Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014
Tài liệu Đề tài: Bước đầu nghiên cứu thành ngữ đối xứng bốn chữ trong tiếng Hán docx
http://svnckh.com.vn
- 0 -
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Lý do lựa chọn đề tài
2
3. Phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu
4
CHƢƠNG I- LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÀNH NGỮ VÀ THÀNH NGỮ
ĐỐI XỨNG BỐN CHỮ TIẾNG HÁN
6
1.1. Tổng quan về thành ngữ tiếng Hán
6
1.1.1. Khái niệm về thành ngữ
6
1.1.2. Nguồn gốc của thành ngữ
6
1.1.3. Đặc điểm của thành ngữ
9
1.2. Thành ngữ đối xứng
11
1.2.1. Thành ngữ bốn chữ và đặc điểm
11
1.2.2. Thành ngữ đối xứng
14
TIỂU KẾT
16
CHƢƠNG II- THÀNH NGỮ ĐỐI XỨNG BỐN CHỮ VÀ
ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH NGỮ ĐỐI XỨNG BỐN CHỮ
17
2.1 Đối xứng về kết cấu
18
2.1.1. A,B là danh từ
19
2.1.2. A,B là động từ
19
2.1.3. A,B là tính từ
20
2.1.4. CD,EF là cụm chủ vị
20
2.1.5. CD,EF là kết cấu động - tân
21
2.1.6. CD,EF là kết cấu động – bổ
21
2.1.7. CD,EF là kết cấu trạng - động
22
2.1.8. CD,EF là cụm định - trung
22
2.1.9. Mở rộng
23
2.2 Đối xứng về ý nghĩa
25
2.2.1. Hai vế là đồng nghĩa đẳng lập, ý nghĩa của các chữ ở các vị trí
tƣơng ứng của các vế là đồng nghĩa.
27
2.2.2. Hai vế đồng nghĩa đẳng lập, nhƣng ý nghĩa của chữ ở vị trí thứ
hai mỗi vế tƣơng phản.
28
2.2.3. Hai vế đồng nghĩa đẳng lập, ý nghĩa của chữ ở vị trí thứ nhất
hai vế là trái nghĩa.
29
2.2.4. Hai vế là đồng nghĩa đẳng lập, ý nghĩa của các chữ ở các vị trí
tƣơng ứng là trái nghĩa.
29
2.2.5. Hai vế đối nghĩa đẳng lập, ý nghĩa của các chữ ở các vị trí
tƣơng ứng trái nghĩa.
30
2.2.6. Hai vế có 1 chữ giống nhau.
30
http://svnckh.com.vn
- 0 -
TIỂU KẾT
32
CHƢƠNG III- TÁC DỤNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KẾT CẤU – Ý
NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ ĐỐI XỨNG TIẾNG HÁN VÀ MỘT SỐ
LỖI SAI THƢỜNG GẶP
33
3.1. Tác dụng của việc nghiên cứu kết cấu và ý nghĩa của thành ngữ
đối xứng 4 chữ tiếng Hán.
33
3.1.1. Tác dụng của việc nắm vững kết cấu của thành ngữ đối xứng 4
chữ tiếng Hán
33
3.1.2. Tác dụng của việc nắm vững ý nghĩa của thành ngữ đối xứng 4
chữ tiếng Hán
39
3.2. Một số cách dịch thành ngữ đối xứng tiếng Hán ra tiếng Việt
43
3.2.1 Quan hệ giữa thành ngữ tiếng Việt và tiếng Hán
43
3.2.2.Các cách dịch thành ngữ đối xứng tiếng Hán ra tiếng Việt
44
3.3 Các lỗi sai thƣờng gặp khi sử dụng thành ngữ đối xứng của sinh
viên Việt Nam.
47
3.3.1. Không nắm rõ kết cấu của thành ngữ
47
3.3.2. Lạm dụng nghĩa mặt chữ
48
3.3.3. Không hiểu văn hoá nội hàm của thành ngữ
49
3.3.4. Không nắm đƣợc ý nghĩa tổng thể của cả câu thành ngữ
50
3.4. Một số phƣơng pháp học thành ngữ đối xứng bốn chữ tiếng Hán
và cách vận dụng.
51
3.4.1 Lợi dụng kết cấu để học thành ngữ đối 4 chữ tiếng Hán
51
3.4.2. Lợi dụng âm Hán Việt để học tiếng Hán
53
3.4.3. Dịch nghĩa một phần hoặc toàn bộ
54
3.4.4. Mƣợn thơ phú, hình tƣợng tƣợng trƣng trong tiếng Việt
56
TIỂU KẾT
58
KẾT LUẬN
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
61
PHỤ LỤC
63
Bước đầu nghiên cứu thành ngữ đối xứng bốn chữ trong tiếng Hán
- 1 -
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành ngữ là tinh hoa của ngôn ngữ, có thể giúp chúng ta biểu đạt tình cảm,
tƣ tƣởng một cách sâu sắc, tinh tế. Một câu thành ngữ chỉ vẻn vẹn đôi từ nhƣng
lại ẩn chứa những tƣ tƣởng, triết lý sâu xa mà không phải một hai câu văn có thể
biểu đạt hết đƣợc. Có lẽ do thành ngữ là sự kết tinh đỉnh cao của ngôn ngữ và
chữ viết, vì vậy mà không chỉ khi chúng ta nói, đọc, viết hay nghe đầu rất dễ
hiểu. Cũng chính vì lý do đó mà có rất nhiều thành ngữ trải qua một khoảng thời
gian dài thử nghiệm vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi. Trong đó, thành ngữ đối xứng
bốn chữ trong chiếm số lƣợng khá lớn trong kho tàng thành ngữ tiếng Hán, góp
phần phong phú và làm đẹp thêm cho kho tàng thành ngữ.
Trong những năm gần đây, rất nhiều ngƣời tiến hành nghiên cứu và so
sánh thành ngữ tiếng Hán với thành ngữ tiếng Việt, nhƣng rất ít ngƣời nghiên
cứu thành ngữ đối xứng bốn chữ trong tiếng Hán, nếu có cũng chỉ là của học giả
Trung Quốc. Chúng tôi đã tìm hiểu trên Internet, báo chí, sách nghiên cứu …
những đầu sách về ngữ pháp, từ loại, thành ngữ có rất nhiều nhƣng liên quan
đến thành ngữ đối xứng bốn chữ thì rất ít. Chúng tôi chỉ tìm thấy một số bài viết,
tài liệu có liên quan đến thành ngữ đối xứng mang tính khái quát, nhƣ “Nhận
biết về kết cấu và ý nghĩa của thành ngữ bốn chữ trong tiếng Hán” của Lƣu
Chấn Khôn –Học viện Sƣ phạm Liêu Thành; “Nét đẹp trong âm luật của thành
ngữ Hán ngữ” nghiên cứu Tu từ học – Nhà xuất bản Đại học Hạ Môn, 1988;
“Triết học, Logic và Tu từ trong thành ngữ” Vƣơng Minh Dƣơng, Nhà xuất bản
Văn kiện thƣ mục. Những tài liệu cụ thể nghiên cứu về loại thành ngữ này
Bước đầu nghiên cứu thành ngữ đối xứng bốn chữ trong tiếng Hán
- 2 -
chúng tôi vẫn chƣa tìm thấy. Tại Việt Nam, mặc dù loại hình thành ngữ này rất
hay đƣợc sử dụng và vẫn thƣờng gặp nhƣng hầu nhƣ vẫn chƣa có tài liệu nghiên
cứu cụ thể về nó.
Ai cũng mong muốn, trong lúc giao tiếp hay viết văn câu cú của mình
đƣợc sinh động, có hình tƣợng và sức thu hút. Nhƣng để làm đƣợc điều này
không phải là dễ. Thành ngữ bốn chữ đối xứng có thể giúp chúng ta giải quyết
điều này. Vì loại thành ngữ này có đặc điểm cân đối, hình thức đẹp. Vậy chúng
ta cần phải tìm hiểu và nắm rõ kết cấu, cấu trúc của thành ngữ đối xứng tiếng
Hán và ý nghĩa nội hàm văn hoá của nó.
Để đáp ứng nhƣ cầu này, chúng tôi đã lựa chọn và tiến hành hành nghiên
cứu chủ đề “Bƣớc đầu nghiên cứu thành ngữ đối xứng bốn chữ trong tiếng
Hán”.
