dung, đồ án quy hoạch đã được cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng chấp thuận theo
quy định tại khoản 5 Điều 4, khoản 3 Điều này, Điều 14, Điều 15 và Điều 16 Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan
liên quan tổ chức di dời hoặc hạ thấp độ cao các công trình vi phạm các bề mặt giới hạn
chướng ngại vật ảnh hưởng đến an toàn các hoạt động bay và trận địa quản lý, bảo vệ vùng
trời; kiểm tra, xử lý việc lắp đặt hệ thống cảnh báo hàng không, kể cả đối với các công trình
đã xây dựng trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập quy hoạch phát triển không gian trên địa
bàn của tỉnh, thống nhất với Bộ Quốc phòng để tạo thuận lợi trong việc quản lý đầu tư, cấp
phép xây dựng; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương gắn với các quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống sân bay quân sự, sân bay dùng
chung và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời.
4. Tuyên truyền, phổ biến tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc duy trì, quản lý các bề
mặt giới hạn chướng ngại vật nhằm bảo đảm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vùng trời và an toàn
cho hoạt động bay.
Điều 13. Trách nhiệm của các chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình
1. Thực hiện các thủ tục về quản lý độ cao công trình theo quy định tại khoản 5 Điều 4, Điều
14, Điều 15 và Điều 16 Nghị định này; chịu trách nhiệm về độ chính xác của các thông tin
theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Trong quá trình xây dựng và sau khi hoàn thành công trình phải chấp hành các quy định về
độ cao tối đa được phép và chịu trách nhiệm lắp đặt hệ thống cảnh báo hàng không, kể cả
đối với các công trình đã xây dựng trước ngày Nghị định này có hiệu lực, chịu mọi chi phí về
đầu tư và duy trì hoạt động bình thường của hệ thống cảnh báo hàng không đối với công
trình.
3. Các công trình vượt quá độ cao cho phép hoặc thực hiện cảnh báo hàng không trái quy
định thì chủ đầu tư công trình phải tiến hành di dời hoặc hạ thấp độ cao, sửa chữa cảnh báo
hàng không theo đúng quy định.
MỤC 3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐỘ CAO CÔNG TRÌNH
Điều 14. Những công trình, dự án riêng biệt nằm ngoài quy hoạch tĩnh không đã công
bố phải được chấp thuận của Bộ Quốc phòng về quản lý độ cao tĩnh không
1. Công trình có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay và
những công trình nằm trong vùng trời lân cận sân bay có độ cao trên 45 mét so với mức cao
sân bay.
2. Công trình nằm trong phạm vi ảnh hưởng đến xạ giới, bề mặt phát xạ, tầm phủ sóng của
các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời.
3. Công trình có chiều cao trên 45 mét so với mặt đất tự nhiên, nằm ngoài các khu vực, dự
án quy hoạch đô thị, không gian đã được các Bộ, ngành, địa phương thống nhất với Bộ Quốc
phòng về độ cao theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
4. Đường dây tải điện cao thế, cáp treo, các trạm thu, phát sóng vô tuyến.
Điều 15. Thủ tục đề nghị chấp thuận độ cao công trình
1. Đối với các công trình quy định tại Điều 14 Nghị định này, cơ quan cấp phép xây dựng
hoặc chủ đầu tư, chủ sở hữu phải có văn bản đề nghị chấp thuận độ cao công trình gửi đến
Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Nội dung chủ yếu trong văn bản đề nghị chấp thuận độ cao công trình:
a) Tên, tính chất, quy mô công trình; đối với các trạm thu, phát sóng vô tuyến phải nêu rõ dải
tần số, công suất; đối với đường điện cao thế phải nêu rõ điện thế, hướng tuyến, độ cao các
cột, tọa độ, cốt đất tự nhiên vị trí các cột và độ võng của đường dây; đối với cáp treo phải
nêu rõ hướng tuyến, độ cao các cột đỡ, tọa độ, cốt đất tự nhiên vị trí các cột và độ võng của
đường cáp;
b) Chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình và cơ quan cấp phép xây dựng; địa chỉ của cơ quan,
người đề nghị chấp thuận độ cao công trình (số điện thoại, fax nếu có);
c) Vị trí công trình: địa chỉ hành chính, danh giới khu đất, tọa độ địa lý theo hệ tọa độ VN-
2000 hoặc WGS-84 (theo kinh độ, vĩ độ thuộc độ, phút, giây), cốt đất tự nhiên so với mực
nước biển trung bình;
d) Độ cao công trình so với cốt đất tự nhiên;
đ) Bản đồ hoặc sơ đồ khu vực xây dựng công trình có đánh dấu vị trí xây dựng công trình;
e) Tiến độ thi công.
Điều 16. Thời hạn, nội dung và cơ quan giải quyết đề nghị về độ cao công trình
1. Trong thời hạn không quá 15 ngày và không quá 30 ngày làm việc (đối với các dự án là
đường dây tải điện cao thế có chiều dài dưới 100km, hệ thống các trạm thu, phát sóng vô
tuyến số lượng từ 10 đến 50 trạm), kể từ khi nhận được văn bản đề nghị chấp thuận độ cao
công trình có đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, Cục Tác chiến có văn
bản trả lời cho tổ chức, cá nhân chủ đầu tư công trình, đồng thời thông báo cho cơ quan cấp
phép xây dựng, Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị liên quan biết.
2. Văn bản trả lời phải nêu rõ:
a) Tên, tính chất, quy mô công trình;
b) Chủ đầu tư công trình;
c) Vị trí công trình: địa chỉ hành chính, tọa độ địa lý theo hệ tọa độ VN-2000 hoặc WGS-84
(theo kinh độ, vĩ độ thuộc độ, phút, giây);
d) Độ cao tối đa của công trình được phép xây dựng so với cốt đất tự nhiên hoặc so với mực
nước biển trung bình;
đ) Yêu cầu cảnh báo hàng không;
e) Các điểm lưu ý khác (nếu có);
3. Cơ quan nhận và giải quyết các đề nghị về độ cao công trình:
Cục Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu/Bộ Quốc phòng.
- Địa chỉ: số 1 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Số điện thoại: 069.533105, 069.533200; fax: 04.37337994.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành; các quy định trước
đây về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời
tại Việt Nam trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 18. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT các Vụ, Cục, đơn vị
trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, NC (5b).
PHỤ LỤC I
PHÂN CẤP VÀ QUY ĐỊNH CÁC BỀ MẶT GIỚI HẠN ĐỘ CAO CHƯỚNG NGẠI VẬT HÀNG
KHÔNG ĐỐI VỚI SÂN BAY QUÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính
phủ)
MỤC 1. SÂN BAY QUÂN SỰ
1. Phân cấp sân bay
Sân bay quân sự phân cấp như sau: siêu cấp, cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Căn cứ chiều dài
đường cất, hạ cánh (CHC), Bộ Tổng Tham mưu quy định cấp của từng sân bay.
2. Thành phần dải bay
Dải bay của sân bay quân sự bao gồm: đường CHC bằng vật liệu; đường CHC đất; các dải
bảo hiểm đầu và các dải bảo hiểm sườn.
Hình 1-PLI: Sơ đồ dài bay sân bay quân sự
3. Kích thước các thành phần dải bay.
Căn cứ điều kiện thực tế, Bộ Tổng Tham mưu quy định thành phần và kích thước dải bay
của từng sân bay.
4. Quy định các bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không.
a) Kích thước vùng phụ cận của sân bay được quy định tại hình 2-PLI và bảng 1-PLI.
Hình 2-PLI: Vùng phụ cận sân bay quân sự
Chú thích: D- Tổng chiều dài; B- Chiều rộng; A- Chiều dài phần giữa; C- Chiều dài phần đầu;
Iđ: Độ dốc bề mặt giới hạn chướng ngại vật phần đầu vùng phụ cận
Trong phạm vi hai phần đầu của vùng phụ cận (phần C, hình 2-PLI), cao độ của địa hình tự
nhiên, các công trình nhân tạo không được vượt quá mặt phẳng giới hạn xuất phát từ ranh
giới của phần giữa và phần đầu với độ dốc I
đ
:
- Đối với sân bay siêu cấp, cấp I: I
đ
= 0,025
- Đối với sân bay cấp II: I
đ
= 0,125
Bảng 1-PLI: Kích thước vùng phụ cận sân bay quân sự
Cấp sân bay Kích thước (km)
Siêu cấp I II III
Tổng chiều dài D
Chiều rộng B
Chiều dài phần giữa A
Chiều dài phần đầu C
150
35
70
40
120
30
60
30
80
30
40
20
30
25
30
b) Kích thước và giới hạn độ cao bề mặt tiếp cận, cất cánh được quy định trong bảng 2-PLI,
hình 3a và 4a-PLI
Bảng 2-PLI: Bề mặt tiếp cận, cất cánh sân bay quân sự
Cấp sân bay Chỉ tiêu
Siêu cấp, I II III
* Tổng chiều dài (m):
* Đoạn I:
- Chiều dài L
1
(m):
- Độ dốc mặt phẳng giới hạn I
1
:
* Đoạn II:
- Chiều dài L
2
(m):
- Độ dốc I
2
:
* Đoạn III:
- Chiều dài L
3
(m):
- Độ dốc mặt phẳng giới hạn I
3
:
10.850
400
0,005
1.450
0,013
9.000
0,02
10.350
400
0,005
950
0,019
9.000
0,02
6.900
200
0,005
700
0,028
6.000
0,03
Chú thích: Chiều rộng phần đầu của bề mặt tiếp cận, cất cánh bằng chiều rộng dải bay; sau
đó mở rộng đến 2000m với góc 15
0
về mỗi bên.
c) Kích thước và giới hạn độ cao bề mặt chuyển tiếp, ngang trong, hình nón và ngang ngoài
được quy định tại hình 3b và 4b-PLI.
d) Trong trường hợp sân bay có điều kiện tĩnh không khó khăn, cho phép thiết lập vùng phụ
cận khuyết, bảo đảm cho máy bay thực hiện vòng lượn một bên hoặc không lập vòng lượn
và điều chỉnh bề mặt giới hạn chướng ngại vật sân bay. Trong trường hợp này, ranh giới
sườn vùng phụ cận khuyết bên phía không lập vòng lượn phải cách tim đường cất, hạ cánh
tối đa 1km. Việc thay đổi quy cách vùng phụ cận của sân bay, điều chỉnh bề mặt giới hạn
chướng ngại vật sân bay phải dựa trên cơ sở tính chất hoạt động bay, yêu cầu của địa
phương và do Bộ Tổng Tham mưu quyết định.
đ) Trong phạm vi bề mặt tiếp cận, cất cánh của vùng phụ cận đầu:
- Không xây dựng công trình có tập trung đông người, khi xăng dầu và kho chất nổ;
- Không xây dựng đường dây điện cao thế. Trường hợp được phép xây dựng, phải đặt cách
xa ranh giới đầu dải bay ít nhất là 4 km. Khoảng cách này có thể giảm đến 1km với điều kiện
đường dây cao thế không gây nguy hiểm cho các chuyến bay và được che khuất bởi địa hình
tự nhiên, công trình xây dựng hoặc rừng cây.
e) Ngoài phạm vi bề mặt tiếp cận, cất cánh, đường dây điện cao thế phải cách ranh giới dải
bay không nhỏ hơn 1km. Trong mọi trường hợp phải bảo đảm yêu cầu không gây nhiễu đối
với các phương tiện thông tin và kỹ thuật vô tuyến bảo đảm bay.
Hình 3a-PLI: Mặt bằng dải phụ cận đầu sân bay quân sự trong trường hợp có vòng lượn kín
hẹp ở độ cao rất thấp
(A) – Mặt bằng dải phụ cận đầu: 1- Đường CHC; 2- Dải bay; 3- Bề mặt tiếp cận, cất cánh; 4-
Bề mặt chuyển tiếp; 5- Bề mặt ngang trong; 6- Bề mặt hình nón.
(B) – Mặt cắt I-I.
Hình 3b-PLI: Mặt bằng vùng phụ cận sân bay quân sự trong trường hợp có vòng lượn kín hẹp
ở độ cao rất thấp
(A) – Mặt bằng vùng phụ cận đầu: 1- Đường CHC; 2- Dải bay; 3- Bề mặt tiếp cận, cất cánh;
4- Bề mặt chuyển tiếp; 5- Bề mặt ngang trong; 6- Bề mặt hình nón; 7- Bề mặt ngang ngoài.
(B) – Mặt cắt I-I; B
DB
: Chiều rộng dải bay.
Hình 4a-PLI: Mặt bằng dải phụ cận đầu sân bay quân sự.
(A)- Mặt bằng dải phụ cận đầu: 1- Đường CHC; 2- Dải bay; 3- Bề mặt tiếp cận, cất cánh; 4-
Bề mặt chuyển tiếp; 5- Bề mặt ngang trong; 6- Bề mặt hình nón; 7- Bề mặt ngang ngoài.
(B) – Mặt cắt II-II.
Hình 4b-PLI: Mặt bằng vùng phụ cận sân bay quân sự
(A) – Mặt bằng vùng phụ cận đầu: 1- Đường CHC; 2- Dải bay; 3- Bề mặt tiếp cận, cất cánh;
4- Bề mặt chuyển tiếp; 5- Bề mặt ngang trong; 6- Bề mặt hình nón; 7- Bề mặt ngang ngoài.
(B) – Mặt cắt I-I; B
DB
: Chiều rộng dải bay.
MỤC 2. CÁC BÃI CẤT, HẠ CÁNH
1. Dải bay của các bãi cất, hạ cánh:
Dải bay của các bãi cất hạ cánh phải đảm bảo cho máy bay trực thăng thực hiện việc cất, hạ
cánh thẳng đứng hoặc có chạy đà.
2. Kích thước dải bay và yêu cầu bảo đảm về chướng ngại vật hàng không đối với bãi cất, hạ
cánh:
a) Kích thước các bề mặt giới hạn độ cao chướng ngại vật đối với các bãi cất, hạ cánh được
xác định ở bảng 3-PLI và hình 5-PLI. Điểm xuất phát tính giới hạn độ cao chướng ngại vật
được tính từ đầu dải bay.
b) Khoảng cách từ mép ngoài dải bay đến đường điện cao thế: không nhỏ hơn 1.000 m trong
dải tĩnh không đầu; không nhỏ hơn 500 m trong dải bảo hiểm sườn. Tùy theo vị trí các
chướng ngại vật hàng không và đường điện cao thế có những quy định riêng cho từng bãi
cất, hạ cánh.
Bảng 3-PLI: Kích thước dải bay, tĩnh không bãi cất, hạ cánh
STT Các thành phần chính Ký hiệu Kích thước
1
Kích thước dải bay (m):
* Chiều dài dải bay: L
DB
- Cho trường hợp cất hạ cánh có chạy đà 180
- Cho trường hợp cất hạ cánh thẳng đứng 80
* Chiều rộng dải bay: B
DB
- Cho trường hợp cất hạ cánh có chạy đà 60
- Cho trường hợp cất hạ cánh thẳng đứng 80
2
Kích thước tĩnh không:
2.1. Độ cao chướng ngại vật tối đa cho phép
cuối dài tĩnh không hoặc khu vực hạ cánh:
h 150
2.2. Chiều dài và độ dốc giới hạn chướng ngại
vật các đoạn tĩnh không đầu:
- Đoạn 1
+ Dài (m): L
1
100
+ Độ dốc:
- Đoạn 2
1
tgθ
1:10
+ Dài (m): L
1
100
+ Độ dốc:
2
tgθ
1:8
2.3. Độ dốc tĩnh không sườn:
βtg
1:2
Hình 5-PLI. Sơ đồ kích thước dải bay và giới hạn độ cao chướng ngại vật đối với bãi cất, hạ
cánh
MỤC 3. ĐƯỜNG SÂN BAY (ĐƯỜNG LƯỠNG DỤNG)
1. Dải bay:
a) Dải bay của đường sân bay bao gồm: đường cất hạ cánh, bảo hiểm sườn và bảo hiểm hai
đầu.
b) Kích thước dải bay được quy định trong bảng 4-PLI và hình 6-PLI.
Bảng 4-PLI: Các thành phần dải bay của đường sân bay
Các thành phần dải bay Kích thước
* Đường CHC:
- Chiều dài: L
CHC
(m):
- Chiều rộng: B
CHC
(m):
≥ 2.500 và theo tính năng máy bay
25 – 30
* Bảo hiểm đầu: Chiều dài: L
BHĐ
(m): 300
* Bảo hiểm sườn: Chiều rộng: B
BHS
(m): 10.0
Hình 6-PLI: Các thành phần dải bay của đường sân bay
Chú thích: 1. Đường cất, hạ cánh; 2. Bảo hiểm đầu; 3. Bảo hiểm sườn; 4. Đường giao
thông.
2. Vùng phụ cận đối với đường sân bay:
a) Vùng phụ cận đối với đường sân bay được quy định tại hình 7-PLI
Hình 7-PLI: Vùng phụ cận đường sân bay
b) Tĩnh không đầu của đường sân bay
Bảng 5-PLI. Kích thước dài tĩnh không đầu
Các thành phần dải bay Tiêu chuẩn chọn
- Chiều dài dải tĩnh không (m)
- Chiều rộng dải tĩnh không (m)
- Góc mở loa
- Độ dốc tĩnh không
- Chiều cao cạnh trên của dải tĩnh không (m)
10.000
1.000
15
0
1/50
200
Hình 8a-PLI: Mặt cắt dọc dải tĩnh không đầu đường sân bay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét