Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014
Chữa lỗi dùng từ
a) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học
cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
b) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề
bạt làm lớp trưởng.
c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng
thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
Chữa lỗi dùng từ
a) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học
cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
b) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề
bạt làm lớp trưởng.
c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng
thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
a) yếu điểm: điểm quan trọng.
nhược điểm: điểm còn yếu, kém
điểm yếu
b) đề bạt: cử giữ chúc vụ cao hơn (thường do cấp có
thẩm quyền cao quyết định mà không phải do bầu
cử).
bầu: chọn bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết để
giao cho làm đại biểu hoặc giữ một chức vụ nào đó
c) chứng thực: xác nhận là đúng sự thật.
chứng kiến: trông thấy tận mắt sự việc nào đó xảy ra
Bài tập 1/75. Lựa chọn kết hợp từ đúng:
- bản (tuyên ngôn) - bảng (tuyên ngôn) ;
- (tương lai) sáng lạng - (tương lai) xán lạn ;
- bôn ba (hải ngoại) - buôn ba (hải ngoại) ;
- (bức tranh) thuỷ mặc - (bức tranh) thuỷ mạc;
- (nói năng) tuỳ tiện - (nói năng) tự tiện.
- bản (tuyên ngôn)
- (tương lai) xán lạn ;
- bôn ba (hải ngoại);
- (bức tranh) thuỷ mặc;
- (nói năng) tuỳ tiện.
Bài tập 1/75. Lựa chọn kết hợp từ đúng:
a) khinh khỉnh, khinh bạc
: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra
vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với
mình.
b) khẩn thiết, khẩn trương
: nhanh, gấp và có phần căng
thẳng.
c) buâng khuâng, băn khoăn
: không yên lòng vì có những điều
phải suy nghĩ, lo liệu.
Khinh khỉnh
Khẩn trương
Băn khoăn
Bài tập 2/76. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
Bài tập 3/76. Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú vào bụng ông Hoạt.
( Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)
b) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.
c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn
hoá dân tộc.
a) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.
( Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)
Sửa lỗi:
+ Cách 1: Thay từ tống = tung .
=> Hắn quát lên một tiếng rồi tung một cú đá vào
bụng ông Hoạt.
+ Cách 2: Thay từ đá = đấm.
=> Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đấm vào
bụng ông Hoạt.
b) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không
nên bao biện.
Sửa lỗi:
Thay từ: thực thà = thành khẩn,
bao biện = nguỵ biện
->Làm sai thì cần thành khẩn nhận lỗi,
không nên nguỵ biện.
c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những
cái tinh tú của văn hoá dân tộc.
Sửa lỗi:
Thay từ: tinh tú = tinh hoa ( tinh tuý)
=> Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn
những tinh hoa của văn hoá dân tộc.
Bài tập củng cố:
Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a) Hai tháng qua, lớp em đã nỗ lực, cố gắng rất nhiều
trong học tập.
b) Tôi có nghe phong phanh chuyện gia đình bạn Hải
chuyển nhà đi.
c) Em rất thích đọc truyện dân dã.
a) Hai tháng qua, lớp em đã nỗ lực, cố gắng rất nhiều trong học tập.
=> Lỗi lặp từ
=> Sửa lỗi: Bỏ 1 trong 2 từ nỗ lực hoặc cố gắng:
+ Hai tháng qua, lớp em đã nỗ lực rất nhiều trong học tập.
+ Hai tháng qua, lớp em đã cố gắng rất nhiều trong học tập.
b) Tôi có nghe phong phanh chuyện gia đình bạn Hải chuyển nhà
đi.
=> Lỗi lẫn lộn các từ gần âm
=> Sửa lỗi: Tôi có nghe phong thanh chuyện gia đình bạn Hải
chuyển nhà đi.
c) Em rất thích đọc truyện dân dã.
=> Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
=> Sửa lỗi: Em rất thích đọc truyện dân gian
Các lỗi thường gặp và cách sửa:
Lỗi lặp từ => cách sửa: Bỏ từ lặp .
Lỗi lẫn lộn các từ gần âm => Nhớ chính xác hình thức ngữ âm.
Lỗi dùng từ không đúng nghĩa => Tra từ điển để biết chính xác
nghĩa của từ. Không hiểu, chưa rõ nghĩa của từ thì không dùng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét