Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO

Công nghiệp chế biến thực phẩm là một bộ phận của ngành công
nghiệp, sử dụng phần lớn nguyên liệu do nông nghiệp cung cấp để chế biến
thành những sản phẩm công nghiệp có giá trị
5
.
Trong Hệ thống Tài khoản Quốc gia, phân loại toàn bộ hoạt động sản
xuất ra làm ba nhóm ngành lớn: công nghiệp khai thác; công nghiệp chế biến;
và những ngành dịch vụ (sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước)
6
. Trong
đó, CNCBTP là phân ngành của ngành CNCB.
Công nghiệp chế biến thực phẩm rất đa dạng về ngành nghề, sản phẩm,
về quy trình công nghệ, mức độ chế biến, Căn cứ vào sự giống nhau về công
dụng cụ thể của sản phẩm cũng như nguyên liệu chế biến thì CNCBTP bao
gồm các ngành kinh tế – kỹ thuật sau:
+ Ngành chế biến lương thực: xay sát, sản xuất mì ăn liền, làm bánh,
bún;
+ Ngành chế biến thuỷ sản;
+ Ngành chế biến thịt, sữa và các sản phẩm từ thịt, sữa;
+ Ngành chế biến nước giải khát: bia, nước ngọt, nước khoáng, chè, ;
+ Ngành chế biến đường, bánh kẹo;
+ Đồ hộp rau, quả; và
+ Ngành chế biến dầu ăn, các loại nước chấm, các loại gia vị
7
.
1.1.2 Vị trí của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Công nghiệp có vị trí trọng yếu trong phát triển kinh tế của các quốc
gia. Do vậy, ngành này luôn được các Chính phủ quan tâm đầu tư thích đáng.
Đối với nước ta, trong quá trình phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước xác
định công nghiệp là ngành chủ đạo, phát triển công nghiệp sẽ tạo điều kiện
thúc đẩy các ngành khác phát triển. Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và X
của Đảng, trong “Chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2010, tầm nhìn
5 Ngô Đình Giao (1998), Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam Tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, trang
5.
6 Lê Xuân Hoa (1997), Phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong Hệ thống Tài khoản Quốc gia
Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà nội, trang 28.
7 Ngô Đình Giao (1998), Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam Tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, trang 10.
2020” và “Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp 5 năm 2006 – 2010” đã
nêu rõ ngành công nghiệp nước ta tiếp tục giữ vai trò động lực, quyết định
trong phát triển kinh tế và “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”. Trên cơ sở quan điểm và mục tiêu đó, ngành
công nghiệp định hướng phát triển theo ba nhóm, đó là: nhóm ngành công
nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh; nhóm ngành công nghiệp sản xuất tư liệu
sản xuất; và nhóm ngành công nghiệp tiềm năng. Như vậy, theo quan điểm đó
ngành CNCBTP nước ta được xếp vào nhóm ngành đang có lợi thế cạnh tranh
và cần được ưu tiên, hỗ trợ phát triển. Đồng thời, để tạo bước nhảy vọt cho
ngành công nghiệp, trên cơ sở các ngành công nghiệp đang có lợi thế so sánh,
cần có những chính sách phát triển phù hợp cho những ngành có hiệu quả,
trong đó có ngành CNCBTP, để ngành này trở thành ngành công nghiệp trọng
điểm, bởi vì: (i) CNCBTP là ngành thu hút nhiều lao động, tạo thêm công ăn
việc làm ở nông thôn và thành thị. Nhờ đó, thu nhập của người lao động tăng
lên, cầu có khả năng thanh toán cũng tăng theo, trong đó có cầu về lương
thực, thực phẩm. Điều này lại có tác động thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh
hơn để có thu nhập quốc dân cao hơn; (ii) trong điều kiện nền kinh tế nước ta
còn nghèo và kém phát triển, tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp, vốn cho
nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đẩy mạnh CNH – HĐH còn thiếu thì
vấn đề phát triển các ngành nông, lâm, thuỷ sản, phát triển mạnh ngành
CNCBTP cả về số lượng, chủng loại và chất lượng xuất khẩu có ý nghĩa to
lớn trong việc tăng tích luỹ cho nền kinh tế; và (iii) sự phát triển của ngành
CNCBTP không đòi hỏi lượng vốn lớn như các ngành công nghiệp nặng, song
lại sớm đem lại kết quả và hiệu quả kinh tế – xã hội. Chính vì vậy, trong
chương trình phát triển kinh tế xã hội trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà
nước ta đã coi trọng phát triển lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu là ba chương trình kinh tế lớn. Định hướng phát triển ba
chương trình này cũng là định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả
trong thời kỳ đổi mới kinh tế hiện nay. Đồng thời, Việt Nam có khả năng có
khả năng phát triển ngành CNCBTP thành ngành trọng điểm vì: (i) nước ta là
nước nông nghiệp với khoảng gần 75% dân số sống ở nông thôn, hơn 55% lao
động xã hội làm việc ở khu vực nông nghiệp
8
, nguồn lao động dồi dào, phong
phú, chi phí lao động rẻ, trình độ văn hoá của nhân dân được xếp vào loại khá
trong khu vực. Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển
ngành CNCBTP cả ở thành thị và nông thôn, đặc biệt là nông thôn; (ii) tiềm
năng của nguồn nguyên liệu cho việc phát triển mạnh CNCBTP khá lớn. Nếu
tổ chức tốt, đầu tư thích đáng và có chính sách khuyến khích hợp lý cho phát
triển tập trung các vùng nguyên liệu, khuyến khích các thành phần kinh tế
phát triển thì sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ số lượng, đáp ứng tốt về chất lượng
nguyên liệu cho nhu cầu phát triển mạnh CNCBTP trong nước và xuất khẩu;
và (iii) các nước trong khu vực và thế giới đang có nhu cầu lớn về số lượng và
đòi hỏi chất lượng cao đối với thực phẩm chế biến, đặc biệt là trong thời điểm
dịch cúm ở gia cầm và virut ở gia súc đang bùng phát mạnh hiện nay, điều
này vừa là thách thức, song cũng là cơ hội nếu chúng ta khống chế và tiến tới
dập tắt được dịch để có điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
1.1.3 Vai trò của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Sự phát triển của CNCBTP có vai trò rất quan trọng không chỉ với bản
thân ngành công nghiệp mà đặc biệt đối với phát triển của nông nghiệp, nông
thôn: thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, hình
thành các vùng thâm canh, sản xuất tập trung, chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp, nông thôn và tạo điều kiện quan trọng cho thúc đẩy CNH – HĐH
nông nghiệp nông thôn. Thông qua chế biến, giá trị của sản phẩm nông
nghiệp tăng lên gấp nhiều lần. Theo tính toán của các chuyên gia trong ngành,
sau khi tinh chế, giá trị của nông sản có thể tăng từ 4 đến 10 lần so với giá trị
trước khi chế biến
9
. Mặt khác, qua chế biến, từ một sản phẩm nông nghiệp, có
thể tạo ra nhiều loại sản phẩm rất khác nhau, thậm chí tạo ra những đặc tính
8 TCTK, Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế – xã hội 2006.
9 Ngô Đình Giao (1998), Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam Tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, trang
18.
mới, những giá trị sử dụng mới cho sản phẩm nông nghiệp, từ đó đáp ứng
được nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân và là nguồn xuất khẩu quan trọng,
đẩy mạnh giao lưu hàng hoá với các nước, đóng góp không nhỏ cho ngân
sách Nhà nước.
Phát triển CNCBTP góp phần rất quan trọng vào việc giải quyết vấn đề
việc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn, đặc biệt là qua việc phát triển
hệ thống các cơ sở chế biến ngay tại nông thôn. Từ đó, làm tăng thu nhập cho
dân cư. Ở khía cạnh khác, chính CNCBTP tạo ra khả năng mở rộng thị trường
tiêu thụ, làm giảm sự phụ thuộc của yếu tố thời gian, thời vụ và khoảng cách
đối với tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp. Sự phát triển của CNCBTP còn
làm tăng nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, từ đó tạo điều kiện cho nông
nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.
Phát triển CNCBTP góp phần nâng cao tiềm lực của nền kinh tế, tạo ra
cơ cấu kinh tế có khả năng cạnh tranh cao hơn do phát huy được lợi thế so
sánh của đất nước.
Phát triển CNCBTP góp phần vào phát triển nền công nghiệp sạch và
bền vững: trước yêu cầu của việc sản xuất tập trung, thâm canh, công tác quy
hoạch sẽ tránh được việc phân tán, manh mún trong chăn nuôi, giết mổ, chế
biến như hiện nay, hình thành nên các khu vực sản xuất tập trung, khép kín
giúp cho việc sử dụng hiệu quả sản phẩm phụ, xử lý triệt để ô nhiễm môi
trường.
Đối với những nước có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, phát triển
CNCBTP có ý nghĩa rất to lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ những
ngành kém hiệu quả hơn sang ngành có hiệu quả cao hơn.
CNCBTP chiếm tỷ trọng về giá trị sản xuất khá cao trong ngành công
nghiệp, khoảng 25% đối với các nước đang phát triển; từ 10% đến 15% ở các
nước phát triển, còn ở nước ta năm 1998 là 24,5%
10
, năm 2005 là 20,95%.
10 Trương Đoàn Thể (2000), Đổi mới công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp CBTP ở
Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, ĐH KTQD, Hà Nội, trang 61.
1.2 YÊU CẦU LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CỦA VIỆT
NAM
1.2.1 Quan niệm về chiến lược phát triển ngành
Chiến lược phát triển là hệ thống các phân tích, đánh giá và lựa chọn về
quan điểm, mục tiêu tổng quát định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu của
đời sống xã hội và các giải pháp cơ bản trong đó bao gồm các chính sách về
cơ cấu, cơ chế vận hành hệ thống kinh tế – xã hội nhằm thực hiện mục tiêu
đặt ra trong khoảng thời gian dài
11
.
Chiến lược công nghiệp là một kế hoạch tổng thể dài hạn nhằm đạt
được mục tiêu phát triển công nghiệp có khả năng cạnh tranh trên quy mô
toàn cầu, là định hướng và cách thức phát triển công nghiệp mang tính toàn
cục, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, định hướng xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phát triển trung và ngắn hạn nền kinh tế – xã hội của quốc
gia
12
.
Chiến lược phát triển công nghiệp giữ vị trí trọng yếu trong chiến lược
phát triển kinh tế – xã hội, vì công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu
kinh tế. Nó xác định tầm nhìn của một quá trình phát triển dài hạn, với sự nhất
quán về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện.
Hiện nay, thuật ngữ cạnh tranh đang được sử dụng một cách khá phổ
biến. Cạnh tranh có thể được hiểu một cách khá đơn giản là sự đấu tranh giữa
các nhà sản xuất, các doanh nghiệp, các tổ chức, nhằm dành điều kiện sản
xuất và tiêu thụ có lợi hơn, đó là cuộc đấu tranh nhằm thu được lợi nhuận.
Cần có cạnh tranh, vì: (i) cạnh tranh buộc các chủ thể kinh tế phải
thường xuyên vươn lên về mọi phương diện trong kinh doanh, đồng thời nó
cũng làm phá sản các doanh nghiệp có phương thức làm ăn kém hiệu quả; và
(ii) cạnh tranh có tính huỷ diệt, với một nghĩa nào đó nó như quy luật tiến hoá
11 Ngô Thắng Lợi (Chủ biên-2006), Giáo trình Kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Thống kê, Hà
Nội, tr. 61-62.
12 Lê Thế Giới, Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH ở Việt
Nam, trang 1.
của tự nhiên là loại thải những thành viên yếu kém khỏi thị trường, duy trì và
phát triển những thành viên tốt. Qua đó, hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển
toàn xã hội.
Sau nhiều năm khởi xướng xây dựng cơ chế thị trường và thực thi
chính sách cạnh tranh, ngày 03 tháng 12 năm 2004, Quốc hội Việt Nam mới
thông qua Luật Cạnh tranh. Luật này có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2005.
Theo quan điểm truyền thống, trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung
cạnh tranh bị coi như hiện tượng xấu xa, thiếu đạo đức, “cá lớn nuốt cá bé“,
là nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong xã hội như: gây
khủng hoảng kinh tế, nhiều người bị thất nghiệp, Một số phương tiện thông
tin đại chúng nhiều khi không khách quan, đã gán cho cạnh trạnh cả những
“tội lỗi“ mà không phải nó trực tiếp gây ra như: lừa đảo, hối lộ hoặc đưa ra
những thông tin không đúng sự thật làm giảm sức cạnh tranh của một sản
phẩm, một làng nghề. Bên cạnh đó, sự thiếu minh bạch trong thông tin và
những quyết định của một vài cơ quan, cũng như hành vi của một số công
chức còn mang nặng phân biệt đối xử, chẳng hạn trong phân bổ quota, đăng
ký kinh doanh, đã làm hạn chế cạnh tranh, bóp méo các quan hệ cạnh tranh
trên thị trường
13
.
Từ khi nền kinh tế hội nhập với khu vực và quốc tế, khái niệm cạnh
tranh đã được nhìn nhận theo hướng tích cực hơn, cả Nhà nước lẫn doanh
nghiệp đã nhận rõ vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế, đặc biệt là trong
quá trình hội nhập. Những chức năng tích cực của cạnh tranh, như: thúc đẩy
đổi mới, phân bổ nguồn lực, chọn lọc, phân phối lại, đã dần được thừa nhận.
Sự chuyển biến này đã tác động tích cực đến chất lượng hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp cũng như nhiều chính sách của Nhà nước, hỗ trợ bước
đầu cho việc hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh ở Việt Nam.
Về năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp: một doanh nghiệp được
coi là có năng lực cạnh tranh tốt khi nó đạt được các kết quả tốt hơn mức
13 Nguyễn Viết Tý (chủ biên, 2006), Giáo trình Luật thương mại Tập I, Trường ĐH Luật HN, Nxb Công An
nhân dân, Hà Nội, trang 339-340.
trung bình. Như vậy, đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng
cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiệu qủa hơn so với các đối thủ cạnh
tranh
14
. Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh và có thể đứng vững trên
thị trường khi nó có mức giá thấp hơn sản phẩm tương tự với chất lượng
ngang bằng hoặc cao hơn. Theo lý thuyết thương mại truyền thống, năng lực
cạnh tranh được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất
lao động. Còn M.Porter cho rằng, năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào khả
năng khai thác các năng lực độc đáo của mình để tạo ra sản phẩm có giá thành
thấp và sự dị biệt sản phẩm. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh
nghiệp cần phải xác định lợi thế cạnh tranh của mình. Lợi thế cạnh tranh được
hiểu là những lợi thế mà sản phẩm có hoặc có thể huy động để chiến thắng
trong cạnh tranh. Thông thường, việc xác định khả năng cạnh tranh của sản
phẩm dựa vào bốn tiêu chí: (i) tính cạnh tranh về chất lượng và mức độ đa
dạng hoá sản phẩm; (ii) tính cạnh tranh về giá cả; (iii) khả năng thâm nhập thị
trường mới; và (iv) khả năng khuyến mãi, lôi kéo khách hàng và phương thức
kinh doanh
15
.
Về năng lực cạnh tranh ngành: đối với ngành, năng lực cạnh tranh là
khả năng đạt được những thành tích bền vững của các doanh nghiệp (của
quốc gia) trong ngành so với các đối thủ nước ngoài, mà không dựa vào sự
bảo hộ hoặc trợ cấp. Năng lực cạnh tranh ngành được đánh giá thông qua khả
năng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành, cán cân ngoại thương ngành,
cán cân đầu tư nước ngoài và những thước đo trực tiếp về chi phí và chất
lượng ở cấp ngành
16
.
1.2.2 Yêu cầu lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam
14 Bùi Đức Tuân (2006), “Phân tích năng lực cạnh tranh ngành: tiếp cận thông qua mô hình kim cương”,
Tạp chí Kinh tế và Phát triển, trường ĐH KTQD, (Số 10), trang 57.
15 Nguyễn Trần Quế, Nghiên cứu phương pháp phản ánh và phân tích về năng lực cạnh tranh, Viện Kinh tế
và Chính trị Thế giới, trang 1.
16 Bùi Đức Tuân (2006), “Phân tích năng lực cạnh tranh ngành: tiếp cận thông qua mô hình kim cương”,
Tạp chí Kinh tế và Phát triển, trường ĐH KTQD, (Số 10), trang 57.
Một là, sản phẩm nông nghiệp là nguyên liệu chính của CNCBTP. Việt
Nam là nước nông nghiệp, hàng năm, chúng ta sản xuất ra khối lượng nông
sản thực phẩm rất lớn (năm 2006 sản lượng lương thực có hạt khoảng 39,65
triệu tấn, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 3,1 triệu tấn)
17
. Mặc dù vậy,
do đặc điểm của nông phẩm là: sản phẩm tươi sống, khó bảo quản, dễ hư
hỏng, mang tính mùa vụ cao, giảm chất lượng nếu không được bảo quản và
chế biến kịp thời. Do đó, phát triển CNCBTP sẽ tạo điều kiện nâng cao chất
lượng và giá trị sản phẩm, đồng thời, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo
hướng sản xuất hàng hoá và thúc đẩy CNH – HĐH đất nước;
Hai là, sự phát triển của CNCBTP sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày
càng tăng cũng như nhu cầu mới phát sinh của dân cư, đặc biệt là những sản
phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
Ba là, hiện nay, phương thức chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ phân tán ở các
gia đình, các chợ, hè phố, chiếm tỷ lệ rất cao. Đây là nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường, không đảm bảo VSATTP, giễ phát sinh dịch bệnh, đồng
thời gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch. Thực tế thấy rằng, khi dịch
cúm gia cầm xảy ra (từ năm 2003) và sau đó là dịch LMLM ở gia súc, do
CNCBTP nước ta còn quá sơ sài, lạc hậu đã làm cho thị trường thực phẩm chế
biến bị đóng băng, còn người chăn nuôi thì điêu đứng;
Bốn là, sự phát triển của CNCBTP góp phần đáng kể vào việc đẩy
mạnh xuất khẩu, phát huy lợi thế so sánh của đất nước, tăng nguồn thu ngoại
tệ, khả năng sản xuất phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
Năm là, phát triển CNCBTP mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao, có
những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Sự phát
triển đó không chỉ đem lại hiệu quả cao cho chính bản thân ngành mà còn
thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành có liên quan. Đặc
biệt, điểm nhấn mạnh ở đây là CNCBTP không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không
17 TCTK, Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế – xã hội 2006.
đòi hỏi công nghệ phức tạp nhưng có khả năng thu hút được nhiều lao động
và tạo ra tích luỹ lớn;
Sáu là, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, thuận lợi thì
nhiều, song cũng không thể tránh được những thách thức, có thể kể đến như:
hàng hoá của các nước phát triển hơn ta có chất lượng, giá rẻ, đa dạng chủng
loại, đảm bảo VSATTP sẽ tràn vào khi hàng rào bảo hộ từng bước được dỡ bỏ
(chúng ta gần như phải mở cửa ngay mọi thị trường với mức thuế nhập khẩu
giảm còn dưới 15%)
18
. Trong khi đó, ngành CNCBTP nước ta với máy móc,
thiết bị còn thô sơ, công nghệ lạc hậu, công suất nhỏ, phát triển manh mún, tự
phát, không có quy hoạch, cùng với đội ngũ các nhà lãnh đạo, quản lý doanh
nghiệp còn thờ ơ, chậm “hoà nhập” với dòng chảy của thị trường, chưa đáp
được yêu cầu của hội nhập. Ngoài ra, việc quan tâm đầu tư của Nhà nước vào
ngành còn chưa được trú trọng đúng mức. Do đó, giá thành sản phẩm cao,
chất lượng không đảm bảo, VSATTP chưa đáp ứng được yêu cầu của hội
nhập, làm cho hàng hoá thiếu khả năng cạnh tranh;
Bảy là, theo dự báo của các nhà khoa học dinh dưỡng thì, tương lai của
ngành CNCBTP sẽ “biến thực phẩm thành dược phẩm”
19
. Chế biến các món
ăn phù hợp với bộ gien dinh dưỡng của con người, để từ đó ngăn ngừa hoặc
trì hoãn sự khởi đầu của một số căn bệnh có thể xảy ra; và
Tám là, CNCBTP châu Á sẽ tăng trưởng 12% đến 15%/năm trong 5
năm tới, song hành cùng với tốc độ CNH – HĐH và đô thị hoá nhanh chóng
trên toàn cầu, thói quen tiêu dùng của người dân châu Á cũng thay đổi, đòi
hỏi ngày càng cao của VSATTP
20
. Vì vậy, các nhà sản xuất và chế biến thực
phẩm đang tập trung sản xuất ra những loại sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu
“tiện ích” của người tiêu dùng và như vậy các hãng chế biến, đóng gói khắp
khu vực, không loại trừ Việt Nam, ngày càng phải quan tâm nâng cao công
nghiệp chế biến hơn nữa.
18 Bộ Thương mại.
19 http://irv.moi.gov.vn/News/PrinView.aspx?ID=15386.
20 http://irv.moi.gov.vn/gioithieu/2005/15019.ttvn.
Như vậy, từ nội dung phân tích trên đây, ta thấy rằng đối với Việt Nam,
việc lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành CNCBTP là vấn đề quan
trọng góp phần thực hiện CNH – HĐH đất nước nhanh, bền vững và có hiệu
quả.
1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ LỰA CHỌN CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH
Hiện nay, để đánh giá năng lực cạnh tranh ngành, có nhiều mô hình
được áp dụng để phân tích như: mô hình SWOT, mô hình “kim cương“, mô
hình PEST. Luận văn sử dụng mô hình “kim cương“ và mô hình SWOT làm
công cụ lý thuyết để phân tích.
1.3.1 Mô hình “kim cương” – công cụ phân tích thực trạng năng lực
cạnh tranh ngành
Mô hình “kim cương“ được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1990. Mô
hình này là một trong những phương pháp mới và phù hợp cho việc tiếp cận
năng lực cạnh tranh của một ngành cụ thể.
Sự gia tăng mức sống và thịnh vượng của mỗi quốc gia phụ thuộc vào
khả năng đổi mới, khả năng tiếp cận nguồn vốn và hiệu ứng lan truyền của
công nghệ của nền kinh tế. Nói tổng quát hơn, cạnh tranh của một quốc gia
phụ thuộc vào sức cạnh tranh của các ngành trong ngành kinh tế. Sức cạnh
tranh của một ngành lại xuất phát từ năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong ngành: khả năng đổi mới công nghệ, sản phẩm, cung cách quản
lý của ngành và môi trường kinh doanh. Các đầu vào quan trọng đối với sản
xuất của nền kinh tế không chỉ đơn thuần là lao động, vốn, tài nguyên thiên
nhiên mà còn là những đầu vào do chính doanh nghiệp hoặc Chính phủ tạo ra.
Sơ đồ 1.1: Mô hình “kim cương“
Chiến lược doanh nghiệp, cơ
cấu và sự cạnh tranh
Chính phủ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét