Báo cáo thực tập tổng hợp PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Ngày 1/1/2007, Công ty chính thức cổ phần hoá lấy tên là: Công ty cổ
phần Cung ứng Dịch vụ Hàng không:
- Giá trị thực tế của doanh nghiệp: 177.582.769.839 Đồng
- Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: 16.604.649.406
Đồng
- Vốn điều lệ : 28.000.000.000 Đồng ( Hai mươi tám tỷ đồng)
- Cơ cấu vốn điều lệ khi cổ phần hoá được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Cơ cấu vốn điều lệ khi cổ phần hoá của công ty
STT Cổ đông Số Cổ phiếu Tổng giá trị cổ
phiếu
Tỷ lệ (%)
1 Tổng công ty Hàng
Không Việt Nam
1.483.825 14.838.250.00
0
53,0
2 Người lao động trong
công ty
341.600 3.416.000.000 12,2
3 Khác 974.575 9.745.750.000 34,8
2.800.000 28.000.000.00
0
100
(Nguồn: Phương án Cổ phần hoá tháng 10/2006)
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
5
Báo cáo thực tập tổng hợp PGS.TS. Nguyễn Như Bình
1.2.Cơ cấu bộ máy quản lý và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
1.1.1. Cơ cấu bộ máy quản lý
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
6
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
CÁC
PHÒNG CHỨC NĂNG
ĐƠN VỊ
KINH DOANH
1.Phòng Tổ chức cán bộ-LĐTL
2.Phòng Hành chính tổng hợp
3.Phòng Kế toán – Tài chính
4.Phòng Kế hoạch- Đầu tư
Phòng kinh doanh xuất nhập
khẩu
CÁC VPĐD,
CHI NHÁNH
CÁC
TRUNG TÂM
CÁC
ĐƠN VỊ SXKD
1.VPĐD tại LB Nga
2.VPĐD tại UAE
3.VPĐD tại Malaysia
4. CN tại TP. HCM
5.CN tại Hưng Yên
1. T.tâm XKLĐ&TM
2. T.tâm TM&DVHK
3.T.tâm TM 77 Nguyễn
Sơn
1. Xưởng dệt
2. Xưởng giặt là
3. Đại lý ôtô
4. XN GC p.loại hàng
may mặc
5. Trường dạy nghề
6. NM SX nước giải khát
7. NM C.biến rau quả TP
Báo cáo thực tập tổng hợp PGS.TS. Nguyễn Như Bình
1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có quyền nhân danh
Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông
- Quyết định chiến lược phát triển của Công ty, cơ cấu tổ chức, quyết
định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cách chức các
chức vụ: Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty
- Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông, kiến
nghị mức cổ tức phải trả, quyết định thời hạn trả cổ tức và xử lý các khoản lỗ
lãi phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Giám đốc công ty
Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên
quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty, có chức năng:
- Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty theo Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị, Đại hội đồng
cổ đông, Điều lệ công ty và tuân thủ pháp luật.
- Xây dựng đệ trình Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch dài hạn, kế
hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, phương án đầu tư, các quy chế điều
hành quản lý công ty .
- Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình hoạt động, kết quả sản xuất
kinh doanh của Công ty: báo cáo hàng tháng, quý, năm.
Ban Kiểm soát
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
7
Báo cáo thực tập tổng hợp PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Ban kiểm soát có chức năng: giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát các
hoạt động điều hành của công ty, giám sát các đơn vị thành viên và bộ máy
giúp việc cho Giám đốc theo Nghị quyết, Nghị định của Hội đồng quản trị
Phòng tổ chức cán bộ - LĐTL:
- Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức quản lý cán
bộ, lao động, tiền lương và các chính sách xã hội trong công ty.
- Thực hiện Công tác Bảo vệ nội bộ.
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác Pháp lý, Công tác đoàn
thể, thi đua khen thưởng, kỷ luật trong công ty.
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty về tổ chức thực hiện Công
tác đối nội, đối ngoại, Lễ tân, tiếp khách, phiên dịch.
- Quản lý và làm các thủ tục cho CBCNV của Công ty đi Công tác nước
ngoài.
- Soạn thảo mọi công văn giấy tờ phục vụ cho mọi hoạt động của Công
ty.
- Thực hiện Công tác Bảo hộ lao động trong công ty.
Phòng hành chính tổng hợp:
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác hành chính quản trị,
văn thư bảo mật.
- Thực hiện công tác mua sắm thiết bị văn phòng và công cụ lao động
nhỏ.
- Thực hiện và quản lý công tác hành chính lễ tân: Tổ chức đưa, đón, tiếp
và hướng dẫn khách đến vào làm việc tại phòng Ban của Công ty theo đúng
quy định.
- Thực hiện và quản lý công tác hành chính lễ tân.
- Đảm bảo Công tác hậu cần, đời sống, chế độ chính sách chung và
phương tiện đi lại của cơ quan.
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
8
Báo cáo thực tập tổng hợp PGS.TS. Nguyễn Như Bình
- Quản lý dụng cụ, kho tàng, nhà làm việc . và vệ sinh cơ quan
- Theo dõi quy trình sử dụng điện, nước trong cơ quan
- Theo dõi các công trình xây dựng, sửa chữa trong cơ quan
- Phục vụ bữa ăn trưa cho CBCNV
Phòng Kế toán tài chính:
- Là cơ quan tham mưa giúp việc cho Giám đốc về công tác hành chính,
kế toán thống kê, thực hiện hạch toán kinh tế các hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ của Công ty.
- Tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán và thanh lý hợp
đồng.
- Thực hiện quản lý các nguồn thu, chịu trách nhiệm bảo đảm chi phí cho
các hoạt động của Công ty. Quản lý và giám sát các khoản chi phí trong tất cả
các hoạt động của Công ty phù hợp với quy chế quản lý tài chính của Nhà
nước cũng như của Tổng Công ty Hàng không
- Quản lý vốn, tài sản của Nhà nước theo đúng chế độ quy định.
- Lo nguồn vốn kinh doanh, đáp ứng nguồn vốn kinh doanh cho toàn
Công ty.
Phòng Kế hoạch và đầu tư:
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch SXKD của
toàn Công ty.
- Đôn đốc giám sát việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trong công ty.
- Nghiên cứu thị trường để kịp thời điều chỉnh, kế hoạch cho từng đơn vị
sản xuất kinh doanh đúng thời điểm phù hợp với các điều kiện thị trường.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật, xây dựng, các loại định mức cho
các đơn vị trong nội bộ công ty.
- Tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động liên doanh liên kết trong và
ngoài nước, các dự án đầu tư trong Công ty.
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
9
Báo cáo thực tập tổng hợp PGS.TS. Nguyễn Như Bình
- Quản lý và giám sát mọi hoạt động về xuất khẩu lao động của các Bộ
phận làm Công tác Xuất khẩu lao động.
Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu:
Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu trực thuộc Giám đốc Công ty có các
chức năng và nhiệm vụ sau:
- Lập phương án kinh doanh cho từng mặt hàng cụ thể trình Giám đốc
phê duyệt. Chủ động tìm kiếm đối tác khai thác các hợp đồng Nội và Ngoại
để trình Giám đốc Công ty ký kết.
- Thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác, xuất nhập khẩu trực
tiếp, kinh doanh vật liệu xây dựng, thuốc lá, nhập khẩu sắt thép các loại
- Thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gỗ các loại, tạm nhập tái xuất và các
hợp đồng nhập khẩu hàng gia dụng.
- Thực hiện việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng phục vụ xuất nhập
khẩu đối với các thị trường Mông Cổ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc .như xuất
khẩu lạc bao đường, dưa chuột ngâm dấm, dứa miếng đóng hộp, gỗ thành
phẩm .và nhập hạt nhựa phục vụ cho xưởng nhựa liên doanh.
- Điều hành hoạt động các Xưởng chế biến Thực phẩm, Xưởng chế biến
gỗ.
- Chủ động trong việc mua nguyên vật liệu thiết kế mẫu mã bao bì hàng
xuất khẩu theo đúng phương án kinh doanh đã được Giám đốc Công ty phê
duyệt.
2.3. Các hoạt động chủ yếu của công ty
- Sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc, dệt, hàng thủ
công mỹ nghệ;
- Sản xuất kinh doanh hàng giải khát, đồ hộp, ăn uống công cộng;
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
10
Báo cáo thực tập tổng hợp PGS.TS. Nguyễn Như Bình
- Kinh doanh xuất nhập máy, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, phương tiện
vận tải phục vụ sản xuất và tiêu dùng, hàng công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu
dùng thiết yếu phục vụ du lịch, hàng không.
- Kinh doanh và chế biến hàng nông sản, lâm sản;
- Sản xuất cung ứng các mặt hàng phục vụ hành khách trên máy bay;
- Sản xuất, gia công, kinh doanh xuất nhậo khẩu các mặt hàng dân dụng
như: hàng gia dụng và các mặt hàng tiêu dùng;
- Kinh doanh trực tiếp nhập khẩu hoá chất phục vụ ngành dệt may;
- Du lịch trong nước và lữ hành Quốc tế;
- Dịch vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách liên vận quốc tế;
- Đại lý vận chuyển, giao nhận hàng hoá bằng đường không và đường
biển;
- Đại lý bán vé máy bay và các loại hình dịch vụ khác;
- Hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, du học nước ngoài;
- Trực tiếp tổ chức, tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng người lao động
trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
- Kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hoá xuất, nhập khẩu;
- Kinh doanh buôn bán sản phẩm thuốc lá điếu;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản;
- Kinh doanh khí đốt hoá lỏng.
1.4. Nguồn nhân lực
Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không hiện có tổng số 334 cán
bộ công nhân viên, với 205 là nữ (chiếm 61,38%) và 129 nam (chiếm
38,62%). Trong đó có: 1 tiến sỹ chiếm 0,3% tổng số lao động; 133 đại học
chiếm 39,82%; 31 cao đẳng và trung cấp chiếm 9,28%, 51 sơ cấp chiếm
15,26% và 128 lao động tốt nghiệp phổ thông chiếm 38,32%. (Nguồn: trích
biểu đồ 1.1)
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
11
Báo cáo thực tập tổng hợp PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu lao động tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ
Hàng không
CO CAU LAO DONG
38.32%
15.26%
9.28%
39.82%
0.30%
Tien sy
Dai hoc
CĐ- Trung cap
So cap
TN THPT
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007)
Đội ngũ cán bộ của công ty có trình độ chuyên môn giỏi, có tinh thần
trách nhiệm cao trong công việc, luôn sáng tạo và trau dồi kiến thức nghiệp
vụ. Đội ngũ công nhân viên của công ty có một bề dày kinh nghiệp, đã trưởng
thành trong quá trình công tác và thực sự vững vàng trong nghề nghiệp.
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
12
Báo cáo thực tập tổng hợp PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ
phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không
2.1. Những kết quả đạt được
2.1.1. Về doanh thu
Kể từ khi ra đời, công ty đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt qua
những khó khăn và thách thức để từng bước ổn định và phát triển hoạt động
kinh doanh. Trong 5 năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của công ty đạt
được nhưng kết quả rất khả quan, hiệu quả kinh doanh năm sau cao hơn năm
trước. Sự phát triển đó được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 2.1: Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng doanh thu 228.674,3 302.125,9 352.608,8 378.985,6 394.536,8
Trong đó:
-Thương mại
&XNK
- Sản xuất các
loại
- Dịch vụ và
doanh thu khác
213.905,02 278.579,3 311.597,6 322.915,4 337.127,4
8.750,73 15.306,08 20.944,44 27.168,7 28.194,1
6.018,55 8.240,52 20.066,76 28.901,5 29215,3
(Nguồn: Báo cáo hiệu quả kinh doanh năm 2003-2007)
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
13
Báo cáo thực tập tổng hợp PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Biểu đồ 2.1: Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2003-2007
Đơn vi: Tỷ đồng
228.67
302.12
352.6
278.98
394.53
0
50
100
150
200
250
300
350
400
2003 2004 2005 2006 2007
Doanh thu san xuat kinh doanh
Doanh thu
san xuat
kinh doanh
(Nguồn: Báo cáo hiệu quả kinh doanh năm 2003-2007)
Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 ta thấy: mức tăng trưởng doanh thu hàng năm
bình quân là 22% trong đó cơ cấu mặt hàng và loại hình kinh doanh thực tế
như sau:
- Doanh thu kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại bình quân chiếm
88,4% tổng doanh thu
- Doanh thu về sản xuất chiếm 6% tổng doanh thu
- Doanh thu về các loại dịch vụ khác chiếm 5,6% tổng doanh thu hàng
năm. (Nguồn: Báo cáo hiệu quả kinh doanh năm 2003 – 2007)
Lưu Thị Hương Kinh tế Quốc tế 46
14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét