƣớc, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Viễn thông Việt
Nam.
Ngày 9 tháng 8 năm 2006, Tập đoàn Bƣu chính viễn thông Việt Nam (VNPT)
ra quyết định đổi tên gọi tắt của Công ty dịch tụ viễn thông là GPC thành VinaPhone.
Cùng với đó là việc Công ty VinaPhone thay đổi toàn bộ hệ thống nhận dạng thƣơng
hiệu theo mẫu hoàn toàn mới đánh dấu một sự khởi đầu trong chiến lƣợc xây dựng
thƣơng hiệu VinaPhone để trở thành một nhà cung cấp dịch vụ di động hàng đầu tại
Việt Nam. Đến nay, Công ty VinaPhone đã có hơn 29 triệu thuê bao di động đang
hoạt động và là một trong ba nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động hàng đầu tại
Việt Nam.
2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty VinaPhone ngay từ đầu đã xác định sẽ phải là một trong những nhà
cung cấp dịch vụ thông tin di động tốt nhất tại Việt Nam. Cùng với đó là trọng trách
là một trong những đơn vị chủ lực của Tập đoàn Bƣu chính viễn thông Việt Nam.
Công ty đã không ngừng kiện toàn bộ máy hoạt động để đảm bảo đáp ứng yêu cầu
hoạt động sản xuất kinh doanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét