Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Bàn tay định mệnh guy der cars


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "Bàn tay định mệnh guy der cars ": http://123doc.vn/document/549105-ban-tay-dinh-menh-guy-der-cars.htm


Bàn Tay Định Mệnh Guy Der Cars
Tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ Nguồn truyện: vnthuquan.net
− Bà nhạo báng tôi đấy ư?
− Tôi chưa từng nhạo báng ai bao giờ. Chẳng lẽ lại bắt đầu là bà? Xin bà hiểu cho là đôi khi – cũng
khá hiếm, xin thú thật, nhưng mà có – đôi khi tự nhiên trí óc tôi bất ngờ rối mù lên, như trường hợp
chiều nay. Tại sao lại như vậy? Cũng không biết nữa, nhưng tôi có thể đoan chắc với bà: tất cả những
đồng nghiệp của tôi, cả nam và nữ đều có những trường hợp như thế. Đúng là hôm nay tôi xem cho
rất nhiều người, như vậy cũng có thể là vì quá mệt. Đáng lẽ tôi không nên tiếp bà chiều nay, nhưng
vì bà cố nài nên tôi không thể từ chối. Dù là tôi đặt lại vấn đề, làm lại quẻ bài một lần nữa thì kết quả
cũng vẫn thế thôi. Vậy thì tốt hơn hết là chẳng nên gắng gượng. Một lần khác xin mời bà tới… Sáng
hoặc đầu buổi chiều ngày mai nếu bà thấy thuận tiện. Tôi sẽ tiếp bà chu đáo. Dĩ nhiên là buổi hôm
nay bà không phải trả tiền công vì một buổi xem thông thành.
− Mỗi lần xem bà lấy bao nhiêu?
− Tùy độ dài thời gian. Giá cả chúng tôi đã quy định từ lâu: một trăm quan cho nữa tiếng, cả tiếng thì
mất hai trăm quan. Tôi nghĩ là hôm nay chúng ta, chẳng còn gì để trao đổi nữa.
Nàng thu lại cỗ bài và xếp vào ngăn bàn.
− Thú thực là tôi hôi thất vọng sau khi được nghe những gì mọi người nói về tiếng tăm của Phu nhân
Nadia
− Tôi rất hiều bà. Thôi để lần sau, nếu bà không muốn tới một nơi khác. Chúng ta cứ cho là sự việc
vừa qua thật ra thì rất bình thường thôi.
Nàng đứng dậy. Bà khách buộc phải làm theo.
− Xin chào bà – Nadia nói – Xin thứ lỗi cho tôi vì đã không làm cho bà được hài lòng – Tôi rất ân
hận.
− Tôi cũng vậy. Không hiểu là tôi có trở lại thăm bà được nữa hay không. Xin tạm biệt.
Khi cánh cửa phía đầu cầu thang được khép lại, tạo nên một sự cách biệt giữa bà khách và nàng,
Nadia cảm thấy nhẹ hẳn người như được gạt bõ đi một sự hiện diện đã làm cho nàng không chịu nổi
ngay từ phút đầu tiên khi bà khách bước vào phòng. Điều mà nàng không thể nói ra được mới chính
là lý do thực sự để nàng chấm dứt mau lẹ cuộc xem: sự thay đổi đột ngột, Mạnh mẽ và không thể nào
ngăn được trong tình cảm đối với người khách lạ. Nàng phải nói thác ra là vì bất ngờ đầu óc nàng
như bị che phủ không nhìn thấy gì toát ra từ những quân bài, nhưng thực ra nàng đã nhìn thấy những
hiện tượng thật khủng khiếp. Không còn nghi ngờ gì nữa là người đàn bà này đã giấu sau bộ mặt
xinh đẹp lạnh lùng một tâm trạng đáng sợ.
− Chị ta đi rồi à? – Bà Vêra hỏi.
− Vâng.
− Chị ta có việc gì khẩn cấp cần đến cháu thế?
− Thực ra thì cháu cũng không biết nữa. Vì thế nên cháu cũng chẳng xem được gì cho chị ta, và cũng
Bàn Tay Định Mệnh Guy Der Cars
Tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ Nguồn truyện: vnthuquan.net
chẳng lấy tiền công của chị ấy.
− Cháu mắc sai lầm rồi đấy. Nguyên tắc hàng đầu của nghề nghiệp là bắt khách phải trả tiền khi họ
quấy rầy mình. Những giờ phút của cháu thật đáng quý, cháu yêu ạ. Nó là vàng là bạc đấy!
− Cháu thà không hành nghề nữa còn hơn là lấy tiền của một người đàn bà như vậy!
− Cháu làm sao thế? Bà thấy cháu thật kỳ cục. Sao khuân mặt cháu lại đăm chiêu thế kia? Chị ta nói
gì làm cháu phật lòng chăng?
− Cháu xin nhắc lại là không biết vì sao mà chị ta lại tới đây. Có lẽ vì thế mà làm cháu thấy băn
khoăn lo ngại. Cháu có cảm giác là chị ta tới đây để xem cháu làm việc như thế nào hơn là để nghe
những gì cháu phát hiện. Điều cháu vừa nói có thể bà cho là ngớ ngẩn, nhưng nếu giả dụ chị ta là
mật thám thì cái đó cũng không làm cháu ngạc nhiên!
− Tại sao lại nói tới mật thám với cảnh sát? Cháu đã làm đều gì phạm pháp nào? Hơn nữa một người
sang trọng như chị ta thì sao lại có thể là cảnh sát với mật thám được! Có khả năng đó là một người
cạnh tranh trong nghề nghiệp, một phụ nữ thuật sỹ không quen biết muốn xem cháu hành nghề ra sao
vì đang ghen tức với thành công của cháu?
− Có thể như thế bà ạ. Dù sao chăng nữa đều này cháu đã thấy trong cỗ bài và hiểu được khi nhìn chị
ta – đó là một người đàn bà ghê gớm và độc địa. Cháu không nhớ rõ, từ ngày hành nghề, cháu đã có
lần nào khó chịu trong khi xem như vậy không. Cháu đã quá mệt và chị ta đã làm cháu rã rời. Thôi,
không nói gì tới chị ta nữa, bà nhất trí không?
− Cháu có lý. Hay là chúng ta tới rạp chiếu bóng xem cuốn phim mà mọi người đang ca ngợi? Điều
đó có thể làm cháu khuây khỏa.
− Cháu lại muốn đi ngủ bà ạ.
− Nhưng phải ăn đã chứ!
− Cháu không thấy đói.
− Thế ra chị ta đã làm cho cháu không còn muốn ăn nữa hay sao?
− Cháu cũng chẳng biết nữa… Thôi, ngày mai, bà nhé.
Một tuần trôi qua, công việc đã trở lại bình thường. Phu nhân Nadia hầu như quên hẳn người khách
lạ mà sự hiện diện của chị ta đã làm nàng thật khó chịu. Vêra, một người bà tốt, sáng suốt và chu đáo
thấy là chẳng nên nhắc lại chuyện người đàn bà đó trước mặt cô con gái. Yên tĩnh trở lại… thế rồi
bất ngờ, cũng vào ngày giờ của tuần lễ trước, trong khi Nadia đang tiếp người khách cuối cùng – một
đại tá về hưu là khách quen nhiều năm – thì bà Vêra bước vào báo:
− Chị ta đã trở lại! Bà phải làm sao đây? Bảo là hôm nay đã hết giờ xem hay là bảo chị ta ngồi đợi?
Rất bình thản, Nadia đáp:
− Cháu đã có linh cảm chị ta sẽ trở lại: đó là một người đàn bà không chịu bó tay thua cuộc. Tốt hơn
là cứ tiếp dù chỉ là để biết chính xác xem chị ta muốn gì hoặc chờ đợi gì ở cháu.
Bàn Tay Định Mệnh Guy Der Cars
Tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ Nguồn truyện: vnthuquan.net
− Có lẽ hay hơn cả là từ chối không nhận xem cho chị ta nữa chăng? Cháu hoàn toàn có quyền tự do
chọn khách cho mình kia mà.
− Bà chẳng nên nói vậy; chính là khách lựa chọn cháu nên cháu phải tiếp nhận, bất kể họ là ai và
người như thế nào. Bà hãy mời chị ta vào đi.
− Nhưng mà, cháu nhớ không… Lần trước, sau khi chị ta đi rồi, cháu đã ở trong trạng thái tồi tệ đến
nỗi bỏ cả bữa cơm tối! Tiếp người đó làm gì, nếu cháu thấy chị ta làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
của mình?
− Không những chị ta gây ảnh hưởng xấu tới tinh thần và sức khỏe của cháu và còn cho cả mọi
người nữa. Nhưng bà hãy yên tâm: hôm nay cháu thấy người sảng khoái và không quá mệt mỏi như
hôm trước. Cháu sẵn sàng tiếp chị ta.
Bà khách trẻ bước vào phòng. Cũng như lần trước: xinh đẹp, lịch sự và trang nhã có thể còn hơn cả
lần trước nữa nhưng thái độ thì lạnh băng. Vẫn bằng cái giọng trầm buồn, chị ta nói:
− Bà có ngạc nhiên không khi tôi trở lại mặc dù bà đã cho tôi một cảm giác chán ngán về cái gọi là
năng khiếu thấu thị đặc biệt của bà?
− Không có gì làm tôi ngạc nhiên cả, thưa bà… Bây giờ bà muốn biết về vấn đề gì?
− Vẫn là vấn đề cũ thôi: liệu tôi có đủ năng lực để đảm bảo hạnh phúc của mình trọn vẹn không?
− Và bằng bất cứ giá nào? Cái này tôi hiểu. Tôi biết là không phải bà không có vấn đề gì tiếp nữa.
Nhưng xin bà hãy cho biết: bà đặt vấn đề này dai dẳng và cũng quyết tâm chờ một lời giải đáp, phải
chăng là vì từ trước tới nay, bà chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc?
− Đúng là không giấu được bà đều gì. Thực ra thì tôi cũng đã có một hình thái hạnh phúc nào đó và
tôi cảm thấy rất rõ là dưới con mắt của những người xung quanh cũng như tất cả những người quen
biết thì tôi là một người đàn bà có một cuộc sống đầy đủ. Song ở giữa cái bề ngoài giả dối và thực sự
còn có một khoảng cách đáng kể… Xin bà hãy nói cho tôi rõ là cái hình thái hạnh phúc tương đối đó
có cho phép tôi thành tựu hoàn toàn mà tôi hằng mong ước mà tôi có quyền được hưởng không?
− Chúng ta lại sử dụng cỗ bài chứ?
− Vâng, tôi tin ở những quân bài.
Với bàn tay thành thạo như máy, cỗ bài được trang kỹ, được khách trộn, đảo… rồi bà chủ trịnh trọng
rải úp từng quân lên mặt bàn. Khi bắt đầu lật lên những quân bài đầu tiên, nhà nữ ngoại cảm không
kìm được, phải thốt lên:
− Đúng y như lần đầu!
− Bà có trí nhớ tốt thật đấy!
− Cả bà cũng vậy, thưa bà, vì bà cũng nhớ những quân bài lật lên hôm nọ.
Lại yên lặng cho đến lúc tất cả các quân bài đều được lật lên. Lại một lần nữa, Nadia như bị cuốn
hút, nhìn ngắm thực kỹ nhưng thật ra, nàng đã nhìn thấy rõ trong thứ tự sắp xếp các quân bài tất cả
Bàn Tay Định Mệnh Guy Der Cars
Tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ Nguồn truyện: vnthuquan.net
những gì cần biết: so với lần trước cũng chẳng có gì thêm đáng kể về bản chất đích thật của người
khách lạ. Và cũng chính vì “nhìn thấy” những cái đó mà nàng cảm thấy sự khó ở dâng lên trong
người giống như lần trước. Nhưng lần này nàng kiên quyết đấu tranh với mình để tỏ rõ cho kẻ lại đến
thách thức là nàng khỏe, rất khỏe để người ta không thể coi thường một Phu nhân Nadia… Và nàng
nói:
− Tôi sẽ không nói lại về những nét nổi bật trong tính cách mà hôm nọ tôi đã phát hiện với bà – mà
cũng không biết đó có phải là một phát hiện không vì chính bà cũng biết rõ chẳng kém gì tôi? – Tôi
vẫn thấy y nguyên trong quẻ xem hôm nay… Tôi còn thấy, và đều này chắc làm cho bà thích thú hơn
nhiều, những lộn xộn phức tạp về mặt tình cảm hiện lên thật rõ ràng. Trong quẻ của bà có hai người
đàn ông: một người là chồng và một người là nhân tình. Người chồng thì đang bị đe dọa, cái chết
đang lượn lờ xung quanh.
− Bà không muốn nói là tôi có thể chịu trách nhiệm về cái chết đó sao?
− Không đâu! Nhưng hầu như chắc chắn nếu sự việc đó xảy ra thì bà cũng không phiền muộn gì lắm.
− Tôi thấy bà thật nghiêm khắc đối với tôi! Thì cứ nói ngay là bà khinh bỉ tôi đi!
− Người ta chỉ coi thường những kẻ thiếu ý chí, và những kẻ này thường đáng được quan tâm. Đó
không phải là trường hợp của bà: bà là một nhân vật cực kỳ thích thú một kiểu người mà theo tôi thì
khá là nguy hiểm.
− Thế là cuối cùng bà đã thẳng thắng với tôi! Bà đã bắt đầu làm tôi ham thích. Và cứ cho tôi là một
người đàn bà đáng sợ thì bà có nhìn thấy một kết thúc khả quan có lợi cho tôi về vấn đề hôn nhân
không?
− Tại sao lúc nào bà cũng vơ tất cả vào mình như vậy?
− Cũng như số đông những người đến nhờ bà xem về tương lại hậu vận, trước tiên tôi phải quan tâm
đến bản thân đã, sau đó mới đến người khác… Đó cũng là bình thường thôi phải không?
− Hãy nói là rất đời thường. “Từ tâm đúng nhất là bắt đầu từ…”
− Chẳng cần phải viện ngữ làm gì, nhà ngoại cảm! Chúng ta hãy trở lại công việc: cuối cùng, thì tôi
thắng hay bại?
− Đúng ra thì bà phải thắng nếu ở cuối quẻ bài nghĩa là ở giai đoạn chót không có con Đầm cơ, nó
chưa hẳn đã lọt vào trong đời sống của bà nhưng đã xuất hiện thật bất ngờ đến nỗi tôi không sao lý
giải được. Một người đàn bà có nhiều dấu hiệu là một con người nguy hiểm.
− Hơn cả tôi ư? Điều này làm tôi ngạc nhiên và có đôi phần thích thú.
− Mỗi người đều tìm thấy niềm vui thích ở nơi nào có thể…
− Tóm lại là tình địch phải không?
− Không hẳn như bà hiểu: không phải là một người có nhiều tham vọng tầm cỡ như bà, nhưng đúng
hơn là một người phụ nữ đa tình. Có bao giờ bà nghĩ là một phụ nữ đa tình và chân thành đôi khi tỏ
Bàn Tay Định Mệnh Guy Der Cars
Tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ Nguồn truyện: vnthuquan.net
ra đáng sợ hơn là một người đàn bà chỉ nghĩ đến việc sử dụng những phương tiện xấu xa nhất để đạt
tới mục đích không?
− Bà Nadia thân mến, tôi thấy mình có sai lầm lớn khi đánh giá thấp khả năng của bà. Tôi càng hiểu
rõ những lời khen ngợi của khách hàng đối với bà quả là xứng đáng. Tôi chưa biết những lời bà đoán
về tôi đúng đến mức nào, nhưng đã có giá trị thật độc đáo. Vậy người nào trong hai người đàn ông
hiện diện trong cuộc sống của tôi mà con Đầm cơ tìm mọi cách để chiếm đoạt: người chồng hay
nhân tình?
− Vì người đàn bà đó xuất hiện, nên có thể người này hoặc người kia bị chinh phục… Đó là chưa nói
có thể cả hai.
− Nguy hiểm đến thế kia ư? Liệu tôi có biết mụ ta không?
− Chưa đâu.
− Công việc của tôi sẽ khó khăn hơn vì trước hết tôi phải chiến đấu với mụ này đã, đúng không?
− Hôm nay thế là đủ. Tôi sẽ trở lại. Phải thanh toán cho bà bao nhiêu đây?
− Tôi đã nói với bà rồi: một trăm phrăng cho nửa giờ.
− Đây xin gởi bà gấp đôi. Nếu bà nói cho biết nhiều đều quan trọng nữa thì tôi sẽ chi thêm gấp bội.
− Ồ, xin bà hiểu cho là việc quan trọng duy nhất là làm sao cho khách hàng được hài lòng.
− Chắc tình huống này làm bà thích thú… Bà làm tôi thấy háo hức đó, bà Nadia ạ – Xin hẹn gặp lại.
− Tôi sẵn sàng phục vụ bà.
Sau khi người khách lạ, có dấu hiệu để trở thành một vị khách thường xuyên, đi khỏi thì bà Vêra
bước vào:
− Thế nào, lần này công việc diễn biến ra sao?
− Đỡ tồi tệ hơn lần trước bà ạ. Nhưng cháu vẫn không thể ưa được người đàn bà này và cháu không
sao lý giải nổi tại sao chị ta làm cháu sợ…
− Hình như cháu cũng không quá mệt mỏi như hôm nọ?
− Cháu đã kiềm chế được hệ thần kinh của mình nhưng khi chị ta đứng dậy ra về, cháu thấy sao mà
nhẹ nhõm.
− Phải chăng chị ta có chút đồng bóng?
− Rõ ràng có một cái gì đó toát ra từ chị ta. Cháu sợ đó chẳng phải là lành mạnh! Không lúc nào, khi
có chị ta trước mặt, mà cháu thấy một lóe sáng của tấm lòng nhân hậu.
− Cháu có tin là chị ta còn trở lại không?
− Chắc chắn chị ta còn đến nhưng cháu xin đoan chắc với bà đó sẽ là lần cuối!
− Ý cháu muốn nói sao?
− Cháu sẽ đòn chị ta về mặt tinh thần. Sau đó thì yên chí: chúng ta sẽ không bao giờ trông thấy chị ta
nữa.
Bàn Tay Định Mệnh Guy Der Cars
Tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ Nguồn truyện: vnthuquan.net
− Cháu mà cũng ác tâm như thế ư?
− Với loài sói bà ạ… Nhưng xin bà yên tâm: Với cháu, đó chỉ là nhất thời chứ không tồn tại lâu dài
như ở chị ta.
− Cháu có nhận thấy sau khi chị ta ra về có cái gì phảng phất ở đây không?
− Cái gì vậy nhỉ?
− Mùi thơm hắc ở chị ta tỏa ra thấm vào tất cả căn phòng làm nghẹt thở.
− Bà nói đúng: y như là mùi chết chóc. Phải mau mau thông khí! Mở hết cửa sổ ra bà ạ!
Bà khách trẻ chẳng đợi đến một tuần mà hai ngày sau đã trở lại, vẫn bí hiểm và thanh lịch. “Ít ra đó
cũng là một phụ nữ – bà Vêra nghĩ thầm – đặt cho mình cái đích tối cao là quyến rũ. Và chị ta có thể
đạt được, bằng cách của mình! Một người đàn bà đẹp và độc ác thường làm mê say bọn đàn ông: họ
bị khêu gợi, bị kích động! Cuộc chinh phục càng khó khăn, họ càng lăn xả vào để tranh đoạt cho kỳ
được mới thôi. Nhưng với người đàn bà này, tất cả bọn họ đã lầm. Cả người chồng không thành công
trong cuộc tình gắn bó, cả nhân tình lăm le muốn chiến cho riêng mình và còn bao nhiêu người khác
nữa. Chị ta mạnh hơn họ. Người độc nhất thắng được chị ta – quẻ bài đã chỉ rõ – đó là một phụ nữ đa
tình đích thực với vẻ ngoài vui tươi và bình thản biết nắm đúng thời cơ, biến thành một con hổ và bẻ
gãy xương sườn con báo đen kia”.
Bằng giọng lúc nào cũng dịu dàng, nàng hỏi khách:
− Nào, hôm nay bà muốn biết điều gì?
Câu trả lời có ngay tức khắc và là một câu hỏi:
− Liệu tôi có trở thành một quả phụ vào một ngày gần đây?
Lần thứ ba cỗ bài được trang kỹ, được trôn đảo, được rải ra trên mặt bàn và được lật lên trong yên
lặng. Lại cúi xuống cỗ bài, Nadia cảm thấy cái nhìn khắc nghiệt của khách đè nặng lên mình, nhưng
nàng chẳng quan tâm. Điều chủ yếu là những gì nàng nhìn thấy qua những quân bài. Một quẻ xem
ngay tức khắc làm nàng kinh hãi: Cũng là một loại ảo ảnh mà nàng căm ghét và có thể giải đáp ngay
không cần có câu hỏi vừa đặt. Hai chữ QUẢ PHỤ hiện lên viết bằng máu trên mặt cát, trong khi
khuân mặt người khách trẻ đang cúi nhìn, rạng rỡ một nụ cười y như một người đang thoả mãn với
chiến công của mình. Nhưng rất mau lẹ, nụ cười đó biến thành một cái nhếch mép nhăn nhúm và
thân hình người đàn bà vụt to phình lên khủng khiếp để biến thành một con quỉ. Tất cả những cái đó
hiện ra chỉ khoảnh khắc. Aûo ảnh vụt tang biến. Mặc dù sợ hãi, nhưng Nadia cũng gắn sức để giữ
cho được vẻ ngoài thật bình thản. Từ từ ngẩng đầu lên, nàng nhìn chăm chú vào người khách trẻ, nhỏ
nhẹ nói:
− Đáng lẽ tôi có thể làm cho bà thỏa mãn bằng một câu trả lời phù hợp với mong muốn của bà nhưng
tiếc thay, tôi chẳng nhìn thấy gì hết. Đôi khi những quân bài cũng im lặng.
− Như vậy có nghĩa là tôi sẽ không bao giờ trở thành quả phụ?
Bàn Tay Định Mệnh Guy Der Cars
Tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ Nguồn truyện: vnthuquan.net
− Nếu chuyện xảy ra ngược lại thì mới làm cho tôi ngạc nhiên.
− Một ngày nào đó tôi sẽ lại tới dể cho bà biết rằng bà đã nhầm và chẳng hiểu gì về nghề của mình!
Cảm tưởng tốt ban đầu của tôi đối với bà không còn nữa, danh tiếng của bà được đánh giá quá cao,
chủ yếu là dựa vào những quảng cáo rùm beng trên báo chí mà bà còn táo tợn trưng cả chân dung có
vẻ uốn éo của mình lên để hòng câu khách! Làm như khuôn mặt của bà có thể làm cho mọi người
chú ý! Người ta đến hỏi bà về quá khứ, vị lai đâu phải để chiêm ngưỡng vẻ ngoài của bà và duy nhất
để nghe bà ăn nói ra sao. Nhưng tiếc thay bà chỉ làm cái việc dối trá đó cũng như các đồng nghiệp
của bà! Tất cả những điều bà tưởng khám phá được về tôi thì tôi biết tỏng từ lâu rồi vì chính đó là
bản chất của cuộc đời tôi.
− Ít ra thì bà cũng chiêm nghiệm thấy hai đều: tôi chỉ nói lên sự thực và, khi không thấy gì cả thì tôi
im lặng… Còn “nhân vật kia” – người đàn bà đó nhất định sẽ xen vào phá hoại dự định của bà, bà
thật không ngờ có phải không? Thế mà có đấy! Chính người đó sẽ quấy rầy bà… Duy nhất chỉ vì
người đó mà bà không được toại lòng mãn ý. Cho đến lúc này, tôi khẳng định bà sẽ không từ một kế
hoạch nào để ngăn chặn bàn tay tội ác của bà ta. Nhưng với bà ta lại là một chuyện khác! Bà ta cũng
mạnh không kém gì bà đâu nhưng tôi nhắc lại lần cuối cùng là hoàn toàn không giống như cách hiểu
của bà: cái sức mạnh sở dĩ bà ta có được là nhờ vào một tình yêu đích thực trong tim mà ở bà thì
không bao giờ có. Tất nhiên, khi gặp bà, một người đàn ông có thể bị mê mẩn vì ham muốn nhưng
rồi mau chóng được đều hòa vì cái tội duy nhất của bà. Sẽ có hai tình cảm đồng thời xuất hiện: ngờ
vực và e ngại… những tình cảm đó không bao giờ chung sống được với tình yêu.
− Tôi phải trả bà bao nhiêu đây?
− Lần này thì không phải trả gì cả. Tôi không muốn nhận tiền của ai một khi họ không được thỏa
mãn trong quẻ bói. Xin chào bà.
Vị khách bước ra cửa không nói một lời.
Bà Vêra lại xuất hiện với vẻ băn khoăn:
− Cái gì đã xảy ra vậy? Cháu có nghe tiếng sập cửa của bà ta ở phòng ngoài không?
− Đó là cách lẫn tránh của những kẻ yếu. Họ cứ tưởng gây ra tiếng động mạnh là sẽ cho họ sức
mạnh.
− Tại sao vậy? Hôm nọ cháu chả đã nói với bà là người phụ nữ này có thể rất nguy hiểm ư?
Cháu cảm thấy trong người thế nào?
− Khá hơn nhiều bà ạ. Bà cho người khách tiếp theo vào đi.
− Bà nói trước cho cháu hay: bà ta thật xấu xí.
− Ở vẻ ngoài ư? Còn tâm hồn bà thấy sao? Chắc là rất đẹp phải không ạ?
− Cháu là một cô gái lạ kỳ. Nadia bé bỏng ạ.
− Và bà là một người bà đáng kính nhất! Về người đàn bà vừa ra khỏi đây một cách ầm ĩ ấy, cháu có
Bàn Tay Định Mệnh Guy Der Cars
Tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ Nguồn truyện: vnthuquan.net
thể nói trước với bà thế này: mặc dù tất cả những lời chị ta nói với cháu, nhưng cháu thực sự ngạc
nhiên nếu chị ta trở lại! Đó là đều cháu mong muốn.


Guy Der Cars
Bàn Tay Định Mệnh
Dịch giả: Vũ Liêm
Phần 2
Quá Khứ
Một tuần khác lại trôi qua. Bà khách trẻ đó không trở lại nhưng cũng không vì thế mà công việc của
Nadia gặp trở ngại. Có điều là nàng cảm thấy mệt mỏi, không còn hứng thú trong công việc hằng
ngày; có gắng giải thoát những nỗi băn khoăn lo ngại cho người khác dù khẩn thiết hay không
thường là thuộc về lĩnh vực tâm tình. Còn những lo nghĩ của chính nàng thì chẳng có ai ngó ngàng
tới bao giờ trừ người bà mà nàng cùng chung sống. Đôi khi bà thân mật bảo nàng:
− Nhưng mà, cháu yêu bà, cháu không thể sống mãi như thế này được! Cháu hãy còn trẻ, lại ngày
càng xinh đẹp, duyên dáng, là niềm ao ước của bao chàng trai. Ngoài ra cháu còn thông minh sắc
sảo, tóm lại là cháu có tất cả. Vậy thì có đều gì không ổn? Tự giam mình cùng với một bà già trong
căn nhà như thế này, đó không phải là cuộc sống của một người ở lứa tuổi cháu, nhất là suốt ngày
này qua ngày khác ngồi trong phòng đoán vận mệnh để lắng nghe những đều bất hạnh hoặc những
niềm ước mơ của bao người xa lạ đối với cháu. Thật là vô nghĩa! Và họ thì cũng chẳng bao giờ thèm
đếm xỉa đến những gì xảy ra trong cuộc đời của cháu! Bà cũng biết rất rõ là nếu cháu tìm được một
người chồng hợp với cháu hoặc dù là chỉ một chàng trai mà cháu ưa thích thì bà sẽ mất cháu, chắc
chắn là bà cháu ta sẽ chẳng được cùng sống bên nhau như bao năm nay, nhưng đều đó không quan
trọng. Chỉ có hạnh phúc của người phụ nữ trẻ như cháu là đáng kể chứ không phải cái già nua tuổi
tác của bà! Với cái tuổi ngoài bảy chục, người ta đã quá quen với cảnh cô đơn. Đó là số phận của tất
cả những người như bà đã từng dày dạn trong cuộc sống nhất là trong tình trường khi chúng ta còn ở
cái tuổi của các cháu nội cháu ngoại bây giờ. Chúng ta không đòi hỏi và thật không xứng đáng với sự
hi sinh của chúng vì chúng ta. Cháu cũng biết đấy: bà chẳng phải là một bà già yếu đuối, què lê liệt
bại gì mà còn mạnh chân khỏe tay, mắt tinh tai sáng, bà có thể một mình xoay xở rất tốt. Thỉnh
thoảng cháu đến thăm bà cùng người bạn đời của cháu, đối với bà như thế là hạnh phúc rồi. Bà sẽ
thật sự sung sướng khi được nói với cháu: “Thế là con bé cũng hạnh phúc như mình ngày xưa ở bên
Bàn Tay Định Mệnh Guy Der Cars
Tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ Nguồn truyện: vnthuquan.net
Nga với ông nó khi mình còn trẻ và xinh đẹp”
− Bà ơi, xin bà đừng tìm cách làm cháu xiêu lòng; cháu chỉ thất thật sự hạnh phúc khi được sống gần
bà. Cháu không muốn và sẽ không bao giờ muốn sống với một người đàn ông nào khác.
− Cháu Nadia thân yêu của bà, cháu nói dối! Thật không xứng đáng với một cô gái trung thực như
cháu! Nếu khách của cháu mà biết là cháu đã có thể không nói lên sự thật thì cháu sẽ mất tất cả! Bà
biết là năm mười tám tuổi cháu đã yêu nhưng sự việc đã không được xếp đặt như ý muốn của cháu,
vì vậy cháu đinh ninh trong đầu là không bao giờ cháu lại có thể yêu được nũa. Để quên đi, cháu đã
lẩn trốn vào nghề bói toán, tưởng rằng vai trò của cháu từ nay là giúp đồng loại đi tìm thấy cái hạnh
phúc mà hình như đối với cháu đã xa vời rồi. Có đúng thế không? Đúng hay không chắc là cháu
cũng không dám trả lời. Cháu cũng sẽ nhận thấy là chưa bao giờ bà nói với cháu về chuyện này cả
nhưng bây giờ bà thấy đã đến lúc phải làm việc đó. Nếu cháu biết là bà đã tự trách mình, tự giận
mình như thế nào vì phải chờ đợi quá lâu! Bà cảm thấy trong thâm tâm là có tội đối với cháu.
− Cháu xin bà đừng nói nữa! Lúc này chỉ riêng có công việc mới làm cháu say mê ham thích mà
thôi.
− Công việc của cháu! Rất tốt đẹp đấy! Nhưng ngay cả chuyện nếu có mang cho ta cái ảo giác là làm
cho cuộc sống phong phú dồi dào thì cũng không thể che lấp hết được mọi khoảng trống! Nếu bà
không có trong tim những kỷ niệm của một thời son trẻ huy hoàng, thì hàng bao năm nay làm sao bà
có thể đứng vững được, như cháu thấy đó! Khi bà không còn ở trên đời này nữa thì ít nhất bà cũng
đã từng có cái may mắn đó. Nhưng còn cháu? Trơ trọi một mình không có những kỷ niệm loại đó.
Oâi, thật khủng khiếp!
− Cháu không cô độc vì cháu vẫn tiếp tục tiếp khách suốt cả ngày.
− Thế cháu định hành nghề đoán vận số này đến hết đời hết đời sao?
− Phải chăng đây là thiên chức của cháu? Chính bà chẳng đã khuyến khích cháu đó ư?
− Đúng thật là cũng đáng tiếc khi có một năng khiếu thiên bẩm như vậy mà không đem phục vụ mọi
người. Nhưng cháu ạ, tất cả đều có chung cục của nó. Bà biết: nhờ có năng khiếu đó mà cháu đã
kiếm được rất nhiều tiền, tất nhiên là vì nghe theo lời khuyên của bà. Cháu chẳng còn phải lo nghĩ gì
về mặt tiền nong, cả bà cũng thế nhờ có cháu. Nhưng cũng không phải thế là cháu đã hạnh phúc.
Cháu cũng đừng vội bảo: tiền tài đối với cháu không phải là vấn đề quan trọng vì cháu có một tâm
hồn thật trong sáng và trung thực. Cháu cũng quan niệm như bà: tiền là cần thiết nhưng đó là phương
tiện chứ không phải là mục đích! Vậy thì cháu hãy để cho con người của cháu sống và tận dụng hết
cuộc sống khi cháu đang còn có thời gian trước mắt. Cháu phải ra ngoài, vui chơi, đi du lịch, thoát ra
khỏi vòng xích mà cháu tự nguyện trói mình vào. Tại sao lại không đóng cửa phòng chiêm lý này lại
trong một thời gian, với lý do đi nghỉ hè?
− Cháu không có quyền đóng cửa, bà đã biết quá đi. Một phòng đoán vận số mà đóng cửa thì mất hết
Bàn Tay Định Mệnh Guy Der Cars
Tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ Nguồn truyện: vnthuquan.net
khách rất nhanh: đám quần chúng đông đảo cần một nhà ngoại cảm nam hoặc nữ quen thuộc để đoán
xem vận mệnh sẽ lập tức đi tìm đến những nơi khác.
Họ không thể chờ đợi và, khi cháu trở về thì sẽ không còn ai nữa. Họ sẽ không tha thứ vì cháu đã bỏ
mặc họ. Đóng cửa dù chỉ một ngày cũng sẽ là đóng cửa mãi mãi.
− Tại sao cháu lại không tìm người thay thế tạm thời?
− Có thể bà cho là cháu rất tự kiêu khi cháu nói thế này: cháu chỉ tin ở mội mình cháu trong nghề
này thôi. Nếu cháu đi thì phòng đoán vận số của Phu nhân Nadia sẽ trở thành một nơi khai thác tính
dễ tin và sự đần độn của mọi người. Điều đó, cháu chẳng muốn chút nào!
− Và… nếu chính bà thay khi cháu đi vắng? Từ khi bà được chứng kiến công việc của cháu hàng
ngày và qua những cuộc chuyện trò trao đổi tâm sự giữa hai bà cháu, bà cũng nắm được nhiều bí ẩn
trong nghề. Bà tin chắc là có thể xoay xở được tốt và có đủ tri thức để có thể ít nhất là giữ khách lại
cho cháu.
− Nếu cháu đi nghỉ ngơi ở đâu đó thì nhất thiết là phải có bà cùng đi. Cháu cũng cảm thấy chính bà
không chịu nổi khi cứ phải ở lì một chỗ.
− Đúng, cái đó đúng! Bà rất muốn thay đổi không khí một chút. Thú thật là bà đã chán ngấy việc mở
đóng cửa cho tất cả bọn người khát khao hạnh phúc đó. Bà cũng chán ngấy cả cái việc quan sát và
bước đầu nhận xét về họ: ngày nọ qua ngày kia lâu dần bà có cảm tưởng là tất cả bọn họ đều giống
nhau như đúc! Chúng ta hãy đi đi, Nadia!
− Chỉ có một chổ duy nhất mà cháu muốn tới: đó là Cố trang. Đã bao năm nay rồi, bà cháu ta chưa
về thăm.
− Không biết bây giờ nó ra sao nhỉ, Cố trang thân thương của chúng ta.
− Cháu chắc chắn là nó vẫn còn nguyên vẹn. Gia đình nhà Levasseur nhất định sẽ trông nom chu đáo
và bảo quản nó với một niềm tin và hi vọng là một ngày nào đó sẽ trông thấy bà cháu ta trở lại…
Hơn nữa, họ vẫn thư từ cho cháu đều đặn và thỉnh thoảng cháu lại gửi một khoản tiền về đủ để chi
vào việc tu sửa, bảo quản. Tháng trước tất cả ngói bên mái cánh tả đã được thay. Bà thấy dù ở xa
nhưng cháu đâu có kém phần quan tâm đến Cố trang thân thương của chúng ta. Bà thấy thế nào khi
lại được hít thở bầu không khí miền Sologne? Lại được nhìn thấy những ao hồ và những cách rừng
nhỏ đầy muôn thú mà khá lâu rồi không bị ai săn bắt?
− Thôi đi, Nadia! Bà có cảm tưởng như đang ở đó rồi… Thế bao giờ chúng ta đi nào?
− Nhưng cháu xin nhắc lại: Phòng chiêm ký sẽ ra sao?
− Có thể cứ đóng cửa một vài tháng.
− Không.
− Bà có một ý: trong thời gian đi vắng tại sao không nói với ông thuật sĩ bạn cháu đó tạm thời đảm
nhiệm giúp.

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

VAN KIEN DAI HOI CHI DOAN


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "VAN KIEN DAI HOI CHI DOAN": http://123doc.vn/document/550162-van-kien-dai-hoi-chi-doan.htm


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG CĐSP BÌNH DƯƠNG
CHI ĐOÀN KTCN-VẬT LÝ 3
________________________________________________________
Thủ Dầu Một, ngày tháng năm 2007.
NỘI QUY
ĐẠI HỘI ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
CHI ĐOÀN KTCN - VẬT LÝ 3 TRƯỜNG CĐSP BÌNH DƯƠNG
(Nhiệm kỳ 2007 - 2008)
__________________________________________
Để đảm bảo thực hiện tốt các nội dung chương trình và yêu cầu đề ra tại Đại hội
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chi đoàn KTCN - Vật lý 3 Trường CĐSP Bình Dương
nhiệm kỳ 2007 - 2008, Ban Tổ chức Đại hội thống nhất Nội quy làm việc của đại biểu
dự Đại hội như sau :
1. Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chi đoàn KTCN - Vật lý 3 trường CĐSP
Bình Dương là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công tác Đoàn và phong trào thanh niên
nhiệm kỳ 2007 - 2008, là sự kiện chính trị trọng đại của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN),
có nhiệm vụ đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2006 - 2007; đề ra
mục tiêu, phương hướng công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2007 - 2008. Do
vậy, mọi hoạt động của các đại biểu đều phải phục vụ và hướng tới sự thành công chung
của Đại hội.
2. Đại biểu của Đại hội là toàn thể đoàn viên thuộc chi đoàn có nhiệm vụ:
- Thể hiện ý chí và nguyện vọng chính đáng của ĐVTN trong chi đoàn; có trách
nhiệm phản ánh ý kiến, nguyện vọng của ĐVTN đến Đại hội.
- Tham gia đầy đủ, tự giác và tích cực vào tất cả các nội dung, hoạt động của Đại
hội; nghiêm chỉnh chấp hành Nội quy Đại hội.
3. Đoàn Chủ tịch Đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đại hội do Đại hội cử
ra, có nhiệm vụ:
- Điều hành các hoạt động của Đại hội theo đúng chương trình đã được thông
qua; tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc, quy định của tổ chức Đoàn.
- Quyết định công bố và lưu hành các tài liệu, các kết luận chính thức của ĐH.
- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong Đại hội.
4. Về trang phục : đại biểu sử dụng trang phục Thanh niên Việt Nam, đeo huy
hiệu Đoàn.
5. Trong thời gian làm việc của Đại hội, đại biểu Đại hội ngồi đúng vị trí, không
gây mất trật tự, không tự ý ra ngoài, không sử dụng điện thoại di động trong thời gian
Đại hội diễn ra.
6. Về thời gian làm việc của Đại hội: được thực hiện theo Chương trình chi tiết đã
được thông qua. Đại biểu Đại hội phải có mặt ít nhất 10 phút trước khi Đại hội bắt đầu.
Vì sự thành công chung của Đại hội, Ban Tổ chức Đại hội đề nghị các đại biểu
thực hiện nghiêm túc Nội quy này.
BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI
1
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG CĐSP BÌNH DƯƠNG
CHI ĐOÀN KTCN-VẬT LÝ 3
________________________________________________________
Thủ Dầu Một, ngày tháng năm 2007.
CHƯƠNG TRÌNH
ĐẠI HỘI ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
CHI ĐOÀN KTCN - VẬT LÝ 3 TRƯỜNG CĐSP BÌNH DƯƠNG
(NHIỆM KỲ 2007 - 2008)
Thời gian Nội dung chương trình Phụ trách
Từ
đến
Ổn định tổ chức.
Đ/c
Phổ biến Nội quy Đại hội.
Từ
đến
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
Bầu Đoàn Chủ tịch.
Đoàn Chủ tịch giới thiệu thư ký của Đại hội.
Đ/c
Đoàn Chủ tịch công bố chương trình và thời gian làm việc. Đ/c
Từ
đến
Trình bày Báo cáo Tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh
niên chi đoàn nhiệm kỳ 2006 - 2007.
Đ/c
Trình bày Mục tiêu - Phương hướng công tác Đoàn và phong trào
thanh niên nhiệm kỳ 2007 - 2008.
Đ/c
Trình bày Báo cáo kiểm điểm công tác của Ban Chấp hành nhiệm
kỳ 2006 - 2007.
Đ/c
Từ
đến
Đại hội thảo luận các báo cáo của Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2006 -
2007 trình bày trước Đại hội
Đoàn chủ
tịch
Từ
đến
Thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo kết quả thẩm tra và hướng dẫn
Đại hội biểu quyết công nhận tư cách đại biểu.
Đoàn chủ tịch tuyên bố BCH chi đoàn hết nhiệm kỳ và tuyên bố
Đại hội tiến hành bầu BCH mới.
Đ/c
Từ
đến
Đoàn Chủ tịch trình bày đề án xây dựng BCH chi đoàn nhiệm kỳ
2007-2008. Đại biểu ứng cử, đề cử vào BCH nhiệm kỳ mới.
Đ/c
Đoàn Chủ tịch trả lời, giải thích những ý kiến của đại biểu, quyết
định cho rút tên hoặc không cho rút tên khỏi danh sách bầu cử và
biểu quyết thông qua danh sách bầu cử.
Từ
đến
Bầu Tổ Bầu cử.
Tổ Bầu cử hướng dẫn thể lệ bầu cử.
Đại hội bầu BCH chi đoàn nhiệm kỳ 2007-2008.
Tổ bầu cử
Từ
đến
Công bố kết quả bầu cử. BCH mới họp phiên nội bộ bầu chức
danh chủ chốt.
Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2007-2008 ra mắt Đại hội.
Phát biểu chỉ đạo của Đoàn trường.
Đoàn Chủ tịch tiếp thu ý kiến chỉ đạo và đáp từ.
Tổ bầu cử
Đoàn chủ
tịch
Thông qua Nghị quyết Đại hội.
Bế mạc Đại hội, chào cờ.
BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI
2
BTC ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN KTCN-VẬT LÝ 3
TRƯỜNG CĐSP BÌNH DƯƠNG
NHIỆM KỲ 2007-2008
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG CĐSP BÌNH DƯƠNG
CHI ĐOÀN KTCN-VẬT LÝ 3
________________________________________________________
Thủ Dầu Một, ngày tháng năm 2007.
PHẦN THỨ NHẤT:
BÁO CÁO
Công tác Đoàn và phong trào thanh niên
Chi đoàn KTCN-Vật lý 3
Nhiệm kỳ 2006 - 2007
_____________________________________________
Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chi đoàn KTCN-Vật lý 3 trường CĐSP Bình
Dương nhiệm kỳ 2007 - 2008 (sau đây gọi là Đại hội Chi đoàn) diễn ra trong thời điểm
có ý nghĩa hết sức quan trọng: trường CĐSP Bình Dương bước vào năm học mới 2007-
2008 với nhiều điều kiện thuận lợi; toàn thể đoàn viên, thanh niên tiếp tục thực hiện có
hiệu quả cuộc vận động “Hai không” của Bộ Giáo dục-Đào tạo với ba nội dung là “Nói
không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm
đạodức nhà giáo”; tích cực đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà trọng tâm là thực hiện “5 xây, 5 chống”. Đặc biệt,
đối với đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chi đoàn là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đoàn trường nhiệm kỳ IX 2007-2009; Nghị quyết Đại hội Tỉnh đoàn lần thứ
VIII nhiệm kỳ 2007-2012.
Trước những sự kiện quan trọng trên, Đại hội Chi đoàn có nhiệm vụ đánh giá
công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2006 - 2007; từ đó, đề ra những
phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong
nhiệm kỳ mới; phấn đấu cùng Đoàn trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1. Những thuận lợi và khó khăn.
Trong nhiệm kỳ qua, công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Chi đoàn diễn
ra với những thuận lợi và khó khăn như sau:
a. Thuận lợi :
- Các hoạt động của tổ chức Đoàn ngày càng đi vào chiều sâu, mở ra cơ hội và
môi trường thuận lợi cho đoàn viên chi đoàn thi đua đạt kết quả tốt trong học tập, rèn
luyện; tham gia đóng góp cho sự thành công của Đoàn trường.
- Chi đoàn luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đoàn trường; sự quan tâm,
tạo điều kiện thuận lợi của Khoa Tự nhiên mà trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm trong
từng hoạt động; sự phối hợp chặt chẽ của Ban Chấp hành (BCH) chi đoàn và Ban cán
sự (BCS) lớp.
b. Khó khăn :
- Lực lượng đoàn viên ít, cán bộ Đoàn chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác
tổ chức, triển khai các hoạt động.
- Điều kiện về thời gian hoạt động còn hạn chế; ý thức về việc tham gia các hoạt
động, phong trào của một số đoàn viên chưa cao.
3
2. Tình hình đoàn viên của Chi đoàn trong nhiệm kỳ qua.
- Tổng số đoàn viên : 10 (04 nam, 06 nữ)
- Tổng số thanh niên : 0
- Đảng viên : 1 (nữ)
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN.
Trong nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đoàn trường, sự quan tâm
tạo điều kiện của Khoa Tự nhiên và giáo viên chủ nhiệm; đồng thời với sự nỗ lực của
đội ngũ cán bộ Đoàn cùng toàn thể đoàn viên, công tác Đoàn và phong trào thanh niên
của Chi đoàn đã đạt được kết quả như sau:
1. Công tác giáo dục.
a. Giáo dục chính trị - tư tưởng.
- Vào đầu năm học, toàn thể đoàn viên của chi đoàn tham gia tốt “Tuần sinh hoạt
công dân HSSV”. Qua đó, đã quán triệt đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nội quy, quy chế của ngành Giáo dục và của
Nhà trường; các nghị quyết của Đoàn…
- Tích cực tham gia học tập và các hội thi về chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh và 6 Bài học Lý luận chính trị, 100% đoàn viên đều được xếp loại và cấp
Giấy Chứng nhận học tập.
- Chi đoàn thường xuyên chủ động nắm bắt thông tin, tình hình tư tưởng, kịp thời
định hướng cho đoàn viên chi đoàn; tích cực phối hợp với Đoàn trường đấu tranh phòng
chống việc truyền bá văn hóa phẩm độc hại và âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các
thế lực thù địch.
b. Giáo dục truyền thống.
- Nhân dịp các ngày kỷ niệm trọng đại của Đảng, của dân tộc, của Đoàn…, chi
đoàn luôn tích tham gia các hoạt động do Đoàn trường và Nhà trường tổ chức nhằm
tuyên truyền, giáo dục những truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Đảng, của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh tới các đoàn viên chi đoàn.
- Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam và đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 30 năm thành lập
Trường (22/11/1976 - 22/11/2006), chi đoàn đã tham gia các hoạt động, qua đó các
đoàn viên đã hiểu biết thêm về những truyền thống quý báo của Nhà trường, của Đoàn
trường qua 30 năm xây dựng và phát triển.
- Đặc biệt, vào dịp chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3/2007 chi đoàn đã tham
gia tốt Hội thi “Truyền thống là sức mạnh” đã góp phần cùng Đoàn trường giáo dục
cho đoàn viên trong chi đoàn những truyền thống quý báu của dân tộc, của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam.
c. Giáo dục đạo đức, lối sống.
Trong nhiệm kỳ qua, chi đoàn đã góp phần cùng với Đoàn trường giáo dục đạo
đức lối sống của đoàn viên thông qua việc tham gia các hoạt động, phong trào và hội thi
như: “Nét đẹp Sư phạm” ; “Tiếp lửa truyền thống - Mãi mãi tuổi hai mươi”; “Tuổi trẻ
sống đẹp, sống có ích”.
Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, toàn thể đoàn viên chi đoàn đã tham gia buổi nói chuyện chuyên đề về tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; buổi gặp gỡ, tiếp xúc giữa cán bộ Đoàn, cán bộ lớp với
Đảng ủy Trường nhằm góp ý kiến cho các thầy, cô là đảng viên của Trường.
4
d. Giáo dục pháp luật.
Toàn thể đoàn viên chi đoàn đã ký cam kết thực hiện cuộc vận động “Nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục”; tìm hiểu Luật Giao thông
đường bộ; Hội thi Nhóm tuyên truyền thanh niên về pháp luật.
2. Công tác triển khai thực hiện phong trào “Thi đua, tình nguyện xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”.
a. Phong trào thi đua học tập, tiến quân vào khoa học công nghệ.
- Trong năm học vừa qua, chi đoàn đã tổ chức “Đôi bạn cùng tiến”,
“Nhóm bạn học tốt”. Song song đó, chi đoàn cũng tích cực tham gia các đợt thi đua
“Học tập tốt - Rèn luyện tốt”; tham gia buổi sinh hoạt chuyên đề “Đổi mới phương
pháp dạy, học”, “Phương pháp học tốt”. Đặc biệt, là tham gia “Hội thi Nghiệp vụ Sư
phạm” có kết quả ….
- Về phong trào “Sáng tạo trẻ”: chi đoàn đã có một số đoàn viên tham gia tập sự
nghiên cứu khoa học với sự hướng dẫn của giáo viêm bộ môn, qua đó bước đầu đã tạo
nên tình thần nghiên cứu khoa học trong chi đoàn.
- Nhằm tăng cường giáo dục thái độ học tập đúng đắn cho đoàn viên 100% đoàn
viên chi đoàn đã ký cam kết không vi phạm quy chế thi - kiểm tra, kết quả là không có
đoàn viên nào vi phạm vi phạm quy chế thi - kiểm tra trong nhiệm kỳ qua.
b. Phong trào đoàn kết xây dựng môi trường văn hóa, giáo dục lành mạnh
trong Nhà trường; tích cực đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Trong nhiệm kỳ, chi đoàn đã tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ
(VHVN), góp phần cùng Đoàn trường nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên như:
hội thi “Nét đẹp Sư phạm”, giao lưu văn nghệ “Mừng Đảng - Mừng Xuân”, “Sân chơi
cuối tuần”, hội trại “Tiếp lửa truyền thống” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam và
kỷ niệm 30 năm thành lập Trường.
- Hoạt động thể dục thể thao (TDTT) cũng được chi đoàn tích cực tham gia tuy
nhiên do số lượng hạn chế nên để khắc phục chi đoàn đã chủ động liên quân với các chi
đoàn bạn.
- Công tác đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội cũng được chi đoàn quan tâm
thông qua hình thức đăng ký thực hiện “Chi đoàn không có ma túy”; ký cam kết thực
hiện “Nói 3 không với ma túy” (không trữ, không thử, không sử dụng); một số đoàn
viên đã được tham gia Hội trại “Tuổi trẻ đoàn kết phòng chống Ma túy, Mại dâm,
HIV/AIDS” cụm miền đông Nam bộ do tỉnh Đoàn Bình Dương đăng cai tổ chức.
- Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường, chi đoàn đã
tham gia thi đua giữ gìn phòng học, phòng ở luôn “Sạch - Đẹp - An toàn - Văn minh”;
100% đoàn viên thực hiện tốt cuộc vận động “Thanh niên sinh viên không hút thuốc lá”.
c. Phong trào sinh viên tình nguyện vì cộng đồng.
- Chiến dịch “Thanh niên, Học sinh, Sinh viên tình nguyện Hè” là một trong
những phong trào mà các đoàn viên chi đoàn tham gia rất tích cực, năm 2006 và 2007
chi đoàn đã có … đoàn viên tham gia tai5 các đội hình ….
- Thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, chi đoàn
đã góp phần xây dựng quỹ Công tác xã hội nhằm mục đích thăm, phụng dưỡng mẹ Việt
Nam Anh hùng, thăm và tặng quà các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công cách
mạng nhân các ngày lễ lớn.Ngoài ra, chi đoàn cũng tích cực tham gia chương trình “Vì
đàn em thân yêu”, đóng góp ủng hộ trẻ em tàn tật Việt Nam, mua vé số ủng hộ trẻ em
5
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mua vé xem chương trình ca nhạc gây quỹ hỗ trợ trẻ
em nghèo vui xuân, mua viết ủng hộ trẻ em khuyết tật trường Tia sáng
- Phát huy tinh thần nhân đạo, tương thân tương ái, vì cộng đồng chi đoàn cũng
đã ủng hộ đồng bào gặp khó khăn; ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” Tỉnh; ủng hộ Hội nạn
nhân chất độc da cam, mua tăm tre ủng hộ Hội người mù Tỉnh; vận động hiến máu
nhân đạo được … tình nguyện tham gia.
3. Công tác xây dựng tổ chức Đoàn; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây
dựng chính quyền và tổ chức Công đoàn trong Nhà trường.
a. Công tác cán bộ.
- Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn, trong năm qua BCH chi đoàn
đã được Đoàn trường cử tham gia lớp bồi dưỡng một số kỹ năng công tác Đoàn. Qua
đó, các đồng chí UV.BCH đã được học tập một số vấn đề về lý luận trong công tác,
được hướng dẫn nhiều kỹ năng cần có của người cán bộ Đoàn.
- Ngoài ra, đội ngũ cán bộ đoàn cũng thường xuyên tự học tập để nâng cao kỹ
năng công tác đoàn thông qua các buổi giao lưu với các chi đoàn bạn.
b. Công tác đoàn viên.
- Kết hợp với Quy chế rèn luyện của HSSV, chi đoàn đã ra sức thi đua rèn luyện,
cống hiến và trưởng thành, tham gia đóng góp ý kiến với Đoàn trường trong việc phát
hiện các nhân tố mới, đánh giá doàn viên.
c. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức.
- Vào đầu năm học, với sự hướng dẫn của BCH Đoàn trường chi đoàn đã tổ chức
Đại hội chi đoàn đúng tiến độ, thường xuyên thm gia các cuộc họp BCH Đoàn trường
mở rộng kịp thời triển khai các hoạt động tới từng đoàn viên.
- Kịp thời có những đề xuất với Đoàn trường nhằm phát huy vai trò là người đại
diện của ĐVTN, quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ĐVTN.
d. Công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà trường.
- Được sự chỉ đạo của Đoàn trường, chi đoàn đã cử cán bộ đoàn tham gia gặp gỡ
định kỳ giữa Đảng ủy và cán bộ Đoàn tại cuộc gặp gỡ, chi đoàn đã có những ý kiến
đóng góp nhằm xây dựng Đảng, xây dựng Nhà trường.
- Trong nhiệm kỳ qua, chi đoàn đã giới thiệu … đoàn viên ưu tú học lớp cảm tình
Đảng, hiện tại chi đoàn có một đoàn viên là đảng viên đang tham gia sinh hoạt tại Chi
bộ HSSV, đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho công tác Đoàn nói chung và công
tác xây dựng Đảng nói riêng của chi đoàn.
- Nhằm góp phần cùng Đoàn trường thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tại các
cuộc gặp gỡ đại diện HSSV và Lãnh đạo Trường, chi đoàn đều cử đồng chí Bí thư tham
gia, qua đó kịp thời bày tỏ tâm tư nguyện vọng chính đáng của đoàn viên nhằm tạo môi
trường thuận lợi trong học tập và sinh hoạt.
4. Công tác triển khai thực hiện các công trình thanh niên.
Trong nhiệm kỳ qua, chi đoàn đã thực hiện một số công trình thanh niên thiết
thực:
- Công trình thanh niên chào mừng Đại hội Chi đoàn; góp phần cùng Đoàn
trường thực hiện công trình thanh niên trong chiến dịch “Thanh niên, Học sinh, Sinh
viên tình nguyện - Hè 2006” .
6
- Chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trường, với sự vận động của Đoàn
trường, chi đoàn cùng với các chi đoàn trong trường đã thực hiện công trình thanh niên
đầu tư xây dựng, thiết kế mới bảng thông tin hoạt động của Đoàn trị giá gần 10 triệu
đồng.
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn tỉnh Bình Dương lần thứ VII, Nghị quyết
Đại hội Đoàn trường lần thứ VIII, chi đoàn đã đóng góp gây quỹ xây dựng nhà tình
thương.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG.
Nghị quyết của chi đoàn và của Đoàn trường luôn được các đoàn viên thực hiện
đồng bộ, toàn diện, tập trung. Các chỉ tiêu cơ bản đều đạt so với yêu cầu. Qua đó, đã
phát huy vai trò xung kích của đoàn viên, tạo môi trường để đoàn viên rèn luyện, cống
hiến và trưởng thành. Những kết quả trên đã góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm
vụ chung của Đoàn trường.
Tuy nhiên, công tác Đoàn của chi đoàn trong nhiệm kỳ qua vẫn còn một số hạn
chế cần khắc phục. Đó là: công tác kiểm tra, đôn đốc chưa cao; một số hoạt động,
phong trào chưa chủ động thực hiện, đa phần là làm theo thực sự định hướng của Đoàn
trường, đội ngũ cán bộ đoàn tuy có tham gia nâng cao trình độ, kỹ năng nhưng vẫn còn
thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức, tham gia hoạt động.
Trên đây là báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên của chi
đoàn nhiệm kỳ 2006 - 2007. Những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua sẽ là tiền đề
và động lực để chi đoàn tiếp tục phấn đấu đạt nhiều thành tích cao hơn nữa trong thời
gian tới góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đoàn trường lần thứ IX nhiệm
kỳ 2007-2009.
TM. BCH CHI ĐOÀN
Bí thư
7
PHẦN THỨ HAI:
MỤC TIÊU - PHƯƠNG HƯỚNG
Công tác Đoàn và phong trào thanh niên
Chi đoàn KTCN-Vật lý 3
Nhiệm kỳ 2007 - 2008
_____________________________________________
Trong không khí tưng bừng những hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương lần thứ VIII thành công tốt đẹp; nhiệt liệt chào
mừng năm học mới 2007 - 2008; năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đoàn
trường nhiệm kỳ 2007-2009.
Trước những sự kiện trên, đồng thời với những kết quả đã đạt được trong nhiệm
kỳ vừa qua, Ban Chấp hành Chi đoàn đề ra mục tiêu và phương hướng công tác Đoàn
và phong trào thanh niên của chi đoàn nhiệm kỳ 2007 - 2008 như sau :
I. MỤC TIÊU - PHƯƠNG HƯỚNG.
1. Mục tiêu:
Tích cực góp phần cùng Đoàn trường thực hiện thắng lới Nghị quyết Đoàn
trường lần thứ IX nhiệm kỳ 2007-2009 với mục tiêu:
“Quyết tâm học tập tốt, trao dồi đạo đức, gương mẫu chấp hành pháp luật,
nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, đoàn viên.”
2. Phương hướng chung.
Từ mục tiêu tổng quát trên, phương hướng chung của công tác Đoàn và phong
trào thanh niên Trường nhiệm kỳ 2007 - 2008 như sau :
Một là, tiếp tục đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, góp phần
vào sự phát triển chung của Đoàn trường và Nhà trường.
Hai là, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, chất lượng đoàn viên, đặc biệt
phát huy vai trò là người đại diện của thanh niên, luôn quan tâm, chăm lo, giải quyết
những nhu cầu, nguyện vọng, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của thanh niên.
Ba là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Thi đua, tình nguyện xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc” thông qua các phong trào hành động cách mạng, đặc biệt là 2 phong
trào lớn “Đồng hành” và “Xung kích”.
Bốn là, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền trong Nhà
trường.
* Khẩu hiệu hành động :
“ĐVTN chi đoàn KTCN-Vật lý 3 quyết tâm thi đua học tập - rèn luyện,
năng động - sáng tạo, xung phong - tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ
PHONG TRÀO THANH NIÊN NHIỆM KỲ 2007 - 2008.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, phương hướng trên, nội dung và giải pháp cơ bản
của công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường CĐSP Bình Dương nhiệm kỳ 2007 -
2008 cần tập trung các công tác sau :
8
1. Công tác giáo dục.
a. Giáo dục chính trị - tư tưởng.
Trọng tâm là tuyên truyền cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà
nước:
- Thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền và học tập chủ nghĩa Mác-
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước.
- Phối hợp cùng Đoàn trường thực hiện hiệu quả chương trình phát thanh thanh
niên, giáo dục ĐVTN chi đoàn phòng tránh những ảnh hưởng của các website có nội
dung xấu.
- Thường xuyên thăm dò dư luận trong ĐVTN để kịp thời nắm dư luận xã hội và
diễn biến tư tưởng của ĐVTN; giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng cho ĐVTN
trong tình hình mới; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống việc truyền bá văn hóa
phẩm độc hại và truyền đạo trái phép trong ĐVTN; kiên quyết đấu tranh chống mọi âm
mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
b. Giáo dục truyền thống.
Mục đích của công tác giáo dục truyền thống là làm cho chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của ĐVTN.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng, dân tộc
và của Đoàn do Đoàn trường và Nhà trường tổ chức, qua đó bồi dưỡng cho ĐVTN ý chí
vươn lên, khát vọng chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, ý thức xung kích - tình nguyện vì
cộng đồng.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động “Về nguồn”, duy trì công tác phụng dưỡng
Mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm lo gia đình chính sách; các cuộc hành trình đến với các
di tích lịch sử, văn hóa; các hoạt động lễ hội truyền thống của dân tộc, của Đảng, của
Đoàn.
c. Giáo dục đạo đức, lối sống.
- Chú trọng bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho ĐVTN về các giá trị văn hóa truyền
thống, ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc… thông qua việc tham gia
các diễn đàn, tọa đàm trong HSSV về lối sống, nếp sống và các sinh hoạt văn hóa cộng
đồng, văn hóa dân gian; thực hiện tốt cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm
theo lời Bác”, mà đặc biệt là các hội thi “Kể chuyện về tấm gương Hồ Chí Minh”.
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung do Bộ Giáo dục
và Đào tạo phát động.
- Thường xuyên vận động ĐVTN tham gia thực hiện nếp sống văn hóa ở Khu Nội
trú và nơi cư trú.
d. Giáo dục pháp luật.
Vận động ĐVTN tích cực tham gia các hoạt động giáo dục pháp luật, giáo dục ý
thức công dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong ĐVTN, đặc biệt là Luật
Thanh niên, Luật Giáo dục, Luật Giao thông đường bộ, Luật phòng chống ma túy
Chỉ tiêu phấn đấu:
- 100% ĐVTN được nghiên cứu, học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh, 6 bài học Lý
luận chính trị (có bài thu hoạch và cấp giấy chứng nhận).
9
- 100% ĐVTN tham gia tốt các đợt sinh hoạt chính trị, các hoạt động, phong trào
do Nhà trường và Đoàn trường tổ chức.
- 100% chi đoàn tham gia thực hiện chuyên mục “Thông điệp chi đoàn tôi” trên
chương trình phát thanh Thanh niên định kỳ 2 tháng/1 lần.
2. Công tác xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh.
a. Về công tác cán bộ.
- Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn thông qua các lớp tập huấn,
bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ do Đoàn trường tổ chức.
- Chủ động tham mưu với Đoàn Trường trong công tác quy hoạch, sử dụng cán
bộ Đoàn nhằm đảm bảo đội ngũ kế thừa.
b. Về công tác xây dựng tổ chức Đoàn.
- Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đoàn viên trên cơ sở đổi
mới nội dung, phương thức sinh hoạt, hoạt động, chú trọng đến việc phối hợp với Ban
cán sự lớp, Giáo viên chủ nhiệm.
- Củng cố tiến đến nâng cao dần chất lượng quản lý đoàn viên; chất lượng sinh
hoạt định kỳ; tính chủ động, sáng tạo trong các hoạt động của chi đoàn.
- Chủ động đóng góp ý kiến, đề xuất với Đoàn cấp trên trong việc hỗ trợ hoạt
động phong trào của chi đoàn.
- Thực hiện tốt công tác đoàn vụ, quy trình quản lý đoàn viên, đặc biệt ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác Đoàn thông qua trang thông tin của Đoàn trường và
email của chi đoàn.
c. Công tác đoàn viên.
- Thực hiện tốt chương trình Rèn luyện đoàn viên, động thời tăng cường công tác
phát triển và nâng cao chất lượng của đoàn viên mới.
- Thường xuyên quan tâm đến những nguyện vọng chính đáng của ĐVTN, đặc biệt
là những ĐVTN-HSSV ở nội trú để có những đề xuất, kiến nghị với Đoàn cấp trên,
Giáo viên chủ nhiệm.
d. Công tác kiểm tra của Đoàn.
- Củng cố và tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra nhằm nâng cao nhận
thức cho cán bộ Đoàn về công tác kiểm tra, trọng tâm là kiểm tra việc thực hiện Nghị
quyết của Đoàn; việc chấp hành Điều lệ Đoàn để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng, hợp pháp của đoàn viên.
Chỉ tiêu phấn đấu :
- 95% đoàn viên chi đoàn biết sử dụng email.
- 95% đoàn viên được xếp loại Khá trở lên.
-100% thanh niên được đứng vào hàng ngũ của Đoàn trước khi tốt nghiệp
3. Công tác triển khai thực hiện phong trào “Thi đua,tình nguyện xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
a. Phong trào thi đua trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, từng
bước làm chủ khoa học công nghệ, phát triển phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” trong
ĐVTN-HSSV.
10
- Vận động ĐVTN tham gia phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, khuyến khích sinh
viên tích cực học tập, tập sự nghiên cứu khoa học (NCKH) và tham gia NCKH nhằm
biến quá trình được đào tạo thành tự đào tạo.
- Vận động ĐVTN tích cực tham gia các đợt thi đua “Tuần lễ học tốt, tháng học
tốt”; khuyến khích các hình thức giúp đỡ nhau trong học tập (như: Đôi bạn cùng tiến,
Tổ-nhóm học tốt).
- Tăng cường giáo dục thái độ học tập đúng đắn cho ĐVTN-HSSV, kiên quyết
đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử; đồng thời tổ
chức cho ĐVTN-HSSV ký cam kết không vi phạm quy chế thi, kiểm tra.
- Khuyến khích cho ĐVTN-HSSV trong việc học tập nâng cao trình độ tin học và
ngoại ngữ nhằm phục vụ tốt cho việc học tập, nghiên cứu đối với người giáo viên tương
lai.
- Phối hợp cùng Đoàn trường xây dựng quỹ “Khuyến học-khuyến tài” nhằm hỗ
trợ những ĐVTN-HSSV điển hình, vượt khó, học giỏi; đồng thời tổ chức biểu dương
khen thưởng kịp thời các cá nhân có thành tích tốt trong học tập và hoạt động phong
trào.
* Chỉ tiêu phấn đấu:
- 100% ĐVTN tham gia xây dựng quỹ “Khuyến học, khuyến tài”.
- 80% HSSV được xếp loại Khá trở lên.
- …… đề tài NCKH do HSSV thực hiện.
- 75% HSSV thực tập sư phạm đạt từ loại Giỏi trở lên.
- 100% HSSV có chứng chỉ A tin học trước khi tốt nghiệp; trong đó, có 25% đạt
chứng chỉ B.
- 100% HSSV có chứng chỉ A ngoại ngữ trước khi tốt nghiệp; trong đó, có 20%
đạt chứng chỉ B.
b. Phong trào xây dựng môi trường văn hóa, giáo dục lành mạnh trong
Nhà trường; tích cực đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia các hoạt động Văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao (VHVN-
TDTT), góp phần nâng cao đời sống tinh thần và giáo dục toàn diện cho ĐVTN-HSSV.
- Tăng cường các hoạt động giao lưu VHVN-TDTT với các đơn vị bạn.
- Vận động ĐVTN tham gia mô hình “Sân chơi cuối tuần” trong Khu Nội trú và
vận động “Mỗi ĐVTN-HSSV chọn một môn thể thao để rèn luyện sức khoẻ”.
- Tăng cường các biện pháp phòng chống các tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý. Tổ
chức cho đoàn viên đăng ký thực hiện “Chi đoàn không có ma túy”; đồng thời tăng
cường công tác tuyên truyền về tác hại của ma túy, phát hiện những “Địa chỉ đen” báo
cho cơ quan chức năng kịp thời xử lý.
- Tham gia tích cực phong trào “Xanh-Sạch-Đẹp-An Toàn-Văn Minh” trong
trường, lớp, Khu Nội trú thông qua các hoạt động của “Ngày thứ bảy tình nguyện”,
“Ngày Chủ nhật xanh”.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Thanh niên HSSV không hút thuốc
lá”.
Chỉ tiêu phấn đấu :
- 100% ĐVTN không vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của Trường và các tệ nạn
xã hội.
- 100% ĐVTN không hút thuốc lá trong khuôn viên Trường.
11
c. Phong trào “Thanh niên tình nguyện”, chung sức vì cộng đồng.
- Vận động ĐVTN-HSSV tích cực tham gia “Chiến dịch Thanh niên, Học sinh,
Sinh viên tình nguyện 2008”.
- Tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”; tuyên
truyền vận động ĐVTN-HSSV tham gia hiến máu nhân đạo; các hoạt động “Vì đàn em
thân yêu”, “Vì người nghèo”; mua tăm tre ủng hộ Hội người mù, giúp dỡ người khó
khăn khi bị thiên tai lũ lụt
- Vận động ĐVTN-HSSV chi đoàn đóng góp xây dựng nhà tình thương cho HSSV
của trường gặp khó khăn về nhà ở.
Chỉ tiêu phấn đấu :
-100% ĐVTN tham gia xây dựng quỹ “Công tác xã hội’.
-100% chi đoàn có đoàn viên tham gia chiến dịch “Thanh niên, Học sinh, Sinh viên
tình nguyện 2008”.
- Vận động ít nhất …… ĐVTN tham gia hiến máu nhân đạo.
4. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền.
- Tích cực tuyên truyền sâu rộng việc thực hiện tốt chủ trương đường lối của
Đảng; quy chế dân chủ trong Nhà trường. Song song đó, tham gia tốt công tác đấu tranh
chống những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ Chính quyền trong Nhà trường.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Đoàn viên thanh niên phấn đấu
trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”, phối hợp cùng Đoàn trường tăng cường
bồi dưỡng và phát triển đảng viên trẻ trong Nhà trường.
- Tích cực đóng góp ý kiến với Đảng và Đoàn trường trong việc xây dựng những
chủ trương, nghị quyết có liên quan đến công tác Đoàn; góp ý cho từng cán bộ đảng
viên, nhất là đảng viên trẻ do Đoàn giới thiệu.
- Tích cực thực hiện quy chế dân chủ ở chi đoàn thông qua các ý kiến đề xuất, các
chương trình phối hợp hoạt động thường xuyên, liên tục.
Chỉ tiêu phấn đấu :
- Giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng cảm tình Đảng hàng năm đạt tỉ lệ
từ 12% đến15% tổng số đoàn viên.
- Có ……đoàn viên ưu tú được kết xét kết nạp Đảng.
III. CÔNG TRÌNH ĐẠI HỘI.
Cùng với Đoàn trường vận động xây dựng 1 căn nhà tình thương trị giá 15 triệu
Đồng cho cán bộ, đoàn viên của Trường có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở.
Tiếp bước truyền thống, khơi sức sáng tạo, phát huy tinh thần tình nguyện,
ĐVTN-HSSV chi đoàn KTCN-VẬT LÝ 3 trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương
quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, Đại hội kêu gọi mỗi ĐVTN-
HSSV dù ở cương vị nào, hãy ra sức rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, trí tuệ và
năng lực lãnh đạo, xung kích trong mọi hoạt động của Đoàn, tăng cường tinh thần đoàn
kết, phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo trong thời kỳ mới, ra sức phấn
đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ; cùng góp sức với Đoàn trường thực hiện thành công
sự nghiệp chính trị của Trường.
12
TM. BCH CHI ĐOÀN
Bí thư
PHẦN THỨ BA :
BÁO CÁO
Kiểm điểm công tác của Ban Chấp hành
Chi đoàn KTCN-Vật lý 3
Nhiệm kỳ 2006 - 2007
Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chi đoàn KTCN-VẬT LÝ 3 trường CĐSP
Bình Dương nhiệm kỳ 2006 - 2007 diễn ra vào ngày ……… đã bầu Ban Chấp hành
(BCH) gồm … đồng chí (đ/c); trong đó gồm 1 Bí thư, 1 phó Bí thư và 1 ủy viên.
Trong suốt nhiệm kỳ, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đoàn trường; với sự
quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của giáo viên chủ nhiệm, quý Thầy Cô của
Khoa Tự nhiên; đồng thời, kế thừa và phát huy những kết quả đạt được BCH Chi đoàn
đã khắc phục những khó khăn để lãnh đạo việc thực hiện công tác Đoàn và phong trào
thanh niên của chi đoàn theo tinh thần của Nghị quyết mà Đại hội chi đoàn đã đề ra, gặt
hái được nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong Đại hội này, chúng tôi xin báo cáo kiểm
điểm công tác của BCH trong nhiệm kỳ vừa qua như sau :
I. NHỮNG CÔNG TÁC ĐÃ THỰC HIỆN ĐƯỢC.
- Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội chi đoàn và Đoàn trường CĐSP Bình Dương
nhiệm kỳ 2006 - 2007, BCH chi đoàn đã cụ thể hóa và đề ra những chương trình hoạt
động sát hợp với thực tế, theo sát sự chỉ đạo của Đoàn trường. Nhờ đó, đã đưa công tác
Đoàn và phong trào thanh niên của Trường ngày một phát triển.
- BCH chi đoàn đã có nhiều nỗ lực trong công tác, đảm bảo chế độ thông tin hai
chiều, quan tâm đến quyền lợi cũng như những tâm tư nguyện vọng của ĐVTN, đa số
các đồng chí trong BCH đã thể hiện vai trò và trách nhiệm đối với công việc được phân
công.
- Các mặt công tác và phong trào do Đoàn trường chỉ đạo, phát động và tổ chức
luôn được chi đoàn tích cực vận động ĐVTN tham gia qua đó đã từng bước rèn luyện
cho ĐVTN tính năng động - sáng tạo, tinh thần xung kích - tình nguyện và ý thức trách
nhiệm của người đoàn viên.
II. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN.
Bên cạnh những công tác đã đạt được, trong nhiệm kỳ vừa qua, BCH chi đoàn
nhận thấy vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đó là :
- Các thành viên của BCH đều kiêm nhiệm công tác khác hoặc bận việc học tập
nên sự phân công nhiệm vụ trong BCH còn chưa rõ ràng, chưa phát huy hết vai trò,
năng lực của từng đồng chí. Do vậy, khối lượng công việc chỉ tập trung ở một vài thành
viên. Từ đó, dẫn đến một số hoạt động chưa mang lại kết quả cao.
- Một số đ/c còn thụ động, chưa phát huy tính xung kích - sáng tạo và tinh thần
trách nhiệm của người cán bộ Đoàn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chung của
BCH.
Trên đây là báo cáo kiểm điểm công tác của BCH chi đoàn KTCN-VẬT LÝ 3
trường CĐSP Bình Dương nhiệm kỳ 2006 - 2007, chúng tôi xin được trình bày trước
Đại hội. Từ những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, chúng tôi tin tưởng rằng BCH
13
chi đoàn nhiệm kỳ tới sẽ tiếp tục phát huy; đồng thời, nỗ lực phấn đấu khắc phục những
hạn chế, tồn tại để tiếp tục phối hợp với Đoàn trường đưa công tác Đoàn và phong trào
thanh niên ngày càng đi lên và đạt hiệu quả hơn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
được giao.
TM. BCH CHI ĐOÀN
Bí thư
PHỤ LỤC SỐ LIỆU
Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường CĐSP Bình Dương lần thứ VIII
(Nhiệm kỳ 2004 - 2007)
Nội dung công tác Chỉ tiêu
đề ra
Kết quả
đạt được
Đánh giá
1. Công tác giáo dục.
- ĐVTN được nghiên cứu, học tập Tư
tưởng Hồ Chí Minh.
- ĐVTN được nghiên cứu, học tập 6
Bài học Lý luận chính trị.
- ĐVTN tham gia các đợt sinh hoạt
chính trị do Nhà trường, Đoàn tổ chức.
- ĐVTN tham gia học tập “Tuần
100%
100%
100%
100%
100%
100%
85%
100%
Đạt
Đạt
Không đạt
Đạt
14

Giáo án Mỹ thuật 2 cả năm


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "Giáo án Mỹ thuật 2 cả năm": http://123doc.vn/document/551419-giao-an-my-thuat-2-ca-nam.htm


15
+ Vẽ màu theo ý thích (không vẽ màu các cây giống
nhau, có đậm có nhạt
Hoạt động 3: H ớng dẫn thực hành:
*Nhắc nhở HS : Q/sát bài vẽ vờn cây của hs l/trc.
+ Sắp xếp các hình vẽ phù hợp với phần giấ
*QS từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Bài tập: Vẽ tranh đề tài v-
ờn cây đơn giản.
+ Thực hiện bài tập theo
từng bớc Thầy đã h/dẫn.
03
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ vờn cây đơn giản đã hoàn thành và
gợi ý để các em nhận xét, đánh giá về bố cục, cách vẽ màu Giáo viên gợi ý để
học sinh tìm ra các bài vẽ đẹp.
* Dặn dò: - Q/sát h/dáng, màu sắc 1 số con vật- Su tầm tranh, ảnh các con vật.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 05 Bài: 05: Tập nặn tạo dáng tự do
nặn hoặc vẽ xé dán con vật
I/ Mục tiêu
- Học sinh nhận biết đợc đặc điểm một số con vật- Biết cách nặn con vật.
- Nặn đợc con vật theo ý thích.
II/ Chuẩn bị
GV: - Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc- Bài tập nặn hoàn chỉnh- Đất nặn.
HS : - Đất nặn, vở tập vẽ 2, bút chì, tẩy, màu sáp. - Tranh ảnh về các con vật.
III/ Hoạt động dạy - học
1.Tổ chức. (2 ) - Kiểm tra sĩ số lớp.
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu
- GV bắt nhịp cho HS hát một bài hát về con vật và y/c HS gọi tên con vật trong bài hát.
b.Bài giảng
T.g Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
07
08
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên giói thiệu một số bài nặn, tranh vẽ, xé
dán về con vật và gợi ý để học sinh nhận biết:
+ Tên con vật?
+ Hình dáng, đặc điểm?
+ Các phần chính của con vật?
+ Màu sắc của con vật?
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể ra một vài con vật
quen thuộc
Hoạt động 2: H ớng dẫn cách nặn con vật:
- Giáo viên cho học sinh chọn con vật mà các em
định nặn hoặc vẽ, xé dán.
- Y/c HS nhớ lại h/dáng, đ
2
các phần chính của vật.
*Cách nặn:Nặn m/họa cho cả lớp q/s theo 2 cách:
+ Nặn đầu, thân, chân rồi ghép dính lại thành
+ HS quan sát tranh và trả
lời:

* L u ý:
+ Có thể nặn con vật bằng
đất một màu hay nhiều màu.
+ Nên dùng dao trong hộp
đất hoăc tự làm bằng tre, nứa
để cắt, gọt đất theo đặc điểm
con vật.
+ Khi đã có hình con vật,
15
hình con vật.
+ Từ thỏi đất, bằng cách nặn, vuốt để tạo thành
hình dáng con vật.
Hoạt động 3: H ớng dẫn thực hành :
+ Giáo viên hớng dẫn thực hành:
- Gợi ý học sinh cách tạo dáng con vật.
- Quan sát từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng
túng.
điều chỉnh, thêm bớt chi tiết
tạo dáng cho con vật sinh
động hơn.
+Nặn con vật mà em y/thích
- Nhớ lại hình dáng,đ
2
con
vật mà mình định nặn.
- Thực hiện bài tập theo từng
bớc Thầy đã h/dẫn.
03
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- Giáo viên cùng học sinh bày bài tập nặn thành các đê tài.
Ví dụ: (chọi trâu, đàn voi, đàn gà nhà em ).
- Học sinh tự giới thiệu bài nặn hoặc vẽ tranh, xé dán con vật của mình.
- Gợi ý học sinh nhận xét và tìm ra bài tập hoàn thành tốt.
* Dặn dò:
- Su tầm tranh, ảnh các con vật- Tìm và xem tranh dân gian.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 06 Bài 06 : Vẽ trang trí
màu sắc, cách vẽ màu vào hình có sẵn
(Hình tranh Vinh hoa - Phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ)
I/ Mục tiêu
- Học sinh sử dụng đợc 3 màu cơ bản đã học ở lớp 1.
- Biết thêm 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: Da cam, tím, xanh l/c.
- Vẽ màu vào hình có sẵn theo ý thích.
II/ Chuẩn bị
GV:- Bảng màu cơ bản và 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn (phóng to để học
sinh quan sát, nhận xét).
- Một số tranh, ảnh có hoa, quả, đồ vật với các màu: Đỏ, vàng, xanh lam, da cam, tím,
xanh lá cây.
- Một số tranh dân gian: Gà mái, lợn nái, vinh hoa, phú quý
HS :- Giấy vẽ, vở tập vẽ 2, bút chì, tẩy, màu sáp.
III/ Hoạt động dạy - học
1.Tổ chức. (2 ) - Kiểm tra sĩ số lớp.
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu
- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh để học sinh nhận biết:
+ Màu sắc trong thiên nhiên luôn thay đổi và phong phú. Hoa, quả, cây, đất, trời, mây,
núi, các con vật đều có màu sắc đẹp.
+ Đồ vật dùng hàng ngày do con ngời tạo ra cũng có nhiều màu nh: Quyển sách, cái
bút, cặp sách, quần áo G/viên tóm tắt: Màu sắc làm cho cuộc sống đẹp hơn.
b.Bài giảng
T.g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
06
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
* Gợi ý để học sinh nhận ra các màu:
+ HS quan sát tranh và trả lời:
09
15
*Y/c h/s tìm các màu trên ở hộp chì màu,sáp màu
*Giới thiệu hình minh hoạ rồi gợi ý để h/s thấy:
+ Màu da cam do màu đỏ pha với màu vàng.
+ Màu tím do màu đỏ pha với màu lam.
+ Màu xanh lá cây do màu lam pha với màu vàng
Hoạt động 2: H ớng dẫn cách vẽ màu:
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình vẽ:
- Gợi ý h/s cách vẽ màu: Em bé, con gà, hoa cúc và
nền tranh Giáo viên nhắc học sinh chọn màu
khác nhau và vẽ màu tơi vui, rực rỡ,có đậm,nhạt
Hoạt động 3: H ớng dẫn thực hành:
- Giáo viên gợi ý học sinh chọn màu và vẽ màu.
- Q/sát từng bàn để giúp đỡ những HS còn l/túng.
+ Màu đỏ,màu vàng, màu lam.
+ Màu da cam, màu tím, màu
xanh lá cây.
+ Học sinh nhận ra các hình:
+ Em bé, con gà trống, bông
hoa cúc Đây là bức tranh
phỏng theo tranh dân gian
Đông Hồ (Bắc Ninh).
+ Tranh có tên là: Vinh hoa.
+ Bài tập: Vẽ màu vào hình
có sẵn trong Vở tập vẽ 2.
03
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
*Hớng dẫn học sinh nhận xét về: + Màu sắc, Cách vẽ màu.
*Gợi ý học sinh tìm ra bài vẽ màu đẹp.
* Dặn dò: - Quan sát và gọi tên màu ở hoa, quả, lá.
- Su tầm tranh thiếu nhi.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 7 Bài 07: Vẽ tranh
Đề tài em đi học
I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu đợc nội dung đề tài Em đi học.
- Biết cách sắp xếp hình ảnh để làm rõ nội dung tranh. - Vẽ đợc tranh đề tài Em đi học
II/ Chuẩn bị
GV: - Một số tranh, ảnh về đề tài Em đi học
- Các bớc minh hoạ hớng dẫn cách vẽ .
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 2, màu sáp, bút chì.
III/ Hoạt động dạy - học
1.Tổ chức. (2 ) - Kiểm tra sĩ số lớp.
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu
*Giáo viên giới thiệu tranh về đề tài em đi học rồi đặt câu hỏi:
? Bức tranh trên vẽ về đề tài gì.
b.Bài giảng
T.g Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
*Giới thiệu tranh, ảnh về đề tàiEm đi học rồi đặt câu
hỏi gợi ý để h.sinh nhớ lại h/ảnh lúc đến trờng.
? Hằng ngày, em thờng đi học cùng ai?
? Khi đi học, em ăn mặc ntn và mang theo gì?
? Phong cảnh hai bên đờng nh thế nào?
? Màu sắc cây cối, nhà cửa, đồng ruộng hoặc phố xá
+ HS quan sát tranh và trả
lời:
+ Quần áo, mũ
15
nh thế nào?
* Bổ sung thêm một số hình ảnh để HS hiểu rõ hơn về
đề tài.
Hoạt động 2: H ớng dẫn cách vẽ tranh:
*Minh họa và diễn giải cụ thể theo từng bớc sau:
Vẽ hình:
- Vẽ màu
-Vẽ màu tự do, có đậm,có nhạt cho tranh rõ nội dung.
*Y/cầu cả lớp q/sát bài vẽ của các bạn năm trớc.
Hoạt động 3: H ớng dẫn thực hành :
Bài tập: Vẽ tranh đề tài Em đi học.
*Y/c vẽ hình phù hợp với phần giấy trong vở tập vẽ2
*Nhắc nhở HS :
+ Thực hiện bài vẽ theo từng bớc Thầy đã h/dẫn.
+ Q/s từng bàn để giúp đỡ những HS còn lúng túng.
+ Chọn một hình ảnh cụ
thể về đề tài Em đi học
+ Xác định rõ hình ảnh
chính, hình ảnh phụ.
+ Có thể vẽ một hoặc
nhiều bạn cùng đi đến tr-
ờng.
+ Hình ảnh chính vẽ trớc
( đúng nội dung đề tài )
+ Mỗi bạn một dáng, mặc
quần áo khác nhau (hoặc
mặc đồng phục.).
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
*Chọn một số bài vẽ và gợi ý để học sinh nhận xét, đánh giá về:
+ Cách sắp xếp hình vẽ (ngời, nhà, cây ) trong tranh.
+ Cách vẽ màu (có đậm, nhạt, màu tơi sáng, sinh động ).
*Khen ngợi và khích lệ những học sinh có bài vẽ đẹp
*Dặn dò:- Hoàn thành bài ở nhà (nếu cha xong) - Su tầm tranh vẽ của thiếu nhi
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 08 Bài 08: Thờng thức mĩ thật
Xem tranh Tiếng đàn bầu
(Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt)
I/ Mục tiêu
- Học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh của hoạ sĩ.
- Học tập cách sắp xếp hình vẽ và cách vẽ màu trong tranh - Yêu mến anh bộ đội.
II/ Chuẩn bị
GV: - Một vài bức tranh của hoạ sĩ: Tranh phonh cảnh, sinh hoạt, chân dung bằng các
chất liệu khác nhau (khắc gỗ, lụa, sơn dầu )- Tranh của thiếu nhi.
HS: - Vở tập vẽ 2- Su tầm tranh của hoạ sĩ, của thiếu nhi.
III/ Hoạt động dạy - học
1.Tổ chức. (2 ) - Kiểm tra sĩ số lớp.
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu
- Giới thiệu một số tranh đã chuẩn bị và tranh Tiếng đàn bầu trong Vở tập vẽ 2 để học
sinh nhận biết thêm về các loại tranh: Tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt và các chất
liệu (màu bột, sơn dầu ) và Yêu cầu học sinh xem tranh và trả lời các câu hỏi:
+ Tên của bức tranh là gì ?,Các hình ảnh, màu sắc trong tranh thế nào ?
+ Các hình ảnh chính, hình ảnh phụ có rõ không ?
b.Bài giảng
T.g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
25
Hoạt động 1: Xem tranh
- Gv y/c h/s q/s tranh ở Vtv 2 rồi trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu tên bức tranh vẽ tên hoạ sĩ ?
+ Tranh vẽ mấy ngời?
+ Anh bộ đội và hai em bé đang làm gì?
+ Em có thích tranh Tiếng đàn bầu của hoạ sĩ Sỹ
Tốt không? Vì sao.
+Trong tranh, hoạ sĩ đã sử dụng những màu nào?
- GV gợi ý để từng HS trả lời theo suy nghĩ riêng.
- Giáo viên bổ sung: + Hoạ sĩ Sỹ Tốt quê ở làng
Cổ Đô, Huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây.
+ Ngoài bức tranh Tiếng đàn bầu, ông còn có
nhiều tác phẩm hội hoạ khác nh:
+ Bức tranh Tiếng đàn bầu của ông vẽ về đề tài bộ
đội. Hình ảnh chính là anh bộ đội ngồi trên chiếc
chõng tre đang say mê gảy đàn. Trớc mặt anh là
hai em bé, một em qùy bên chõng, một em nằm
trên chõng, tay tì vào má SGV tr 97.
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Anh bộ đội và hai em bé.
* HS làm việc theo nhóm (4
nhóm)
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo
sự hớng dẫn của GV.
+ Em nào cũng đợc học cả
+ Còn có hình ảnh cô thôn nữ
đang đứng bên cửa ra vào vừa
hong tóc, vừa lắng nghe tiếng
đàn bầu. H.ảnh này càng tạo
cho tiếng đàn hay hơn và .
08
Hoạt động 2: Nhận xét,đánh giá.
- Nhận xét chung tiếy học.
- Khen ngợi những HS phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài.
* Dặn dò:
- Su tầm thêm tranh in trên sách, báo- Quan sát các loại mũ (nón).
- Tập nhận xét tranh dựa theo các câu hỏi nh bài học hôm nay.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 09 Bài 9: Vẽ theo mẫu
Vẽ cái mũ
I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu đợc hình dáng, vẻ đẹp, ích lợi của các loại mũ (nón).
- Biết cách vẽ cái mũ- Vẽ đợc cái mũ theo mẫu
II/ Chuẩn bị
GV: - Tranh, ảnh các loại mũ Một số bài vẽ cái mũ của học sinh năm trớc.
- Chuẩn bị một vài cái mũ có hình dáng và màu sắc khác nhau.
- Hình minh hoạ hớng dẫn cách vẽ
HS : - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ- Bút chì, tẩy, sáp màu hoặc bút dạ.
III/ Hoạt động dạy - học
1.Tổ chức. (2 ) - Kiểm tra sĩ số lớp.
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu
- Gv g/thiệu một số dạng mũ khác nhau để HS nhận biết đợc đ
2
h.dáng của các loại mũ.
b.Bài giảng
T.g Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
06
09
15
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS tìm hiểu về cái mũ:
+ Em hãy kể tên các loại mũ mà em biết.
+ Hình dáng các loại mũ có khác nhau không?
+ Mũ thờng có màu gì?
* Giới thiệu tranh, ảnh hoặc hình vẽ giới thiệu các
loại mũ và yêu cầu học sinh gọi tên của chúng. Ví
dụ: Mũ trẻ sơ sinh, mũ lỡi trai, mũ bộ đội,
Hoạt động 2: H ớng dẫn cách vẽ cái mũ:
* Giới thiệu chiếc mũ mẫu rồi minh họa lên bảng
theo các bớc sau.
+Vẽ khung hình.
+ Vẽ phác hình dáng chung của mẫu.
+ Vẽ các chi tiết cho giống cái mũ.
+ Sau khi vẽ xong hình, có thể trang trí cái mũ cho
đẹp bằng màu sắc tự chọn.
Hoạt động 3: H ớng dẫn thực hành :
- Giáo viên gợi ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy
quy định.
+ HS quan sát tranh và trả
lời:
+ Nhiều màu khác nhau.

* HS làm việc theo nhóm (4
nhóm)
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau
theo sự hớng dẫn của GV.
- Vẽ các bộ phận của cái mũ
và trang trí, vẽ màu theo ý
thích.
03
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- Yêu cầu học sinh chọn một số bài vẽ đã hoàn thành và hớng dẫn học sinh nhận
xét bài vẽ về:
+ Hình vẽ (đúng, đẹp).
+ Trang trí (có nét riêng)
- Yêu cầu học sinh tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích của mình, sau đó bổ sung,
tổng kết bài học.
* Dặn dò: - Su tầm chân dung.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 10 Bài 10: Vẽ tranh
Đề tài tranh chân dung
I/ Mục tiêu
- Học sinh tập quan sát, nhận xét đặc điểm khuôn mặt ngời.
- Làm quen với cách vẽ chân dung- Vẽ đợc một bức chân dung theo ý thích.
II/ Chuẩn bị
GV: - Một số tranh, ảnh chân dung khác nhau- Một số bài vẽ chân dung học sinh.
HS :- Giấy vẽ, hoặc vở tập vẽ- Bút chì, màu vẽ các loại.
III/ Hoạt động dạy - học
1.Tổ chức. (2) - Kiểm tra sĩ số lớp.
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu
Giới thiệu tranh ảnh chân dung để các em nhận biết đợc đặc điểm của từng khuôn mặt.
b.Bài giảng
T.g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
07
10
13
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh chân dung
*G/thiệu 1 số tranh chân dung và gợi ý để h/s thấy đc:
+ Tranh chân dung vẽ khuôn mặt ngời là chủ yếu.
+ Tranh ch/dung nhằm diễn tả đ
2
của ngời đợc vẽ.
- GV gợi ý để h/s tìm hiểu đặc điểm khuôn mặt ngời.
+ Hình khuôn mặt ngời?
+ Những phần chính trên khuôn mặt?
+ Mắt, mũi, miệng, của mọi ngời có giống nhau
không? (Giáo viên cho HS quan sát bạn để nhận ra: có
ngời mắt to, mắt nhỏ, miệng rộng, miệng hẹp ).
-Vẽ tranh ch/dung, ngoài khuôn mặt,còn có thể vẽ gì?
- Em hãy tả khuôn mặt của ông, bà,cha, mẹ và bạn bè.
*Gợi tả thêm về sự phong phú của khuôn mặt ngời .
Hoạt động 2: H ớng dẫn cách vẽ chân dung:
*Cho h/sinh xem một vài chân dung có nhiều cách bố
cục và đặc điểm khuôn mặt khác nhau để HS n/xét:
+ Bức tranh nào đẹp? Vì sao?
+ Em thích bức tranh nào?
*Minh họa cách vẽ chân dung lên bảng:
+ Vẽ hình khuôn mặt cho vừa với phần giấy đã ch/ bị.
Hoạt động 3: H ớng dẫn thực hành :
*Y/c HS vẽ chân dung ngời mà em yêu thích:
*Nhắc nhở HS : + Vẽ phác hình khuôn mặt, cổ vai.
+ Vẽ chi tiết: tóc, mắt, mũi, miệng, tai sao cho rõđ
2
+ Vẽ xong hình rồi vẽ màu.
+ HS quan sát tranh và trả
lời:
+ Có thể chỉ vẽ khuôn mặt,
1 phần thân (bán thân).

+ Hình trái xoan, lỡi cày,
vuông chữ điền,
+ Mắt, mũi, miệng,
* HS làm việc theo nhóm
(4 nhóm)
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau
theo sự hớng dẫn của GV.
Có thể là ông, bà, bố, mẹ,
+ Khuôn mặt.Vẽ cổ, vai.
+ Vẽ tóc, mắt, mũi, miệng,
tai và các chi tiết.
+ Vẽ màu: Màu tóc, màu
da, màu áo, màu nền.
03
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
*GV chọn và hớng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ đẹp, cha đẹp: + Màu sắc.
+ Hình vẽ, bố cục (chú ý đến đặc điểm của các bộ phận trên khuôn mặt).
*Gv khen ngợi HS có bài vẽ đẹp,gợi ý những HS cha h/thành bài để về nhà vẽ tiếp
* Dặn dò: - Vẽ chân dung ngời thân (ông, bà, bố, mẹ, anh chị em )
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 11 Bài 11: Vẽ trang trí
vẽ tiếp hoạ tiết vào đờng diềm và vẽ màu
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết cách trang trí đờng diềm đơn giản.
- Vẽ tiếp đợc hoạ tiết và vẽ màu vào đờng diềm- Thấy đợc vẻ đẹp của đờng diềm.
II/ Chuẩn bị
GV: - Một vài đồ vật có trang trí đờng diềm nh: Cái đĩa, cái quạt, giấy khen, cái khay
- Hình minh hoạ hớng dẫn cách trang trí đờng diềm.
- Bài vẽ đờng diềm của HS năm trớc Phấn màu.
HS : - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 2 - Thớc, bút chì, màu vẽ .
III/ Hoạt động dạy - học
1.Tổ chức. (2 ) - Kiểm tra sĩ số lớp.
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu
- GV giới thiệu 1 số đồ vật có tr
2
đờng diềm để HS nhận biết đợc cách tr
2
đờng diềm.
b.Bài giảng
T.g Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
06
09
15
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
* Giáo viên cho HS xem một số đờng diềm trang trí ở
đồ vật nh:
và gợi ý để HS nhận biết thêm về đờng diềm:
+ Trang trí đờng diềm làm cho đồ vật thêm đẹp.
+ Các h/tiết giống nhau thờng vẽ = nhau và vẽ 1 màu
Hoạt động 2: C/vẽ h. tiết vào đ/diềm và vẽ màu:
*Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập rồi treo hình minh
họa hớng dẫn cách vẽ:
+ Vẽ theo hoạ tiết mẫu cho đúng;
+ Vẽ màu đều và cùng màu ở các hoạ tiết giống nhau
hoặc vẽ màu khác nhau xen kẽ giữa các hoạ tiết.
*Yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2 ở Vở tập vẽ 2.
*Hớng dẫn HS vẽ màu:
+ Vẽ màu đều, không ra ngoài hoạ tiết (không vẽ nhiều
màu)
+ Nên vẽ thêm màu nền,màu nền khác với màu h.tiết
Hoạt động 3: H ớng dẫn thực hành:
*Hớng dẫn học sinh thực hành.
- Cá nhân: Vẽ đờng diềm hình 1 (tuỳ chọn). Đờng
diềm hình 2 là bài tập về nhà.
- Vẽ theo nhóm:
+ Vẽ trên bảng (yêu cầu 2 hoặc 3 HS tự vẽ đờng diềm
trên bảng bằng phấn màu).
+ HS quan sát tranh và trả
lời:
+ áo, váy, thổ cẩm hoặc
đĩa, bát, lọ, khăn,
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau
theo sự hớng dẫn của GV.
*HS làm việc theo4nhóm
+ Hình 1: Hình vẽ hoa
thị hãy vẽ tiếp hình để
có đờng diềm (vẽ theo nét
chấm).
+ Hình 2: Hãy nhìn hình
mẫu để vẽ tiếp hình hoa
+ Bài tập: Vẽ tiếp hoạ
tiết và vẽ màu vào đờng
diềm.
03
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
*Hớng dẫn HS nhận xét về: Vẽ hoạ tiết (đều hay cha đều), cách vẽ màu họa tiết,
màu nền- HS tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích.
* Dặn dò: - Tiếp tục làm bài ở nhà (nếu cha hoàn thành)- Quan sát các loại cờ.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 12 Bài 12: Vẽ theo mẫu
vẽ cờ tổ quốc hoặc cờ lễ hội
I/ Mục tiêu
- Học sinh nhận biết đợc hình dáng, màu sắc của một số loại cờ.
- Bớc đầu nhận biết ý nghĩa của các loại cờ. Vẽ đợc một lá cờ.
II/ Chuẩn bị
GV: - ảnh một số loại cờ hoặc cờ thật nh: cờ Tổ quốc, cờ lễ hội
- Tranh, ảnh ngày lễ hội có nhiều cờ.
HS : - Su tầm tranh, ảnh các loại cờ trong sách, báo Sáp màu, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy.
III/ Hoạt động dạy - học
1.Tổ chức. (2 ) - Kiểm tra sĩ số lớp.
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu
*G/thiệu 1số tranh, ảnh lá cờ Tổ quốc, lễ hội để HS nhận biết về đ
2
h/dáng các loại lá cờ.
b.Bài giảng
T.g Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
06
09
15
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
* Giới thiệu các loại cờ đã chuẩn bị để HS nhận xét
nh:.
- Giáo viên cho HS xem xét một số hình ảnh về các
ngày lễ hội để HS thấy đợc hình ảnh, màu sắc lá cờ
trong ngày lễ hội đó.
Hoạt động 2: H ớng dẫn cách vẽ lá cờ:
* Hớng dẫn cho các em cách vẽ:
- Cờ Tổ quốc:
+ Giáo viên vẽ phác hình dáng lá cờ lên bảng để HS
nhận ra tỉ lệ nào là vừa.
+ Vẽ màu:* Nền màu đỏ tơi.Ngôi sao màu vàng.
- Cờ lễ hội:
Cờ lễ hội có 2 cách vẽ:
+Vẽ h.b/quát,vẽ tua trớc,vẽ h.v trong lá cờ sau.
+ Vẽ hình bao quát trớc, vẽ h.vuông, vẽ tua sau.
Hoạt động 3: H ớng dẫn thực hành:
- Giáo viên gợi ý để HS:
+ Phác hình gần với tỉ lệ lá cờ định vẽ (có thể vẽ cờ
đang bay).
+ Vè màu đều, tơi sáng.
* Q/sát từng bàn để giúp đỡ HS h.thành bài tại lớp.
+ HS q/sát tranh và trả lời:
+ Cờ Tổ quốc hình chữ nhật,
nền đỏ có ngôi sao vàng năm
cánh ở giữa.
+ Cờ lễ hội có nhiều hình
dạng và màu sắc khác nhau
* HS làm việc theo nhóm (4
nhóm)
+ Vẽ hình lá cờ vừa với phần
giấy.
+ Vẽ ngôi sao ở giữa nền cờ
cố gắng vẽ 5 cánh đều nhau
+ Vẽ hình dáng bề ngoài tr-
ớc, chi tiết sau.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Bài tập: Vẽ một lá cờ và
vẽ màu.
+ Vẽ lá cờ vừa với phần giấy
đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ.
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau
theo sự hớng dẫn của GV.
03
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- Thu một số bài đã hoàn thành và gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ và tự xếp loại.
- Yêu cầu học sinh chọn ra một số bài vẽ đẹp- Nhận xét giờ học và động viên HS.
* Dặn dò: - Quan sát vờn hoa, công viên.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 13 Bài 13: Vẽ tranh
Đề tài Vờn hoa hoặc công viên
I/ Mục tiêu
- Học sinh thấy đợc vẻ đẹp và ích lợi của vờn hoa và công viên.
- Vẽ đợc một bức tranh đề tài Vờn hoa hay Công viên theo ý thích.
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trờng.
II/ Chuẩn bị
GV: - Su tầm ảnh phong cảnh về vờn hoa hoặc công viên.
- Su tầm tranh của hoạ sĩ hoặc thiếu nhi- Hình hớng dẫn minh hoạ cách vẽ tranh
HS : - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ , Bút chì, màu vẽ.
III/ Hoạt động dạy học
1.Tổ chức. (2 ) - Kiểm tra sĩ số lớp.
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. a.Giới thiệu
- GV g/thiệu tranh,ảnh về đề tài vờn hoa-công viên để HS nhận biết đợc bố cục h.vẽ,màu sắc.
b.Bài giảng
T.g Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
06
09
15
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Gv giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để HS nhận biết:
+ Vẽ vờn hoa hoặc công viên là vẽ tranh phong cảnh,
với nhiều loại cây, hoa, có màu sắc rực rỡ.
- Gv gợi ý cho HS kể tên 1vài vờn hoa, công viên mà
các em biết.
- Giáo viên gợi ý HS tìm hiểu thêm các h.ả khác nhau ở
vờn hoa, công viên: Chuồng nuôi chim, thú quý hiếm,
đu quay, cầu trợt, tợng, nớc
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh v ờn hoa- công viên
- Giáo viên gợi ý để HS nhớ lại một góc vờn hoa ở nơi
công cộng hay ở nhà mình để vẽ tranh.
-Tranh vờn hoa,công viên có thể vẽ thêm ngời,chim thú
hoặc cảnh vật khác cho bức tranh thêm s động.
- Tìm các hình ảnh chính, hình ảnh phụ để vẽ.
- Vẽ màu tơi sáng và vẽ kín mặt tranh.
Hoạt động 3: H ớng dẫn thực hành:
+ Yêu cầu:
- Vẽ hình với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ.
- Vẽ hình ảnh chính trớc và tìm các hình ảnh phụ cho
phù hợp nội dung.
- Vẽ màu theo ý thích.
+ HS quan sát tranh và trả
lời:
+ ở trờng, ở nhà cũng có
vờn hoa, cây cảnh với
nhiều loại hoa đẹp.
+ Công viên Lê - nin, Thủ
Lệ, Tây Hồ ở HNội, công
viên Đầm Sen, Suối Tiên
ở Thành phố Hồ Chí
Minh, hoặc công viên
ở địa phơng).
* HS làm việc theo nhóm
(4 nhóm)
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau
theo sự hớng dẫn của GV.
+ Bài tập: Vẽ tranh đề
tài vờn hoa và vẽ màu
theo ý thích.
03
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá
- Giáo viên hớng dẫn HS nhận xét một số tranh (vẽ đúng đề tài, có bố cục và màu
sắc đẹp)
- GV yêu cầu HS tự tìm ra bài vẽ đẹp.
* Dặn dò: - Về nhà nên vẽ thêm tranh theo ý thích, vẽ vào khổ giấy tơ hơn.
- Su tầm tranh của thiếu nhi.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 14 Bài 14: Vẽ trang trí
vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu
I/ Mục tiêu
- HS nhận biết đợc cách sắp xếp bố cục một số hoạ tiết đơn giản vào trong h. vuông.

Ôn tập VHDG


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "Ôn tập VHDG": http://123doc.vn/document/552621-on-tap-vhdg.htm




ÔN TẬP VĂN HỌC
DÂN GIAN VIỆT NAM

I. NỘI DUNG ÔN TẬP:
1.ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN:
-Văn học dân gian là các tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá
trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục
vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau
trong đời sống cộng đồng.
-Đặc trưng:
+Tính truyền miệng .
+ Tính tập thể.
+Phục vụ cho các sinh hoạt khác nhau của đời
sống cộng đồng
Văn
học
dân
gian
là gì?
Đặc
trưng cơ
bản của
văn
học dân
gian?

Tự sự dân
gian
Câu nói dân
gian
Thơ ca dân
gian
Sân khấu
dân gian
Thần thoại,
sử thi,
truyền
thuyết, cổ
tích,
ngụ ngôn,
truyện cười,
truyện thơ,vè
Tục ngữ, câu
đố
Ca dao- dân
ca
Chèo, tuồng
?Những thể loại của VHDG ? (Hình thành theo bảng sau)
2. Những thể loại của văn học dân gian:
2. Những thể loại của văn học dân gian:

3.So sánh một số thể loại dân gian đã học:
Thứ
tự
Tên thể
loại
Mục đích sáng tác Hình
thức lưu
truyền
Nội dung
phản ánh
Kiểu nhân
vật chính
Đặc điểm
nghệ thuật
1. Sử thi
anh hùng
Ghi lại cuộc sống
và ước mơ phát
triển cộng đồng của
người TN cổ đại
Hát kể Xã hội
TN cổ đại
Người anh
hùng kì vó
So sánh,
phóng đại,
trùng điệp…
2 Truyền
thuyết
Thể hiện thái độ và
cách đánh giá của
nhân dân đối với
các sự kiện và nhân
vật lòch sử
Kể-
diễn
xướng
Các sự
kiện, nhân
vật lòch sử
đã được
hư cấu
Nhân vật
lòch sử đã
được truyền
thuyết hóa
Hư cấu lòch sử
tạo nên yếu
tố hoang
đường kì ảo

Thứ
tự
Tên thể
loại
Mục đích sáng
tác
Hình
thức
lưu
truyền
Nội dung phản
ánh
Kiểu nhân vật
chính
Đặc điểm nghệ
thuật
3 Cổ tích Thể hiện nguyện
vọng và ước mơ
của nhân dân về
gia đình hạnh
phúc, xã hội công
bằng
Kể Xung đột xã
hội, đấu tranh
giữa thiện và
ác.
Nhân vật bất
hạnh, nhân vật
xấu xí, thần kì,
dũng só
Hoàn toàn hư
cấu, các nhân vật
chính trãi qua
những chặng
đường khác nhau
trong đời, kết
thúc có hậu.
4 Truyện
cười
Giải trí, châm
biếm, phê phán
Kể Những điều trái
tự nhiên, những
thói hư tật xấu
trong xã hội
Nhân dân, giai
cấp thống
trò( có thói hư
tật xấu)
Ngắn gọn, tạo
tình huống bất
ngờ, mâu thuẫn
phát triển
nhanh,kết thúc
đột ngột=> gây
cười
5 Truyện
thơ
Đời sống và tâm
tình của nhân
dân các dân tộc
miền núi trong
XH xưa
Kể- hát Thân phận bất
hạnh, ước mơ
hạnh phúc của
người nghèo
Người lao
động nghèo
Dài hàng nghìn
câu, kểcốt truyện,
miêu tả thiên
nhiên và tâm
trạng nhân vật

4. Ca dao, nội dung , nghệ thuật của các bài ca
dao đã học:
- Ca dao: lời thơ trữ tình dân gian , thường kết hợp với âm
nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế
giới nội tâm của con người.
- Nội dung- nghệ thuật:
Thứ tự Ca dao than thân Ca dao tình nghóa Ca dao hài hước
Nội
dung
Nghệ
thuật
Lời người phụ nữ bất
hạnh, thân phận phụ
thuộc, giá trò không
được ai biết đến, tương
lai mờ mòt
Những tình cảm trong
sáng, cao đẹp của
người lao động nghèo,
ân tình thủy chung, ước
mơ hạnh phúc.
Tâm hồn lạc quan yêu
đời trong cuộc sống
nhiều lo toan vất vả
của người lao động
trong xã hội cũ
So sánh, ẩn dụ, mô típ
biểu tượng: thân em,
tấm lụa đào….
Hình ảnh ẩn dụ: chiếc
khăn, ngọn đèn, con
mắt, dòng sông, cái
cầu, con thuyền, gừng
cay, muối mặn…
Cường điệu, phóng đại,
so sánh đối lập….

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ
KIẾN THỨC
Câu 1: Dòng nào sau đây không năøm trong đònh nghóa VHDG?
A. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
B. VHDG hình thành, tồn tại, phát triển nhờ tập thể
C. VHDG gắn bó mật thiết với các hoạt động khác nhau của đời sống cộng
đồng.
D. Khi người trí thức tham gia sáng tácVHDG thì sáng tác ấy trở thành tiếng nói
riêng của người trí thức.
Câu 2: Qua đoạn trích” chiến thắng MTao MXây”, có thể thấy Đăm Săn thuộc
kiểu nhân vật gì?
A. Nhân vật anh hùng sử thi.
B. Nhân vật anh hùng chiến trận.
C. Nhân vật anh hùng văn hóa.
D. Hai ý A và B
E. Ba ý A, B và C.

Câu 3: Đoạn trích “chiến thắng Mtao Mxây” đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật
nào đặc trưng của sử thi để tôn vinh vẻ đẹp của nhân vật?
A. Phép phóng đai.
B. Phép trùng điệp
C. Phép so sánh.
D. Phép ẩn dụ.
E. Cả ba ý A,B và C
F. Cả bốn ý A,B,C và D.
Câu 4: Cốt lõi sự thật lòch sử của truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ châu –
Trọng Thủy là gì?( chọn các ý đúng)
A. An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa.
B. Chiến tranh xâm lược của Triệu Đà- vua nước Nam Việt- dẫn đến cảnh nước
mất nhà tan cho dân Âu Lạc ở thế kỉ III trước CN.
C. An Dương Vương được thần Kim Quy đưa xuống biển.
D. Cuộc hôn nhân của Mỵ Châu- Trọng Thủy.

Câu 5: Ý nghóa quan trọng nhất của câu chuyện là gì ?
A. Tình cảm cha con.
B. Tình nghóa vợ chồng.
C. Bài học dựng nước.
D. Bài học giữ nước.
Câu 6: Hình ảnh Ngọc trai- Giếng nước có ý nghóa gì?
A. Thái độ bao dung của nhân dân, chứng thực cho tấm lòng trong sáng
của Mò Châu
B. Thái độ bao dung của nhân dân, chứng nhận cho nỗi hối hận, mong
m õi hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 7:Nối cột A và B để có những nhận xét đúng về truyện “Tam đại con
gà” A B
A. Đối tượng cười: 1.Sự dấu dốt của con người
B. Nội dung cười: 2. Anh học trò dốt hay nói chữ
C. Tình huống gây cười: 3. “Dủ dỉ là chò con công…”
D. Cao trào của tiếng cười: 4. Luống cuống khi không biết chữ “kê”


Câu 8: Nối cột A và B để có những nhận xét đúng về truyện” nhưng nó
phải bằng hai mày”
A B
A. Đối tượng cười 1. Thầy Lí nói:nhưng nó lại phải…bằng hai mày
B. Nội dung cười: 2. Thầy Lí, Cải và ngô.
C. Tình huống gây cười 3. Tấn bi hài kòch của việchối lộ và ăn hối lộ.
D. Cao trào của tiếng cười 4. Cải đã đút lót tiền nhưng vẫn bò đánh.
Câu 9: Tấm bò mẹ con Cám hại nhiều lần nhưng chỉ biết khóc. Đến lần nào
thì Tấm không khóc nữa?
A. Cám trút hết giỏ cá.
B. Mẹ con Cám bắt cá bống ăn thòt.
C. Dì ghẻ bắt Tấm nhặt gạo lẫn với thóc xong mới được đi dự hội.
D. Dì ghẻ lừa chặt cau giết Tấm.

Câu 10 . Hãy điền những từ sau vào chỗ trống của những câu ca dao bên dưới:
chiều chiều, thân em.
……………… chim vòt kêu chiều
Bâng khuân nhớ bạn chín chiều ruột đau.
……………………như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
…………………như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
………………………… én liệng nhạn bay
Ta đây nhớ bạn, bạn rày nhớ ta.
…………………… lại nhớ…………………
Nhớ người đãy gấm khăn điều vắt vai
………………………… như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
………………… lai nhớ ………………
Nhớ người yếm trắng giải điều thắt lưng.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx


LINK DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU "Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-AFTA " docx": http://123doc.vn/document/1036596-tai-lieu-luan-van-mot-so-giai-phap-dieu-chinh-co-cau-san-xuat-nong-nghiep-viet-nam-trong-qua-trinh-hoi-nhap-khu-vuc-mau-dich-tu-do-asean-afta-docx.htm


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Nam Hải - Lớp Nga - K38

Chng III: xut mt s kin ngh v quan im, nh hng v gii
phỏp chớnh sỏch nhm tip tc hon thin vic iu chnh c cu sn xut nụng
nghip nc ta trong nhng nm ti, gúp phn giỳp cho nn nụng nghip Vit
Nam vng vng hi nhp ASEAN/AFTA.
õy l mt vn mi, li cp ti mt ni dung rng gm nhiu mt
hng, din bin th trng rt mau l, phc tp v khú lng trong khi kh nng
iu tra thu thp s liu cũn gp nhiu hn ch trong khuụn kh ca mt Khoỏ
lun tt nghip, nờn ti chc chn cũn nhiu thiu sút. Do vy, em rt mong
nhn c cỏc ý kin úng gúp ca thy cụ v cỏc bn, tip tc hon thin vn
nghiờn cu trong Khúa lun ny.

Qua Khoỏ lun tt nghip ny, em xin chõn thnh cm n s hng dn v
ch bo tn tỡnh ca cụ giỏo V Th Hin - Ging viờn khoa Kinh t ngoi thng
cựng tt c cỏc thy, cụ giỏo trng i hc Ngoi thng H Ni ó trang b cho
em nhng kin thc quý bỏu giỳp em hon thnh Khoỏ lun tt nghip ny.

H Ni, ngy 10 thỏng 12 nm 2003
Sinh viờn thc hin
Cao Nam Hi



Khoá luận tốt nghiệp

Cao Nam Hải - Lớp Nga - K38


MC LC

DANH MC CC CH VIT TT
MC LC
LI M U
CHNG I: KHI QUT CHUNG V THNG MI HNG NễNG SN THEO
QUY NH CA AFTA V VN CHUYN DCH C CU SN XUT NễNG
NGHIP CA VIT NAM TRONG QU TRèNH HI NHP KHU VC MU
DCH T DO ASEAN/AFTA
I. Khu vc mu dch t do ASEAN (AFTA) v nhng quy nh ca AFTA v
thng mi cỏc mt hng nụng sn 1
1. S ra i ca ASEAN v
AFTA 1
2. Mt s quy nh chung ca khu vc mu dch t do ASEAN v
AFTA 2
3. Cam kt tham gia AFTA trong lnh vc nụng nghip ca Vit
Nam 5
II. C cu sn xut nụng nghip v s cn thit phi iu chnh c cu sn xut
nụng nghip ca Vit Nam trong iu kin hi nhp AFTA 8
1. Khỏi nim c cu kinh t v iu chnh c cu kinh
t 8
2. C cu sn xut nụng nghip v s cn thit iu phi chnh c cu sn xut
nụng nghip Vit Nam trong iu kin hi nhp AFTA 9
3. Cỏc nhõn t tỏc ng n iu chnh c cu sn xut nụng nghip Vit
Nam 11
II. Kinh nghim iu chnh c cu sn xut nụng nghip trong quỏ trỡnh hi
nhp AFTA ca mt s nc ụng Nam
13


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Nam Hải - Lớp Nga - K38

1. im tng ng gia Vit Nam v cỏc nc c phõn
tớch 13
2. Kinh nghim iu chnh c cu sn xut nụng nghip ca cỏc nc ụng Nam
trong quỏ trỡnh hi nhp AFTA 15
3. Mt s vn rỳt ra t kinh nghim iu chnh c cu sn xut nụng nghip ca
mt s nc ụng Nam 27

CHNG II: THC TRNG IU CHNH C CU SN XUT NễNG NGHIP
V C CU HNG NễNG SN XUT KHU CA VIT NAM TRONG GIAI
ON VA QUA
I. Khỏi quỏt chung v ngnh nụng nghip Vit Nam trong giai on va
qua 30
II. Thc trng nng lc ca hng nụng sn Vit Nam trong cnh tranh vi cỏc
sn phm cựng loi ca cỏc nc ASEAN khỏc khi CEPT/AFTA hon
thnh 32
1. Kh nng thõm nhp th trng Vit Nam ca cỏc mt hng nụng sn c sn
xut ti cỏc nc khỏc trong khi ASEAN 32
2. Kh nng thõm nhp th trng cỏc nc trong khi ASEAN ca mt hng nụng
sn Vit Nam 36
3. ỏnh giỏ tng hp kh nng cnh tranh ca mt s mt hng nụng sn chớnh ca
Vit Nam trờn th trng
ASEAN 45
III. Thc trng iu chnh c cu sn xut nụng nghip Vit Nam trong giai
on va qua 47
1. Thc trng iu chnh c cu sn xut ngnh nụng nghip (theo ngha
rng) 47
2. Thc trng iu chnh c cu xut khu cỏc mt hng nụng sn 54
3. Mt s chớnh sỏch liờn quan n iu chnh c cu sn xut v m rng xut
khu mt hng nụng sn Vit Nam trong thi gian
qua 55


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Nam Hải - Lớp Nga - K38

4. Mt s nhn xột v vic iu chnh c cu sn xut nụng nghip ti Vit Nam
giai on va qua 62





CHNG III: MT S KIN NGH V PHNG HNG V GII PHP TIP
TC HON CHNH IU CHNH C CU SN XUT NễNG NGHIP VIT
NAM VNG VNG HI NHP AFTA
I. Quan im v mc tiờu iu chnh c cu sn xut nụng nghip 67
II. nh hng iu chnh c cu sn xut nụng nghip nc ta trong thi gian
ti cho phự hp vi quỏ trỡnh hi nhp vo khu vc mu dch t do
ASEAN/AFTA 72
1. nh hng chung v cụng tỏc iu chnh c cu sn xut nụng nghip nc ta
trong thi gian ti 72
2. nh hng iu chnh c cu sn xut i vi tng nhúm sn phm nụng sn
c th trong thi gian
ti 73
3. nh hng iu chnh c cu sn xut theo
vựng 77
III. Kin ngh mt s gii phỏp, chớnh sỏch nhm tip tc hon chnh iu chnh
c cu sn xut ngnh nụng nghip Vit nam vng vng hi nhp
AFTA 78
1. Thc hin phự hp mt s chớnh sỏch nhm y nhanh quỏ trỡnh iu chnh c
cu sn xut nụng nghip theo hng hi
nhp 79
1.1. Chớnh sỏch t ai 79
1.2. Chớnh sỏch thu.
80


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Nam Hải - Lớp Nga - K38

1.3. Chớnh sỏch u t, tớn dng 81
2. Tuyờn truyn v ph bin rng rói cỏc cam kt v lch trỡnh thc hin
CEPT/AFTA khụng ch trong i ng cỏn b cụng chc, doanh nghip m cũn
ti tn ngi nụng dõn 82
3. Chuyn i c cu sn xut phi trờn c s quy hoch hp lý v ỳng n 83
4. Tp trung sn xut nhng mt hng Vit Nam cú li th so
sỏnh 84
5. Chuyn i c cu sn xut gn lin vi t chc th trng v t chc li sn
xut 85
6. Chỳ trng phỏt trin cụng nghip ch bin nụng sn 86

7. Xõy dng mi liờn kt "4 nh" (nh nụng, nh khoa hc, nh doanh nghip v
Nh nc) trong iu chnh c cu sn xut nụng
nghip 87
8. y mnh ng dng tin b khoa hc k thut vo quỏ trỡnh chuyn i c cu
sn xut nụng nghip 91
9. Khuyn khớch mi thnh phn kinh t tham gia chuyn i c cu sn xut nụng
nghip t
nc 95
10. y mnh cụng tỏc o to, tng cng h thng khuyn nụng, thỳ y, bo v
thc vt ngang vi trỡnh trong khu vc to, iu kin thc hờn vic iu
chnh v hi nhp ca nụng nghip 99

KT LUN

PH LC 1
PH LC 2
PH LC 3
PH LC 4
PH LC 5


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Nam Hải - Lớp Nga - K38

PHU LC 6
PHU LC 7
PHU LC 8


Khoá luận tốt nghiệp 1
Cao Nam Hải - Lớp Nga - K38

CHNG I
KHI QUT CHUNG V THNG MI HNG NễNG SN THEO
QUY NH CA AFTA V VN IU CHNH C CU SN
XUT NễNG NGHIP CA VIT NAM TRONG QU TRèNH HI
NHP KHU VC MU DCH T DO ASEAN/AFTA

I. KHU VC MU DCH T DO ASEAN (AFTA) V NHNG QUY NH
CA AFTA V THNG MI CC MT HNG NễNG SN
1. S ra i ca ASEAN v AFTA
Hip hi cỏc quc gia ụng Nam (ASEAN) l mt t chc hp tỏc
khu vc c thnh lp ngy 08/08/1967 theo Tuyờn b Bng Cc vi nm
nc thnh viờn sỏng lp gm: Inụnờxia, Malaysia, Xingapo, Philippin v
Thỏi Lan. Nm 1984, ASEAN kt np thờm Brunei, sau ú kt np thờm 4
thnh viờn mi l Vit Nam (28/07/1995), Lo, Myanma (23/07/1997),
Campuchia (30/04/1999). n nay, tng s thnh viờn ASEAN l 10 nc khu
vc ụng Nam .
Ngay sau khi thnh lp, cỏc nc ASEAN ó a ra nhiu k hoch hp
tỏc kinh t nh: Tho thun thng mi u ói, cỏc d ỏn cụng nghip ASEAN;
k hoch h tr cụng nghip ASEAN v k hoch h tr sn xut cụng nghip
cựng nhón mỏc; liờn doanh cụng nghip ASEAN. Tuy nhiờn, kt qu thc hin
cỏc mc tiờu ca k hoch hp tỏc kinh t ny ó khụng c nh mong i.
Trong khi ú, vo u nhng nm 90, chin tranh lnh kt thỳc, Liờn Xụ v
cỏc nc xó hi ch ngha ụng u sp , mụi trng chớnh tr, kinh t quc
t v khu vc ó cú nhng thay i ln. Trờn th gii xut hin cỏc khi thng
mi khộp kớn nh: EU, NAFTA lm cho v th ca ASEAN trờn trng quc
t b h thp, hng hoỏ ca ASEAN vp phi tr ngi khi thõm nhp vo cỏc th
trng trờn. Mt khỏc, nu vo nhng nm cui ca thp k 80, ASEAN l a
bn u t hp dn nht Chõu , thỡ n u nhng nm 90, vi chớnh sỏch

Khoá luận tốt nghiệp 2
Cao Nam Hải - Lớp Nga - K38
m ca v u ói rng rói dnh cho cỏc nh u t nc ngoi, cựng li th so
sỏnh v ti nguyờn thiờn nhiờn v ngun nhõn lc ca nhiu nc ang phỏt
trin khỏc, ASEAN ó dn dn tr thnh mt th trng u t kộm hp dn.
Trc nhng yờu cu, thỏch thc mi, ti Hi ngh B trng kinh t
ASEAN ln th 23 (thỏng 10/1992), cỏc nc ASEAN ó i n quyt nh
thnh lp Khu vc mu dch t do ASEAN (AFTA) nhm mc tiờu:
- Tng cng trao i buụn bỏn trong ni b khi bng vic loi b
hng ro thu quan trong ni b khu vc v cui cựng l cỏc ro cn phi thu
quan;
- Thu hỳt cỏc nh u t nc ngoi vo khu vc bng vic a ra mt
khi th trng thng nht;
- Giỳp ASEAN thớch nghi vi nhng iu kin kinh t quc t ang thay
i, c bit l vic phỏt trin cỏc tho thun thng mi khu vc trờn th gii.
Nh vy, mc tiờu c bn ca AFTA l tng cng li th cnh tranh
trong khu vc thụng qua vic thit lp mt th trng thụng thoỏng, xoỏ b
hng ro thu quan v phi thu quan gia cỏc nc thnh viờn, tng hiu qu v
tớnh cnh tranh lõu di, ng thi em li cho ngi tiờu dựng trong khu vc s
la chn rng rói i vi nhng sn phm, dch v cht lng cao v giỏ c
ngy mt thp hn.

2. Mt s quy nh chung ca Khu vc mu dch t do ASEAN-AFTA
t cỏc mc tiờu nờu trờn, nht l mc tiờu t do thng mi trong
khi, cỏc nc ó tin hnh ký kt Hip nh v thu quan u ói cú hiu lc
chung (CEPT). õy l mt tho thun ni b gia cỏc nc thnh viờn v lch
trỡnh ct gim thu quan thng mi xung cũn ti a l 5%, ng thi trong
vũng t 10 nm, t 1993 n 2003 phi loi b tt c cỏc hn ch khi lng v
cỏc hng ro phi thu quan sau ú lung hng hoỏ c trao i t do, thụng
thoỏng hn gia cỏc nc thnh viờn. Trong Hip nh CEPT cỏc quy nh ca
AFTA ó c trỡnh by rt c th, bao gm:

Khoá luận tốt nghiệp 3
Cao Nam Hải - Lớp Nga - K38

2.1. V thu quan
thc hin ct gim thu quan cú hiu qu nht, Hip nh yờu cu
mi nc phi phõn loi tt c hng hoỏ ca mỡnh vo mt danh mc nh sn.
Vic hỡnh thnh cỏc danh mc ny l nhm giỳp cỏc nc cú s chun b
trc khi hi nhp vo AFTA mt cỏch cú li nht. õy ng thi cng l lch
trỡnh cam kt ca cỏc nc trong vic ct gim thu quan v xoỏ b cỏc hng
ro bo h. Xut phỏt t nh hng ú, CEPT ó a ra l trỡnh ct gim thu
quan theo 4 danh mc hng hoỏ:
Danh mc ct gim ngay (Inclusion List-IL)
IL bao gm nhng mt hng s phi ct gim thu quan ngay lp tc,
ng thi xoỏ b hn ch v s lng v cỏc hng ro phi thu quan khỏc. Mc
thu cho nhng sn phm ny gim ti mc ti a 20% vo nm 1998 v cũn
0-5% vo nm 2001. Nhng nc thnh viờn mi s c hng õn hn thc
hin ngha v ct gim ny, c th: Vit Nam n nm 2006, Lo v Myanma
n 2008, Campuchia n nm 2010. (n nm 2000 ó cú 82,7% s dũng thu
ca ASEAN c a vo danh mc ny).
Danh mc Loi tr tm thi (Temporary Exclusion List-TEL)
TEL bao gm nhng mt hng cha a vo gim thu quan ngay do cỏc
nc thnh viờn ASEAN phi dnh thờm thi gian iu chnh sn xut trong
nc cho thớch nghi vi mụi trng cnh tranh quc t ang gia tng (cú ngha
l kộo di thờm vic bo h trong mt thi gian ngn). Sau 3 nm k t khi
tham gia chng trỡnh CEPT (bt u t 01/01/1996), cỏc nc ASEAN phi
bt u chuyn dn cỏc mt hng t TEL sang IL. Quỏ trỡnh chuyn t TEL
sang IL c phộp kộo di trong 5 nm v mi nm phi chuyn c 20% s
mt hng (n nm 2000 cũn 15,04% s dũng thu ca ASEAN trong danh
mc ny).
Danh mc Loi tr hon ton (General Exceptions List-GEL)

Khoá luận tốt nghiệp 4
Cao Nam Hải - Lớp Nga - K38
GEL bao gm nhng mt hng khụng cú ngha v phi gim thu quan.
Cỏc nc ASEAN cú quyn a ra danh mc cỏc mt hng ny trờn c s
nhm bo v an ninh quc gia, o c xó hi, bo v sc kho ca con ngi,
ng vt, thc vt; bo tn cỏc giỏ tr vn hoỏ, lch s, kho c (n nm
2000 trong danh mc ny cũn 909 dũng thu quan chim 1,61% tng s dũng
thu ca ASEAN).
Danh mc Nhy cm (Sentitive List-SL)
SL bao gm nhng mt hng nụng sn cha ch bin m vic ct gim
thu quan i vi nhng mt hng ny cú th gõy tỏc ng ln n sn xut v
i sng trong nc.
Cỏc mt hng trong SL c dnh mt khung thi gian di hn trong
vic ct gim thu xung 0-5%. Vic xoỏ b hn ch s lng v hng ro phi
thu quan khỏc c kộo di n nm 2010. i vi nhng nc thnh viờn
mi, thi gian õn hn c kộo di hn, c th: Vit Nam n nm 2013, Lo
v Myanma n 2015, Campuchia n 2017 (n nm 2000 cũn 0,58% s dũng
thu ca ASEAN trong danh mc ny). iu ny chng t phn ln cỏc mt
hng nụng sn cha ch bin ó c cỏc nc ASEAN a ngay vo Danh
mc Gim thu (IL) hoc Danh mc Loi tr tm thi (TEL), ch mt s ớt mt
hng nụng sn cha ch bin cú tm quan trng i vi nn kinh t quc dõn
c cỏc nc ASEAN a vo Danh mc Nhy cm (SL).
Mc thu sut thc hin CEPT/AFTA ch c duy trỡ ti a trong 3
nm liờn tip, sau ú s c ct gim t mc tiờu gim thu 0-5% vo
nm 2006. Mi bc gim thu khụng thp hn 5%.

2.2. C ch trao i nhng b ca CEPT
Theo quy nh ny, mt sn phm mun c hng nhng b v thu
quan khi xut khu trong khi thỡ cn phi tho món ng thi 3 iu kin sau:
- Phi thuc Danh mc ct gim thu ca c nc xut khu v nc
nhp khu; phi cú mc thu quan (nhp khu) bng hoc thp hn 20%.