2. Lý do lựa chọn đề tài
Theo điều tra trong đề tài Thạc sỹ “Thành ngữ so sánh tiếng Hán và
phƣơng pháp giảng dạy” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Phƣơng, ta có kết quả nhƣ
sau:
Bước đầu nghiên cứu thành ngữ đối xứng bốn chữ trong tiếng Hán
- 3 -
Bảng 1: Tình hình học thành ngữ tiếng Hán của sinh viên Việt Nam
(Số người điều tra: 60 người)
Nội dung điều tra
Tỷ lệ chọn các đáp án (%)
Ghi chú
1. Theo bạn việc
học và sử dụng
thành ngữ tiếng
Hán có khó
không?
A. Khó:
66.7
B. Bình
thƣờng:25
C. Dễ:1.7
D. Ý kiến
khác: 6.7
2. Những khó
khăn khi học và
sử dụng thành
ngữ tiếng Hán?
A. Nắm
rõ kết
cấu của
thành
ngữ:8.3
B.Nắm rõ
ý nghĩa và
cách dùng
thành
ngữ:23.3
C. Nắm
rõ văn
hoá nội
hàm: 40
D. Ý
kiến
khác::0
A+B+C :
603
B+C:13.3
A+C:5
A+B:1.7
3. Bạn có thích
sử dụng thành
ngữ khi viết bài
hay giao tiếp
không?
A. Có:
63.3
B. Bình
thƣờng :
21.7
C.Không
thích:5
D.Ý kiến
khác: 10
Theo thông tin bảng trên, chúng ta thấy rằng rất nhiều sinh viên muốn sử
dụng thành ngữ trong lúc nói cũng nhƣ lúc viết văn. Một ngƣời mà mỗi lời nói
ra đều dùng một hay vài câu thành ngữ, chúng ta sẽ thấy đƣợc đó là ngƣời có
học vấn, kiến thức. Nhƣng mọi ngƣời đều cảm thấy thành ngữ rất khó học, khó
Bước đầu nghiên cứu thành ngữ đối xứng bốn chữ trong tiếng Hán
- 4 -
hiểu, nên trong thực tế số lƣợng sinh viên học sinh sử dụng thành ngữ vẫn còn
rất ít. Điều này cho thấy, việc nghiên cứu về thành ngữ là điều rất quan trọng.
Hai vế trƣớc sau của thành ngữ đối xứng bốn chữ có số lƣợng chữ bằng nhau,
kết cấu tƣơng đồng, ý nghĩa tƣơng đồng, tƣơng tự hoặc tƣơng phản. Không kể là
về kết cấu hay về ý nghĩa, thì sắc thái biểu cảm thể hiện trong thành ngữ là rất
phong phú. Chính vì vậy, nếu chúng ta nắm bắt và hiểu rõ về thành ngữ bốn chữ
thì những ngƣời học tiếng Hán sẽ cảm thấy dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc
biểu đạt ý nghĩ của mình.
Nhƣ đã nói ở trên, có rất ít ngƣời nghiên cứu thành ngữ đối xứng bốn
chữ trong tiếng Hán, nhất là ở Việt Nam hầu nhƣ là chƣa có. Cũng chính vì lý
do đó thêm với niềm yêu thích dành cho Thành ngữ đối xứng bốn chữ khiến
chúng tôi quyết định đề tài “Bƣớc đầu nghiên cứu thành ngữ đối xứng bốn
chữ trong tiếng Hán”.
3. Phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này chúng tôi cuốn “Từ điển thành ngữ vạn dụng”
của nhà xuất bản Tứ Xuyên với 1700 câu thành ngữ làm tƣ liệu khảo sát. Thông
qua điều tra các thành ngữ trong cuốn từ điển này, chúng tôi thống kê đƣợc 435
câu thành ngữ bốn chữ có kết cấu, ý nghĩa đối xứng. Thành ngữ đối xứng bốn
chữ là loại hình thành ngữ mà số lƣợng từ ở hai vế là nhƣ nhau, kết cấu tƣơng
đồng, ý nghĩa tƣơng phản hay tƣơng đồng, gần nghĩa. Dựa theo quan điểm này
chúng tôi tiến hành phân tích và rút ra đƣợc ba đặc điểm:
(1)Thành ngữ đƣợc tạo thành từ bốn chữ, chia thành hai vế trƣớc và sau,
mỗi vế do hai chữ tạo thành.
Bước đầu nghiên cứu thành ngữ đối xứng bốn chữ trong tiếng Hán
- 5 -
(2)Kết cấu hai vế của thành ngữ tƣơng đồng nhau
(3)Ý nghĩa hai vế của thành ngữ tƣơng đồng, tƣơng phản hoặc gần nghĩa
Với ba đặc điểm này làm tiêu chí, từ 435 câu thành ngữ đối xứng bốn chữ
đã đƣợc thu thập, chúng tôi sẽ chia thành những loại nhỏ, đồng thời đƣa ra con
số tỉ lệ trong từng loại. Ví dụ: Chiếm số lƣợng lớn nhất là thành ngữ đối xứng
bốn chữ có hai vế là kết cấu định trung, có 131 câu, chiếm 34,8%; tiếp theo là
thành ngữ hai vế là kết cấu động tân, có 128 câu, chiếm 29,4%; số lƣợng ít nhất
là thành ngữ có kết cấu động bổ, chỉ có 4 câu, chiếm 0,92%. Những vấn đề này
chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể trong chƣơng 2.
Thông qua những nội dung phân tích này chúng tôi đã liên hệ với thành
ngữ tiếng Việt, tiến hành so sánh đối chiếu, từ đó chỉ ra những lỗi sai mà chúng
ta thƣờng mắc phải trong khi học và nêu một số cách sửa.
Tóm lại, trong bản nghiên cứu này, chúng tôi chỉ nghiên cứu tính đối xứng
về kết cấu, ý nghĩa trong thành ngữ đối xứng bốn chữ tiếng Hán. Các phƣơng
pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu là tìm tòi, khảo
sát tài liệu, thống kê, phân tích, đối chiếu. Ngoài ra, chúng tôi đã sử dụng kết
quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc để tăng độ tin cậy cho bài nghiên cứu
và nội dung thêm phần phong phú.
Bước đầu nghiên cứu thành ngữ đối xứng bốn chữ trong tiếng Hán
- 6 -
CHƢƠNG I- LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÀNH NGỮ VÀ
THÀNH NGỮ ĐỐI XỨNG BỐN CHỮ TIẾNG HÁN
1.1. Tổng quan về thành ngữ tiếng Hán
1.1.1. Khái niệm về thành ngữ
Thành ngữ là gì? Đó vẫn là câu hỏi đến nay vẫn chƣa có đƣợc khái niệm
chính xác.
Theo “Hệ thống câu chuyện thành ngữ Trung Quốc” NXB Cáp Nhĩ Tân năm
2002: “Thành ngữ là một bông hoa lạ trong nền văn hoá 5000 năm của dân tộc
Trung Hoa, nội dung phong phú rộng rãi. Ngôn ngữ ngắn gọn nhƣng biểu đạt ý
nghĩa sâu sắc, sinh động; là viên ngọc sáng ngời của nền văn học nƣớc nhà”.
Theo “Từ điển Tân Hoa Hán ngữ” NXB Thƣơng vụ năm 2005: “Thành ngữ
là những tổ từ hoặc đoản ngữ đƣợc mọi ngƣời sử dụng lâu đời, kết cấu cố định,
ngắn gọn nhƣng ý nghĩa sâu sắc.”
Tóm lại thành ngữ là những cụm từ cố định hàm súc đƣợc ngƣời dân quen
dùng từ xƣa đến nay, hình thức đơn giản, thƣờng là kết cấu 4 chữ nhƣng ý nghĩa
sâu xa tinh tuý.
1.1.2. Nguồn gốc của thành ngữ
Số lƣợng thành ngữ là rất nhiều. “Từ điển thành ngữ vạn dụng” NXB Tứ
Xuyên năm 2000 đã thu thập đƣợc 1.700 câu thành ngữ nhƣng tên thực tế số
lƣợng thành ngữ còn nhiều hơn rất nhiều. Vậy thành ngữ bắt nguồn từ đâu?
Theo chúng tôi tìm hiểu, thành ngữ hình thành từ một số nguyên nhân sau:
(1) Nguồn gốc lịch sử
Bước đầu nghiên cứu thành ngữ đối xứng bốn chữ trong tiếng Hán
- 7 -
Một số thành ngữ đƣợc hình thành dựa trên các câu chuyện lịch sử có thật,
một số đƣợc sửa từ những tác phẩm văn học nổi tiếng, nhƣng những thành ngữ
loại này không nhiều.
Ví dụ: 守株待兔 - Ôm cây đợi thỏ (Hàn Phi Tử - Ngũ Đố) kể, thời nƣớc
Tống có một nông phu trong lúc làm đồng nhìn thấy một con thỏ đâm vào gốc
cây chết. Từ đó trở đi ông bỏ việc đồng áng, suốt ngày ngồi dƣới gốc cây đợi, hy
vọng không phải làm việc mà vẫn có thỏ tự đến cho ông bắt. Sau này mọi ngƣời
dùng câu thành ngữ “Ôm cây đợi thỏ” để chỉ những ngƣời kinh nghiệm ít ỏi
hoặc hoang tƣởng không tự nỗ lực phấn đấu mà vẫn muốn có đƣợc thành quả.
(2) Ngụ ngôn
Ngụ ngôn là những câu chuyện, truyền thuyết hoặc những sự vật hiện tƣợng
đƣợc nhân cách hoá để nói lên một đạo lý hay những bài học mang tính nhân
văn, thƣờng có tính khuyên răn hoặc đả kích sâu sắc. Những thể loại này xuất
hiện từ rất sớm, những tác phẩm văn xuôi lịch sử thời tiền Tần nhƣ “Chiến
quốc”, “Mạnh Tử”, “Trang Tử”, “Liệt Tử” đã có không ít những câu chuyện ngụ
ngôn. Do hình thức đơn giản, ngắn gọn, ý nghĩa sâu xa dần dần đƣợc mọi ngƣời
ƣa thích và lƣu truyền đến nay. Một số câu chuyện ngụ ngôn đã đƣợc ngƣời dân
cách hoá thành những câu thành ngữ, ý nghĩa vừa sâu sắc, vừa có hình thức mới
mẻ.
Ví dụ: 掩耳盗铃 (Bịt tai ăn cắp chuông). Chuyện kể rằng: Khi đại phu họ
Phạm thời Tấn bị diệt vong có một ngƣời tìm thấy một cái chuông đồng. Anh ta
muốn ăn trộm chiếc chuông ấy về, nhƣng chuông vừa to vừa nặng, không thể
vác về đƣợc. Cuối cùng anh ta nghĩ ra một kế, dùng búa đập nhỏ chiếc chuông
Bước đầu nghiên cứu thành ngữ đối xứng bốn chữ trong tiếng Hán
- 8 -
ra rồi bê từng mảnh về nhà. Không ngờ khi dùng búa đập vào chuông thì chuông
vọng vang từng hồi. Anh nông dân ấy sợ ngƣời khác nghe thấy sẽ chạy đến
cƣớp chuông, anh ta vội vàng đƣa tay lên bịt tai của mình, nghĩ rằng bịt tai rồi
mình sẽ không nghe thấy tiếng chuông nữa, nhƣ vậy ngƣời khác cũng sẽ không
nghe thấy gì. Ngƣời sau đã dùng câu thành ngữ 掩耳盗铃 (Bịt tai ăn cắp
chuông) để chỉ những ngƣời tự cho mình là thông minh, định lừa bịp ngƣời khác
nhƣng thực ra lại chính đang tự lừa mình.
(3) Đơn giản hoá những câu nói của người xưa
Ví dụ: 一曝十寒 (Buổi đực buổi cái). Nguyên văn (Mạnh Tử - Cáo Tử):
“Tuy hữu thiên hạ dịch sinh chi vật giã, nhất nhật bạo chi-thập nhật hán chi, vị
hữu năng sinh giả giã.” (Tạm dịch: tuy trời đất có những sinh vật có sức sống,
khoẻ mạnh nhƣng nếu phơi chúng một ngày giữa trời nắng, bỏ mặc mƣời ngày
giữa trời lạnh thì dù sức sống khỏe đến đâu cũng không thể tồn tại đƣợc). Sau
này ngƣời ta đã giản lƣợc câu nói trên thành 一曝一寒 (Nhất bạo nhất hàn) ý
chỉ những ngƣời không bền chí, không tận dụng thời gian cố gắng, lãng phí thời
gian vô ích.
(4) Những cụm từ được dân gian sử dụng lâu đời
Thực tế có một số lƣợng rất lớn thành ngữ đƣợc ngƣời dân sáng tạo ra từ
cuộc sống thƣờng ngày, nhƣng loại thành ngữ này không tìm rõ đƣợc xuất xứ.
Những thành ngữ loại này rất dân dã, dễ hiểu, đều đƣợc đúc kết từ cuộc sống
hàng ngày của ngƣời dân.
Ví dụ:
另起炉灶 (Tách bếp ở riêng)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét