Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Xu Hướng Của Ngành Dịch Vụ Giải Trí Điện Ảnh Việt Nam.doc

1. Một số khái niệm
a. Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ là một hoạt động mang lại lợi ích và lợi ích đó có thể là hữu hình
hoặc vô hình, phản ánh sự tương tác trực tiếp giữa người cung ứng và người
tiêu dùng, theo C.Mác.
Dịch vụ là sự thay đổi về điều kiện hay trạng thái của người hay hàng hóa
của một chủ thể do sự tác động của một chủ thể kinh tế khác dựa trên
cơ sở có sự thỏa thuận trước với chủ thể kinh tế ban đầu, theo T.Hill(Mỹ).
Dịch vụ có các đặc tính:
• Tính đồng thời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời;
• Tính không thể tách rời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách
rời. Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia;
• Tính chất không đồng nhất:không có chất lượng đồng nhất;
• Tính vô hình:không có hình hài rõ rệt, không thể thấy trước khi tiêu
dùng.
• Không lưu trữ được: không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được.

b. Khái niệm dịch vụ giải trí
Không có một đinh nghĩa cụ thể nào về dịch vụ giải trí nhưng có thể hiểu
dịch vụ giải trílà một loại dịch vụ mang lại lợi ích về mặt tinh thần cho người
sử dụng nó.
Các loại hình giải trí: kịch, phim ảnh, âm nhạc, trò chơi,…
2. Xu hướng chung về sự phát triển của dịch vụ giải trí
a. Thế giới
• Các công viên giải trí
Các công viên giải trí sẽ tạo cho tất cả mọi người từ trẻ con cho đến người
già sự thư giãn thật tuyệt vời. Xây dựng các công viên giải trí đòi hỏi đầu tư
vốn rất lớn và lâu dài. Mọi người sẽ có một kỳ nghỉ đáng nhớ khi được viếng
thăm một trong những công viên giải trí được yêu thích trên khắp thế giới sau
đây:
Vương Quốc ma thuật tại Walt Disney,
Những hòn đảo phiêu lưu - Florida, Mỹ
Cedar Point - Bang Ohio, Mỹ, Epcot - Orlando, Mỹ
Công viên giải trí Blackpool Pleasure Beach — Lancashire, Anh
Cảng Aventura, Tây Ban Nha
Công viên Europa, Đức
Tivoli Gardens, Đan Mạch
Disneyland ở Tokyo
Công viên giải trí Beijing Shijingshan, Trung Quốc
Công viên Hải Dương, Hongkong
• Kinh doanh sòng bạc
Theo số liệu của Hiệp hội cờ bạc Mỹ có trụ sở ở thủ đô Washington, khoảng
51 triệu người đã tới các sòng bài trong năm 2002. Song đó chỉ là những người
đến một cách hợp pháp và được kiểm soát, con số thực tế có thể còn gấp đôi.
Từ Las Vegas đến khu phố người Hoa ở New York có sự góp mặt của hàng
loạt casino với khả năng thu hút tới 100 triệu người. Các casino trên khắp thế
giới đang ngày càng trở thành điểm thu hút hấp dẫn giới lắm tiền nhiều của.
Ngành công nghiệp này cũng đang đem lại những khoản lợi nhuận kếch xù cho
không ít quốc gia. Chỉ tính riêng giai đoạn 2001-2002, ngành công nghiệp
không khói này của Mỹ đã tăng trưởng tới 3%, từ 25,7 tỷ USD lên 26,5 tỷ
USD.
• Nghệ thuật biểu diễn
Doanh thu ngành biểu diễn trong năm 2008 đạt gần 4 tỷ USD trên toàn thế giới.
Người hâm mộ vẫn có xu hướng duy trì niềm đam mê thưởng thức các buổi
biểu diễn của những ngôi sao lớn
• Phim ảnh
Sự ra đời của truyền hình tạo ra sự cạnh tranh lớn với Điện ảnh. Để tồn tại,
các hãng phim đa dạng các thể loại phim. Những phim hoạt hình đi vào lịch
sử như Sleeping Beauty (1959), 101 Dalmations (1961) được ra đời thời kỳ
này. Và thể loại phim kinh dị cũng được phát triển trong thời gian này.
Từ thập niên 1980 trở đi, sự phát triển của công nghệ VCR đã tạo ra một
loạt các phim “bom tấn” với nhiều kỹ xảo hấp dẫn công chúng xem phim.
Những “bon tấn” đầu tiên phải kể đến là Jaws, hay Star Wars. Năm 2009 được
coi là năm làm ăn phát đạt của ngành công nghiệp điện ảnh thế giới với hàng
loạt những bộ phim bom tấn và mang lại doanh thu kỷ lục. Công nghệ làm
phim 3D đã tạo một bước nhảy đột phá về loại hình giải trí này. Tuy nhiên giao
đoạn này nền công nghiệp Điện ảnh gặp phải sự cạnh tranh lớn của một công
nghệ mới, băng VCR.
Ngoài các dịch vụ giải trí trong các lĩnh vực trên còn có thể thấy sự phát
triển các dịch vụ giải trí trong các lĩnh vực khác như: thể thao, truyền hình,
truyền thông…
b. Việt Nam
Dịch vụ giải trí ở Việt Nam là một ngành còn mới mẻ và có sự phát triển rất
mạnh mẽ những năm gần đây.
Trước những năm 30 của thế kỷ trước, dịch vụ giải trí đã xuất hiện. Tuy
nhiên dịch vụ giải trí chỉ đơn thuần là các trò chơi dân gian, các nhóm hát dân
ca hay các nhóm mãi võ. Giai đoạn này dịch vụ giải trí chủ yếu phục vụ tầng
lớp quan lại, chức sắc.
Từ những năm 30 đến 86 của thế kỷ 20 các dịch vụ giải trí bắt đầu có bước
phát triển. Đối tượng phục vụ giải trí cũng rộng rãi hơn, hầu hết mọi người đều
có thể được hưởng dịch vụ, tuy nhiên nhu cầu còn chưa cao hoặc do khó khăn
về kinh tế cũng như đang trong giai đoạn chiến tranh. Thời kỳ này bắt đầu phát
triển đài truyền thanh, các đoàn ca múa nhạc, phim ảnh… tổ chức các buổi biểu
diễn, chiếu phim lưu động. Nền kinh tế khi đó còn khó khăn và mang nặng cơ
chế bao cấp nên cũng như các ngành khác, ngành dịch vụ giải tríphát triển rất
chậm thậm chí còn đi xuống.
Từ sau thời kỳ đổi mới đến nay, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh
mẽ kéo theo sự phát triển của dịch vụ giải trí. Khi kinh tế phát triển nhu cầu
giải trí tăng lên, các dịch vụ giải trí cũng trở nên phong phú và đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Dịch vụ giải trí đã phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các tổ chức, đơn vị làm
dịch vụ giải trí giai đoạn trước hoặc giải thể hoặc thay đổi hình thức, cơ chế
hoạt động để tồn tại, cạnh tranh và phát triển. Bắt đầu có các đơn vị tư nhân
làm dịch vụ giải trí.
Các loại hình dịch vụ giải trí chủ yếu như sau:
• Khu vui chơi giải trí
• Biểu diễn nghệ thuật
• Phim ảnh
• Dịch vụ giải trí qua internet, điện thoại, truyền hình
• Games…
• Khu vui chơi giải trí
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các khu vui chơi giải trí được xây
dựng.Các khu vui chơi này thường gắn liền với quang cảnh thiện nhiên, các trò
chơi hay các giá trị văn hóa.Đi liền với các dịch vụ vui chơi giải trí trên là các
dịch vụ tổ chức các tour du lịch.Một số khu vui chơi điển hình như: Khu du lịch
suối tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo Cầm Viên, công viên nước hồ
tây…Vào những dịp nghỉ lễ hay vào cuối tuần lượng khách tới giải trí tại các
khu vui chơi giải trí tăng cao.
Các khu vui chơi giải trí cũng liên tục đầu tư, đổi mới các dịch vụ giải trí để thu
hút lượng khách, chẳng hạn: Nhiều chương trình vui chơi giải trí mới lần đầu
tiên được Đầm Sen thực hiện trong dịp 2/9 vừa qua là "Du hành cùng những
chú voi", "Du thuyền câu cá sấu", "Hội ngộ ảo thuật gia"
• Biểu diễn nghệ thuật
Các chương trình biểu diễn nghệ thuật diễn ra dày đặc khắp nơi từ thành
thị đến nông thôn.Hình thành các tổ chức, công ty chuyên tổ chức sự kiện biểu
diễn nghệ thuật, tổ chức các tour lưu diễn với nội dung phong phú: biểu diễn
âm nhạc, ca nhạc, kịnh, xiếc, ảo thuật …
• Phim ảnh
So với thế giới, bộ môn nghệ thuật này xuất hiện và phát triển ở Việt Nam
gần như không chậm hơn.Thời gian gần đây các dịch vụ giải trí phim ảnh phát
triển rất nhanh.Ngoài các hãng phim của nhà nước đã có các công ty tư nhân
đứng ra làm và phân phối phim. Thể loại và nội dung phim ảnh cũng đa dạng
đáp ứng theo xu hướng phát triển của nhu cầu giải trí. Các rạp chiếu phim cũ
được cải tạo lại, đồng thời mở thêm nhiều rạp chiếu phim mới với các trang
thiết bị hiện đại về hình ảnh, âm thanh như âm thanh vòm, phòng chiếu phim
3D… nhằm đáp ứng thị hiếu thưởng thức phim ảnh ngày càng cao.
• Dịch vụ giải trí qua internet, điện thoại, truyền hình
Hiện nay, nhờ công nghệ phát triển, internet và điện thoại, truyền hình đã
xóa đi khoảng cách về không gian và thời gian. Theo đó các dịch vụ giải trí
thông qua internet và điện thoại cũng phát triển: chơi games, nghe nhạc, xem
phim trực tuyến …Truyền hình từ chỗ phát số ít kênh với thời lượng hạn chế đã
phát triển mạnh: truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số với số kênh và thời
lượng không hạn chế, các sự kiện được tường thuật trực tiếp và truyền hình trên
toàn thế giới.


II. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH Ở VIỆT NAM:

1. Điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những
khung hình chuyển động ; kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh
sáng để tạo thành một bộ phim; hình thức nghệ thuật liên quan đến việc
tạo ra các bộ phim và cuối cùng ngành công nghiệp và thương mại liên
quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh
Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại
cảnh sinh hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã
được tạo ra với những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành
một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành một hình
thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật, đôi khi còn phát
triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các
phương tiện tuyên truyền.
2. Thực trạng của nền điện ảnh:

a. Thị trường thế giới:
Thập niên 2000 mở đầu với sự nổi lên của dòng phim tài liệu với các bộ
phim của đạo diễn Michael Moore như Bowling for Columbine và Fahrenheit
9/11. Sau thành công của những bộ ba phim như Bố già, Indiana Jones ở các
thập niên trước, trào lưu làm các bộ phim có nhiều phần trở nên thịnh hành ở
Hollywood như Ma trận, Cướp biển Caribe Trong số đó, một bộ ba phim đã
đạt được thắng lợi vang dội về cả doanh thu và nghệ thuật là loạt phim Chúa tể
của những chiếc nhẫn (The Lord of The Rings) của đạo diễn Peter Jackson.
Điện ảnh thế giới năm qua vẫn tiếp tục cho ra mắt những siêu phẩm, thu
hút người xem đến rạp ngày càng đông. Bên cạnh những phim hài, tình cảm,
hành động… thường thấy thì năm nay còn có những điểm khác biệt.
• CGI áp đảo
Ngày nay CGI (Computer-Generated Imaging - dựng hình ảnh bằng máy
tính) đã trở thành một phần không thể thiếu. Loại phim hoạt hình máy tính
(hoạt hình 3D) đang lấn lướt phim hoạt hình truyền thống và là một tâm điểm
của dòng phim thương mại (với hàng loạt những bộ phim thành công với doanh
thu hàng trăm triệu USD): The Incredibles; Sherk I,II, III; Ice Age.Và năm nay
Bee Movie (Ong vàng phiêu lưu ký) cũng khiến bao khán giả xuýt xoa trầm trồ
về sự tinh tế trên từng chiếc cánh của những chú ong xinh đẹp.Ngay cả trong
những bộ phim truyện, yếu tố vi tính cũng vẫn được tận dụng để tăng sức hấp
dẫn cho bộ phim. Các bộ phim như Spiderman, The Matrix, Lord of the Rings,
Blade và Star Wars đều có các nhân vật dựng bằng máy tính.

Điều này đã khiến các diễn viên yên tâm hơn khi thực hiện những pha nguy
hiểm và đẩy những diễn viên đóng thế vào tình trạng thất nghiệp. Những nhà
làm phim của Walt Disney Enchanted (chuyện thần tiên ở New york) đã sử
dụng công nghệ quét 3D Realscan tạo ra các nhân vật 3D đóng thế và các nhân
vật thật Giselle (Amy Adams), Robert (Patrick Dempsey) và Queen Narissa
(Susan Sarandon) khiến bộ phim phong phú rực rỡ mà lại rút ngắn thời gian
quay và giảm cả chi phí sản xuất bộ phim.
Tuy nhiên, việc lạm dụng các kỹ xảo vi tính đặt Hollywood trước một thử
thách mới về việc đánh giá chính xác vai trò của con người trong diễn xuất
cũng như những biểu cảm trên gương mặt của những hình mô phỏng con người
• Phim 3D lên ngôi
Công nghệ chuyển hóa hình ảnh từ 2 chiều thành 3 chiều đã cung cấp cho
khán giả những trải nghiệm thú vị. Những bộ phim 3D tuy có kinh phí sản xuất
lớn nhưng luôn luôn thu hút được sự chú ý của khán giả.Phim 3D được kỳ
vọng là tương lai của nền điện ảnh .Bộ Avatar được coi là cuộc cách mạng
trong ngành công nghiệp sản xuất phim.Avatar đã mở ra một bước ngoặt mới
cho công nghệ làm phim - công nghệ RealD 3D. Là một bộ phim hành động,
khoa học viễn tưởng, tất cả hình ảnh trong phim đều do máy tính thực hiện,
nhưng khi kết hợp những quái vật, rồng bay, hay những máy bay với nhau, nó
đều toát lên tính chân thực hấp dẫn. Công nghệ tối tân phần nào cũng giúp sức
đẩy nội dung phim lên một tầm nhất định. Avatar đã thành công khi đoạt 2 giải
Oscar cùng doanh thu 1,6 tỉ USD tính đến thời điểm này. Các nhà phê bình
điện ảnh đều đánh giá Avatar là “kỳ quan của mọi kỳ quan”. Nhờ đó, đạo diễn
James Cameron cũng tự tin tuyên bố: “3D sẽ là tương lai của điện ảnh”. Sau
hiện tượng ăn khách của phim Avatar-3D, thì Alice ở xứ sở thần tiên -3D hứa
hẹn sẽ khuấy động trí tưởng tượng của người xem trên toàn thế giới.Không chỉ
dừng lại ở đó c ơn sốt phim 3D chắc chắn sẽ tiếp tục với phần 3 của Toy story,
phần 4 của Shrek và phần 7 của Saw. Siêu người hùng Iron man sẽ tiếp tục sứ
mạng đầy vinh quang với Iron man 2 qua diễn xuất của ngôi sao phim Wrestler
Mickey Rourke. Thế giới game cũng không nằm ngoài vòng phủ sóng, phần
tiếp theo của các phim làm từ game như Meet the fockers, Cats & dogs và The
abd lieutenant hi vọng hốt bạc nhờ vào những ảnh hưởng tốt có được từ trước
đó. Trong khi đó, Hãng Disney đang toan tính thu phục tín đồ game bằng một
phim chuyển thể từ trò chơi được nhiều người biết đến là Prince of Persia.
• Nền điện ảnh Châu Á phát triển mạnh
Sau những thế lực điện ảnh Trung Quốc tạo được chỗ đứng ở Mỹ, thì đột
phá tiếp theo của điện ảnh Châu Á chính là điện ảnh Hàn Quốc trên màn ảnh
Mỹ Hàn Quốc được biết đến với những bộ phim có cốt truyện hay, được thực
hiện theo bài bản phim Mỹ.
Nhiều hãng phim lớn của Mỹ đã nghĩ ra một phương pháp khá hữu hiệu để
tranh thủ sự sáng tạo của nền điện ảnh trẻ này: họ mua bản quyền kịch bản của
nhiều bộ phim Hàn Quốc để về dựng lại theo cách Mỹ.
Warner Bros đã mua bản quyền của Il Mare và Kết hôn với mafia,
DreamWorks sẽ dựng lại Cô nàng ngổ ngáo và Câu chuyện hai chị em,
Miramax/Dimension sẽ tung ra "version" Mỹ của Vợ tôi là găngxtơ và Thầy
giáo Kim, còn Universal sẽ khai thác kịch bản của Old boy Dù thế nào chăng
nữa, điện ảnh Hàn Quốc cũng đã trực tiếp và gián tiếp gia tăng sự ảnh hưởng
của mình tại thị trường phim lớn và cũng khắc nghiệt nhất thế giới này.
• Phim hoạt hình ngày càng tăng sức hút
Hoạt hình từng chỉ là mảng phim dành cho thiếu nhi và chiếm một thị phần
nhỏ trong nền công nghiệp điện ảnh. Nhưng với sự phát triển không ngừng về
công nghệ làm phim cũng như những cốt truyện độc đáo, ngày càng có nhiều
phim hoạt hình thống trị các bảng xếp hạng doanh thu.
Phải nói rằng thị trường phim hoạt hình đạt được thành công như ngày nay
phần nào là nhờ vào hiệu ứng từ các trò chơi điện tử. Nhiều thế hệ người lớn
quen với thế giới 3D của các trò chơi này giờ đây cũng cảm thấy thích thú khi
xem những bộ phim hoạt hình vốn được coi là sản phẩm giải trí dành cho thiếu
nhi. Ví dụ như Coraline, bộ phim hoạt hình 3D hết sức tinh tế kể về một cô gái
mạo hiểm, đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của khán giả người lớn và thu
về 75,2 triệu USD riêng ở Bắc Mỹ.
• Trào lưu phim làm lại
Hiện nay khán giả yêu điện ảnh thường nghe rất nhiều các thuật ngữ đã
trở nên quen thuộc trên các phương tiện thông tin như “phim làm lại”, “phim
xây dựng lại”, “phim sản xuất lại” hay “làm lại phim”… Những thuật ngữ này
không hề xa lạ, chúng biểu thị cho một dòng phim đã xuất hiện khá lâu ở nhiều
nền điện ảnh trên thế giới, đó là dòng phim làm lại.Cơ sở đầu tiên cho một
bộ phim gốc được nhào đi nhào lại, đấy là bản thân nó phải là tác phẩm đã
được khẳng định về thành công nghệ thuật lẫn doanh thu phòng vé. Có như vậy
thì các nhà sản xuất mới chịu bỏ tiền ra “xào nấu” lại. Vì thế phim làm lại
muốn đạt đến độ hay hoặc muốn vượt mặt phim gốc là điều không hề dễ dàng
gì. Có thể nói phim gốc là một phần quảng bá và bảo chứng thành công cho
phim làm lại, nhưng đồng thời nó cũng là chướng ngại vô cùng khó khăn nếu
phim làm lại không đủ sức vượt qua nó.
Đối với một tác phẩm điện ảnh được xây dựng lại từ một bộ phim truyền
hình thì các nhà sản xuất và êkip thực hiện sẽ gặp rất nhiều chướng ngại
và khó khăn. Vì về cơ bản phim truyền hình kéo dài về thời gian, không gian,
sự kiện, tình huống, bối cảnh, nhân vật khá lớn… Do vậy trong một bộ phim
nhựa vài ba tiếng đồng hồ các nhà làm phim không thể bê nguyên dung lượng
khổng lồ ấy vào phim của mình. Họ phải biết lựa chọn bối cảnh hợp lý nhất,
sự kiện cần thiết nhất, các chi tiết và tình huống đắt nhất, những nhân vật thực
sự nổi bật và ấn tượng… trong phim truyền hình để đưa vào phim của mình.
Trong quá trình làm lại bộ phim các tác giả cũng có thể lược bỏ bớt hoặc thêm
thắt quá trình diễn biến trong phim truyền hình sao cho hợp lý nhất trong bản
phim điện ảnh. Do đó phim điện ảnh làm lại không sao chép một cách y
nguyên từ phim truyền hình mà chỉ lấy một phần ý tưởng, bối cảnh, nhân vật
và phần cốt chính của phim. Chúng ta đã từng biết đến những bộ phim truyền
hình nhiều tập nổi tiếng của Mỹ như Wild Wild West (Miền Tây hoang dã),
Mission Impossible (Nhiệm vụ bất khả thi), Charlie’s Angels (Những thiên
thần của Charlie), Sex and the city (Tình dục là chuyện nhỏ), Hanna
Montana… đã từng làm công chúng Mỹ và khán giả yêu điện ảnh thế giới rất
ngưỡng mộ và say sưa ngồi trước máy thu hình dõi theo từng tập. Khi các nhà
làm phim Hollywood biến chúng thành các tác phẩm điện ảnh thì chúng cũng
thu được thành công vang dội không kém phiên bản phim truyền hình. Thậm
chí những phim điện ảnh làm lại này còn thành công hơn so với nguyên tác
phim truyền hình về chất luợng nghệ thuật và gây sức hút lớn đối với khán giả.

Đối với các nước châu Á có nền điện ảnh phát triển như Hàn Quốc, Trung
Quốc, Hồng Kông… phim làm lại của họ cũng đạt được nhiều thành tựu đáng
kể đặc biệt là phim truyền hình làm lại. Có thể kể đến các tác phẩm điện ảnh
làm lại đình đám những năm gần đây, như phim Đầu danh trạng (2007) của
Trần Khả Tân làm lại từ phim Thích mã phiên bản 1973 của đạo diễn Hồng
Kông Trương Triệt, The Connected của Trần Mộc Thắng làm lại từ phim
Cellular của Hollywood, Ông bà Smithcủa điện ảnh Mỹ, Hàn Quốc cũng đã tái
sản xuất dưới phiên bản tiếng Hàn với cái tên Nữ thám tử xinh đẹp… Phim
điện ảnh làm lại ở các nền điện ảnh châu Á xuất hiện rất ít không ồ ạt như
Hollywood, nhưng phim truyền hình thì được tái sản xuất rất nhiều. Chúng ta
đều đã quen thuộc với những bộ phim kiếm hiệp chuyển thể từ tiểu thuyết của
nhà văn Kim Dung như Anh hùng xạ điêu, Thiên long bát bộ, Tiếu ngạo giang
hồ, Ỷ thiên đồ long ký, Lộc đỉnh ký… hay các phim Lương Sơn Bá – Chúc
Anh Đài, Tây du ký, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa… được các nhà
làm phim Trung Quôc, Hồng Kông nhào đi nhào lại và thu được những thành
công đáng kể. Và có lẽ các nhà chế tác phim Trung Quốc, Hồng Kông chưa có
ý định ngừng nghỉ tái sản xuất các phim này.
Với các nước châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Phillipin, Hồng
Kông, Trung Quốc… thường xuyên nhìn ngó các phim truyền hình của nhau.
Nếu một bộ phim của nước nào gây được tiếng vang thì ngay lập tức các
nhà làm phim nước khác sẽ lên kế hoạch mua bản quyền sản xuất lại. Đầu năm
2009 khắp cả châu Á lên “cơn sốt” với bộ phim truyền hình làm lại của Hàn
Quốc Boys Over Flowers. Tác phẩm gây ra làn sóng hâm mộ khổng lồ mà đến
tận bây giờ vẫn chưa dứt. Hàng loạt các sản phẩm ăn theo phim bán chạy rất
nhanh, thổi bùng nhiều diễn viên vô danh thành người nổi tiếng. Đây có thể nói
là bộ phim làm lại thành công nhất của điện ảnh châu Á từ trước đên nay.
Trước đó bộ phim này cũng đã được sản xuất hai lần, lần đầu tiên là phiên bản
của Nhật, sau đó là Đài Loan. Nếu kể đến phiên bản của Trung Quốc và
Phillipin mới được làm lại thì tổng cộng là sáu phiên bản, nhưng Boys Over
Flowers của Hàn Quốc vẫn là bộ phim làm lại thành công nhất cho đến thời
điểm này. Xu hướng sản xuất đi sản xuất lại phim truyền hình lẫn nhau của các
nước châu Á hầu như chưa có dấu hiệu thoái trào. Hiện tại nó vẫn là trào lưu
gây nhiều ảnh hưởng nhất đối với nhiều nền sản xuất phim truyền hình ở các
nước châu Á.
b. Thị trường Việt Nam:

Điện ảnh Việt Nam bắt đầu từ năm 1923, khi xuất hiện bộ phim đầu tiên
Kim Vân Kiều do người Pháp và người Việt cùng thực hiện. Trước đó, điện
ảnh đã du nhập vào Việt Nam từ cuối thập niên 1890. Từ năm 1925 xuất hiện
những hãng phim Việt Nam, có những bộ phim Việt Nam hợp tác với nước
ngoài. Đến thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, ở miền Bắc với những diễn viên như
Trà Giang, Thế Anh, đạo diễn Hải Ninh, Nguyễn Hồng Sến đã thực hiện những
bộ phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Nổi gió, Em bé Hà Nội ghi dấu ấn cho nền
điện ảnh Cách mạng. Miền Nam với Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, các đạo
diễn Lê Hoàng Hoa, Lê Dân, Lê Mộng Hoàng đã thực hiện Chân trời tím, Loan
mắt nhung, Người tình không chân dung đạt được doanh thu cao và giành
những giải thưởng trong các liên hoan phim châu Á.
Sau năm 1975, các đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Nguyễn Hồng Sến tiếp tục thực
hiện những bộ phim như Ván bài lật ngửa, Cánh đồng hoang thu hút được
nhiều khán giả, giành được giải thưởng trong những liên hoan phim quốc tế.
Vượt qua giai đoạn khủng hoảng của thập niên 1990, gần đây điện ảnh Việt
Nam lấy lại được khán giả với những bộ phim ăn khách như Gái nhảy, Những
cô gái chân dài Một số bộ phim Việt Nam đã được khán giả nước ngoài biết
tới, trong đó nhiều phim của các đạo diễn Việt kiều. Mùi đu đủ xanh của đạo
diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng đã được đề cử giải Oscar cho phim
ngoại ngữ hay nhất năm 1994.
Năm 2009 có thể xem là một năm đáng nhớ của điện ảnh Việt Nam.
Chỉ xét về số lượng và tần số xuất hiện của những bài báo về điện ảnh trên các
báo in, báo điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng khác không kém bất
cứ một loại hình nghệ thuật nào, thậm chí còn vượt trội rất nhiều trong thời
gian có các sự kiện điện ảnh như Liên hoan phim Quốc gia, Giải Cánh diều
vàng, những dịp phim mới sản xuất ra mắt khán giả hoặc các phim Việt Nam
được chọn dự thi hay đoạt giải tại các Liên hoan
Mà điện ảnh, cũng như bất cứ một nghệ thuật nào, cần làm nên những
“đợt sóng” trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, cho nên, khi tạo được
những “sự kiện đình đám” cũng là lúc điện ảnh đang có sự cựa mình…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét